1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhvao

    anhvao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    75
  2. happyhp

    happyhp Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/10/2015
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    8
    Mình không hiểu nổi những cmt ở 2 trang damtri&soha?
    ( trẻ trâu cùi bắp thử vào 12 hải lý xem) bọn chúng đang vui vì cái gì khi mà Mỹ Trung Nga vẫn vào nhà nhau thường xuyên nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng => cái này chúng thừa biết thừa hiểu rồi mà sao chúng vẫn còm thế nhỉ.
    À chúng đang trêu ngươi chọc tức 3 bố phải ko, tốt, tiếp tục thể hiện Các Bố xem.
  3. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Kinh quá ...!
    Khựa " Đông Á bệnh phu " đang đòi chia 2 Thái Bình Dương " ...........
  4. alo_cho_anh

    alo_cho_anh Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    268
    Mục đích nó vào vùng 12 hải lý đảo nhân tạo là để kiềm chế chú khựa đang định mở rộng đảo, kiên cố đảo. Cái mà cả việt nhà ta, philipin đều không thể khiến thằg khựa dừng lại được.
    Khi mỹ cho tàu vào tuần tra vào vùng 12 hải lý pilipin, úc lên tiếng ủng hộ. Việt nhà ta im lặng tại tình huống này là chuẩn rồi.
  5. anhthanhmay6

    anhthanhmay6 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/09/2006
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    23
    Người Mỹ thật có nhiều ẩn ý khi chọn USS Lassen, một khu trục hạm từng ghé thăm Việt Nam và từng dưới sự quản lý của Hạm trưởng Lê Bá Hùng một người Mỹ gốc Việt để đi vào vùng 12 hải lý, thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
    Premium..., kuyomukoJavelin1 thích bài này.
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tàu chiến Mỹ vừa vào, TQ cho 3 tàu chiến ra chặn họng, cuối cùng bọn tiểu nhược Phi cũng hết đường mượn râu hùm

    TQ điều tàu nào theo dõi chiến hạm Mỹ vừa tuần tra "12 hải lý"?
    Hải Dương - Hải Vy | 27/10/2015 21:30

    131
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Mỹ - NATO "manh động" ở Syria - Chớ dại với Karasukha-4 và S-400!

    Trong ngày 27/10, Trung Quốc đã điều 2 chiến hạm Lanzhou và Taizhou ra đeo bám tàu khu trục Mỹ vì đã áp sát các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
    Chi tiết đặc biệt về chiến hạm Mỹ vừa tuần tra "12 hải lý"
    Tờ New York Times dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong ngày 27/10, 2 tàu hải quân của nước này, gồm tàu khu trục Lanzhou và tàu Taizhou đã được điều tới "cảnh cáo" tàu chiến Mỹ rời khỏi khu vực tuần tra ở Biển Đông.

    Thông báo này được đưa ra sau khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Bộ ngoại giao Trung Quốc đã gọi động thái này của Mỹ là “cố ý khiêu khích” và tuyên bố sẽ đáp trả kiên quyết.

    Theo Reuters, đây là cuộc tuần tra 12 hải lý đầu tiên của tàu Mỹ kể từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo đá nhân tạo trái phép hồi cuối năm 2013.

    Lần gần đây nhất Mỹ phát động một cuộc tuần tra tương tự đối với một thực thể do Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là vào năm 2012.

    Quyết định này đã được Mỹ đưa ra sau nhiều tháng cân nhắc.

    Nhận định về kế hoạch tuần tra của Mỹ, nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ trên biển thuộc Hạ viện Mỹ, đã tỏ ý khen ngợi động thái này:

    "Việc điều tàu Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (trái phép-PV) trên Biển Đông là cần thiết, và là một động thái đáng ra đã phải được thực hiện từ lâu để đáp trả hành vi gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực".

    Nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng lên tiếng ủng hộ hoạt động của Mỹ ở Biển Đông.

    Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho hay, ông ủng hộ các chuyến tuần tra của Mỹ như một động thái khẳng định tự do hàng hải và là cách để cân bằng quyền lực trong khu vực.

    Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, bà Marise Payne, cho biết nước này không tham gia các cuộc tập trận của Mỹ ở khu vực gần quần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.

    Tuy nhiên, Australia ủng hộ mạnh mẽ các chính sách của Mỹ trong việc thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở vùng biển này.

    Dưới đây là một số thông tin về 2 con tàu mà Trung Quốc điều động để đeo bám chiến hạm Mỹ tuần tra khu vực 12 hải lý:

    Khu trục hạm Lanzhou lớp Luyang II (Type 052C)




    Khu trục hạm Lanzhou số hiệu 170

    Lanzhou (số hiệu 170) thuộc Type 052C là khu trục hạm mang tên lửa hạng nặng của Hải quân Trung Quốc, nhiệm vụ chính của tàu là phòng không hạm đội, mặc dù nó cũng được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm và đối đất tầm xa.

    Type 052C có phần thượng tầng lắp 4 mảng radar đa năng Type 348 quay về 4 phía, tương tự như hệ thống tác chiến Aegis của Mỹ. Đặc trưng của radar Type 348 là nó có bề mặt lồi, phải đến bản nâng cấp lắp trên Type 052D (Luyang III) mảng radar này mới được làm phẳng

    Vũ khí đáng chú ý nhất của Lanzhou là 48 tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 có tầm bắn 200 km, tốc độ Mach 4,2, trần bay 30.000 m. Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu và giữa, đến cuối hành trình thì chuyển sang dùng radar chủ động.

    Hỏa lực chống hạm của Lanzhou gồm 8 tên lửa tầm xa YJ-62 có tầm bắn 280 km, tốc độ Mach 0,8, giai đoạn cuối bay cách mặt biển 7 - 10 m, phương thức dẫn đường của YJ-62 tương tự như HHQ-9.

    Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo hạm 100 mm Type 210 và hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 cùng 6 ngư lôi chống ngầm.

    Khu trục hạm Lanzhou có chiều dài 155,5 m; rộng 17,2 m; mớn nước 6,1 m; lượng giãn nước đầy tải 7.000 tấn.

    Hệ thống động lực kết hợp CODOG gồm 2 động cơ turbine khí QC-280 (28 MW) và 2 động cơ diesel MTU 12V 1163TB83 (5 MW) cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 29 hải lý/h; thủy thủ đoàn gồm 280 người.

    Đối với chiếc Taizhou, hiện Hải quân Trung Quốc có 2 chiến hạm mang tên này gồm:

    Khu trục hạm Taizhou lớp Sovremenny (Dự án 956EM)




    Khu trục hạm Taizhou số hiệu 138

    Taizhou (số hiệu 138) là chiếc khu trục hạm thuộc lớp Sovremenny được Liên Xô chế tạo vào khoảng thời gian giữa thập niên 1980, mục đích để chống lại cụm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

    Năm 1996, Trung Quốc ký hợp đồng trị giá 800 triệu USD mua lại 2 chiếc Sovremenny (Dự án 956) đang đóng dở, chúng được chuyển giao lần lượt trong giai đoạn 1999 - 2000 và mang tên Hangzhou (136) và Fuzhou (137).

    Năm 2002, Trung Quốc tiếp tục mua 2 chiếc phiên bản hiện đại hóa (Dự án 956EM) gồm Taizhou (138) và Ninhbo (139) với tổng trị giá 1,4 tỷ USD, 2 tàu lần lượt được chuyển giao trong năm 2005 - 2006.

    Sovremenny mang đậm tư duy thiết kế thời Chiến tranh lạnh, hoàn toàn không chú trọng đến khả năng tàng hình.

    Tuy nhiên vũ khí của tàu lại cực mạnh với 8 tên lửa chống hạm siêu âm 3M80 Moskit có tầm bắn 120 km (Dự án 956) hoặc 3M80MBE tầm bắn tăng lên tới 240 km, tốc độ Mach 3, lắp đầu đạn nặng 300 kg (Dự án 956EM).

    Hệ thống phòng không tầm trung Shtil của Sovremenny trang bị đạn tên lửa 9M38 có tầm bắn 25 km, phóng đi từ ray phóng đơn phía trước mũi tàu. Phiên bản nâng cấp còn được lắp hệ thống CIWS Kashtan thay cho ụ pháo AK-630.

    Trên 2 tàu Dự án 956 được lắp 2 khẩu pháo nòng đôi AK-130 cỡ 130 mm (bố trí trước - sau), ở phiên bản nâng cấp Dự án 956EM chỉ còn duy nhất một khẩu phía trước.

    Khu trục hạm Taizhou có chiều dài 156 m; rộng 17,3 m; mớn nước 6,5 m; lượng giãn nước đầy tải lên tới 8.000 tấn. Tàu được trang bị 4 nồi hơi áp suất cao KVG-3 và động cơ turbine khí TV-12-4, cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 22.500 km; thủy thủ đoàn 350 người.

    Khinh hạm Taizhou lớp Jianghu II (Type 053H1)




    Khinh hạm Taizhou số hiệu 533

    Taizhou (số hiệu 533) nguyên là một khinh hạm thuộc lớp Giang Hồ II (Jiang Hu II) hay còn được gọi là Type 053H1, hoạt động từ năm 1982 trong thành phần Hạm đội Đông Hải. Đến ngày 6/3/2003, nó được chuyển giao sang cho Hạm đội Nam Hải.

    Thông số kỹ thuật cơ bản của khinh hạm Taizhou: lượng giãn nước đầy tải 1.763 tấn; dài 103 m; rộng 10,8m; mớn nước 3,2 m; thủy thủ đoàn 200 người.

    Vũ khí trang bị gồm 6 tên lửa chống hạm cận âm SY-1 (bản sao P-15 Termit của Liên Xô), 2 pháo 100 mm nòng đôi, 4 pháo phòng không 37 mm nòng đôi, 2 bệ phóng rocket chống ngầm Type 81, 2 bệ phóng bom chìm Type 62.

    Hiện có thông tin chiếc Taizhou đã được hoán cải thành tàu tuần tra và chuyển giao cho Cảnh sát biển Trung Quốc, nó đã gỡ bỏ bệ phóng tên lửa chống hạm cũng như hải pháo và chỉ được trang bị pháo tự động cỡ 20 mm cùng súng máy hạng nặng.

    Theo New York Times, chiếc Taizhou mà Trung Quốc điều ra đeo bám khu trục hạm Mỹ là một con tàu tuần tra, vì vậy nhiều khả năng đây chính là chiếc Type 053H1 đã bị hoán cải.
    http://soha.vn/quan-su/tq-dieu-tau-...-vua-tuan-tra-12-hai-ly-20151027212453888.htm
    --- Gộp bài viết: 28/10/2015, Bài cũ từ: 28/10/2015 ---
    Tàu TQ cũng từng vào lãnh hải 12 hải lý Alaska mà Mỹ cũng ko dám ho he lato, kình nhau là chính thôi
  7. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    30
    Trong những ngày gần đây, các thương hộ tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đại lục đồng loạt biểu tình kháng nghị với quy mô lớn. Hiện tượng này xảy ra ngay trong tình cảnh kinh tế đại lục u ám càng thể hiện rõ sự lo lắng cực độ của các thương hộ trong thị trường kinh tế hiện nay.

    [​IMG]

    Tại Chiết Giang, hơn 2000 xí nghiệp bị Trung tâm Thương mại Đồng Hương Thế thiếu nợ hơn 200 triệu nhân dân tệ, họ không đòi được đành tập trung đến chính quyền thành phố yêu cầu giải quyết và bị cảnh sát trấn áp, 4 người đã bị bắt.

    Ngoài Đồng Lư (Chiết Giang), tại các thành phố: Nam Ninh (Quảng Tây), Vũ Hán (Hồ Bắc), Thành Đô (Tứ Xuyên)… đều xuất hiện hoạt động biểu tình quy mô lớn, họ tập trung đến tòa nhà chính quyền thành phố kháng nghị và đều bị cảnh sát trấn áp.

    Chiết Giang: Hơn 2000 thương hộ thuộc Trung tâm Thương mại Đồng Hương Thế tập trung đến chính quyền thành phố

    Một người tham gia kháng nghị trong ngày 25 vừa qua đã chia sẻ với phóng viên Đại Kỷ Nguyên, vào 9 giờ hôm đó rất đông người tập trung tại cửa Trung tâm Thương mại Đồng Hương Thế và hô to đòi ông chủ Lư Tiểu Phong trả tiền mồ hôi xương máu cho họ.

    Được biết, phía trước Trung tâm Thương mại Đồng Hương Thế có biển quảng cáo lớn in hình ông chủ Lư Tiểu Phong chụp chung với lãnh đạo thành phố.

    Lúc đầu mọi người đến Văn phòng lãnh đạo của Trung tâm này nhưng không có ai, vì thế họ đành tập trung đến trước cửa Trung tâm Thương mại kháng nghị nhưng không có kết quả. Các thương hộ lại tập trung đến tòa nhà chính quyền đề nghị lãnh đạo thành phố ra mặt giải quyết. Thế nhưng không những không có lãnh đạo nào ra mặt mà họ còn bị cảnh sát trấn áp đuổi đi.

    Một thương hộ nói bất mãn: “Chúng tôi không có hành vi gì quá khích, hô khẩu hiệu là chuyện bình thường, chúng tôi không hô Đả đảo Đảng Cộng sản, tại sao lại bắt chúng tôi?”

    [​IMG]

    Cảnh sát trấn áp người biểu tình[​IMG]

    Cảnh sát xếp hàng dài để trấn áp người biểu tình

    [​IMG]

    Người dân dừng lại theo dõi sự việc.

    Các thương hộ tại nhiều tỉnh thành biểu tình kháng nghị

    Ngoài Đồng Lư ở Chiết Giang, thời gian qua tại nhiều nơi ở Trung Quốc đại lục xuất hiện hoạt động kháng nghị bãi công với quy mô lớn.

    Vào ngày 22/10 tại thương trường Hòa Bình, thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây xảy ra bãi thị biểu tình. Các thương hộ tập trung đông người trước cơ quan chính quyền và bị cảnh sát trấn áp, có 8 người bị bắt giam.

    Ngày 22/10, tại Thị trường Quốc tế Daniel Ole, thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, có hơn 200 thương hộ bãi thị, kháng nghị về thu phí quản lý bất hợp lý, có 3 người bị cảnh sát bắt giữ.

    Ngày 22/10, 500 thương hộ biểu tình ở đường Hán Chính, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, kháng nghị một công ty vận tải cấu kết với cơ quan quản lý làm rối loạn thị trường. Nhiều người bị cảnh sát đánh trọng thương, một số người bị bắt giữ.

    Ngày 21/10, 600 thương hộ tại một trung tâm thương mại thuộc thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô cũng bãi thị trước trụ sở chính quyền, bị cảnh sát trấn áp, nhiều người bị trọng thương phải nhập viện, 7 người bị bắt giữ.

    Ngày 21/10, hàng trăm thương hộ bãi thị tại Quảng trường Quốc tế thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, bị cảnh sát đàn áp, giật biểu ngữ, hơn 10 người bị bắt.
  8. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    30
    Từ năm 1990 đến năm 1993, tại bãi đá ngầm Gaven thuộc quần đảo Trường Sa đang đã xảy ra ít nhất 2 vụ tập kích làm tổng cộng 31 lính Trung Quốc thiệt mạng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Đá Gaven năm 2015.
    Theo trang mạng Top81.cn & Chnqiang.com, năm 2009

    Trong thư ngỏ của một người thân của một binh sĩ hải quân Trung Quốc, bị mất tích (đã 19 năm, đến thời điểm năm 2009), người viết thuật lại trong giấy báo tử do Tổng Cục Chính trị thuộc quân đội Trung Quốc gửi cho gia đình ông vào ngày 10.11.1992 thì:

    Vào ngày 07.11.1990, một tổ chốt trên một bãi đá ngầm của hải quân Trung Quốc tại quần đảo Nam Sa thuộc biển Nam Trung Hoa đã bị tấn công bởi quân đội nước ngoài, làm 6 người chết, 5 người mất tích (tổng cộng 11 người thiệt mạng). Và cho đến nay, dù gia đình ông này có đầy đủ giấy tờ quân nhân cũng như giấy báo tử của người thân ông ấy nhưng phía chính quyền vẫn khất lần từ chối chứng nhận em ông ấy là liệt sỹ. Theo luật của Trung Quốc thì một quân nhân bị mất tích khi làm nhiệm vụ tại vùng biên cương thì sau 3 năm mà không tìm được thì được coi là đã hy sinh, trong khi người thân ông này mất tích đã 19 năm.

    Bãi đá mà ông này nhắc đến là bãi đá Ga-ven , tên Trung Quốc : 南熏礁 (đá Khói Nam) , nơi ông nói rằng có 11 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng và mất tích.

    Đá Gaven bị Trung Quốc chiếm đóng đầu năm 1988, nằm gần đảo Nam Yết của Việt Nam về phía Tây (cùng thuộc một vòng san hô).

    Theo trang mạng Sina.com.cn

    Tóm tắt hồi kí của 1 cựu chiến binh Trung Quốc:

    Từ tháng 1 năm 1988, quân đội của chúng ta bắt đầu đóng giữ 7 rạn san hô thuộc quần đảo Nam Sa tại biển Nam Trung Hoa....

    Vào ngày 07.11.1990 , hạm đội Nam Hải nhận được báo cáo là các rạn san hô Đá Khói Nam (đá Gaven) đã mất liên lạc vô tuyến điện. Hạm đội Hải Nam cử người đến đá Gaven thì phát hiện thấy tổ chốt có : 6 chết, 1 bị thương , 5 mất tích.

    Kiểm tra thấy trong lô cốt có chi chít vết đạn chứng tỏ đã diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt ở đây. Vớt được từ dưới đá san hô là các súng trường tiêu chuẩn đã được trang bị cho tổ chốt của đá Khói Nam.

    Sự kiện này đã làm rung động toàn bộ ban lãnh đạo của Hạm đội Nam Hải, nhiều sĩ quan đã bị kỉ luật. Một cuộc điều tra đã được tiến hành rầm rộ.

    Tôi phân tích có một số khả năng sau đây :

    1. Nhiều khả năng là quân đội Việt Nam đã tấn công để trả thù vụ xung đột tại đá Gạc Ma ngày 14.03.1988. Tuy nhiên kiểm tra kĩ hiện trường thì không thấy để lại bất cứ một vết tích nào để quy kết trách nhiệm về phía Việt Nam. Chúng tôi đã đánh giá vụ đánh úp này là rất thành công. Khả năng quân đội các nước khác như : Đài, Phi, Mã là rất ít vì quan hệ rất thân thiện của Trung Quốc với họ trên vùng biển Nam Trung Hoa.

    2. Khả năng nữa là chúng ta đã bị tấn công bởi lực lượng quân đội nước ngoài đang đóng ở các đảo xung quanh. Đá Khói Nam tứ bề là đảo và bãi đá có quân nước ngoài đóng giữ, nên ở vào một địa thế rất nguy hiểm, và có thể bị tấn công chiếm giữ chớp nhoáng bất cứ lúc nào. Về phía bắc là đảo Ba Bình do Đài Loan đóng giữ . Phía Tây là dải Đá Lớn do Việt Nam đóng giữ. Cách Đá Khói Nam 5 dặm về phía đông là đảo Nam Yết do Việt Nam đóng giữ với trên 100 binh sĩ được trang bị mạnh. Trong bất kì trường hợp nào, ta hoàn toàn có thể loại trừ khả năng người Trung Quốc tấn công người Trung Quốc.

    3. Khả năng cướp biển đột kích vào đá Khói Nam để cướp nước uống, lương thực ...

    4. Quân đồn trú của Trung Quốc trên đá Khói Nam chủ trương giúp đỡ các ngư dân và tàu bè qua lại khu vực, không phân biệt quốc gia nào. Khi ngư dân hoặc thuyền buôn gặp bão thì họ cho trú nhờ, cho lương thực, nước uống, nên không loại trừ khả năng xảy ra một vụ cướp, hoặc là quân đội nước ngoài trà trộn vào để đánh úp.

    5. Cuộc sống trên đảo khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm, binh sĩ trên đảo lại được tin tức không hay về bạn gái, vợ con, gia đình, rồi lũ lụt thiên tai dịch bệnh ở quê nhà v.v... nên dễ dẫn đến những hoảng loạn về tâm lý, gây ra cảnh bắn giết lẫn nhau điên cuồng.

    Theo trang mạng Club.china.com

    Năm 1993 cũng tại Gaven, toàn bộ 20 binh sĩ Trung Quốc chốt đảo bị giết và mất tích.

    Liên lạc với đá Gaven lại bị cắt đứt, khi tàu của Trung Quốc đến kiểm tra thì các xác chết đang trong tình trạng thối rữa: 1 bị chết vì bị bắn vào đầu, số còn lại chết vị bị đạn bắn, bị dìm xuống nước, cổ tím bầm, mặt méo mó, dấu hiệu cho thấy chết vì bị người khác dìm cho ngạt thở... Trong phòng thông tin liên lạc, lính thông tin Trung Quốc chết gục trên bàn máy.

    Dù các xác chết đang thối rữa nhưng mùi trong phòng thì không hôi lắm vì gió rất mạnh thốc vào.

    Bài viết đưa ra nhận định: Cuộc tấn công xảy ra vào ban đêm, đếm xác thấy 19 chết, 1 người mất tích, có khả năng người bị mất tích này đã giết chính đồng đội của mình để cướp thuyền vượt biên.
  9. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    30
    Mông Cổ có nên tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Trung Quốc?

    Theo logic của người Trung Quốc thì Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Zachary Keck, biên tập viên tạp chí The Diplomat nhận xét, cái gọi là nguyên tắc của đường 9 đoạn (đường lưỡi bò, đường chữ U) mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (trên quan điểm chủ quyền lịch sử) đe dọa sự ổn định không chỉ ở Biển Đông hay châu Á mà đe dọa trật tự toàn cầu khiến Mỹ đã phải công khai phản đối đường 9 đoạn.
    Trái ngược với những gì Trung Quốc tuyên bố, Mỹ thể hiện rõ quan điểm của mình sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra đối đầu, chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh trên Biển Đông.

    Từ địa vị vững chắc của Mỹ tại Thái Bình Dương hiện nay, có vẻ Washington rõ ràng sẽ không chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh đòi "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, ít nhất là trong bối cảnh hiện tại.

    Tuy nhiên, một số người theo đuổi tham vọng thực thi tuyên bố chủ quyền với Biển Đông ở Bắc Kinh có thể có những nhận định khác nhau về vấn đề này.

    Trường hợp Washington đã khoanh tay đứng nhìn quân đội Trung Quốc đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough năm 2012 và tiếp tục nhăm nhe tìm cách đánh bật Manila ra khỏi bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đối tượng Trung Quốc, Đài Loan và Philippines cũng nhảy vào tranh chấp - PV) khiến những người này tin rằng Hoa Kỳ sẽ không dám "mạo hiểm đương đầu" với Trung Quốc ở Biển Đông.

    Nếu Trung Quốc phớt lờ các cảnh báo của Mỹ, điều này có khả năng tạo cho Bắc Kinh một khoảng tạm dừng lớn hơn để thúc đẩy tuyên bố của họ ở Biển Đông, và nó cũng sẽ đặt Mỹ vào tình thế khó khăn hơn.

    Vì vậy chính quyền Obama đã đưa các biện pháp thích hợp giảm thiểu nguy cơ này bằng cách tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á.

    Khi Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn của mình, Washington sẽ tránh bị rơi vào khả năng va chạm với Trung Quốc.

    Quan trọng hơn, việc Mỹ thách thức yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì nó gây bất ổn không chỉ cho khu vực châu Á. Tuyên bố của Trung Quốc đòi "chủ quyền" với 90% diện tích Biển Đông bắt nguồn từ quan điểm của nhà cầm quyền Trung Quốc về "chủ quyền lịch sử".

    Năm 2008, một nhà ngoại giao Trung Quốc nói với các quan chức Mỹ rằng đường 9 đoạn Trung Quốc (tự vẽ ra) ở Biển Đông "cho thấy chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có từ thời cổ đại"?!

    Nếu cứ để Trung Quốc tự thiết lập "nguyên tắc" một mình một kiểu như vậy sẽ là một thảm họa với vô số xung đột chủ quyền bởi sự dịch chuyển biên giới giữa các quốc gia trong lịch sử.

    Lý luận theo kiểu Trung Quốc, đế chế Ottoman đã kiểm soát phần lớn châu Âu ở những thời điểm khác nhau thì Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có quyền đòi "chủ quyền" với toàn bộ châu lục này.
    Tương tự, Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền hầu hết Tây Âu và Đông Âu thời kỳ Napoleon và Đức quốc xã, Nga có quyền yêu cầu "chủ quyền" ở các nước Đông Âu do biên giới Liên Xô để lại....

    Trớ trêu hơn nữa, một số quốc gia có thể áp dụng "nguyên tắc đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đang bám lấy để yêu sách chủ quyền với chính một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

    Nhiều vùng lãnh thổ của Trung Quốc từng là thuộc địa của Đức, Pháp và Anh thời thế kỷ 19, 20 thì họ cũng có thể yêu sách "chủ quyền" với những vùng đất này như những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông.

    Chính phủ ông Shinzo Abe có thể yêu sách chủ quyền với một vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc vì Hoàng gia Nhật đã từng kiểm soát chúng một thời.

    Thậm chí người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13.

    Tất cả điều này nói lên rằng nguyên tắc đằng sau cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trật tự toàn cầu. Cứ theo cái cách Bắc Kinh giải thích thì ngay cả Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trên thế giới sẽ trở nên sẽ trở nên hỗn loạn.
    Premium..., kuyomukoquehuongtoivietnam45 thích bài này.
  10. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    nói chung là họ dùng vũ lực cướp đã quá rõ còn giải thích nhiều làm gì

Chia sẻ trang này