1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi NguyenEmTuan, 12/11/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenEmTuan

    NguyenEmTuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2015
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

    Hậu quả của tình trạng xơ vữa động vành tim dẫn đến nguy cơ thiếu máu tim .Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành - mạng lưới mạch máu bao quanh tim và nuôi dưỡng tim. Thiếu máu cơ tim gây nên những cơn đau thắt ngực (ổn định hoặc không ổn định). Khi thiếu máu cơ tim nặng, một vùng cơ tim sẽ bị hoại tử hay được gọi là thiếu máu cơ tim . Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh tim mạch.

    Bệnh thiếu máu cơ tim là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh tật trên người sau 40 tuổi. Tử vong do bệnh tim mạch chiếm khoảng 40% trên tổng số tử vong. Thống kê cho thấy có khoảng 800.000 trường hợp nhồi máu cơ tim mới, 450.000 trường hợp nhồi máu cơ tim tái phát và 520.000 tử vong/năm.

    Bệnh cơ tim thiếu máu tác động rất lớn đến chăm sóc y tế của một nước. Tại Mỹ, năm 1989, bệnh cơ tim thiếu máu đã có 56 triệu đợt khám bệnh, 455 triệu ngày hạn chế làm việc, 184 triệu ngày nằm viện và mất 23 triệu ngày công. Bệnh cơ tim thiếu máu hiện đứng hàng thứ 3 về loại bệnh phải nằm viện ngắn ngày (sau sinh đẻ và chấn thương). Để chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim thiếu máu rất tốn kém.

    Ở một số nước bệnh thiếu máu cơ tim có tác động rất lớn đến tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tại Mỹ vào năm 1989 đã có hơn 56 triệu lược khám bệnh vì bệnh thiếu máu cơ tim đã làm số ngày làm việc bị giảm hơn 455 triệu ngày và số ngày nằm viện tăng lên 184 triệu ngày và làm tổn thất 23 triệu ngày công. Hiện nay bệnh thiếu máu cơ tim được sếp hàng thứ 3 trong những loại bệnh phải nằm viện ngắn ngày.

    Thiếu máu cơ tim gồm 2 loại thieu mau co tim cuc bo và hoàn toàn

    thiếu máu cơ timcục bộ là bệnh tim mạch khá thường gặp ở người sau tuổi trung niên. Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim do xơ vữa động mạch vành vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới, tình trạng xơ vữa động mạch vành tim có thể đã xuất hiện rất sớm từ những năm 30 - 40 tuổi và tỉ lệ bệnh tim mạch ngày càng cao ở những nước đang phát triển, đứng hàng đầu là cao huyết áp và bệnh lý động mạch vành tim.

    Tim cũng như những cơ quan khác trong cơ thể cũng được nuôi bởi động mạch vành và quá trình hoạt động trong thời gian dài dễ dẫn đến lão hóa gây ra tình trạng xơ vữa và tắc hẹp. Động mạch vành tim bị hẹp sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu cục bộ cho cơ tim và biến chứng nặng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim khi động mạch tắc nghẽn hoàn toàn rất nguy hiểm đến tính mạng

    Biểu hiện của thieu mau co tim la gi ?

    Bệnh có 2 thể biểu hiện:

    - Thể có đau ngực: khởi đầu đau ngực lúc gắng sức làm việc nặng sau đó đau ngay cả lúc nghỉ ngơi, trầm trọng hơn là nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột.

    - Thể không đau ngực: đây còn được gọi là bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim im lặng, bệnh cũng thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi. Trên máy điện tâm đồ có thể thấy được những biểu hiện của thiếu máu cơ tim cục bộ nhưng mắc bệnh không có cảm giác đau ngực làm cho người mắc bệnh này chủ quan không điều trị sớm từ giai đoạn ban đầu, cho nên khả năng đột tử khá cao.

    Làm cách nào để phòng chống thiếu máu cơ tim

    Một số việc sau đây có thể giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim

    - Giảm thiểu hoặc loại bỏ hẳn những yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá và rối loạn mỡ máu có thể giúp phòng ngừa bệnh mạch vành hoặc giúp làm chậm xuất hiện những biến chứng nếu đã có bệnh.

    - Nếu có sự kiểm soát tốt huyết áp ở những bệnh nhân bị cao huyết áp, chúng ta có thể phòng ngừa được nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi, còn riêng với người trẻ tuổi có thể phòng ngừa được những tai biến mạch vành.

    - Dinh dưỡng hợp lý, duy trì cân nặng ở mức bình thường.

    - Vai trò của thể dục thể thao cũng góp phần khá quan trọng nhưng hiệu quả chắc chắn vẫn chưa được chứng minh.

Chia sẻ trang này