1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại Pratulin, nơi hai Sư đoàn 17 và 18 Thiết giáp phải tiến qua sông Bug, thì lại không có cây cầu nào cả. Vào lúc 4 giờ 15 sáng, các toán trinh sát dùng xuồng cao su và tàu đổ bộ gấp rút hướng về phía bên kia bờ. Các binh sĩ bộ binh và cơ động mô tô đều được võ trang bằng loại súng chống tăng nhẹ và liên thanh nặng. Quânbiên phòng Nga gần sông chỉ có súng trường tự động và liên thanh nhẹ, nên đã bị loại ra khỏi vòng chiến trong nháy mắt. Các đơn vị của Tiểu đoàn mô tô cơ động đã lập xong tuyến bố phòng. Rồi thì những gì có thể qua lọt đầu cầu đổ bộ đều được chuyển qua sông. Toán công binh đang hối hả đặt cây cầu nổi.

    Nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu quân Nga dùng chiến xa tấn công ở đầu cầu nầy ? Làm thế nào quân Đức cóthể chống cự được ? Vì chiến xa, là cơ giới nặng, phải chật vật lắm mới qua được phà hay cầu tạm.


    Thật ra quân Đức đã chuẩn bị sẵn sàng mọi việc. Chính tại đây, một loại khí giới mới được xử dụng lần đầu tiên. Đó là loại chiến xa lặn dưới nước hay gọi là xe lội nước (thủy xa).


    Ngay sau khi Hitler quyết định vượt biển chiếm Anh quốc với cuộc hành quân được mệnh danh là Sư Tử Biển, thì kế hoạch dự trù xử dụng xe lội nước với ý định là sẽ thả chúng xuống dưới mực nước sâu trên 7 thước từ ngoài khơi bờ biển Nam Anh quốc. Từ đó, chúng sẽ men theo thềm lục địa, tiến thẳng vào bờ biển bằng phẳng, đề trồi lên tấn công tiêu diệt lực lượng tiền duyên địch ở hai mặt Hastings, và thiết lập các đầu cầu cho các tàu đổ bộ. Sau cùng chúng sẽ tiến vô các vùng đất sâu bên trong để gây rối loạn và tiêu diệt địch quân.


    Ý định nầy được thực hiện ngay sau đó. Tới tháng 7 năm 1940 thì 4 Tiểu đoàn Xe lội nước đã được thành lập với những binh sĩ kinh nghiệm, tuyển lựa từ các tiểu đoàn khác. Các tiểu đoàn này đã được đưa Putlos, trên bờ biểnBaltic, để được huấn luyện đặc biệt. Thật là một khóa huấn luyện kỳ dị đối với binh sĩ chiến xa, bởi vì khi ngồi trong loại chiến xa lặn, mang tên Mark III và Mark IV, thì mặc nhiên họ biến thành thủy binh của loại tàu lặn bỏ túi U-boat. Nhu cầu hành quân buộc phải xử dụng chúng ở dưới độ sâu khoảng từ 7 đến 9 thước nước. Như vậy thì các xe nầy phải đủ sức chịu đựng một sứcép mạnh gấp đôi sức ép bình thường và do đó phải được đóng kín đúng mức. Điều nầy đã được giải quyết bằng cách dùng một loại keo đặc biệt. Cách đóng kín nắp đậy chiến xa hết sức giản dị, với một loại xe bằng cao-su giống như ruột xe đạp, để khi cần thì ruột xe này sẽ được bơm lên từ bên trong xe. Riêng đầu súng được bịt bằng một nắp cao su, khi cần có thể được tống văng ra trong nháy mắt.


    Tuy nhiên, vấn đề khó khăn cần được giải quyết là làm cách nào để cung cấp không khí cho binh sĩ và máy xe hoạt động khi đang lặn. Điều này cũng được giải quyết bằng cách dùng lại ống cao su thả nổi đã đưọc sử dụng trên các tàu lặn bỏ túi U-boat loại mới. Loại ống đặc biệt này dài khoảng 15 thướcvà được gắn vào một máy hút hơi đặc chế. Đầu kia của ống có gắn một cái phao và một cây ăng-ten thả nổi trên mặt nước. Chiến xa lặn được chỉ hướng bằng một địa bàn xoay. Khoảng cuối tháng 7 năm 1940, bốn tiểu đoàn đặc nhiệm tiềm thủy xa đang thực tập trong vùng tối mật ở Hornum, trên đảo Sylr. Một chiếc phà cổ lỗ thuộc bến đòRugen chở chúng ra khơi. Từ đó chúng chúi xuống lòng biển và tự tìm đường vào bờ. Lòng biển gồ ghề dường như không gây trở ngại nào cho chúng cả. Các cuộc thao dượt thành công vượt bực. Nhưng bỗng nhiên vào giữa tháng 10 năm 1940 thì cuộc Hành Quân Sư tử biển bị bỏ rơi luôn. Giấc mơ chiến xa lặn chấm dứt. ba trong bốn tiểu đoàn đặc nhiệm tiềm thủy xa được sát nhập và cải danh thành Trung đoàn 18, đế xử dụng như loại chiến xa thường. Tiểu đoàn còn lại được sát nhập vào Trung đoàn 6 thuộc Sư đoàn 3 Thiết giáp.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đến mùa xuân năm 1941, khi Bộ Tư Lịnh Tối Cao Đức bàn về vấn đề tiến quân qua sông Bug ở Bắc Brest, trong khuôn khổ cuộc Hành Quân Barbarossa, thì một người trong bộ Tổng tham mưu chợt nhớ đến loại tiềm thủy xa. Chỉ vào lúc đó, loại xe lặn nầy mới được hỏi tới. Trung đoàn thiết giáp 18 đã trả lời : «Có chớ, chúng tôi vẫn còn giữcác xe lặn già nua đó mà !».


    Ngay sau đó các vũng lặn đã được thiết lập gần Prague. Binh đoàn XVIII có nhiệm vụ kiểm thử loại chiến xa lặn cũ kỹ nầy. Tuy nhiên, vì không còn được xử dụng ở các lòng biển sâu nữa, nên ống dẫn không khí bằng cao su đặc chế đã được thay thế bằng 1 ống dẫn bằng thép dài khoảng 3 thước. Các ống thoát hơi được gắn trên các «van» một chiều. Chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, các chiến xa lặn đã sẵn sàng tái hoạt động, rồi đến hôm nay, ngày 22 tháng 6 năm 1941 chúng được đem ra thử lửa.


    Trong vùng trách nhiệm của Sư đoàn 18 Thiết giápcó tới năm mươi dàn pháo đủ các cỡ, cùng khai hỏa đúng 3 ' 15 phút sáng để mở đường cho các chiến xa lặn qua sông.Thượng Tướng Nehring,Tư Lịnh Sư đoàn, đã mô tả cảnh này như là một cảnh ngoạn mục nhưng khá vô ích, vì quân Nga đã khôn ngoan rút quân khỏi biên giới từ trước chỉ để lại vùng nầy các toán biên phòng trang bị yếu kém nhưng đã chiến đấu rất dũng mãnh.


    Vào lúc 4 giờ 45 phút sáng thì Trung sĩ Wierschin lái chiếc chiến xa lặn số 1 xuống dòng sông Bug. Các binh sĩ bộ binh ngạc nhiên nhìn chiếc xe lặn lừ lừ chạy xuống sông. Giờ thì chiếc xe đã biến dạng, chỉ còn cái ống thép mỏng manh ló lên trên mặt nước để chứng tỏ là nó đang di chuyển.


    Sau đó, hết chiềc nầy tới chiếc khác lặn xuống, đem toàn bộ Tiểu đoàn I, thuộc Trung đoàn 18 thiết giáp, của Trung đoàn trưởng Manfred Graf Strachwitz qua bên kia bờ.


    Giờ thì chiếc chiến xa lặn đầu tiên đang bò chầm chậm trên bờ sông bên kia, trông như một loài thủy quái bí mật. Chỉ một tiếng «bốc» nhẹ nhàng, chiếc nắp đậy đã văng ra khỏi đầu súng. Anh lính nạp pháo đang xì hơi chiếc ruột xe quấn quanh nắp chiến xa. Một cánh tay đưa lên đưa xuống ba lần ra lịnh : «Chiến xa, tiến !».


    Tám mươi chiến xa đã vượt qua con sông biên giới và đang tiến vào vùng lửa đạn.


    Sự hiện diện của chúng được dàn chào cẩn thận ngay từ đầu cầu đổ bộ, vì các thiết xa tuần thám Nga đang tiến đến. Lập tức, lịnh khai hỏa được truyền cho các chiến xa dẫn đầu: «Pháo tháp — hướng 1 giờ — đạn xuyên phá — 720 thước —thiết xa tuần thám địch — Tự do bắn !». Các«con thủy quái» liền khai hỏa. Một số thiết xa tuần thám của Nga bốc cháy, số còn lại vội vàng quay đầu chạy. Đoàn tăng thiết giáp xung kích của Cụm Tập đoàn quân Trung Trung tâm tiếp tục lăn xích về hướng Minsk và Smolenk.


    Về phía Nam Brest cũng vậy, sau cuộc tấn kích chiếm cầu Koden thành công thì Quân đoàn XXIV Thiết giáp của Thượng tướng Schweppenburg, đã tiến quân đúng theo kế hoạch dự trù. Các chiến xa đã qua cầu. Các đơn vị trinh sát của Sư đoàn 3 Thiết giáp dưới quyền Trung tướng Model, cũng vừa vượt qua cây cầu nổi đã được gấp rút hoàn thành trước đó. Các xa trưởng, đứng thẳng người trên tháp pháo, quan sát đề phòng quân cản hậu thuộc tàn quân biên phòng Nga đang triệt thoái. Đoàn chiến xa đã hủy diệt ổ súng chống chiến xa đầu tiên của địch, và ra hiệu cho các tù binh đầu tiên của trận chiến bước lui về phía sau. Họ đang tiến càng lúc càng gần mục tiêu trù định : Kobrin trên sông Mukhavets.Về phía Bắc Brest, gần Drohiczyn, nơi Tiểu đoàn 178 Công binh Chiến đấu, trong vùng trách nhiệm của Sư đoàn 292 Bộ binh, vừa đặt xong một cây cầu nổi cho chiến cụ nặng của các sư đoàn trực Quân đoàn IX sang sông. Hai Trung đoàn tổng trừ bị 507 và 509 Bộbinh hợp cùng Trung đoàn 508 vừa qua sông trên các xuồng cao su và tàu đổ bộ, dưới làn đạn pháo yểm trợ dầy đặc. Quân biên phòng Nga đã bị quét sạch trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Một đầu cầu đổbộ liền được thiết lập. Ngay khi loạt pháo đầu tiên được bắn ra thì các toán công binh chiến đấu đã phóng mình xuống nước đặt ngay cây đà đầu tiên để hoàn tất cho kịp lúc cây cầu nổi chuyển quân. Quân Nga bên kia sông khai hỏa dữ dội suốt 15 phút,bằng các loại liên thanh và súng trường. Sau đó im luôn. Đúng 9 giờ sáng thì cây cầu nổi đã được ráp xong. Đây là cây cầu nổi đầu tiên trong vùng trách nhiêm của Tập đoàn quân IV. Chiến cụ nặng được rầm rộ chuyển qua cây cầu lắc lư trên mặt nước. Sư đoàn 78 Bộ binh vừa tập hợp xong để sang sông.


    Không một trở ngại nào trong kế hoạch tiến chiếm các cây cầutrên sông Bug dài suốt năm trăm dặm.Cũng không có gì xảy ra trong việc thiết lập các cây cầu nổi ; ngoại trừ một trở ngại duy nhứt nằm trong vùng trách nhiệm của Sư đoàn 62 Bộ binh, thuộc Tập đoàn quân VI, hiện là một trong các cánh quân mạn Bắc của Cụm tập đoàn quân phía Nam.


    Ngày 22 tháng 6, Thống chế Rundstedt phóng ra cuộc tấn công từ cánh trái với các Tập đoàn quân VI và XVII lúc đó đang dàn quân ở Bắc Carpathians. Xa hơn về phía Nam thì Tập đoàn quân XI và Lực lượng Rumani vẫn án binh bất động để đánh lừa quân Nga, đồng thời bảo vệ các giếng dầu của Rumani.


    Riêng cuộc hành quân tấn công vùng Hắc hải chỉ được phép bắt đầu từ ngày 1 tháng 7.
  3. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Em chỉnh lại chút xíu.
    Panzer group = tập đoàn quân xe tăng (thiết giáp).
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    OK - Cám ơn các bác đã sửa giùm. Tôi vừa làm vừa phải so với bản gốc mặc dù tiếng Anh của mình không đc tốt lắm
  5. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Hờ, cảm ơn bác nhưng em hơi dị ứng với mấy giọng điệu chưởng ba Tàu này.
  6. linhtetohihi

    linhtetohihi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/10/2015
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    3
    Tùy theo chiến thuật của từng người từng bên mình thấy cũng được phết đấy
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trên mạn Bắc của Cụm Tập đoàn quân Nam, Tập đoàn quân VI của Tướng Reichenau, dàn dọc theo sông Bug, cũng đã hoàn thành công tác một cách tốt đẹp, mặc dầu có nhiều trở ngại trong việc bắt cầu nổi của Sư đoàn 62 Bộ binh.

    Sư doàn 56 Bộ binh, của Thiếu tướng von Oven không gặp khó khăn nào trong các đợt chuyển quân đầu tiên bằng xuồng cao su. Hỏa lực pháo, rót chính xác vào các vị trí địch, đã giúp cho đoàn quân gần như an toàn tuyệt đối. Vào khoảng giữa sáng thì Trung đoàn 192 Bộ binh đã bắc xong cây cầu nổi tại Chelin. Các đơn vị pháo binh lập tức tiến qua sông. Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc Hành quân, các Trung đoàn thuộc Quân đoàn XVII. đã tiến sáu 9 dặm trong đất địch, sau khi đè bẹp các pháo đài biên phòng kiên cố dọc đường tiến quân.

    Dưới mạn Nam, nơi con sông San được lấy làm biên giới, thì các Sư đoàn trong Tập đoàn quân VII của Thượng Tướng von Stulpnagel đã gặp nhiều khó khăn hơn. Bờ sông San ở phía Bắc Przemysl là một vùng đất phẳng lì trống trải, nên khó bảo toàn cho các trung đoàn tiền phương. Vì vậy, các tiểu đoàn xung kích thuộc Sư đoàn 275 Bộ binh, chỉ có thể rời được vị trí trong đêm 21 rạng 22 tháng 6. Lệnh của Trung đoàn trưởng : tuyệt đối không được gây tiếng động. Súng ống được gói bằng mền, lưỡi lê và hộp mặt nạ chống hơi ngạt được cuốn trong bất cứ loại vải mền nào có sẵn. Thiếu úy Alicke buộc miệng nói nhỏ: «Cám ơn Thượng đế đã tạo ra loài ếch nhái». Thật vậy, tiếng ếch nhái uyênh oang làm át hẳn các tiếng động phát ra từ các đại đội đang di chuyển về phía bờ sông.


    Vào đúng 3 giờ 15 sáng, các toán xung kích phóng mình ra khỏi hồ núp, dọc hai bên Radymno, bất ngờ tiến cây cầu xe lửa nầy. Tuy nhiên, họ gặp phải sức kháng cự dũng mãnh của lính Nga núp trong nhà kho quan thuế.Thiếu úy Alicke bị tử thương. Đây là quân nhân tử trận của Sư đoàn, người đầu tiên nằm trong một danh sách quân nhân tử trận dài thườn thượt. Các đồng đội đặt anh nằm kề bên nhà kho. Súng hạng nặng vẫn thi nhau nhả đạn bên trên «cây cầu của Thiếu úy ».


    Về phíaNam, hệ thống báo động Nga hoạt động rất hữu hiệu và mau lẹ. Chỉ có những toán biên phòng gần tuyến đầu nhứt mới bị đánh bất ngờ. Còn tất cả các nơi khác thì quân Nga đã kịp thời báo động. Do đó, Trung đoàn 457 Bộ binh đã phải đánh nhau suốt ngày với các khóa sinh hạ sĩ quan thuộc trường Huấn luyện Vysokoye. Quân trường này chỉ cách con sông một dậm đường. Cuộc chống trả mãnh liệt của 250 khóa sinh hạ sĩ quan Nga chỉ bị đè bẹp bằng trọng pháo vào buổi chiều mà thôi. Trung đoàn 466 Bộ binh còn tệ hại hơn. Ngay khi Trung đoàn vừa sang đến bờ bên kia thì liền bị các toán quân thuộc Sư đoàn 199 Dự bị Sô Viết tấn công vô cạnh sườn. Trên các cánh đồngvùng Stubienka, bông lúa đang phất phới bay trong ngọn gió hè, xa trông như một biển khơi, Chính trongbiển khơi nầy, binh sĩ hai bên đang quần thảo khốc liệt. Họ thoắt biến thoắt hiện, rình rập nhau với đủ loại võ khí, lựu đạn, súng lục, cạc bin tự động. Cuộc quần thảo kinh hồn này chỉ chấm dứt khi màn đêm phủ xuống. Lực lượng Nga tháo lui.


    Bóng mặt trời to lớn và đỏ chói khuất hẳn ở cuối chân trời. Đâu đây, trong cánh đồng lúa mạch, vẫn còn vọng lại những tiếng kêu thất thanh, vô vọng và lịm dần: «Băng ca! Đem băng ca lai đây!». Các anh lính quân y hối hả mang băng ca phóng mình vô cánh đồng lúa. Họ đang gặp «mùa máu» đỏ ! Giờ này, họ đã làm xong phần vụ trong ngày, một ngày thâu lượm khá nhiều : một trung đoàn.


    Trong vùng trách nhiệm của Cụm Tập đoàn quân Bắc thì hỏa lực pháo binh chỉ bắn yểm trợ ở một vài khu vực đặc biệt, trước khi cuộc tấn công mở màn. Chiến trường tại đây đã diễn ra vào lúc 3 giờ sáng với những đợt chuyển quân âm thầm, gồm bộ binh và công binh chiến đấu, tiến ra từ các hầm hố trong cánh đồng lúa, dọc theo biên giới vùng Lithuania. Ẩn mình trong màn sương sáng, các chiến xa lăn xích rời các khu rừng như những bóng ma kinh rợn.


    Sư đoàn 30 Bộ binh, đến từ Schleswig Holstein, đang dàn quân ở phía Nam Memel. Vùng trách nhiệm của Sư đoàn, không có sông ngòi cản đường trong ngày đầu của cuộc hành quân. Các trung đội công binh chiến đấu đang rướn mình trườn tới rào kẽm gai, sau khi đã biết rõ giờ giấc hoạt động của các toán tuần thám Nga. Địch quân chỉ thỉnh thoảng mới đi ngang đây, vì tuyến phòng thủ ở tận trên vùng đất cao phía trong.

    Kẽm gai bị cắt gọn. Những tiếng rạch rè làm cho đặc công ngừng lại nghe ngóng. Không có gì xảy ra, tiếp tục cắt kẽm mở đường cho binh sĩ Đại đội 6, từng cặp một khom mình tiến lên. Không một tiếng súng nào được bắn ra. Hai lính gác Nga chỉ còn đủ thì giờ đưa cao tay đầu hàng. Đại đội tiếp tục tiến lên. Đàng kia, các tháp canh trên hai ngọn đồi 67 và 71 đang vươn mình sừng sững trên nền trời cao. Tại đó, quân Nga có những công sự phòng thủ kiên cố. Quân Đức đã biết rõ điều đó, kể cả các binh sĩ của Trung đoàn 30 pháo hạng nặng đang ẩn mình chờ đợi trong các khu rừng kề cận. Liên thanh Nga từ ngọn đồi 71 vừa bắn ra xối xả. Đây cũng là những loạt đạn đầu tiên trongvùng đất nằm giữa Memel và Dubysa. Lập tức các đại bác không giựt của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 47 Pháo binh, đóng sau Sư đoàn 30 Bộ binh, trên trục lộ từ Trappanen đi Waldheide, đáp lễ ngay. Hỏa lực pháo kinh hồn phun ra như mưa bấc.


    Xung kích, tiến! Núp sau mấy con «quái vật sắt», toán xung kích của Trung úy Weiss quần nát khu đất cao bên trên. Lúc này, họ đang quần thảo ngay trong các công sự chiến đấu của Nga. Địch quân đã bị đánh úp bất ngờ. Một số lớn lính Nga không kịp chạy ra các công sự phòng thủ đang được xây cất nửa chừng. Hầu hết địch quân thuộc các tiểu đoàn công binh kiến tạo người Mông cổ, được đưa đến đây để xây cất công sự phòng thủ dọc biên giới. Tuy nhiên, các binh sĩ Mông cổ cũng chống trả thật mãnh liệt các đợt tấn công của quân Đức.


    Binh sĩ Đức bắt đầu nhận ra sự gan lì của các toán công bình này. Chúng gan dạ, quỷ quyệt và là vua ngụy trang phục kích. Hơn nữa, chúng còn là những tay súng trường thiện xạ. Chiến thuật phục kích vốn là nghề của binh lính Nga. Quân biên phòng, dẫu bị tràn ngập và bị thương tích, vẫn kiên nhẫn ẩn núp, chờ các đợt xung phong đầu của quân Đức đi qua, để sau đó tiếp tục chiến đấu như thường. Các tay bắn sẻ Nga đã xử dụng súng có ống ngắm để tiêu diệt khá nhiều quân Đức, nhứt là các tài xế quân vận, các sĩ quan và binh sĩ liên lạc bằng xe mô tô.


    Sư đoàn 126 Bộ binh, đến từ miền Rhine Westphalia, chiến đấu cạnh Sư đoàn miền Sahleswig Holstein, đã lánh hội một bài học chua cay do các toán biên phòng Nga lại. Trong đó, Tiểu đoàn 2, thuộc Trung đoàn 422 Bộ binh, đã bị tổn thất rất nặng. Liên thanh Nga nằm im trong cánh đồng bắp, chờ đoàn quân tấn công đợt đầu của Đức qua khỏi vị trí, và chỉ bất thần khai hỏa vào buổi chiều, khi Đại úy Lohmar dẫn tiểu đoàn trừ bị lên tuyến đầu. Trong số binh sĩ tử trận có cả Đại úy Tiểu đoàn truởng, viên Tiểu đoàn phó cũng bị thương nặng. Phải cần trọn một đại đội, chiến đấu trong ba tiếng đồng hồ, mới lùa được bốn tên lính Nga ra khỏi cánh đồng bắp. Mấy tay súng gan dạ đó vẫn còn nổ súng bẳn trả khi quân Đức còn cách chúng có ba thước, và chỉ chịu im tiếng sau khi lãnh đủ nhiều trái lựu đạn.
  8. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Xoa tay chờ bác. Khi nào xong làm ebook đọc một thể.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dài kinh khủng mà mấy hôm nay quá bận vì ăn hỏi con trai.Các bác thông cảm nhé
    minkho, bloodheartvntonkin2007 thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ở mạn Bẳc, ngay trên bờ biển Baltic, trong khu hẹp thuộc vùng Memel, là Sư đoàn 291 Bộ binh, đến miền Masuria, Ba Lan, của Thượng tướng Herzog. Sư đoàn nầy mang dấu hiệu chiến thuật «đầu nai chà», biểu hiệu của vùng Masuria. Lúc Thiếu úy Zumpe dẫn quân xung phong chiếm cầu đường sắtở vùng Brest, cách 500 dậm về phía Nam, thì tại đây, Đại tá Lohmeyer cũng đang dẫn các thành phần xung kích thuộc Trung đoàn 505 Bộ binh xuyên thủng tuyến phòng thủ đầy ổ liên thanh và súng chống tăng của địch. Quân Nga lúng túng vì bị tấn công bất ngờ, nên phải lợi dụng màn sương sớm để vội vàng rút lui. Nhưng Lohmeyer dã không tha họ: ông ta truy kích bén gót. Khi đêm vừa xuống, ông ta đã đến Latvian, ở biên giới xứ Lithuania. Đến sáng ngày hôm sau thì chiếm xong Priekule. Chỉ sau 34 tiếng đồng hồ, Trung đoàn của Lohmeyer đã tiến sâu 44 dậm trong đất địch.

    Riêng vùng trách nhiệm của Quân đoàn 56 Thiết giáp do Thượng tướng von Manstein chỉ huy, vì nằm trong vùng đất rừng rú Bắc Memel, nên không thể mở được những cuộc hành quân lớn. Chính vì vậy mà chỉ có Sư đoàn 8 Thiết giáp và Sư đoàn 290 Bộ binh được xử dụng để vượt biên giới. Tuyến phòng thủ của quân Nga, được trang bị nhiều súng liên thanh và súng chống tăng, phải bị thanh toán càng sớm càng tốt. Quân đoàn đã được lịnh bất chấp mọi trở ngại, phải thọc sâu 50 dậm vào đất địch nội trong ngày đầu để chiếm giữ cây cầu bắc ngang qua thung lũng Dubysa thuộc miền Ariogala. Nếu họ thất bại, thì cả một quân đoàn sẽ bị kẹt trong thung lũng chật hẹp, và quân Nga sẽ có đủ thì giờ để tập hợp quân lại để phản công. Hơn nữa, kế hoạch đánh chiếm trung tâm quan trọng vùng Daugavpils sẽ phải bị đình chỉ. Các đại đội thuộc Sư đoàn 290 Bộ binh đã bị thiệt hại nặng ngay trong lúc đang vượt sông, phần lớn là các sĩ quan. Thiếu úy Weinrowski của Đại đội 7, Trung đoàn 501 Bộ binh, có thể được coi là quân nhân đầu tiên tử trận tại phía Bắc nầy. Tuy nhiên, quân biên phòng Nga đã không chặn nổi các đợt tấn công của quân Đức. Đại đội 11, Trung đoàn 501, lãnh phần xung phong dưới làn đạn địch, trước cả các mũi dùi xe tăng của quân Nga, để phá hủy mọi chướng ngại vật, đánh tràn qua một khu rừng, và vượt qua một làng nhỏ. Ngay khi Trung úy Hinkman, đại đội trưởng, vừa gục ngã thì Thiếu úy Silzer chạy lên ra lệnh: «Đại đội theo tôi», rồi tiếp tục dẫn đầu đại đội tiến lên để chiếm cầu Mituva và thiết lập một đầu cầu đổ bộ tại đây.

    Trong khi đó thì Sư đoàn 8 Thiết giáp của Thượng tướng Brandenburger vừa tới nơi. Thượng tướng Manstein, Tư lệnh Quân đoàn, từ trong xe chỉ huy đã luôn miệng ra lệnh: «Tiến lên! Tiến lên! Đừng quá thận trọng! Chúng ta phải chiếm cầu Ariogala bằng mọi giá ! Daugavpils phải bị phải bị đánh úp mới được».

    Tướng Manstein tuy rất nóng nảy và cứng rắn trong chiến trận, nhưng cũng là một chiến lược gia có hạng. Ông ta biết chắc chắn rằng cuộc hành quân Barbarossa chỉ có thể thành công được nếu quân Nga bị đánh gục nội trong vài tuần lễ đầu mà thôi. Trước ông ta, Clausewitz cũng từng biết như vậy. Bởi vì, không ai có thể chiếm đóng được quốc gia quá rộng lớn nầy. Cùng lắm là bằng những cuộc tấncông đánh mau đánh mạnh, những cuộc đánh úp bất ngờ vào các trung tâm chính trị và quân sự Nga để phá tan chính thể Sô viết, tiêu diệt hoặc bắt sống các lãnh tụ, nhờ đó để làm tê liệt hệ thống quân sự của họ mà thôi. Đócũng là phương cách duy nhất mà quân Đức có thể thực hiện được. Còn không được thì coi như nước Đức sẽ bị thất trận ngay trong mùa Hè.


    Như vậy, nếu muốn chiến thẳng, thì trong vài tuần lễ đầu, cả Leningrad lẫn Mạc tư Khoa phải bị chiếm đóng, cũng như các lực lượng Nga trong vùng biển Baltic và miền Belorussia phải bị đè bẹp. Cũng vì muốn thực hiện điều này mà các Quân đoàn thiết giáp Đức phải tiến thật mau, bất chấp mọi trở ngại, để đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của địch. Đó cũng là điều mà Cụm Tập đoàn quân chịu trách nhiệm tại vùng này phải thực hiện cho kỳ được. «Phải chiếm được Leningrad! Càng sớm càng tốt!». Nhưng muốn chiếm Leningrad thì phải vưọt sông Dauvaga, việc mà Quân đoàn 56 Thiết giáp của Thượng tướng Manstein, phối hợp với Quân đoàn 41 của Thượng tướng Reinhardt bên cánh trái, đang cố gắng thực hiện. Nhưng muốn qua sông Dauvaga an toàn, việc trước nhất là phải chiếm giữ mấy cây cầu Daugavpils (Dvinsk) và Jekabpils. Điều khó khăn là mấy cây cầu lại ở quá sâu trong đất địch: gần 220 dậm cách biên giới.

    Vào lúc 7 giờ tối thì có tin tức tiền phương gửi về Bộ Chỉ Huy Sư đoàn 8 Thiết giáp, cho hay là họ đã chiếm xong cầu Ariogala. Tướng Manstein gật gù tỏ vẻ hài lòng và ra lịnh tiếp tục tiến quân.

    Chiến xa tiếp tục tiến lên. Bộ binh tiếp theo sau, trong đám bụi mù nóng bức. Cứ tiếp tục tiến... tiến... Tướng Manstein đang phóng các mũi dùi thiết giáp thọc sâu vàotrong đất địch với một tốc độ kỷ lục, mà từ trước tới nay chưa có một chiến thuật gia nào dám nghĩ đển. Liệu ông ta có thể đánh úp Daugavpils được không ? Liệu ông ta có thể vượt qua các vùng đầy rẫy địch quân, trên con đường huyết mạch dài 230 cây số mà vẫn còn giữ được yếu tố bầt ngờ trong việc đánh chiếm mấy cây cầu trên sông Daugava được không?

    Trận chiến bằng chiến xa trên vùng gần biển Baltic này sẽ cho thấy nó không phải là một cuộc phiêu lưu kỳ thú, một cuộc hành quân tốc chiến tốc thắng dễ dàng, để chống lại một địch quân yếu kém. Bởi vì, chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau đó, quân Đức đã lãnh hội nhiều bất ngờ cay đắng.


    Điều bất ngờ đầu tiên xảy đến làm cho các Tướng lãnh Đức kinh ngạc là quân Nga cũng có chiến xa. Loại chiến xa gì đây? Chính Quân đoàn 41 Thiết giáp, bên cánh trái của Tập đoàn quân xe tăng IV, là đơn vị thiết giáp đầu tiên khám phá ra những chiếc chiến xa mới của địch quân.
    maison2510, NoIdea, hk1113331 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này