1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.767
    Đã được thích:
    10.190
    Đây là đặc trưng của tư duy kiểu rồ Nga: "Mày không phải là tổng thống một nước thì hiểu gì để mà chỉ trích Putin. Mày không sống ở châu âu thì biết gì về vũ khí khí đốt thần thánh của Putin để mà nói."

    Dựa vào phương pháp tư duy ấy các bạn rồ Nga luôn đi đến kết luận mọi hành động của Putin đều mang lại lợi ích tốt đẹp cho nước Nga, kẻ nào không thấy lợi ích thì không có tầm như Putin, hiểu sao thấu được. Mọi thiệt hại của nước Nga trước mắt là do âm mưu của tây mà ra, bọn nó đều là tay sai chó săn của bọn do thái muốn bóp chết nước Nga yêu dấu. Putin tuyệt đối không có sai.

    Buồn cho giáo dục nước nhà, giảng dạy học sinh chủ nghĩa duy vật biện chứng nhưng cuối cùng lại tạo ra 1 lũ tín đồ. Chỉ biết người có quyền, có thế, có tiền nói là đúng cấm có cãi, cấm có tư duy. muốn cãi, muốn tư duy thì phải thế này thế kia cái đã.

    EU suy nghĩ, làm ăn nhỏ lẻ thế nào không biết nhưng bỏ hàng chục tỷ Euro xây dựng hệ thống ống dẫn, kết nối mạng lưới khí đốt cả khu vực làm một, xây dựng hàng chục đầu mối nhập LNG bên bờ tây đủ công suất cung cấp cho cả châu âu khi cần thiết chắc chỉ là làm ăn nhỏ lẻ. Rồ Nga toàn nói chuyện kiểu niềm tin chứ không nhìn thấy sự thật và tự vấn tại sao EU lại làm như vậy.

    Chỉ biết cãi cho có cho rằng người cho vay luôn ưu tiên tạo điều kiện cho người mắc nợ có khả năng trả nợ nhưng không nhìn thấy sự thật là Việt Nam, Cuba đều có khả năng trả nợ nhưng không muốn trả, và không thèm trả nên phải chịu cấm vận. Trả nợ cho Mỹ để bình thường hóa không phải là vì Mỹ cần mấy đồng bạc cắc ấy, cái bọn nó muốn là sự cuối đầu chấp nhận luật chơi do Mỹ viết ra. Cấm vận kinh tế không phải đề chà đạp, giết chết 1 nước. Cấm vận kinh tế là để bảo vệ cái luật chơi do Mỹ viết ra. Chuyện Nga-Ukraine hiện cũng vậy, Ukraine có tiền, có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không trả vì có bảo kê, không lo phản ứng của Nga. Nga không có vị thế để thiết lập và bảo vệ luật chơi của mình. Cũng không có vị thế để mượn công cụ của Mỹ mà bảo vệ quyền lợi của mình. Chịu thiệt 1 cách nhục nhã. Đó là sự thật.
    goodbyept, jun_leelamali thích bài này.
  2. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Bác nói hay quá, tức là nếu vị thế chính trị khá hơn thì Nga sẽ có thể bắt Uk trả hết nợ nhỉ? Thế sao một đống người khổng lồ về kinh tế của EU, của Mẽo, của Canada cũng vẫn phải chấp nhận thỏa hiệp dãn nợ, đảo nợ cho khoản vay 12 tỷ của Hy Lạp, phải chăng cũng do vị thế chính trị chưa đủ cao?

    Nếu nói về vị thế của Nga hãy nhìn vào G20 vừa rồi, đừng nhìn vào cái khoản tiền tí tí đó, chưa kể Nga còn đang muốn cả thế giới quên Uk đi!

    Mà em thấy bác Hoàng có kẻ hơi cay cú đấy, chẳng biết đến giờ này năm 2016, nếu Nga lại quay lại dự hội nghị thượng đỉnh G8, cấm vận được bãi bỏ hoặc chỉ còn là hình thức, một mớ tập đoàn phương Tây đầu tư vào Crime, bác Hoàng sẽ có ý kiến gì về tấm nhìn chiến cào của Putin nhỉ? Em rất lấy làm lo cho bác! Thật đấy!
  3. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393

    Đỏ: Tức là theo bác Cu Ba với VN bị cấm vận thì có tiền mà không trả cho Mẽo, nhưng nước CHXHCNVN đã vay của Mẽo khoản nào trước thời điểm bình thường hóa quan hệ nhỉ? Bác Hoàng có biết không?

    Xanh: Đúng là sự thật và đứng trên cương vị của Nga đúng là chịu thiệt một cách nhục nhã! Thế nên Nga mới kiên quyết không chơi theo luật của Mẽo đấy chứ, bây giờ chưa xây dựng được luật chơi của mình thì cố để sau này xây dựng chứ còn nếu bây giờ mà đã cúi đầu chấp nhận luật chơi đã có thì còn xây dựng cái con khỉ gì?????? Bác Hoàng thấy thế có đúng không nhỉ?
  4. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    :-D:-D:-DVị Thê của Putin ở G20 đúng là kinh hoành thật, chạy đôn chạy đáo gặp hết thằng lãnh đạo của bọn Tư bẩn phương Tây này, đến thằng lãnh đạo của bọn tư bẩn Phương Tây Khác :-D:-D Mục địch để làm gì, cố chứng minh thấy với lũ nát rượu trong nước là Thánh không bị cô lập , khinh rẻ đâu nhé. còn với bọn Phương Tây thì chỉ mong sao giờ em đã đồng ý nhiều thứ với các anh, em sẽ cố gằng bán nhiều máu ở Syria mong các anh bỏ qua cái món cấm vận cho em:-D:-D:-D Nhưng Bọn tư bẩn khốn nạn khi đã ở thế trên cơ thì chúng cũng biết đổi chác lắm đấy :-D:-D:-D:-D
    mikiengoodbyept thích bài này.
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.767
    Đã được thích:
    10.190
    @kemetmoi

    _ Thứ nhất bạn nhìn sai bản chất sự việc giữa tạo điều kiện để người mắc nợ có thể trả nợ với việc đối phó với người mắc nợ nhưng chây ỳ không muốn trả. Ở đây trường hợp Ukraine thì lúc 2014 khi IMF tính toán chi phí, nhu cầu tài chính của Ukraine trong 2 năm 2014-2016 thì đã tính đến việc Ukraine phải thanh toán 3 tỷ lại cho Nga. Do đó mới có chuyện để IMF quyết định xem Ukraine nợ Nga là nợ chính thức hay nợ thương mại. nếu nợ chính thức thì Ukraine phải trả, và Ukraine có thanh khỏan để trả từ các khoản viện trợ của IMF. Đó là cốt lõi khác nhau, Hy lạp nợ, chấp nhận thắt lưng buộc bụng để cân bằng ngân sách và thanh khoản để trả nợ. Ukraine có thanh khoản nhưng không thèm trả nợ cho Nga, viện cớ này kia để đòi hỏi lợi ích.

    _ Thứ nhì nói thêm về khoản nợ giữa VN và Mỹ năm đó. Nó bắt nguồn từ 1 khoan vay chính thức giữa Mỹ và chính quyền VNCH. Sau này giải phóng, Mặt Trận tiếp quản miền nam từ tay VNCH rồi hiệp thương tổng tuyển cử thì theo nguyên tắc kế thừa thì chính quyền CHXHCNVN phải chịu trách nhiệm khoản nợ này của VNCH. Nguyên tắc kế thừa này một luật chơi do bọn Mỹ đề ra để bảm bảo lợi ích của nước Mỹ khi các chính quyền phụ thuộc, tay sai của Mỹ bị dân bản địa lật đổ thì Mỹ vẫn có thể dí các chính quyền kế tục để đòi nợ. Chứ xét về mặt công bằng, pháp lý thì mấy chính quyền ngụy quyền tay sai của Mỹ vay tiền Mỹ, tham nhũng bỏ túi, chạy trốn đem qua Mỹ xài, như vậy tiền Mỹ về túi Mỹ, chính quyền cách mạng đâu hưởng xu nào, phải trả thì cũng rất vô lý. VN ta lúc đó có LX bảo kê, kiên quyết không trả. Sau này lúc đàm phán bình thường hóa quan hệ phía ta cũng ức lắm, một số đồng chí còn bảo thà nghèo nhưng có tự trọng còn hơn cuối đầu chấp nhận thứ luật chơi mất dạy như vậy của Mỹ. Nhưng cuối cùng chúng ta đã chấp nhận cuối đầu, trả cho Mỹ mấy đồng bạc cắc ấy vì 1 tương lai tốt đẹp hơn.

    _ Cuối cùng mình có thể tự tin khẳng định với bạn Crimea sẽ không bao giờ ngóc đầu dậy được. Đây là vấn đề nguyên tắc, lợi ích kinh tế không làm thay đổi lập trường của bọn tây được.
    mikiengoodbyept thích bài này.
  6. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Diễn dịch theo cách khác thì có thể nói thế này, Putin ở G20 mệt quá vì cái lũ tư bản mà năm ngoài vừa mới tuyên bố "không thèm chơi" nay xếp hàng xin gặp, thôi thì làm Tổng Thống cũng đành chịu vậy! Nhưng nói chung là các chú ấy đã phải công nhận lợi ích và cam kết tôn trọng các lợi ích của Nga ở Syria, tốt, thế là có tiến bộ, cứ phát huy nhé!
    cyber01thanhlam16783 thích bài này.
  7. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Thứ nhất, mình cóc cần quan tâm đến việc thằng Chí Phèo kia không có tiền trả nợ hay không muốn trả nợ vì dù bản chất sự việc có ra sao thì thằng kia cũng cóc đưa tiền cho mình, do đó, mình chọn phương thức mà theo mình là hợp lý nhất và mang lại lợi ích cao nhất. Muốn nói gì thì nói, hiện mình chưa phải là trùm xã hội đen để kề dao vào cổ nó nói "Trả tiền hay trả máu" nhưng nhìn chung là mình đang cố gắng! Tương lai sẽ tính tiếp!

    Cuối cùng mình cũng có thể tự tin khẳng định với bạn rằng trừ khi Nga không bao giờ ngóc đầu được còn không thì với tư cách là một phần của Nga, Crimea vẫn sẽ ngóc đầu dài dài, mà nói thêm là theo quan sát của tớ, Nga vẫn ngóc đầu tốt lắm và có vẻ là càng ngày càng tốt mới chết chứ lỵ!

    À cho mình hỏi, giả sử Mr Hoàng là người Nga, bạn sẽ muốn đất nước bạn trả những khoản vô lý như VN hay "đập bỏ bu thằng nào bắt tao trả những khoản vô lý đó" Mr Hoàng thử nói xem!
    michael1123, imagic2thanhlam16783 thích bài này.
  8. Fearless

    Fearless Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2015
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    536
    Bắt đầu lằng nhằng, và vẫn xoay quanh chuyện mít mình tự sướng "tao biết mà, tao nói rồi, Putin sai lầm..." cũng không sao. HLV bóng đá tổ dân phố vẫn vạch được những sai lầm của Mourinho, mặc dầu ông ta chưa bao giờ và không bao giờ làm được như thế.

    Mình chỉ muốn níu áo mít chút, vì cảm giác mít mình hơi quá chém chuyện Crưm, cũng như chuyện xưa kia có ai đó mong cho U xủ 3 tỷ, hay trừ chiến phí để đập vô mặt phe kia cho hả giận, lấy tí số má... cái này nó mang màu sắc trẻ trâu lắm :D Lấy cái gì khẳng định Crưm không ngóc đầu lên được, phải dựa vào con số. Mình nghĩ là Crưm vẫn khá, vì nó có những cái mạnh: du lịch, công nghiệp, cảng thương mại, cảng quân sự... Đánh giá nó tốt lên hay xấu đi, phải dựa vào số má, thống kê trong từng năm, cả năm... vì nó thay đổi theo mùa...

    Truớc mình có hỏi chuyện đòi nợ, mít cũng có trả lời rõ ràng, thanks mít. Giờ hỏi tiếp chút:
    Nga nó nêu quan điềm rõ: trả hết năm nay hoặc mỗi năm 1 tỷ nếu có ai đứng ra bảo kê / cam kết trả: EU, US, IMF
    - Nếu 3 ku to đầu kia không bảo kê, tức là không có kế hoạch tiền cho U vay trả, thì Nga làm gì và U làm gì?
    - Nếu 3 ku kia đồng ý, thì đám chủ nợ đã chịu tái cơ cấu 20% - 2019 kia nó phản ứng ra sao?

    Đừng nói chữ giúp đỡ ở đây nhe, chỉ là chuyện lợi ích. Đúng như Mít mình nói, EU n1o có thể chịu thiệt kinh tế, thậm chí chơi khô máu để bảo vệ luật chơi. Không phải vì danh dự, mà vì luật chơi này nó đảm bảo đẻ ra $ sau này. Nói cho cùng, buôn bán với Nga có lợi cho cả đôi bên.

    Lan man chuyện ngoài đường, mấy hiệp sĩ Bình Dương đi bắt đinh tặc, nhín chút sức lực, thời gian cho xã hội, họ là chính nghĩa. Mốt số khác lại rình để cán đinh của đinh tặc, xong hô hoán lên mong người ta thương cho ít đồng, cái này là chí phèo, U cà ơi..
    p/s: năm ngáoi, năm nay, U cà có bạn bè cho mượn tiền, nhưgn hình như cũng chỉ đỉ trả nợ tới hạn, cho khỏi chết, va dư đồng nào thì hình như đã đốt hết vào đạn bom... Mỹ nó giải ngân mấy đợt, nhưng đâu phải tiền mặt, toàn humvee, bông băng thuốc đỏ... thiết thực nhất là ít tiền để tổ chức chính quyền, huấn luyện cảnh sát theo chuẩn tây, mua quần xịp, xe mới... cho nó giống hollywood :D
    Lần cập nhật cuối: 18/11/2015
  9. filber70

    filber70 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2015
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    2.735
    Cú lật ngược thế cờ ngoạn mục của Putin

    Tại hội nghị G20 ở Brisbane năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải chịu sự "ghẻ lạnh" của các nhà lãnh đạo phương Tây. Nhưng giờ đây, ông đã chứng tỏ họ phải cần mình.

    Đó là nhận định trong một bài viết của Simon Tisdal, nhà bình luận của báo The Guardian về các vấn đề ngoại giao.

    [​IMG]

    Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Theo tác giả Simon Tisdal, cách đây 12 tháng, Tổng thống Nga là một mục tiêu bị công kích tại hội nghị G20 ở Brisbane. Các nhà lãnh đạo phương Tây thi nhau lên án ông can thiệp quân sự vào Ukraina và sáp nhập bán đảo Crưm.

    Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Putin sẽ bị cô lập trên toàn thế giới; Thủ tướng Anh David Cameron nói ông không tin nhà lãnh đạo Nga; Thủ tướng Canada khi đó, Stephen Harper, nói huỵch toẹt: "Ra khỏi Ukraina đi".

    Phản ứng một cách giận dữ trước một loạt đòn cấm vận nhằm vào Nga,Putin tuyên bố các nhà lãnh đạo phương Tây "hồ đồ" và đang khiến cho các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi trừng phạt Moscow.

    Tuy nhiên, chỉ trích nhằm vào người đứng đầu điện Kremlin vẫn không giảm và ông đã rời hội nghị sớm.

    Cho đến hội nghị G20 năm nay ở Thổ Nhĩ Kỳ, dường như mọi thứ đã thay đổi. Putin trở thành nhân vật trung tâm.

    Ông sôi nổi trao đổi với Obama và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice. Ông cũng có các cuộc đối thoại tích cực với Thủ tướng Anh Cameron và nhiều nhà lãnh đạo khác. Không còn bị tẩy chay và lên án nữa, ông trở thành người mà ai cũng muốn gặp.

    Mấu chốt lật ngược thế cờ này không có gì bí mật. Bị nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công táo tợn, sa lầy vào một cuộc khủng hoảng di cư và đang tuyệt vọng tìm câu trả lời cho cuộc chiến ở Syria, các nhà lãnh đạo phương Tây - được Obama hậu thuẫn - đã phải đi đến một kết luận dù khá khiên cưỡng: Họ cần Nga.

    Phát biểu sau loạt vụ khủng bố tàn khốc ở Paris tối 13/11, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi một liên minh quốc tế mới và đa dạng chống lại IS. "Chúng ta phải tính đến hậu quả của tình hình ở Syria, ông nói. "Chúng ta cần tất cả mọi người để tiêu diệt Daesh (IS), trong đó có người Nga. Không thể có hai liên minh ở Syria".

    Tổng thống Pháp đương nhiệm Francois Hollande đã nhắc lại lời kêu gọi của người tiền nhiệm về một hành động quân sự quốc tế thống nhất phối hợp với Nga khi phát biểu trước Quốc hội Pháp ngày 16/11.

    Thủ tướng Anh Cameron cũng có lập trường tương tự. Ông kêu gọi Putin tập trung hỏa lực Nga vào các mục tiêu IS, và tuyên bố Anh sẵn sàng thỏa hiệp về một thỏa thuận hòa bình chung và một giai đoạn chuyển giao ở Syria.

    Nhà Trắng thông báo hai ông Obama và Putin đã nhất trí cần phải có một "sự chuyển giao chính trị do người Syria làm chủ và dẫn dắt, theo sau các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc làm trung gian giữa chính phủ và phe đối lập Syria, cùng một thỏa thuận ngừng bắn".

    Đây rõ ràng là một cú hat-trick ngoại giao đối với Putin.

    Trước tiên, ông khiến phương Tây phải công nhận rằng, các lực lượng quân sự của Nga có một vai trò chính đáng ở Syria, trao đổi cam kết sẽ hợp tác với liên quân do Mỹ dẫn đầu và không nổ súng vào "những người tốt".

    Điều này làm đảo ngược hoàn toàn quan điểm lúc đầu của Mỹ, rằng sự can thiệp quân sự của Moscow là không được chào đón và "rồi sẽ thất bại".

    Nhận thức mới hiện nay còn mang lại cho Putin một sức mạnh chính trị mà ông cần ở bên trong nước Nga, sau khi Moscow thừa nhận, dù khá muộn, rằng máy bay Nga bị rơi từ bầu trời Sinai, Ai Cập, là do một quả bom của IS.

    Ngày 17/11, Putin tuyên bố tăng cường các hoạt động chiến đấu của Nga, và ông ngay lập tức giữ lời, cho phóng tên lửa hành trình và điều máy bay ném bom tầm xa tấn công IS.

    "Chúng tôi sẽ truy lùng chúng (IS) ở bất cứ nơi nào chúng ẩn náu. Chúng tôi sẽ tìm kiếm chúng ở mọi ngõ ngách trên hành tinh và trừng phạt chúng", ông khẳng định.

    Cả Obama và Cameron đã buộc phải chấp nhận Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể tiếp tục nắm quyền, có thể trong khoảng thời gian 18 tháng diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc giám sát, như ông Putin đề xuất. Cho tới gần đây, các nhà lãnh đạo Ảrập và phương Tây vẫn khăng khăng đòi Assad phải ra đi.

    Cameron thậm chí còn cam kết các lợi ích chiến lược của Nga ở Syria - bao gồm các căn cứ hải quân và không quân của nước này ở Địa Trung Hải - sẽ được công nhận hoàn toàn và được bảo vệ bởi bất kỳ thỏa thuận nào - đúng như một mục tiêu chủ chốt khác mà Putin theo đuổi.

    Không chỉ có vậy, Nga dường như còn thành công trong việc giành được sự chấp nhận ngầm về tình hình thực tế ở Ukraina. Dù sao thì cuộc chiến ở miền đông nước này cũng đã giảm nhiệt sau các thỏa thuận được ký ở Minsk (Belarus). Nhưng Nga vẫn cương quyết kiểm soát Crưm và việc Moscow sáp nhập bán đảo này có vẻ đã an bài.

    Các quan chức cho rằng, ông Obama đã nêu ra vấn đề Ukraina với ông Putin tại cuộc gặp G20. Nhưng việc trao trả lại Crưm không được đem ra thảo luận. Kết luận chắc chắn là ván cờ đã nghiêng về Putin và Crưm giờ đây đã hoàn toàn tuột khỏi tay Kiev.

    Nhưng sẽ sai lầm nếu hiểu đây là một sự phục hồi của Nga. Nước này vẫn bị cấm vận và đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng, một phần do giá dầu xuống thấp.

    Tuy nhiên, đánh giá của nhiều người Mỹ rằng, Putin là một chiến lược gia yếu kém giờ đây đang có vẻ bị chứng minh ngược lại. Sự can thiệp của Nga thay vì làm ông suy yếu thì lại đang đưa nước Nga trở lại vị trí của mình trong cuộc đàm phán.

    Và không còn là tâm điểm bị chỉ trích nữa, Putin giờ đây đã trở thành người dẫn dắt ngoại giao.

    http://dantri.com.vn/su-kien/cu-lat-nguoc-the-co-ngoan-muc-cua-putin-20151118102158521.htm
    Cyber02imagic2 thích bài này.
  10. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    4.588
    Nhắc chuyện vay trả thì nhớ đến chuyện món nợ súng đạn của soviet, Putin sang Đông Lào "xóa" 10 tỉ năm 2010 mà có anh trên này còn tế sống như bố mẹ .

    Anh ấy và the-like điếu biết rằng sau khi soviet lăn ra chết thì toàn thể chư hầu quịt sạch khoản nợ ước tính khoảng gần 100 tỉ của Nga thừa kế và chỉ DUY NHẤT bạn Yuenan chịu trả nhỏ giọt quãng 100tr năm đến nỗi bạn Nga cú quá phải hehe.xóa nợ hết cho các chúa chổm kiểu Bắc Sâm 11 tỉ, Cuba 2x tỉ v.v...

    Bạn Nga hào phóng thế vì khoản nợ soviet để lại bạn cũng không trả nổi và cũng xù vài chục tỉ với điều kiện bạn cải tổ để IMF cho vào chơi và vay tiếp. Nga tất diên đào xúc dư khả năng trả nợ nên bọn chủ nợ cũng chả dại gì nghỉ chơi bạn mà giúp bạn đầu tư phục hồi kinh tế để trả.


    Chuyện kể chơi cho các con giời sáng mắt tí.
    [​IMG]

    [​IMG]
    NamtuocLexusGX460, goodbyeptRapidArrow thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này