1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dinhbolanh

    dinhbolanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2015
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    7
    Vietnam có vẻ như thiếu những quép vũ khí nên việc nó viết như vậy cũng khá rồi bác quạt nga ơi
  2. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
  3. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    Lần cập nhật cuối: 23/11/2015
    ak47kalanikov thích bài này.
  4. ak47kalanikov

    ak47kalanikov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2015
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    634
    cụ cho phép em đoán nhé :-D nãy em vừa ăn ốc xong nên giờ làm phát đoán mò. [​IMG]
  5. dinhbolanh

    dinhbolanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2015
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    7
    mình nghĩ không phải con đó nhé
    dmmacay thích bài này.
  6. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    hàng này và hàng cao cấp hơn nữa
  7. ak47kalanikov

    ak47kalanikov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2015
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    634
    ồ, thế em củng đúng được 1 vế :cool: Trinh sát thụ động đặt trong đó thì chắc là để hàng cố định, chưa cần thiết loại cơ động cụ nhỉ?
    dmmacay thích bài này.
  8. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    trong đó lại càng phải ưu tiên hàng di động chứ, địa hình, địa vật trong đó phức tạp hơn ngoài Bắc
    dmmacay thích bài này.
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.058
    Đã được thích:
    29.137
    Xa lắc bên đó mà quan tâm gì. Chuyện cũng chả có gì. Máy bay tầu khựa mang qua là J-11B trong quân khu Thành Đô. Chả phải Su-27SK như báo viết
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Bài viết trong link trên có khá nhiều vấn đề. Nó hổng về mặt kiến thức, cách hành văn và từ ngữ lủng củng, giải thích rối rắm nhưng không đi vào được đúng bản chất của vấn đề và có cả vài hạt sạn to nữa. Vì thế việc dạy dỗ Tâm Minh lại phải bắt đầu trở lại :-)

    Hổng về mặt kiến thức

    Bài viết này viết theo kiểu cắt ngọn, viết trực tiếp về thiết kế khí động học (cánh vịt và động cơ điều chỉnh hướng phụt 2D) của Su-30SM mà hoàn toàn không hề nhắc tới một chút nào về lịch sử và hoàn cảnh ra đời cũng như quá trình phát triển và hoàn thiện của thiết kế cách vịt và động cơ đổi hướng phụt trong gia đình Sukhoi Flanker Su-27/30/35. Có thể xảy ra một trong hai trương hợp sau:

    1. Người viết lược bớt thông tin mà họ nghĩ không cần thiết để vừa khuôn khổ giới hạn của một bài báo.
    2. Người viết bị hổng kiến thức.

    Tuy nhiên ở bài này thì tôi đánh giá Tâm Minh rơi vào trường hơp thứ hai tức là bị hổng về mặt kiến thức. Đây là một loạt (nhiều) bài về Su-30SM nên không bị quá giới hạn về độ dài. Tiếp nữa lịch sử hình thành, phát triển và hoàn thiện của kiểu thiết kế cánh vịt và động cơ thay đổi hướng phụt này sẽ lý giải tại sao Su-30MKI/SM lại có tính năng vượt trội về trang bị và về khí động so với Su-27 và Su-30MK2. Người viết không nắm được điều này nên mới có chuyện giải thích sai và cãi bừa (thông qua nick Ho_XuanHuong)​

    Giải thích lủng củng, rối rắm nhưng vẫn không đi vào được trọng tâm của vấn đề

    Vì không nắm vững kiến thức công với việc dịch / tham khảo kiến thức ở đâu đó nên người viết Tâm Minh đã viết một cách rối rắm, từ ngữ lủng củng và quan trọng nhất không làm rõ được vấn đề. Có thể giải thích tác dụng của cánh vịt lên khả năng thao diễn của Su-30MKI/SM một cách khoa học, rõ ràng và dễ hiểu như sau:​

    Tác dụng của cánh vịt khi cất cánh / hạ cánh:

    Khi máy bay cất cánh, cánh vịt có tác dụng làm giảm quãng đường cất cánh của máy bay. Cánh vịt ngoài việc đóng góp như là một cánh nâng (cánh vịt có diện tích khoảng 5% so với tổng diện tích cánh) thì nó còn có tác làm dịch chuyển tâm nâng của máy bay về phía trước so với trọng tâm của máy bay. Cả hai yếu tố này giúp máy bay giảm được đáng kể quãng đường cất cánh.

    Khi máy bay hạ cánh, cách vịt giúp máy bay ổn định khi gặp các luồng nhiều động không khí vốn thường xuất hiện khi bay thấp chuẩn bị hạ cánh. Ngoài ra nó còn đóng góp vai trò như là một phanh khí động giúp hãm tốc, giảm bớt các rủi ro và rút ngắn quãng đường hạ cánh của máy bay.​

    Tác dụng của cánh vịt khi thao diễn

    Cánh vịt giúp máy bay nhanh nhẹn hơn rất nhiều, đặc biệt là tại góc tấn 120⁰. Nó là một bước phát triển kế thừa và nâng cao từ thiết kế LERXes (Gốc cánh kéo dài về phía trước) của Su-27 vốn là linh hồn đem lại khả năng thao diễn trứ danh của dòng Su-27. Cánh vịt trên Su-30MKI/SM có tác dụng sản sinh ra các dòng xoáy tác động làm giảm tốc dòng khí chảy qua (trên và dưới) cánh chính và cánh đuôi, vừa góp phần làm tăng lực nâng tổng thể và khả năng thao diễn của máy bay khi thực hiện các thao tác đột ngột và khắc nghiệt trong không chiến quần vòng, vừa triệt tiêu sự rung lắc, nguyên nhân khiến máy bay bị mất điều khiển tại góc tấn lớn và gây ra các khó khăn khi ngắm bắn của của dòng Su-27 (không cánh vịt) trước đó.

    Cánh vịt được tích hợp trong hệ thống kiểm soát bay điện tử FBW, được điều chỉnh xoay từ +10⁰ cho tới -50⁰ tùy vào trạng thái góc tấn khác nhau. Vì thế nó đóng vai trò như là một cách slat trước, giúp cải thiện tỉ lệ lực nâng trên lực cản khi máy bay thao diễn, giảm tải lực uốn của thân và cánh tại gốc cánh. Nó cũng giúp phân bổ lại tải trọng khí động, yếu tố đem lại rất nhiều lợi thế cho Su-30MKI/SM so với Su-27. Cánh vịt cũng làm tăng yếu tố mất cân bằng tích cực (gây mất cân bằng khi cần thiết để máy bay thao diễn tốt hơn) từ 3 lên 5 và có chức năng ổn định góc tấn một cách chủ động / thụ động khi máy bay gặp vùng không khí nhiễu động (thường xảy ra khi may bay bay ở độ cao cực thấp) giúp việc điều khiển máy bay trở nên dễ dàng hơn.

    Như vậy cánh vịt trên Su-30MKI/SM có tác dụng cải thiện khả năng kiểm soát máy bay, giúp phản ứng nhanh nhạy với việc điều chỉnh góc tấn cũng như giảm tải khí động lên khung vỏ tại góc tấn lớn. Cùng với khả năng gây mất ổn định tích cực, nó giúp máy bay có khả năng thao diễn / chịu tải lên tới +10g mà không cần phải gia cố thêm khung vỏ vì thế không gây ảnh hưởng tiêu cực lên trọng lượng rỗng của máy bay. Lực cản kết hợp với các tác động tiêu cực lên góc tấn của máy bay khi bay hành trình siêu âm cũng được giảm thiểu. Phi công dễ dàng điều khiển máy bay trong mọi tình huống, kể cả các động tác phức tạp khi không chiến quần vòng như động tác rắn hổ Pugachev, động tác rắn hổ quay đầu, v...v...

    Tác dụng của động cơ thay đổi hướng phụt 2D trên Su-30MKI/SM

    Được tích hơp trong cùng hệ thống kiểm soát bay điện tử, động cơ thay đổi hướng phụt 2D của Su-30MKI/SM kết hợp và phối hợp với các thành phần khác như cánh vịt, cánh chính, cánh đuôi, v...v... để tăng hiệu quả khi cất / hạ cánh, khi bay hành trình và khi thao diễn chiến đấu. Ví dụ như tại động tác rắn hổ Pugachev sử dụng trong không chiến quần vòng, khi Su-27/30 chuyển từ thế bị đuổi và bị khóa bắn sang thế đuổi và khóa bắn ngược lại đối phương, cả Su-27 không-cánh-vịt / không-động-cơ-điều-hướng-phụt-3D và Su-30MKI/SM đều thực hiện được nhưng thực chất lại khác nhau rất nhiều. Trong khi động tác Pugachev của Su-27 là một thao diễn liên tục, góc tấn của máy bay thay đổi liên tục khiến phi công thực sự rất khó và không có thời gian để ngắm bắn đối phương thì động tác Pugachev của Su-30MKI/SM lại khác. Nhờ vào cánh vịt và động cơ điều chỉnh hướng phụt 2D mà ở giữa động tác này, máy bay có khoảng thời gian gần như đứng yên lơ lửng trên không kéo dài khoảng 4-5 giây trước khi phục hồi lại trang thái cân bằng. Thời gian này quá đủ cho một phi công kinh nghiệm ngắm, khóa và bắn đối phương.​

    Vài hạt sạn to đùng

    1. Cánh vịt làm tăng lực cản của máy bay. Vì thế nó khiển tốc độ tới đa của của Su-30MKI/SM là Mach 1.9 so với Mach 2 của Su-30MKK/MK2. Tuy nhiên điều này chẳng ảnh hưởng gì tới khả năng chiến đấuu của Su-30MKI/SM bởi sự khác biệt này là không đáng kể cũng như các máy bay hiếm khi chiến đấu ở tốc độ tối đa.

    2. Cánh vịt không làm giảm trần bay của của Su-30MKI/SM so với Su-30MK2. Chúng đều có trần bay tối đa là 17,500m. Việc nói trần bay của Su-30MKI/SM bị giảm vì thiết kế cánh vịt là tầm bậy. Việc nói "Với không phận nhỏ hẹp như Việt Nam, kẻ địch muốn tập kích đường không phải hạ độ cao xuống dưới 12 nghìn mét trước khi xâm phạm không phận nên một máy bay mạnh không chiến tầm cao với tốc độ lớn là không cần thiết" là một tầm bậy khác. Su-30SM ở Việt Nam không chỉ phải đánh chặn đám máy bay chiến đấu của địch xâm nhập sân nhà mà còn phải đánh chặn từ xa các loại máy bay ném bom thường bay ở độ cao cực lớn để phóng tên lửa hành trình vào Việt Nam.​
    Lần cập nhật cuối: 23/11/2015

Chia sẻ trang này