1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    nếu sắp tới ta mà mua Su34 thì còn được loại EW xịn hơn cả khibiny mà Su24 đeo ấy chứ
  2. akayroai

    akayroai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    22
    chờ su 34 chắc lâu lắm bác ạ, em nghĩ nhà ta ưu tiên đa nhiệm để đỡ phải mua nhiều máy bay tốn kém nên chắc dã su 30 dài dài quá
  3. KOJIROSUBASA

    KOJIROSUBASA Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    56
    Vậy Su 30 của ta mang loại pod EW nào nhỉ : orbtsiya-K (SAP-518) và Gardeniya-1FUE, Omul của Nga, EL/M-8222 ,Talisman
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Sao lại là sắp tới hả cụ? Cụ thấy cụ chưa đóng dấu cho ai đi hết nên nghỉ là sắp tới mới đi à?
    --- Gộp bài viết: 26/11/2015, Bài cũ từ: 26/11/2015 ---
    Gặp tớ là tớ bắn Tu-160 thì lời to rồi. Lễ tạ ơn rồi. Các cụ học Obama mà xá tội cho gà tây đi
    TRANGBAOLINH thích bài này.
  5. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    Ô hay, lão chuối này spam ah, sắp tới không phải sắp tới thì là gì, lão không hiểu ý mình thì đừng spam
    --- Gộp bài viết: 26/11/2015 ---
    Su30mk ta xài Hàng gây nhiễu của nga thôi
    TRANGBAOLINH thích bài này.
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Su-30SM: Mảnh ghép không thể thiếu của Không quân Việt Nam http://soha.vn/quan-su/su-30sm-manh...cua-khong-quan-viet-nam-20151119170620308.htm (Tác giả Tâm Minh)

    Bài viết Su-30SM: Có nhiều vấn đề cần làm rõ! http://soha.vn/quan-su/bai-viet-su-30sm-co-nhieu-van-de-can-lam-ro-20151124122217721.htm (Phản biên của RF)

    Su-30SM: Nói lại cho rõ! http://soha.vn/quan-su/su-30sm-noi-lai-cho-ro-20151125111422159.htm (Tác giả Tâm Minh)

    Tôi vừa được đọc được bài viết Su-30SM: Nói lại cho rõ! của bạn Tâm Minh đăng trên Soha trả lời các ý kiến của tôi trong bài Su-30SM: Có nhiều vấn đề cần làm rõ!, nêu ý kiến về một số luận điểm trong bài viết Su-30SM: Mảnh ghép không thể thiếu của KQ VN mà bạn Tâm Minh đăng trước đó.


    Trước tiên tôi xin ảm ơn bạn Tâm Minh vì đăng bài phản hồi lại các ý kiến của tôi một cách rất nhanh chóng. Sau đó tôi mong tiếp tục đưa ra các quan điểm của mình để trả lời từng ý của bạn đã nêu ra:

    Tại sao phần lịch sử và quá trình phát triển cánh mũi của Su-27/30 nói chung, của Su-30MKI lại quan trọng?

    Thế giới đánh giá Su-30MKI cao hơn Su-30MK2 (Và tương tự Su-30SM cao hơn Su-30M2) không phải vì khả năng thao diễn của nó (Cái mà báo chí VN thường tập trung khai thác) mà chính là vì hệ thống tác chiến điện tử với trung tâm là radar PESA N011M Bars của Su-30MKI/SM ăn đứt hệ thống tác chiến điện tử với trung tâm là radar N001VP của Su-30MK2/M2. Nếu không đi vào lịch sử phát triển cánh mũi của Su-27/30 thì sẽ không hiểu được và không lý giải được là tại sao Su-30MKI/SM lại mang được radar N011M Bars còn Su-30MK2/M2 thì lại không thể.

    Tác dụng của “cánh vịt” (cánh mũi, cánh canard) khi cất hạ cánh

    Bạn Tâm Minh khẳng định là cách vịt của Su-30MKI/SM nằm ngang khi máy bay cất cánh và không đóng góp vào lực nâng máy bay. Để chứng minh cho luận điểm của mình bạn đã sử dụng hình chụp lại từ video quá trình cất cánh của Su-30MKI.

    Tuy nhiên một lần nữa tôi khẳng định là luận điểm của bạn không đúng. Thực tế là khi cất cánh, cánh mũi của Su-30MKI có ngẩng lên để tạo lực nâng cho phần đầu máy bay, giúp máy bay rút ngắn quãng đường cất cánh. Chỉ cần bạn gõ cụm từ "Su-30MKI take-off" (Su-30MKI cất cánh) là bạn có thể tìm được hàng loạt hình chất lượng cao của Su-30MKI đang cất cánh với phần cánh mũi ngẩng lên chứ không phải là nằng ngang như bạn nêu ra. Đó là về mặt trực quan còn về mặt kết quả thực tế là dù Su-30MKI có tải trọng cất cánh bình thường nặng hơn Su-30MK2 tới 1,190 kg (26,090kg so với 24,900kg) và lực đẩy động cơ tương đương nhau với tổng lực đẩy 2 x 12,500kgf nhưng nhờ cách vịt đóng góp thêm vào lực nâng mà Su-30MKI và Su-30MK2 đều có quãng đường cất cánh là 550m như nhau.

    Cánh vịt của Su-30MKI ngẩng 1 góc để lực nâng cho phần đầu máy bay

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    Tác dụng của cánh vịt (cánh mũi, cánh canard) khi thao diễn

    Ngắt và can thiệp để giảm tốc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hoàn toàn không có chuyện cánh vịt trên Su-30MKI/SM tạo ra "cuộn xoáy khí làm mất lực nâng do nó ngắt dòng khí trên bề mặt cánh và thân" như bạn nói. Thực tế cách vịt trên Su-30MKI/SM, dưới sự kiểm sóat và điều khiển của hệ thống lái điện tử (Fly-by-wire) có tác dụng "sản sinh ra các dòng xoáy can thiệp làm giảm tốc dòng khí chảy qua (trên và dưới) cánh chính và cánh đuôi". Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi máy bay thao diễn ở góc tấn lớn, việc giảm tốc dòng khí chảy qua cách chính và cánh đuôi chính là cách để máy bay không bị mất lực nâng.

    Theo định nghĩa thì slat là một bề mặt khí động học gắn ở phía trước mũi cánh, khi triển khai sẽ cho phép cánh có thể hoạt động (Không bị mất lực nâng) ở góc tấn lớn hơn. Slat cũng làm cải thiện lực nâng của cánh khiến máy bay có thể bay ở tốc độ chậm hơn, quãng đường cất cánh và hạ cánh ngắn hơn. Như tôi đã viết và phân tích về tác dụng của cánh vịt trên Su-30MKI/SM ở bài trước thì rõ ràng nó mang đầy đủ các đặc tính để có thể được coi như là slat.

    Tác dụng của động cơ thay đổi hướng phụt 2D trên Su-30MKI/SM

    Tôi chưa bao giờ nói máy bay sẽ phóng tên lửa ở góc tấn 90 độ khi thực hiện động tác Rắn Hổ Pugachev cả. Tôi nhấn mạnh là "Nhờ vào cánh vịt và động cơ điều chỉnh hướng phụt 2D mà ở giữa động tác này, máy bay có một khoảng thời gian kéo dài khoảng 4-5 giây lơ lửng gần như đứng yên hoặc chuyển động rất chậm trên không. Thời gian này là đủ cho một phi công kinh nghiệm ngắm, khóa và bắn đối phương". Theo như đồ họa về động tác Rắn Hổ Pugachev dưới đây thì Su-30MKI bắn tên lửa từ một góc tấn khá nhỏ chứ không phải là ở góc tấn lớn như bạn nói.

    [​IMG]

    Động tác Rắn Hổ Pugachev cũng không phải chỉ để biểu diễn. Tại cuộc tâp trân Red Flag 2008, Phi công Ấn đã sử dụng động tác này để chiến thắng F-15E của Mỹ trong giả định không chiến quân vòng. Tuy nhiên trong một số trường hợp cũng vì quá lạm dụng động tác này mà các phi công trẻ của Ấn đã bị các phi công già rơ của Mỹ bắt bài và thắng ngược lại.

    Tải trọng +9G chính là ngưỡng chịu đựng của con người (phi công) mà vượt qua ngưỡng đó sẽ bị ngất. Trong số các máy bay thế hệ 4 và 4+, một số máy bay có khả năng thao diễn chịu tải tối đa ở +9G nhưng một số máy bay khác lại có khả năng thao diễn ở tải trọng lớn hơn nhưng bị hệ thống kiểm soát và điểu khiển bay điện tử fly-by-wire giới hạn lại ở +9G để bảo vệ phi công.

    Su-30MKI và Su-30SM là các máy bay nằm trong số đó, có thể thao diễn với tải trọng từ -3G cho tới +10G nhưng bị giới hạn lại ở tối đa +9G nhằm bảo vệ phi công. Việc này cũng không phải là cá biệt chỉ có ở máy bay Nga. Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp được quảng cáo cũng có khả năng thao diễn từ -3G cho tới +10G. Tuy nhiên trong thực tế hoạt nó cũng bị giới hạn +9G mà thôi.

    Vài vấn đề cần làm rõ

    Nguồn bạn đưa ra về tốc độ tối đa của Su-30 (Có cánh vịt) chỉ là Mach 1.9 là của Sukhoi. Sukhoi nhà đồng thiết kế chứ không phải là nhà sản xuất ra Su-30MKI và thông tin này cũng khá cũ rồi. Chính xác nhất phải là số liệu từ Irkut, vừa là đồng nhà thiết kế cùng với sukhoi vừa là nhà sản xuất ra Su-30MKI và Su-30SM. Họ đề rõ tốc độ tối đa của Su-30MKI là Mach 2 chứ không phải chỉ là Mach 1.9. Giữa hai nguồn này thì tôi tin vào nguồn của Irkut vì nó tin cậy hơn.

    http://www.irkut.com/products/18/238/

    Còn về việc bạn cho rằng "Các tên lửa hành trình tầm xa hàng nghìn km như AGM-109, Kh-101… mới phóng ở độ cao từ 12-15km. Hầu hết các loại tên lửa hành trình có tầm tính bằng trăm km đều phóng ở độ cao thấp hơn" thì theo bạn thì máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc và B-52H của Mỹ dùng loại tên lửa hành trình nào có tầm tính bằng trăm km?

    Để tôi cung cấp thông tin cho bạn luôn là tên lửa hành trình mà Trung Quốc trang bị cho H-6K chính là loại tên lửa CJ-10 copy từ tên lửa Kh-55 của Liên Xô trước kia với tầm bắn hơn 1,500km. Còn B-52H được trang bị loại tên lửa hành trình AGM-86 ALCM tầm bắn trên 1,100km. Loại tên lửa tầm ngắn hơn trang bị cho B-52H là AMG-142 Have-Nap thì cũng có thể bắn từ độ cao mà B-52H vẫn thường hoạt động tức 12,000 - 15,000m.Tuy nhiên dù là loại tên lửa nào, tầm bắn bao nhiêu nhưng nếu đã được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược thì cũng đồng nghĩa nó có thể phóng từ độ cao mà các máy bay này hoạt động. Vì vậy trần bay 17,500m của Su-30MKI/SM là cực kỳ quan trọng trong vai trò phòng không đánh chặn của nó.



  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Tớ thấy Kh-55 nó như này

    [​IMG]

    Chú ý cái thùng dầu phụ hoà nhập khí động bên dưới (phần màu bạc be ra phía dưới thân ấy) có thể vứt đi. Nhưng cái động cơ 36MT treo phía dưới thì không lẫn vào đâu được.

    [​IMG]

    Trong khi DH-10/CJ-10 nó như này. Cánh đuôi khác hoắc, động cơ đặt trong, tên lả ngắn hơn nhiều...

    [​IMG]

    Thì làm sao nói nó copy Kh-55 được hả lão @Russianfan ?

    Nói bọn Iran copy thì đúng hơn

    [​IMG]

    Chú @Hac_Cong_Tu đâu? Vô làm cái páo káo nghiêm túc gửi cán bộ phong trường coi nà nà...
    Lần cập nhật cuối: 27/11/2015
    hk111333, Hac_Cong_TuTRANGBAOLINH thích bài này.
  8. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Động cơ của con Kh-55 bình thường nằm gọn ở trong thân, khi bắn mới được đẩy ra ngoài. Con CJ-10 này gọi là copy có chỉnh sửa ;-)
  9. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    @kuyomuko đâu rồi nhỉ? Có phải khi takeoff cánh mũi đang ghìm đầu cô @Russianfan xuống đúng không? :-D
  10. tien1434

    tien1434 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    15
    Không mấy liên quan.
    Nhưng trong 30 phút, xuất hiện 3 lần máy bay quân sự di chuyển dọc theo biển hướng Thanh Hóa vào Nghệ An.
    Đây không phải là lộ trình bay thông thường của các máy bay quân sự ở khu vực này.
    TRANGBAOLINH thích bài này.

Chia sẻ trang này