1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Panda_pink

    Panda_pink Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2014
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    283
    Crưm giờ chỉ còn mấy tay khóc thuê lải nhải :D Nga rất tinh vi khi núp dưới chiêu bài nhân quyền, ly khai.... y chang Mỹ đã và đang làm ở nhiều nơi. Chừng 1 năm nữa, miền Đông Ucraina an bài, cắc chắn là khôgn độc lập, nhưng có quy chế khác hẳn các tỉnh khác, mọi việc sẽ đâu vào đó. Chỉ có Ucraina là thiệt thòi, tan tành dưới tay chính quyền sống bằng chiến tranh, viện trợ. TT U sẽ tìm mọi cách gây chiến, bất ổn để còn ăn vạ, xin xỏ. Hết nhiệm kỳ sẽ thấy.. Cả Mỹ Âu lân tiếng vụ Ucraina, nhưng xót thướng gì dân U? giúp cho em nó đóng tròn vai Chí...

    Quay lại Sỷia, đừng so sánh Su24 với Crưm, bản chất có thể giống nhau nhưng kết quả rất khác nhau. 1 đàng là lớn hiếp bé, đàng này là bé giỡn mặt lớn.
    Thổ đã vung đao lấy số má, có số rồi. Nhưng giang hồ lớn khu này có bảo kê nổi cho mấy thằng em dại bắn phi công? hay lại gây phiền phức thêm vì ngày ngày KQ Nga nó lock máy bay Âu Mỹ, bay đánh IS xưa giờ chỉ báo cho nhau, giờ phải bàn kỹ kẻo bắn nhầm. Thổ có số má rồi thành ra chỉ ở nhà, phi công cất cánh bay trong nước cũng có cảm giác rất yomost khi lúc nào cũng nằm trên cò súng S400, Su30? Nga nó công khai dồn lực hỗ trợ Assad, nhường phần đánh IS cho Pháp, cho Mỹ, Thổ có dám bay qua hỗ trợ đàn anh ?
  2. sunny03k2

    sunny03k2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    485
    Đã được thích:
    110
    Các bạn đừng đòi loại bỏ các thanh niên đối lập làm gì. đây nó là cái xã hội thu nhỏ thôi mà. có thành phần trí thức thì phải có cặn bã. Người yêu nước thì cũng có bất mãn. Lãnh đạo thì cũng theo mô hình Đông Lào thôi. dựa vào phân loại các bác cũng biết ai ở nhóm nào. cứ thế phấn đấu tranh luận và thông tin vấn đề trung đông thôi. xa đà với cặn bã và bất mãn làm gì.
    Tifavn, BaoSoViet, miaki014 người khác thích bài này.
  3. Lefan_1

    Lefan_1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    1.699
    NamtuocLexusGX460RapidArrow thích bài này.
  4. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    1 bài viết mang hơi hám Nga trả tiền up lên rồ khủng bố đọc cho vui thôi nhe .
    Bọn sĩ quan thổ nghiêm trang chào thi hài người anh hùng Nga khi được mang lên máy bay về với quê mẹ .
    Thổ Nhĩ Kỳ mau chóng xuống nước trước đòn trả đũa của Nga
    Không nhận được sự ủng hộ như kỳ vọng của NATO, lại bị Nga điểm trúng yếu huyệt, Thổ Nhĩ Kỳ có những động thái nhượng bộ đáng kể.
    [​IMG]
    Thổ Nhĩ Kỳ trao trả thi thể phi công Su-24 bị phiến quân sát hại cho phía Nga. Ảnh:Reuters

    Chỉ hai ngày sau khi hùng hồn tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có quyền bắn hạ máy bay Su-24 của Nga để "bảo vệ không phận" và Nga đang "đùa với lửa", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bỗng bày tỏ "đau buồn sâu sắc" và mong ước rằng sự việc trên đã không xảy ra.

    Hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng máy bay quân sự chở thi thể của phi công bị phiến quân người Turk sát hại khi đang nhảy dù về trao trả cho Nga. Các chuyên gia phân tích cho rằng những lời nói và hành động này của ông Erdogan là sự "xuống thang" đáng kể, thể hiện vị thế bị cô lập của Thổ Nhĩ Kỳ sau hành động nhấn nút phóng tên lửa bắn Su-24 Nga.

    Trong bài phân tích đăng ngày 30/11, tờ Daily Times của Pakistan cho rằng có vẻ như những hành động đầy quyết đoán của Tổng thống Nga Vladimir Putin sau thảm kịch đã có những tác động tức thời lên thái độ của giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và cả các đồng minh NATO.

    Theo đó, những phản ứng ngoại giao rất quyết liệt nhưng được đánh giá là "có chừng mực" của Nga đã khiến dư luận thế giới nhìn nhận Nga như một nạn nhân, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang hành xử như một "kẻ bắt nạt hàng xóm". Với tuyên bố có thể rút khỏi liên minh chống IS, Nga đã cho cộng đồng quốc tế thấy rằng hành động "khiêu khích có chủ ý" của Ankara đang có nguy cơ phá hoại nỗ lực đoàn kết quốc tế để chống lại tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất hiện nay.

    Không cần dùng đến các biện pháp trả đũa quân sự đầy mạo hiểm, Nga đã có những đòn giáng trả vào đúng điểm yếu của Thổ Nhĩ Kỳ, đó chính là nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này.

    Sau khi chiếc Su-24 bị bắn hạ, Nga đã yêu cầu hàng triệu du khách nước này không tới Thổ Nhĩ Kỳ, khiến ngành công nghiệp không khói của Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức thiệt hại hàng triệu USD. Nga cũng ngừng chính sách miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ, hạn chế các hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ nước này.

    Giới phân tích cho rằng "đòn hiểm đánh đúng chỗ đau" của Nga đã khiến ông Erdogan cảm thấy thất thế, và chỉ còn biết dựa vào đồng minh NATO để chống đỡ. Nhưng chính các đồng minh NATO của Thổ Nhĩ Kỳ lại tỏ ra hờ hững, thậm chí còn quay sang bắt tay chặt hơn với Nga để chiến đấu chống IS, đẩy Ankara vào thế bị cô lập.

    Thân cô thế cô

    Theo bình luận viên Patrick J. Buchanan, cựu giám đốc truyền thông Nhà Trắng, hành động của ông Erdogan đã đẩy NATO vào một tình thế vô cùng khó xử khi phải lựa chọn giữa một bên là bảo vệ đồng minh, một bên là nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga. Sau những lời kêu gọi phần nào thể hiện tính trung lập ban đầu, NATO đã gần như quay lưng với Thổ Nhĩ Kỳ để hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố.

    Hôm 26/11, hai ngày sau khi chiếc Su-24 bị bắn rơi, Tổng thống Putin và người đồng cấp Pháp Francois Hollande đã nhất trí chia sẻ thông tin về các mục tiêu ở Syria và khẳng định "chỉ không kích những kẻ khủng bố". Ông Putin nhấn mạnh rằng Nga "đã sẵn sàng hợp tác" với liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu.

    Một trong những người có công lớn biến nguy cơ đối đầu với Nga thành cơ hội lớn hơn bao giờ hết để diệt IS chính là ông Hollande, người cho rằng mục tiêu chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria không thể bị cản trở bởi hành động bắn hạ Su-24 của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Ngày 28/11, tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng Mỹ đã tìm cách gây sức ép để buộc Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn hoàn toàn dòng chảy chiến binh nước ngoài đến gia nhập IS. Một quan chức cấp cao Mỹ tuyên bố: "Quá đủ rồi. Đây là một mối đe dọa quốc tế, và nó đang đi vào từ Thổ Nhĩ Kỳ, rồi đi ra từ Syria".

    Chuyên gia phân tích Semih Idiz của tờ al-Monitor cho rằng hành động bắn hạ Su-24 Nga của Thổ Nhĩ Kỳ là một phần trong nỗ lực bảo vệ phiến quân người Turk được Ankara hậu thuẫn đang hoạt động ở biên giới phía bắc Syria. Thế nhưng, nỗ lực này của Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như đã phản tác dụng, và giờ đây họ phải khoanh tay đứng nhìn phiến quân người Turk hứng chịu những cuộc không kích dữ dội của Nga.

    "Khi hào hứng về quyết tâm và khả năng quân sự bảo vệ phiến quân người Turk của Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ bắn Su-24 qua đi, họ tập trung vào những động thái ngoại giao của NATO. Trái với kỳ vọng của họ, NATO lại kêu gọi các bên xuống thang", ông Idiz viết.

    Theo chuyên gia này, các thành viên chủ chốt của NATO, đặc biệt là những nước đã và đang phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố cao như Pháp, Đức, đã tỏ ra mệt mỏi với "hành động ủng hộ phiến quân" của Thổ Nhĩ Kỳ, và mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria càng sớm càng tốt.

    "Không nhận được sự ủng hộ như kỳ vọng của các đồng minh NATO, Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây gần như không thể bảo vệ được phiến quân người Turk trước chiến dịch quân sự của Nga và quân đội Syria, khiến giấc mơ xây dựng một lực lượng chính trị người Sunni mạnh trong khu vực này của Ankara coi như đã tiêu tan", chuyên gia Idiz nhận định.

    Chuyên gia phân tích Trung Đông Cengiz Candar thì coi Thổ Nhĩ Kỳ là "đứa trẻ mới lớn ngỗ ngược" trong khối NATO. Với việc Tổng thống Obama đang ở giai đoạn cuối của nhiệm kỳ, Mỹ sẽ không muốn có bất cứ can dự quân sự trực tiếp nào ở Syria. Bởi vậy khả năng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi NATO ủng hộ mình bằng hành động quân sự là không thể xảy ra.

    "Với những hành động của nhà lãnh đạo cao nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đang tự dồn mình vào chân tường, khi bị Nga dồn ép quyết liệt về ngoại giao và kinh tế, trong khi đồng minh NATO không thể hiện quan điểm ủng hộ mạnh mẽ", bình luận viên Pinar Trembley của al-Monitor nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: RIA

    Trí Dũng
    BaoSoViet, miaki01, engkhoi5 người khác thích bài này.
  5. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    1 răng quá ngầu luôn =P~=P~=P~
    Nga cứu được phi công Su-24 nhờ... phiến quân cãi nhau
    TTO - Phía Thổ Nhĩ Kỳ muốn bắt phi công Konstantin Murakhtin làm tù binh, còn phiến quân Turkmen muốn giết. Cuộc tranh cãi này đã cho đội giải cứu gồm lực lượng chung Nga-Iran và Syria có thời gian giải cứu.
    [​IMG]
    Phi công Konstantin Murakhtin - Ảnh: 9news.com.au

    Thông tin này được một sĩ quan giấu tên của Syria tiết lộ với nhà báo kiêm nhà phân tích chính trị Iran Emad Abshenas. Theo SputnikNews, sĩ quan này đang ở Latakia (TP thuộc Syria) và có toàn bộ thông tin về cuộc giải cứu phi công Nga.

    Theo đó, cuộc giải cứu do tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds (cánh vũ trang nước ngoài của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran - IRGC), thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy.

    Tướng Soleimani đã tập hợp một đội giải cứu gồm 18 thành viên tinh nhuệ thuộc lực lượng đặc nhiệm Syria cùng sáu tay súng của phong trào Hezbollah hiểu rõ địa hình khu vực phi công Murakhtin đáp xuống.

    18 người này chịu trách nhiệm trực tiếp giải cứu Murakhtin, trong khi Nga hỗ trợ về tình báo và trên không.

    Ngay khi đội giải cứu đến tiền tuyến, máy bay Nga đã không kích ồ ạt nhằm đẩy lui lực lượng phiến quân, mở đường cho đội giải cứu tiến vào khu vực do phiến quân kiểm soát.

    Theo quan chức nói trên, đội giải cứu đã nhận được thông tin tình báo cực kỳ chi tiết về mọi diễn biến xung quanh, ngay cả chuyển động của một con kiến trong khu vực hàng trăm mét. Do đó không chỉ cứu được Murakhtin, họ còn tiêu diệt toàn bộ quân khủng bố ở khu vực.

    Ngoài ra còn có yếu tố may mắn. Đó là vào lúc diễn ra cuộc giải cứu, phía Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân Turkmen bận tranh cãi về việc nên làm gì với phi công Nga.

    Phía Thổ Nhĩ Kỳ muốn bắt ông ta làm tù binh và dùng để mặc cả trong các cuộc đàm phán với Nga. Tuy nhiên phiến quân muốn giết chết ông này như kiểu phi công Jordan từng bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt và thiêu sống hồi cuối năm 2014.

    Cuộc tranh cãi này đã cho đội giải cứu có đủ thời gian để cứu phi công Nga. Toàn bộ đội giải cứu sau đó trở về căn cứ an toàn.

    [​IMG]
    Tướng Qassem Soleimani của Iran - Ảnh: Mirror
    Cũng theo nguồn tin trên, Điện Kremlin liên tục được thông báo về cuộc giải cứu. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng được nói là đã theo dõi chặt chẽ chiến dịch giải cứu qua đường truyền vệ tinh.

    Cuộc giải cứu diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc Su-24 của Nga hôm 24-11 do "xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ", tuy nhiên Nga phủ nhận.

    Phi công Murahtin sau khi được cứu cũng nói họ không bay vào Thổ Nhĩ Kỳ và cũng không nhận được bất kỳ cảnh báo nào trước khi bị bắn như tuyên bố của Ankara.

    MINH ANH

    BaoSoViet, miaki01, newbiess2 người khác thích bài này.
  6. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Rất mong số xe này sớm tràn vào lãnh thổ Syri tiêu diệt quân Assad và quân Nga giải phóng dân tộc ôn vật và is đang bị Asad và Nga chà đạp nhân phẩm . =))
  7. filber70

    filber70 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2015
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    2.735
    Nhà văn Nga Prokhanov: YÊU CẦU CÁC PHI CÔNG NGA PHẢI XIN LỖI TỔNG THỐNG THỔ ERDOGAN!

    [​IMG]

    "Tôi cho rằng các phi công Nga có nghĩa vụ xin lỗi Erdogan"- Chính trị gia Xô viết và Nga, nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động xã hội; thành viên của Ban Thư ký Liên minh các nhà văn Nga đã viết công khai trên trang web của mình.
    Ông nói thêm: "Hãy tha thứ cho chúng tôi, Erdogan".

    VÀ LỜI XIN LỖI ĐÓ PHẢI ĐƯỢC VIẾT THẲNG TRÊN NHỮNG QUẢ TÊN LỬA!

    http://zagopod.com/blog/43313100583/Prohanov-trebUyet-u-lyotchikov-izvinitsya-pered-Erdoganom
    TNT_NTN, BaoSoViet, conag9 người khác thích bài này.
  8. mikien

    mikien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    199
    Có nghĩa là chắc chắn bị bỏng đó cụ trẻ ạ!
    Lefan_1 thích bài này.
  9. kuhoang0512

    kuhoang0512 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2010
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    681
    Thỗ nên dạy cho Nga thêm vài bài học nữa... Để cho anh Tin phải biết thế nào là dám thi "Gan" cùng tuế nguyệt...Tiến lên Thỗ, dạy cho bọn Nga những bài học nhớ đời...đánh tan quân xâm lược Nga giúp Sỷria giải phóng độc tài nào :-D:-D:-D
  10. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Các gương mặt chính trị trên phần đất đế quốc Ottoman một thời khi giáp mặt với Tsar mới của đế quốc Nga:
    Anh Sà cạc reo rắc tư tưởng chống Nga đi khắp thế giới: "Nhìn xem bé hạt tiêu làm được gì với Gấu nhé!"
    [​IMG]

    ... và khi nằm dưới vuốt Gấu
    [​IMG]

    Anh Đồ gàn: "tụi bây nhát quá! Để anh! Kiiii...ai...ai! Gấu đâu?"
    [​IMG]

    ... Và khi Gấu quay lại
    [​IMG]

    Cô nào tinh mắt thử coi có phải anh Đồ gàn đang mút cà vạt không nhé?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này