1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Có lẽ vừa được viện trợ thêm từ Thổ sang mà Rebels hôm qua có nhiều TOW bắn quá . TOW đã trở lại và lợi hại hơn xưa thổi bay cả T-90 :-D
    Quân xâm lược Assad hay tụ tập ngoài trời bao nhiêu lần ko rút ra kinh nghiệm . TOW lại phải thịt hết

    Tại Aleppo 1 xe tăng bị phá hủy ko rõ loại gì

    Một xe ủi đất cũng bay cháy nốt
    Lefan_1, ChuyenGiaNemDaRapidArrow thích bài này.
  2. pastsimple

    pastsimple Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    388
    THỔ NHĨ KỲ 'BẤN LOẠN' ĐỂ NÍU GIỮ ĐƯỜNG ỐNG KHÍ ĐỐT QATAR

    Khi chiếc Su-24 bị bắn hạ, TT Nga #Putin cảm thấy 'bất ngờ'. Nhưng có lẽ đó là lời lẽ của một chính trị gia lọc lõi. Putin hẳn đã nhìn thấy sự 'kinh khủng' của TNK từ lâu nhưng cần phải có 'mồi' để nhử TNK ra khỏi 'chiếc ô NATO'.
    Vấn đề của TNK là gì? Để níu giữ hi vọng cho dự án đường ống khí đốt Qatar, chính quyền TNK đang làm tất cả những gì có thể, kể cả bắn hạ máy bay Nga và đưa quân chiếm đóng lãnh thổ Iraq. Nhưng câu hỏi lớn nhất là: liệu lợi ích từ dòng khí đốt Qatar có đủ lớn để TNK đánh ván bài 'một ăn cả ngã về không' như vậy ko?


    [​IMG]
    TNK TUYÊN BỐ KHÔNG RÚT QUÂN KHỎI IRAQ. TNK đang dần tự biến mình thành kẻ thù của các láng giềng, từ Armenia, Iran, tới Nga, tới Syria và nay là Iraq. Trong xung đột với Iraq, TNK vẫn tuyên bố cứng cỏi rằng không rút quân khỏi Iraq, bất chấp tối hậu thư mà CP Iraq đưa ra.
    Tại LHQ, Iraq, với sự hậu thuẫn của Nga, cũng đang yêu cầu HĐBA mở phiên thảo luận về vấn đề TNK chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ Iraq.
    Các lý lẽ của TNK cho tới nay chỉ cho thấy sự dối trá trắng trợn. Ban đầu là đưa quân vào Iraq để 'huấn luyện chống khủng bố', sau đó là đưa quân vào để 'bảo vệ cố vấn quân sự Thổ đang... huấn luyện chống khủng bố'. Nhưng TNK không thể trả lời câu hỏi của Iraq, là tại sao 'làm việc chính đáng mà lại dấu giếm và không thông báo cho chính phủ Iraq'. TNK thậm chí còn bịa đặt việc được Iraq cho phép đưa quân vào.
    Nhưng tất cả đã rõ. Chống khủng bố chỉ là ngụy biện. Làm sao có chuyện TNK vừa hỗ trợ khủng bố, vừa chống khủng bố được? Sự hiện diện của quân Thổ ở Iraq, không gì khác hơn là nhằm thực hiện 'kế hoạch B' của dự án khí đốt Qatar dẫn vào châu Âu (với Qatar là nhà đầu tư và Mỹ là nhà thầu và TNK là trung gian và điểm tiêu thụ).
    TNK SẼ GÂY CHIẾN TRANH NGUỒN NƯỚC ĐỂ ĐÁP TRẢ IRAQ Các nhận định nói TNK sẽ không rút quân khỏi Iraq một cách dễ dàng. Phương án tệ nhất là TNK sẽ công khai luôn bộ mặt quỷ dữ của mình khi gây chiến tranh với Iraq. Phương án 2 là sẽ nhờ Mỹ làm trung gian để đưa ra giải pháp thỏa hiệp, bởi nói gì nói thì CP Iraq vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ Mỹ và hơn nữa Mỹ có thể đem lá bài người Kurd ra để dọa nạt Iraq.
    Phương án 3 thì TNK sẽ gây chiến tranh nguồn nước, bằng cách đóng cửa thượng nguồn 2 con sông Euphrates và Tigris- điều này sẽ khiến Iraq 'khát nước nghiêm trọng'. Đây không phải là phương án tệ vì vấn đề nguồn nước cũng rất quan trọng đối với Iraq.


    [​IMG]
    NGA SẼ CAN THIỆP NHƯ THẾ NÀO? Có thể nói, Nga đang âm thầm tấn công tổng lực TNK, đúng như tuyên bố của Putin rằng 'thật ngây thơ nếu ai đó nghĩ rằng Nga sẽ cho qua vụ Su-24'.
    Một trong những ngón đòn mà Nga có thể tung ra bất kỳ lúc nào, đó là 'đóng cửa đường ống khí đốt dẫn vào TNK'. Nên nhớ, TNK tiêu thụ khí đốt Nga chỉ thua có Đức, và nếu mất đi nguồn từ Nga, TNK sẽ ngay lập tức 'rối loạn'. Dù Thổ mạnh miệng nói sẽ thay thế bằng các nguồn khác, nhưng nó cũng sẽ giống như tình cảnh Ukraine. TNK liệu có chịu nổi việc nhập khí hóa lỏng từ Qatar với mức giá đắt hơn 3 lần?
    Tất nhiên, Nga cũng chẳng có ý 'đuổi cùng giết tận' TNK. Mục tiêu của Nga chỉ đơn giản là muốn TNK phải TỪ BỎ VÁN BÀI SYRIA. Đó là điều kiện tiên quyết. Nga muốn TNK phải chấm dứt hoàn toàn việc can thiệp vào Syria bằng hình thức tài trợ cho khủng bố/ thánh chiến, kể cả việc buôn dầu lậu.
    Nếu TNK cam kết bỏ Syria, Nga có thể để cho TNK có một 'lối thoát' nhỏ ở... Iraq. Và TNK có thể vẫn còn hi vọng níu giữ đường ống Qatar. Nếu không, TNK sẽ mất tất. Thử tưởng tượng xem phương Tây sẽ rủ bỏ TNK như thế nào khi nó không hoàn thành được nhiệm vụ: phế bỏ chính quyền Syria để mở đường cho đường ống khí đốt Qatar vào châu Âu.
    >>> https://t.co/deHqte1oYN >>> https://t.co/GFCiWsa1u1 >>> https://t.co/0JcFFUYwJH >>> https://t.co/xCD3xmGzgw
    Massu, engkhoi, BuiAQ7 người khác thích bài này.
  3. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    http://cand.com.vn/The-gioi-24h/Khong-quan-Tho-Nhi-Ky-lai-tuan-tra-gan-bien-gioi-Syria-375462/
    F-16 của Thổ tiếp tục tuần tra biên giới Syria , máy bay nga mà xâm phạm lãnh thổ tiếp là rụng ngay tức khắc :-D
    arrow2, Lefan_1, ChuyenGiaNemDa1 người khác thích bài này.
  4. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    trung_cadan thích bài này.
  5. ISKANDER

    ISKANDER Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2015
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    113
    Lần cập nhật cuối: 08/12/2015
    Massu, ngotuanlopbopp thích bài này.
  6. pastsimple

    pastsimple Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    388
    Tình hình Trung Đông chi nhánh Thế Giới.

    Chính thức: Đại sứ quán Israel tại Việt Nam lý giải tại sao S-400 im lặng trước F-16 Israel !

    Bài này Ad lấy nguyên văn từ thông cáo trên Facebook của Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, không thêm bớt 1 dòng. Đây có thể coi gần như là câu trả lời chính thức cho câu hỏi dậy sóng cộng đồng thời gian qua ! Mời các bạn đọc và bình:

    Theo Aljazeera “Putin and Netanyahu: Minds alike over Syrian skies” (Thỏa thuận của Putin và Netanyahu trên bầu trời Syria): Kể từ cuộc gặp Nga-Israel trong tháng 9, tiếp theo là một hệ thống làm việc tham vấn chính trị và quân sự cấp cao đã được thành lập, cả ở cấp độ quân sự và tình báo hoạt động.

    "Quy tắc của trò chơi" đang được chơi bởi Netanyahu và Tổng thống Putin tại Syria tiếp tục được cải tiến và mở rộng. Những "quy tắc của trò chơi" bao gồm những điều sau đây:

    Moscow chấp nhận yêu cầu của Israel để phản đối việc tạo ra một “mặt trận thứ hai” trên cao nguyên Golan của Iran và Hezbollah và chấp nhận hoạt động quân sự tiếp tục của Israel để ngăn chặn điều này. Moscow công nhận và chấp nhận tự do hành động của Israel trước mọi nguồn cung vũ khí từ Syria cho Hezbollah.

    Như vậy là đã rõ, hệ thống phòng không hiện đại S-300, S-400 của Nga không nhắm vào không quân Israel.
    Mặc dù Iran là đồng minh của Nga trên mặt trận Syria nhưng Nga không cùng lợi ích với Iran-Hezbollah, do đó Nga không can thiệp vào việc Iran-Hezbollah làm gì với Israel và ông Assad cũng không đến nỗi ngốc khi lo chống quân khủng bố để giữ chính quyền chưa xong lại đòi gây họa với Israel.
    [Bunny-ST từ FB Đại sứ quán Israel]
    [​IMG]
    Massu, BuiAQkuyomuko thích bài này.
  7. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    arrow2, RapidArrowLefan_1 thích bài này.
  8. phatloc6868

    phatloc6868 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2015
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    514
    Aleppo province
    Damascus area
    Massuquankhunamdong70 thích bài này.
  9. pastsimple

    pastsimple Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    388

    Tình thế đảo ngược, Pháp đành công nhận Putin là "bạn chí cốt"

    Nga và Pháp đã và đang gác sang một bên những mâu thuẫn để hàn gắn mối quan hệ thân thiết khi xưa kể từ sau vụ khủng bố Paris 13/11, tạp chí Le Point nhận định.
    Theo Le Point, dù còn nhiều điểm bất đồng trong chính sách, Nga và Pháp chưa từng bỏ ngỏ mối quan hệ song phương giữa hai nước. Và kể từ sau vụ khủng bố do Nhà nước Hồi giáo (IS) thực hiện tại kinh đô ánh sáng, Paris và Moscow đã xích lại gần nhau thấy rõ.

    Trong số ra mới nhất của tạp chí này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trên trang bìa cùng với dòng chữ: "Putin - Người bạn mới của chúng ta"

    Trang bìa số mới nhất của tạp chí Le Point

    Trong nội dung bài viết của mình, tạp chí này nhấn mạnh, có thể nói ông Putin chính là người bạn tốt nhất của Pháp vào thời điểm này, kể từ sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ngày 13/11.

    Cụ thể, hiện nay, Paris đã quyết định sẽ "làm ngơ" tình hình Crimea và Ukraine, đồng thời tạm chấp nhận lập trường ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad của Nga. Bên cạnh đó, Moscow cũng tạm cho qua thương vụ Mistral, cũng như những lệnh trừng phạt đang bị Paris áp đặt.

    "Ukraine? Sự ủng hộ tuyệt đối cho Bashar Assad? Lập trường anti-châu Âu? Tất cả đều được Điện Elysee quên đi trên danh nghĩa chống khủng bố" - tạp chí này viết.

    Le Point ghi nhận, sau ngày xảy ra vụ khủng bố tại Paris, Tổng thống Putin đã lệnh cho tư lệnh Hải quân Nga lập tức liên lạc với tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle ở Địa Trung Hải.

    Ngoài ra, các lực lượng tình báo Nga và Pháp mỗi bên đều đã "bật đèn xanh" cho bên còn lại để có thể chia sẻ thông tin thu thập được về tình hình Syria.

    Tạp chí này cũng phân tích, các quan chức Pháp từ lâu đã nhận ra rằng nước này không thể hoàn toàn "bẵng" đi đối thoại với Nga.

    Điển hình là trong năm 2013, khi lệnh trừng phạt còn chưa được áp dụng, Pháp là quốc gia đứng thứ 8 trong tỉ trọng hàng xuất khẩu sang Nga, còn Nga là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Pháp.

    Hiện nay, tuy Moscow và Paris vẫn chưa thể nhìn cùng một hướng trong nhiều vấn đề đối ngoại, nhưng cả hai đều hiểu thế mạnh của nhau.

    Điều này, theo Le Point, có thể thấy qua việc Nga lựa chọn Pháp là đối tác hợp tác phát triển kĩ thuật quân sự thay vì Mỹ, Anh, hay thậm chí Trung Quốc, một cường quốc quân sự mà gần đây ngày càng tỏ ra "gần gũi" với Nga.

    Trong khi đó, Le Point nhận định, Paris tin Nga mới là nước đang nắm thế thượng phong tại Syria, chứ không phải Mỹ, đồng thời các quan chức điện Elysee cũng hiểu rằng nội chiến tại quốc gia Trung Đông này sẽ không thể được giải quyết nếu thiếu vắng Moscow.

    Do đó, có thể nói mục tiêu chung chống lại IS đã lật ngược ván bài địa chính trị, khiến hai quốc gia vốn có nhiều mâu thuẫn phải tạm gác bất đồng để theo đuổi những chính sách thực dụng hơn và đôi bên cùng có lợi, nhất là trong bối cảnh một cuộc chiến như tại Syria hiện nay.

    http://soha.vn/quoc-te/tinh-the-dao...an-putin-la-ban-chi-cot-20151208184255339.htm
    engkhoi, BuiAQ, kachiusa072 người khác thích bài này.
  10. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.511
    Đã được thích:
    3.611
    Bạn bè kiểu Nga thì cười không ngậm được mồm
    Lefan_1ChuyenGiaNemDa thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này