1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. miaki01

    miaki01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2015
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    276
  2. Blockbuster01

    Blockbuster01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Bài viết:
    1.505
    Đã được thích:
    4.597
    Câu chuyện phiếm cuối năm. Xe TT đi 120km giờ nhìn thấy thằng nhảy cầu. Chắc nó điện thoại cầu cứu ổng chạy ra
  3. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Theo như tôi biết mấy chiếc đầu mua của do thái những chiếc sau mới lắp ráp ở nga . Những chiếc sau tiếng nga nhưng mấy chiếc đầu chắc chắn tiếng Anh rồi .
    http://lenta.ru/news/2011/05/25/uavs/
    Lần cập nhật cuối: 28/12/2015
    Lefan_1ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  4. Fallschirmjaeger

    Fallschirmjaeger Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    323
    cái tin này có xác thực ko vậy các cụ ?
  5. pastsimple

    pastsimple Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    388
    Mỹ thừa nhận chiến dịch của Nga tại Syria hiệu quả
    Sau 3 tháng Nga điều lực lượng tới Syria tiến hành các chiến dịch chống khủng bố, giới chức Mỹ cũng như các nhà phân tích quân sự thừa nhận Mátxcơva đang đạt được các mục tiêu đề ra với chi phí thấp, và có thể duy trì chiến dịch thêm nhiều năm.
    [​IMG]Chiến đấu cơ Su-30SM của Nga hạ cánh tại một căn cứ không quân gần Latakia, Syria. (Ảnh: AFP)
    Những đánh giá trên được đưa ra bất chấp những tuyên bố công khai của Tổng thống Mỹ Obama và giới chức Washington rằng, Nga triển khai chiến dịch với mục đích chủ yếu là hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad và sẽ gặp khó khăn về chi phí. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thậm chí từng tuyên bố sự can thiệp của Nga “chắc chắn sẽ thất bại”.

    “Tôi cho rằng không có gì để bàn cãi việc chính quyền Assad, với sự hỗ trợ quân sự của Nga, có thể đang trong trạng thái tốt hơn trước”, một quan chức cấp cao giấu tên trong chính phủ Mỹ khẳng định. Ngoài người này còn có 5 quan chức khác được hãng tin Reuters phỏng vấn có cùng quan điểm rằng chiến dịch của Nga đến nay là thành công nhất trong khi có mức chi phí khá thấp.

    Dù vậy, giới chức Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, Tổng thống Putin có thể phải đối diện với vấn đề nghiêm trọng nếu sự can thiệp của Nga vào Syria tiếp tục kéo dài.

    Trên thực tế, kể từ khi các cuộc không kích diễn ra hôm 30/9, các lực lượng Nga chỉ chịu thương vong ở mức tối thiểu. Và bất chấp những khó khăn tài chính trong nước, chi phí cho chiến dịch tại Syria hoàn toàn trong tầm kiểm soát, với con số ước tính của các nhà phân tích vào khoảng 1-2 tỷ USD/năm. Ngân sách quốc phòng thường niên của Nga lên tới 54 tỷ USD, một quan chức tình báo Mỹ cho biết.

    Việc giá dầu sụt giảm đang ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Nga nói chung, nhưng đồng thời cũng giúp giảm chi phí chiến dịch quân sự của Nga, do chi phí nhiên liệu cho máy bay và tàu chiến ở mức thấp. Đồng thời, cuộc chiến cũng giúp Nga giải phóng kho bom thông thường, được cất trữ từ thời Liên Xô cũ.

    Tổng thống Putin từng tuyên bố mục tiêu chiến dịch quân sự của Nga đó là giúp củng cố chính quyền Assad, và giúp họ chống lại các nhóm khủng bố. Đến nay Syria cùng các đối tác Iran đã giành được một số thắng lợi quan trọng để giành lại lãnh thổ.

    [​IMG]Chính quyền Tổng thống Syria Assad đang được Nga hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả (Ảnh: Kremlin.ru)
    Sự can thiệp của Nga cũng chặn đứng đà tấn công của phe đối lập Syria, giúp lực lượng thân Assad thực hiện các cuộc phản công. Trước khi Nga nhập cuộc, giới chức Mỹ và phương Tây từng nhận định chính phủ của ông Assad có vẻ ngày càng bị đe dọa.

    Thay vì đẩy lùi phe đối lập, Nga có thể đang hài lòng với việc bảo vệ sự kiểm soát của chính quyền Assad với những khu vực tập trung đông dân cư then chốt, bao gồm những địa bàn có người thiểu số Alawite chiếm đa số, vị quan chức tình báo Mỹ nhận định.

    Nga cũng đang tranh thủ chiến dịch tại Syria để thử nghiệm các vũ khí mới trong điều kiện thực chiến, và tích hợp chúng vào các chiến thuật của mình. Họ cũng đang nâng cao hiệu quả hoạt động của các máy bay không người lái do thám không vũ trang, vị quan chức Mỹ cho biết. “Nga không hề bước vào cuộc chiến một cách mù quáng, và họ đang thu được những lợi ích từ chi phí bỏ ra”.

    Giành lợi thế ngoại giao

    Sự can thiệp của Nga dường như cũng đã giúp họ giành lợi thế trên bàn đàm phán. Trong những tuần gần đây, Washington đã đối thoại nhiều hơn với Mátxcơva để tìm một giải pháp cho cuộc chiến, trong khi tạm gác yêu cầu ông Assad phải ra đi ngay lập tức để mở đường cho quá trình chuyển tiếp chính trị.

    Ông Obama hôm 2/10 từng cho rằng Mátxcơva đang bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu ở nước ngoài và sẽ bị cạn kiệt nguồn lực cũng như khiến quân đội sa lầy. “Nỗ lực của Nga và Iran nhằm vực dậy chính quyền Assad và làm yên lòng dân chúng sẽ chỉ khiến họ bị mắc kẹt trong vũng lầy và không hiệu quả”.

    Mới đây hơn, hôm 1/12, người đứng đầu Nhà Trắng cũng tuyên bố Nga đang “bị sa lầy trong một cuộc nội chiến phe phái và gây tê liệt”.

    Giới chức Mỹ đến nay chưa từng cho biết họ định nghĩa sự “sa lầy” của Nga tại Syria là thế nào. Nhưng ông Obama từng đề cập đến hậu quả lớn khi Liên Xô cũ điều quân vào Afghanistan năm 1979 và đóng tại đây suốt 10 năm.

    Dù vậy, theo chính đánh giá của Washington, quân đội Nga hiện diện không nhiều tại Syria. Sự có mặt của họ chỉ bao gồm một cơ sở hải quân đã có từ lâu tại thành phố Tartus, một căn cứ không quân lớn gần thành phố cảng Latakia, và một căn cứ khác đang được mở rộng gần tỉnh Homs. Ngoài ra còn có một số điểm đóng quân nhỏ hơn.

    Ước tính có khoảng 5000 binh sỹ và nhân viên quân sự Nga tại Syria, bao gồm các phi công, nhân viên kỹ thuật mặt đất, tình báo, các đơn vị an ninh bảo vệ căn cứ và các cố vấn cho lực lượng chính phủ Syria.

    Thương vong của Nga tại Syria đến nay rất nhỏ, với con số chính thức chỉ có 3 binh sỹ tử trận. Ước tính của Mỹ cho rằng Nga có thể đã mất 30 người, nhưng ngay cả con số này cũng là rất thấp.

    Vasily Kashin, một nhà phân tích của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Mátxcơva, cho biết cuộc chiến Syria không gây ra áp lực tài chính nào cho Nga.

    “Toàn bộ dữ liệu hiện có cho thấy mức độ hoạt động quân sự hiện tại hoàn toàn không đáng kể so với tình hình kinh tế và ngân sách Nga”, Kashin nói. “Chiến dịch có thể tiếp tục ở cường độ hiện tại từ năm này qua năm khác”.
    Massufilber70 thích bài này.
  6. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...n-is-hung-chiu-tham-bai-o-ramadi-3334400.html
    Chiến dịch Ramadi nhờ liên minh Mỹ không kích , quân đội Iraq và dân quân Sunni việc loại dân quân Shia ra khỏi cuộc chiến lần này đã đem lại thắng lợi cho quân đội Iraq
    Lefan_1Massu thích bài này.
  7. chengBig

    chengBig Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2015
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    42
    Việt Nam hỗ trợ tăng cường vai trò của Nga trên trường quốc tế.

    Đây là tuyên bố ngày hôm nay của Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Bình Minh khi ông trả lời phỏng vấn hãng tin TASS.

    "Việt Nam ủng hộ Nga tiếp tục kiên quyết tăng cường vai trò của mình với tư cách là một cường quốc lớn trên thế giới có những đóng góp quan trọng vào việc duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới", — ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

    Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi một trong những sự kiện chính của năm 2015 là kỷ niệm Chiến thắng lần thứ 70 của nhân dân Nga.

    "Nhân dân Việt Nam và Nga rất gần về mặt tinh thần và trong lịch sử hai nước chúng ta có nhiều điểm chung — đó là đấu tranh anh dũng để bảo vệ Tổ quốc" — ông Phạm Bình Minh nói. "Ngày 9 tháng Năm mãi mãi đi vào lịch sử của nhân loại là Ngày Đại thắng của Hồng quân Liên Xô, nhờ đó thế giới đã được giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và hòa bình trở lại trên Trái đất", — ông Phạm Bình Minh nói.

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam gọi sự kiện mang tính bước ngoặt của năm trong quan hệ Nga-Việt là chuyến thăm Moskva của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hồi tháng Năm, khi ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham gia lễ kỷ niệm Chiến thắng lần thứ 70 trên Quảng trường Đỏ.
    http://vn.sputniknews.com/vietnam/20151228/1009152.html
    xin lỗi Mod bài này đán nhẽ ở bên box Nga nhưng iem theo dõi chủ đề thấy mấy bạn ghét Nga và Putin nên em xin pót bên này tí ạ.
    mình hỏi thật các bạn ghét Nga và Putin các bạn có thích điều này không? nếu các bạn không trả lời mình là các bạn dối bản thân các bạn.
    engkhoi, thanhvy6, HungSon12C71 người khác thích bài này.
  8. chengBig

    chengBig Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2015
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    42
    có lẽ Mỹ thu hồi điệp viên này chứ khôgn phải bắt làm tù binh vì Mỹ rất sợ tên này vào tay quân đội i rắc và tình báo Nga.
    http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h...c-don-tan-cong-cua-quan-doi-syria-611811.html
    bài báo hãng tin của i ran và tờ báo lá cải VN thì khôgn nên tin các bạn nhỉ?
    Massupolite people thích bài này.
  9. chengBig

    chengBig Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2015
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    42
    Mỹ bắt tay Nga và buông Syria?
    Một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria để tập trung tiêu diệt IS, quân khủng bố…là nhu cầu tất yếu của đôi bên Nga-Mỹ và phương Tây.

    Sau biến cố máy bay SU-24 của Nga bị bắn hạ thì phương Tây và Mỹ đã rút ra được 2 kết luận:

    Thứ nhất, khẳng định chắc chắn rằng, dùng biện pháp quân sự để lật đổ chế độ Assad là không thể. Thứ hai, nếu để tình trạng này kéo dài thì tại Syria liên minh 3+2, gồm Nga, Syria, Iran và Hezbollah, YPG người Kurd sẽ thắng.

    Đây là cơ sở để có kết luận này:

    Trước hết là gần 4 năm Mỹ, phương Tây, các quốc gia Ả rập như Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và IS đã tiến hành hoạt động quân sự nhưng vẫn chưa loại bỏ được Assad. Ngày 30/9/2015, Nga trực tiếp can thiệp quân sự vàoSyria theo đề nghị của chính phủ hợp pháp Syria.

    Hoạt động quân sự của Nga tại Syria khiến Mỹ-NATO bị sửng sốt, bất ngờ mà báo chí thế giới đã bàn tán, phân tích quá nhiều. Quyết tâm, ý chí, cộng với sức mạnh quân sự của Nga để đạt mục tiêu đề ra tại Syria đã chứng tỏ các lực lượng nổi dậy, khủng bố, IS dù được sự hỗ trợ, nuôi dưỡng của các thế lực bên ngoài cũng không thể là đối thủ của Nga.

    Việc xuất hiện của Nga tại Syria đã chấm hết ý tưởng dùng biện pháp quân sự để lật đổ Assad.

    [​IMG]

    Tương lai Syria chờ đợi cái bắt tay của hai vị Tổng thống?

    Một cơ sở khác dựa trên đánh giá tình thế, thế trận chiến trường Syria hiện tại.

    Có thể nói chắc chắn là trên vùng trời Syria hoàn toàn do không quân Nga làm chủ. Các lực lượng mà Nga coi là đối tượng tác chiến bị không kích suốt ngày đêm mà không có sự chống trả.

    Hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Zaman cho biết, do không quân Nga yểm trợ hỏa lực đường không và không kích vào khu vực Jabal al-Turkman liên tục không ngừng nghỉ, sức chống đỡ và chịu đựng của lữ đoàn quân nổi dậy người Syria gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Một người lính thuộc nhóm này đã phải thốt lên: “Hãy tin tôi đi, chỉ có thần thánh mới chịu được, sức chúng tôi đã cạn kiệt rồi”.

    Điều đó có nghĩa là lực lượng đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng mất hoàn toàn khả năng kiểm soát tuyến biên giới Syria Thổ Nhĩ Kỳ dài 911 km, chỉ còn lại một đoạn biên giới dài 90 km, đang nằm trong tay của IS. Khi tuyến biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ bị Nga và quân đội Assad kiểm soát thì lực lượng nổi dậy, khủng bố như bị cắt “động mạch chủ” và chỉ có 3 sự lựa chọn: chết, đầu hàng và tháo chạy ra nước ngoài là không phải bàn cãi.

    Quả thật, không có một lực lượng quân sự nào khi tác chiến, bị không quân các loại của đối phương tha hồ, thỏa mái, không bị giáng trả, cứ giã hết bom này đến bom kia vào đầu mà giành được chiến thắng.

    Hy vọng cho đối tượng tác chiến của Nga chỉ là liệu Nga có đủ sức kéo dài mãi hay không? Trả lời của Tổng thống Nga Putin đã làm họ tiêu tan hy vọng. Putin khẳng định rằng, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria tiêu tốn không bằng các cuộc tập trận lớn hàng năm của Nga và đây (tác chiến tại Syria) là cuộc tập trận có giá trị nhất. Rằng, sử dụng lực lượng, vũ khí trang bị của Nga tại Syria chưa phải là tất cả những gì Nga có…

    Như vậy, không thiếu bom đạn để dội xuống đầu quân khủng bố và không bị giáng trả (cho đến nay, Nga chỉ hy sinh 2 người lính trong vụ SU-24 bị bắn hạ) là 2 điều kiện để Nga không lùi bước, lung lay ý chí. Nga không bị áp lực nào.

    Nếu như Mỹ-NATO không can thiệp bằng không quân, lực lượng mặt đất, thì liên minh 3+2 thắng cuộc tại Syria chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng đáng tiếc là Mỹ-NATO không có ý tưởng đưa bộ binh vào Syria để đụng độ với lực lượng không quân – vũ trụ Nga. Hiện tại trên chiến trường Syria, lực lượng mặt đất mạnh nhất để chống lại IS và các loại khủng bố khác là quân Assad và liên minh của họ. Vì vậy sẽ không là chủ quan khi nói rằng thế trận tại Syria đang do liên minh 3+2 làm chủ.

    Nhưng Syria không phải là tất cả trong chiến lược Trung Đông của Nga cũng như của Mỹ - phương Tây, cho nên, tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria để tập trung tiêu diệt IS, quân khủng bố… là nhu cầu tất yếu của đôi bên Nga-Mỹ và phương Tây.

    Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến Moscow ngày 15/12, diễn biến quan hệ Nga-Mỹ có sự thay đổi có lợi cho Nga mà được coi như sự nhượng bộ lớn của Mỹ.

    Ngày 16/12 Mỹ rút toàn bộ 12 chiếc máy bay F-15 (dùng để chống Nga) khỏi Thổ Nhĩ Kỳ; Ngày 18/12, Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi Iraq và đồng thời HĐBA thông qua nghị quyết 2254 về Syria mà theo đó hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Nga.

    Sự đảo ngược chính sách của Mỹ về Syria đã chứng tỏ có sự thỏa thuận giữa Nga và Mỹ và cho thấy 3 thông điệp:

    1. Mỹ “nhường” chiến trường Syria cho Nga mặc sức tung hoành, đặc biệt là vùng biên giới phía Bắc giáp TNK. Điều này có nghĩa là ủng hộ sự can thiệp quân sự không giới hạn của Nga vào Syria.

    Hiện tại, những trận đánh đang diễn ra ở miền bắc Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có một tác động lớn trong việc định hình tương lai của Syria và cuộc xung đột bất tận của nó hơn bất kỳ nghị quyết của LHQ.

    Tham gia vào cuộc chiến đấu tại khu vực này là những lực lượng hỗn hợp rất lớn: Nga, quân đội chính phủ, Iran và Shiite Hezbollah, YPG dân quân người Kurd, hầu hết các nhóm phiến quân quan trọng, bao gồm cả các tổ chức Sunni cực đoan gắn với Al Qaeda, như Nusra Front và Ahram al-Sham, và IS.

    2. Nga và Mỹ không ưa việc khôi phục tư tưởng “Đế chế Ottoman” và muốn chặn đứng tham vọng địa chính trị nguy hiểm của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Nếu như bản đồ thỏa thuận vùng ảnh hưởng lực lượng người Kurd dưới đây là thật thì Thổ Nhĩ Kỳ coi như đã bị Nga và Mỹ loại ra khỏi bất kỳ sự xung đột nào tại Syria. Cả 2 dùng con bài người Kurd để kiềm chế sự “trỗi dậy” bá chủ Trung Đông của Thổ Nhĩ Kỳ…sau khi vùng ảnh hưởng dọc theo biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ bị Nga làm sạch và quản lý.

    [​IMG]

    3. Để có sự nhượng bộ của Mỹ thì tác động và hành động quân sự của Nga trên chiến trường Syria là quyết định, tuy nhiên, Mỹ là cường quốc số 1 thế giới nên chỉ nhượng bộ khi được chia sẻ lợi ích. Vì thế, Nga không thể không mất gì để có được một giải pháp hòa bình cho Syria theo quan điểm của mình. Nga đã công nhận “Quân đội Syria Tự do” FSA do Mỹ-phương tây hậu thuẫn là lực lượng đối lập để xích lại gần với phương Tây nhằm loại bỏ lực lượng khác do các nước Ả Rập hậu thuẫn… Sự nhượng bộ của Nga không chỉ trên vấn đề Syria mà bao gồm tiến trình hòa bình trong khu vực Trung Đông.

    Mỹ và Nga đã đều bắt đầu chiến dịch quân sự tại Iraq và Syria và cũng đã đến lúc phải tính phương cách kết thúc chiến dịch quân sự có lợi nhất.

    Kết thúc chiến tranh khó khăn hơn nhiều lần mở đầu chiến tranh.

    Theo Lê Ngọc Thống

    Đất Việt
    http://dantri.com.vn/the-gioi/my-bat-tay-nga-va-buong-syria-20151228163714399.htm
    mình biết bác Lê Ngọc Thống một phan cuồng Nga nhưng mình đưa lên đây cho các bạn tham khảo.

    lopbopp, MassuHezbola thích bài này.
  10. BaoSoViet

    BaoSoViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2015
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    395
    bỏ việc đi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này