1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhlam16783

    thanhlam16783 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2014
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    961
    Chắc cụ hiểu nhầm ý em.
    Phần đầu cái cmt đó, phần ko ghét Nga chỉ ghét pu bala bala đó là em trích dẫn của thà... lautrec :)
  2. chengBig

    chengBig Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2015
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    42
    thể hiện như một cái máy
    hiraly, ngotuan, honglanx1 người khác thích bài này.
  3. pastsimple

    pastsimple Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/10/2014
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    388
    Ngày 30/9/2015, Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria, Mỹ-NATO cười khẩy, rằng để xem “Nga tác chiến ra sao”.

    "Hoạt cảnh" thứ nhất!

    Quả thực, Nga đã "diễn" rất sâu và rất đạt tại chiến trường Syria, khiến cả thế giới bất ngờ, Trung Đông bị rúng động, còn Mỹ-NATO cũng bị sốc nặng.

    Trước hết là việc triển khai một lực lượng lớn gồm vũ khí, khí tài và nhân sự tại Syria mà các loại vệ tinh trinh sát, thông tin tình báo của Mỹ - NATO dù hết sức hiện đại và tinh nhuệ nhưng cũng gần như "mù". Mọi việc chỉ sáng tỏ khi Nga cố tính "phơi" hàng.

    Tiếp đến, Mỹ - NATO được tận mắt xem "màn trình diễn hết sức sinh động" của Nga gồm: tần suất ném bom của Không quân Nga; tên lửa hành trình Kalibr được phóng lên từ biển Caspian; máy bay TU-160 phóng tên lửa Kh-101,...

    Đồng thời, họ cũng được nếm mùi thế nào là "tác chiến điện tử hiện đại" với một đối thủ cứng cựa khi chứng kiến hệ thống tác chiến điện tử Nga triển khai tại Syria... Đến đây thì hoạt cảnh thứ nhất “Nga tác chiến ra sao?” đã làm cho Mỹ-NATO “mãn nhãn”…

    Người Nga đã chứng minh cho Mỹ-NATO thấy rằng không chỉ có Mỹ-NATO mới có khả năng tiến hành chiến dịch quân sự xa ngoài lãnh thổ mà Nga vẫn có thừa khả năng.

    Tổng thống Nga V. Putin đang có những nước đi khéo léo ở Syria và Iraq. Ảnh: Daily Beast.

    Không những thế, bằng việc sử dụng lực lượng máy bay chiến lược TU-160 phóng tên lửa Kh-101; sử dụng tàu chiến loại nhỏ phóng Kalibr, Nga còn buộc Mỹ-NATO phải thay đổi nhận thức về tác chiến tầm xa, thay đổi nhận thức về tác chiến hiện đại trên biển.

    Bằng việc sử dụng hệ thống phòng không hiện đại S-300, S-400 và tác chiến điện tử, Nga vẫn thừa sức lập ra một vùng cấm bay như Mỹ-NATO đã từng.

    Tuy nhiên, “tác chiến ra sao” trên chiến trường Syria chưa phải là khâu quyết định thành bại cho chiến dịch quân sự mà Nga đang triển khai.

    Quyết định thành bại của một chiến dịch quân sự hiện đại, dồn nén thời gian nếu như không có khả năng “đánh nhanh, thắng nhanh” thì phải có nguồn lực để duy trì chiến dịch cho đến khi đạt được mục tiêu đề ra.

    Trong khi đó, nước Nga đang ở vào một tình thế bị bao vây, cô lập, cấm vận trừng phạt, giá dầu sụt giảm…thì “tác chiến trong bao lâu” như là một sự thách đố ngạo nghễ của Mỹ-NATO dành cho Nga.

    Hai ngày sau khi Nga mở màn chiến dịch, 2/10, Tổng thống Mỹ khẳng định: “Bất kỳ ý định nào của Nga và Iran nhằm chống lưng ông Assad và làm yên dân chúng sẽ chỉ khiến họ sa lầy và không đạt được kết quả”.

    Hai tháng sau ông Obama vẫn khẳng định Nga sẽ "bị kẹt trong một cuộc nội chiến tê liệt và không có hồi kết".

    Như vậy, dù muốn hay không thì hoạt cảnh thứ nhất là Nga “tác chiến ra sao” cũng khiến Mỹ-NATO vốn lâu nay coi thường sức mạnh quân sự Nga chỉ mỗi dựa vào răn đe hạt nhân, phải choáng váng, lo sợ và “tâm phục khẩu phục”.

    Tiêm kích Su-30SM của Nga hộ tống "Thiên Nga trắng" Tu-160 bắn tên lửa hành trình Kh-101 diệt IS.

    "Hoạt cảnh" cuối cùng, kết thúc vở kịch

    Vấn đề còn lại là Nga “tác chiến được trong bao lâu và hiệu quả thế nào” là hoạt cảnh cuối cùng kết thúc vở kịch.

    Bởi lẽ, duy trì được tác chiến lâu dài nhưng hiệu quả thấp, nghĩa là càng đánh thì đối phương càng mạnh, không thay đổi được tình thế thì sự “lâu dài” sẽ trở thành thảm họa nếu như không muốn nói là sa lầy.

    Nhưng nếu tác chiến có hiệu quả khiến đối phường ngày càng bị tiêu diệt thì chiến thắng chỉ là vấn đề thời gian, duy trì được sự tấn công liên tục có hiệu quả thì tất yếu dẫn đến chiến thắng. Đó là logic thắng bại của bất kỳ chiến dịch quân sự nào.

    Tại sao Nga tác chiến có hiệu quả cao và tại sao Nga duy trì được tác chiến trong thời gian dài là 2 vấn đề chúng ta cần quan tâm.

    Không kích trong chiến tranh hiện đại muốn đạt hiệu quả thì ngoài việc sử dụng vũ khí công nghệ cao (vũ khí thông minh) thì khâu quyết định là phát hiện và chỉ thị mục tiêu chính xác.

    Phát hiện và chỉ thị mục tiêu bằng nhiều cách như bằng vệ tinh quân sự, tin tình báo…nhưng trong đó chỉ thị mục tiêu bằng trinh sát, quân báo, đặc nhiệm, của lực lượng mặt đất là rất quan trọng vì có độ tin cậy cao.

    Tại Syria, Mỹ-NATO đánh giá Nga trong tác chiến tỷ lệ sử dụng vũ khí công nghệ cao thì rất thấp là không sai.

    Nga chỉ dùng khi thực hiện các đòn “tấn công phẫu thuật”, vì đó là những loại vũ khí tốn rất nhiều tiền, ngoài ra Nga chỉ dùng bom thường bởi máy bay SU-24M, nhưng tại sao dù là bom thông thường mà hiệu quả vẫn cao?

    Các máy bay cường kích Su-24M của Không quân Nga tại Syria.

    Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ ném xuống hàng triệu tấn bom đạn nhưng hiệu quả không cao vì Mỹ rất khó phát hiện chính xác mục tiêu khi chúng được ngụy trang, bí mật…nhưng ở Syria, Nga có một lực lượng trinh sát chỉ thị mục tiêu ở mặt đất rất tin cậy.

    Vì thế không cần vũ khí công nghệ cao Nga vẫn bỏ bom trúng mục tiêu từ căn cứ huấn luyện…cho đến hầm ngầm sâu trong lòng đất.

    Mặt khác, lực lượng nổi dậy, khủng bố đang ở trong thế trận tấn công “tràn ngập lãnh thổ” lật đổ Assad nên không nghĩ đến việc đưa các căn cứ, kho tàng…vào trạng thái chống máy bay, vì thế, hậu quả tổn thất nặng nề là tất nhiên.

    Tổng thống Nga Putin tuyên bố, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria tiêu tốn không bằng các cuộc tập trận lớn hàng năm của Nga và đây (tác chiến tại Syria) là cuộc tập trận có giá trị nhất.

    Tổng thống Nga cho rằng, sử dụng lực lượng, vũ khí trang bị của Nga tại Syria chưa phải là tất cả những gì Nga có…

    Trong khi đó giới quân sự Mỹ, sau 90 ngày Nga không kích tại Syria đã buộc phải công nhận "Người Nga không mù quáng lao vào mớ bòng bong này, họ đang đạt được một số lợi ích ngoài những tổn thất nhỏ”.

    Giới chức Mỹ đã chỉ ra thực tế rằng Nga chỉ phải hứng chịu thương vong tối thiểu bất chấp việc nước này đã tiến hành 5.240 cuộc xuất kích kể từ khi bắt đầu chiến dịch đánh IS.

    Máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34 thực hành ném bom IS.

    Chi phí ước tính mà điện Kremlin phải bỏ ra cho chiến dịch ở mức khiêm tốn là từ 1 đến 2 tỉ USD/năm. Đây là con số hoàn toàn nằm trong khả năng của Nga bởi ngân sách quốc phòng hàng năm của Nga là 54 tỉ USD.

    Như vậy, nên nhớ rằng, tuyên bố của Tổng thống Nga và đánh giá của giới chức Mỹ không phải là chuyện đùa. Nó gây ra sự hoảng loạn, sụp đổ về tinh thần và ý chí của lực lượng đối lập, khủng bố các loại ở Syria mà hậu quả còn hơn cả một quả bom nguyên tử.

    Buông Syria để Mỹ-NATO lặp lại như Lybia, Iraq thì lập tức an ninh Nga bị đe dọa thách thức nghiêm trọng. Vì thế, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, chiến thắng không phải là phương án. Chiến thắng là bắt buộc.

    Một chân lý trong chiến tranh hiện đại là bên nào làm chủ vùng trời bên đó thắng và ngược lại.

    Không có một đội quân nào tấn công hay phòng thủ thắng lợi khi bị máy bay các loại của đối phương tha hồ, thỏa mái, không bị bắn trả, cứ giã hết loại bom này đến loại bom khác vào đầu.

    Chừng nào Không quân Nga làm chủ vùng trời Syria thì đối tượng tác chiến của nó chỉ có thể tồn tại 3 lựa chọn: chết, đầu hàng và tháo chạy ra nước ngoài.

    Hệ thống tên lửa phòng không được cho là S-400 của Nga triển khai tại Syria.

    Ngăn cản chiến thắng của Nga và liên minh trên chiến trường Syria, buộc Nga sa lầy…cách duy nhất là biến Su-30SM, S-300, S-400…của Nga đã triển khai thành đồ chơi trẻ con. Tuy thế, đến lúc này chưa ai dám thử.

    Đã đến lúc các thế lực thù địch của Nga hãy quên đi việc lật đổ chế độ Assad bằng quân sự. Đã đến lúc hãy quên chuyện đi, ở, của Assad, chuyện đó để người dân Syria quyết định.

    Thế trận của Nga là không thể đảo ngược, chỉ có thể tìm ra một giải pháp chính trị ổn định, hòa bình cho Syria.
  4. dangkymaikhongduoc

    dangkymaikhongduoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2014
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    179
    :))
    Phản tỉnh: Vũ khí cuối cùng của Putin

    [​IMG] Không còn vũ khí dầu lửa, khó khăn trăm bề buộc lòng nước Nga, giới tinh hoa Nga và cả ông Putin phải thức tỉnh, phải quyết liệt hơn trong yêu cầu cải cách. Cái khó buộc người Nga phải nhìn ra những khuyết tật cố hữu của nền kinh tế bị tổn thương trầm trọng sau chiến tranh lạnh.

    Ông Lê Văn Cương
    : Con bài dầu lửa là một vết đau của Putin và người Nga. Tước mất vũ khí dầu lửa là một đòn cực kỳ nguy hiểm đánh vào sức mạnh của nước Nga, đánh vào uy tín của nước Nga. Đây là cú đòn nặng nề nhất Mỹ và Phương Tây giáng vào Nga kể từ sau năm 1991.
    Trong khó khăn ngàn trăm bề buộc lòng nướcNga và giới tinh hoa Nga và cả ông Putin phải thức tỉnh, phải quyết liệt hơn trong yêu cầu thay đổi mô hình phát triển kinh tế. Cái khó buộc người Nga phải nhận ra rõ hơn những khuyết tật cố hữu của nền kinh vốn bị tổn thương trầm trọng sau 25 năm chiến tranh lạnh. Nếu không vượt qua được thì nước Nga sẽ thất bại; nếu không vượt qua được thì nước nga sẽ bị Mỹ và phương Tây không coi trọng.

    Ông Lê Văn Cương: Nếu như nước Nga trong vòng mươi năm tới mà không thay đổi được cấu trúc nền kinh tế thì nước Nga không chỉ có suy sụp đâu. Trước áp lực như vậy, chắc chắn Putin và giới tinh hoa Nga sẽ bừng tỉnh, sau một giấc ngủ dài.

    Ông Lê Văn Cương: Trong năm 2016 sẽ có mấy sự kiện lớn mà muốn dự đoán tiến trình thế giới thì chúng ta không thể bỏ qua. Đó là cuộc bầu cử ở Mỹ, tức là Tổng thống Obama và cộng sự trong nhà trắng của ông sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho vấn đề trong nước. Như vậy can dự của Mỹ vào các vấn đề khác được tính toán trên lợi ích quốc gia của Mỹ. Ở đây có dấu ấn cá nhân nữa. Ông Obama là Tổng thống đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với Cuba sau một thời gian dài bị gián đoạn. Bên cạnh đó, những diễn biến quanh T5+1 với Iran cũng được xem là thành công về ngoại giao của ông Obama. Vấn đề ở đây không phải là chương trình hạt nhân, mong muốn của chính quyền Obama là tiến tới bình thường hóa với Iran.
    Tôi hoàn toàn tin Syria sẽ có một giải pháp chính trị trong năm 2016. Tất nhiên điều này sẽ chưa được giải quyết toàn bộ nhưng cũng sẽ không căng thẳng, không quyết liệt như năm 2015.
    Trong năm 2016, Trung Quốc cũng chuẩn bị Đại hội lần thứ 19. Và ông Tập Cận Bình cũng có rất nhiều việc phải làm cả đối nội, đối đối ngoại, bận cả việc chính trị lẫn kinh tế. Ông Tập sẽ dành nhiều thời gian hơn lo toan việc trong nước nhất là sau khi đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ trợ cứu đặc biêt.
    28 nước châu Âu trong năm 2016 này vẫn tiếp tục gồng mình đối phó với dòng người nhập cư. Đây là tín hiệu cho thấy ông Putin sẽ tương đối yên ổn với cánh phía Tây. Và ông ấy sẽ có thể giành nhiều hơn để giải quyết vấn đề kinh tế trong nước.
    Tôi cũng cho rằng, trong năm 2016 trên bình diện chính trị, an ninh toàn cầu, đặc biệt thể hiện trong quan hệ các cường quốc lớn sẽ không quá căng thẳng, họ sẽ ở thế thủ hòa hoãn với nhau nhiều hơn, ít có cọ sát không cần thiết. Nếu như có khó khăn, thì sẽ được đẩy lùi sang năm 2017- năm mở đầu một chu kì mới cho quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc và Nga.

    Nga cứ chờ đấy mà tỉnh , còn ngủ dài dài:((:((:((đây là chính lời của cụ bang chủ cuồng Nga nói ra
    Rapid_Arrow, jun_leeLefan_1 thích bài này.
  5. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    852
    http://soha.vn/quoc-te/nga-bat-dau-...-ra-toa-do-khong-tra-no-20160101094531596.htm

    Nga bắt đầu các thủ tục kiện Ukraine ra tòa do không trả nợ

    Bộ Tài chính Nga tuyên bố Ukraine đã vỡ nợ đối với khoản vay 3 tỷ USD từ Nga và Moskva đã đề nghị công ty luật The Law Debenture Corporation bắt đầu các thủ tục tòa án cần thiết, với đơn kiện sẽ đươc nộp lên tòa án Anh.

    Thông cáo của Bộ trên có đoạn: "Ngày 1/1/2016, Bộ Tài chính Nga thông báo Ukraine đã không thanh toán tổng cộng 3,075 tỷ USD tiền nợ và dịch vụ đối với công trái chính phủ phát hành ra nước ngoài mà Nga sở hữu trong thời gian ân hạn đến 31/12."

    Ngày 17/12, Hội đồng quản trị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xác nhận khoản nợ trên là nợ chính thức của Ukraine đối với Nga, dù Kiev khăng khăng cho rằng đây chỉ là nợ thương mại.
    Sau đó 1 ngày, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố ngừng thanh toán cho Nga khoản nợ này.

    Điện Kremlin cho rằng như vậy trên thực tế, Ukraine đã vỡ nợ. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm 21/12 đã chỉ thị cho các Phó Thủ tướng Sergei Prikhodko, Igor Shuvalov thuê luật sư và chuẩn bị kiện ra tòa để thu hồi nợ của Ukraine.

    Ukraine nhận 3 tỷ USD từ Nga vào tháng 12/2013 khi ông Viktor Yanukovych còn giữ chức tổng thống Ukraine.

    Nga chuyển cho Ukraine khoản tiền này bằng cách mua công trái chính phủ Kiev phát hành ở châu Âu. Sau khi ông Yanukovych bị lật đổ, chính phủ mới của Ukraine tuyên bố từ chối trả 3 tỷ USD nếu Nga không chấp nhận xóa 20% khoản nợ này./.
    Massu thích bài này.
  6. daituong_th

    daituong_th Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2011
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    567
    Ngụy biện. Lại thích thể hiện trí tuệ siêu việt không bị tâm thần phân liệt ah?
    Bài báo đăng tin, tin hay không và tin như thế nào là ở mỗi người. Nêu ý kiến phản bác bị người khác bẻ, không bảo vệ chính kiến quan điểm mà lại đi làm ba cái tào lao. Làm mấy cái tào lao đó để làm gì vậy bạn? Có trách nhiệm tý trong lời nói và bài viết của mình đi. Đứng bên phe đối lập, thì hãy thể hiện quan điểm để người khác còn nể và tôn trọng. Đừng biến mình thành người ngoài hành tinh, có trí tuệ siêu việt không bị tâm thần phân liệt trong mắt người khác.
  7. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    852
    http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/281652/putin-duoc-gi-mat-gi-o-syria.html

    Putin được gì, mất gì ở Syria?
    31/12/2015 04:00 GMT+7

    Ba tháng sau khi can thiệp quân sự vào Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt được mục tiêu chính của ông là ổn định chính quyền Bashar al-Assad và có thể duy trì chiến dịch ở mức độ hiện tại trong nhiều năm với chi phí tương đối thấp.

    rên đây là sự thừa nhận của nhiều quan chức Mỹ cùng các chuyên gia phân tích quân sự mà hãng tin Reuters vừa trích dẫn đăng tải.

    Theo Reuters, đánh giá trên được đưa ra bất chấp những nhận định công khai của Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các trợ tá cấp cao rằng, ông Putin đã dấn sâu vào một sứ mệnh mà nước Nga sẽ phải chật vật chi trả và có nguy cơ thất bại.

    "Tôi nghĩ điều không thể tranh cãi là chính quyền Assad, với sự hậu thuẫn quân sự của Nga, đang ở một vị thế an toàn hơn trước kia", một quan chức cấp cao ở Washington bình luận.
    Có tới 5 quan chức Mỹ khác được Reuters phỏng vấn nhất trí rằng, sứ mệnh của Nga ở Syria đến nay là thành công với chi phí khá ít.

    Kể từ khi bắt đầu các cuộc oanh kích ngày 30/9, Nga chỉ phải nhận thương vong tối thiểu. Bên cạnh đó, bất chấp những khó khăn về tài chính trong nước, Moscow vẫn dễ dàng chi trả cho chiến dịch - mà giới phân tích ước tính khoảng 1-2 tỷ USD/năm. Theo một quan chức tình báo Mỹ, cuộc chiến này lấy tiền từ ngân sách quốc phòng hàng năm khoảng 54 tỷ USD của Nga.

    Putin cho biết, ông can thiệp vào Syria là nhằm bình ổn chính quyền Assad và giúp Damascus chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông phủ nhận cáo buộc của phương Tây và các nhóm đối lập ở Syria rằng Moscow ném bom cả các nhóm nổi dậy ôn hòa.

    Quyết định của nhà lãnh đạo Nga đã giúp quân đội Syria giành được một số thắng lợi về lãnh địa nhưng lại ngăn trở các cánh quân đối lập và tạo điều kiện cho lực lượng ủng hộ Assad giành thế chủ động tấn công. Trước khi Moscow can thiệp, chính quyền Damascus dường như càng ngày càng yếu thế.

    Theo quan chức tình báo Mỹ, chiến dịch ở Syria cũng là cơ hội để Nga thử nghiệm một số loại vũ khí mới trong điều kiện chiến trường và tích hợp chúng vào chiến lược.

    "Nga không hề mù mờ trong việc này", quan chức tình báo Mỹ nhận định và đưa ra kết luận: Moscow đang được lợi nhiều hơn thiệt.

    Cũng nhờ chiến dịch ở Syria mà ảnh hưởng của Nga gia tăng trong các cuộc đàm phán. Những tuần gần đây, Washington bắt đầu ràng buộc với Nga chặt chẽ hơn trong nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc chiến Syria. Washington cũng đành phải từ bỏ yêu sách Tổng thống Assad phải ra đi ngay lập tức trong bất kỳ sự chuyển giao chính trị nào.

    Ước tính Nga có khoảng 5.000 quân ở Syria, bao gồm các phi công, các tổ lái mặt đất, nhân viên tình báo, an ninh bảo vệ các căn cứ Nga và cố vấn cho chính quyền Assad.

    Nga đã mất một máy bay trong một vụ tấn công mà IS tự nhận đã tiến hành trên bầu trời Ai Cập làm 224 người chết. Kế đến là một chiến đấu cơ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ở biên giới Syria.
    Thương vong của quân Nga ở Syria tương đối ít, chính thức mới chỉ có 3 người.

    Vasily Kashin, một chuyên gia phân tích ở Moscow, cho rằng cuộc chiến này không khiến Nga bị căng thẳng về tài chính. "Tất cả các dữ liệu công khai cho chúng ta thấy nỗ lực quân sự hiện nay của Nga là quá nhỏ so với nền kinh tế và ngân sách của nước này", "Nỗ lực ấy có thể tiếp tục ở cùng mức độ hết năm nay qua năm khác", ông nói.

    Thanh Hảo
    Massu thích bài này.
  8. ngotuan

    ngotuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2012
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    96
    Cái máy này của ai đề nghị cài đặt lại.
  9. Blockbuster01

    Blockbuster01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Bài viết:
    1.505
    Đã được thích:
    4.597
    Bạn chỉ giỏi chọc phá người khác làm loãng nội dung chính thớt này, ngoài ra bạn không có một tí gì gọi là đóng góp hay chí ít cũng tỏ ra tự trọng không làm phiền những người đưa mang lại thông tin. Mình chẳng hiểu sao loại nick như bạn lại được tồn tại lâu đến vậy. Mình mà là Mod chắc là cho nick của bạn và các nick cùng IP của bạn leo cây dài dài, rất tiếc chỉ có thể thể hiện được bằng những dòng chữ đang viết này.
    -----------------------

    Việc Thổ tả xâm phạm không phận Hy lạp không phải chủ đề mới, nói chỉ được hâm nóng khi gần đây khu vực xảy ra quá nhiều xung đột nên nó mới được mang ra góp phần thêm náo nhiệt.

    Bản thân lãnh đạo Thổ tả luôn leo lẻo mồm miệng nói nước khác tôn trọng, chứ họ có hề tôn trọng chủ quyền nước khác bao giờ. Mình chì tóm tắt vài thứ mà mình biết, có thể khiếm khuyết nhưng đủ để hiểu.

    Từ xưa, Thổ và Hy Lạp đã tranh chấp nhau về chủ quyền biển, trong đó Hy Lạp chỉ đòi 6 hải lý quanh các đảo thay vì 12 hl như Thổ tả. Sau đó Hy lap nâng lên 10 hl vì cho rằng tốc độ của máy bay cần chiều dài như thế. Thổ không chịu vì cho rằng như thế thì cái biển A giê thành ao nhà của Hy Lạp. Thậm chí tướng tá Thổ tả đòi chiếm các đảo Hy lạp gần Thổ để giải quyết vấn đề

    Thật vậy, năm 1952, 1958 ICAO mà Thổ tả, Hy lap là thành viên đã quyết định giao vùng FIR cho Hy Lạp quản lý với mục đích dân sự gọi là Athen FIR. Thổ chấp nhận nhưng sau đó trở mặt, 1974, chỉ 15 ngày sau khi xâm lược đảo Sip của Hy Lạp đã ra thông báo vùng giới hạn quân sự. Đáp trả Hy Lạp cũng cấm bay vùng đó vì lý do an toàn bay. Thế là du lịch Thổ tả thiệt hại nặng. Cùng nhau gỡ bỏ lệnh. Do đặc thù chuỗi đảo lớn nhỏ Hy Lạp sát cạnh Thổ tả mà từ đó đến nay, Thổ liên tục vi phạm không phận Hy Lạp cho dù nó năm trong khu vực 6 hl.

    Hình chuỗi đảo mà Thổ liên tục xâm phạm không phận
    [​IMG]

    Thổ tả đưa ra không phận năm 1974 (đườn màu đỏ), vi phạm quyết định ICAO (đường màu đen) trao cho Hy Lạp và chủ quyền Hy Lạp nghiêm trọng. Đến nay dù đã rút lại nhưng máy bay Thổ vẫn cứ xâm phạm như xưa.
    [​IMG]

    Ở vùng biển A giê, Thổ tả chưa bao giờ tôn trọng bất cứ những gì mà quốc tế công nhận dành cho Hy Lạp, UNCLOS III (12hl), ICAO, thậm chí, tổ chức Nato mà Hy lạp và Thổ tả là thành viên cũng không giúp Thổ tả tôn trọng đồng minh Hy Lạp yếu ớt của mình.

    Có lúc, để thị uy, Thổ tả cho cùng lúc 40 máy chiến đấu bay trên vùng tranh chấp bất chấp các phản đối đầy kềm chế của Hy Lạp

    Bản chất hung hãn bề trên của Thổ tả đã gây ra một số hậu quả, 6/1992 1 chiếc Mirage F1 của hy Lạp rơi sau khi giao chiến với Thổ tả. 2/1996 1 chiếc F16 của Thổ tả rớt sau khi Hy Lạp chặn. 10/1996 Mirage 200 của Hy lạp bắn rớt 1 chiếc F16 D của Thổ tả v.v liên tục có va chạm từ đó đến nay.

    6/2012 F-4 Phantom của Thổ bị Syria bắn rơi khi vi phạm không phận Syria. TT Syria lúc đó đã lịch sự nói "lấy làm tiếc và không mong muốn cho phép có bất kỳ xung đột nào với Thổ tả"

    Còn Thổ tả, Đồ Gàn đã làm gì?
  10. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.724
    Đã được thích:
    18.737
    Tranh luận cũng là đóng góp. Em ko có thời gian lần mò, theo dõi các diễn đàn để cóp pết phục vụ mọi người, em đành đóng góp bằng cách giúp lọc bớt tin rác mà bác và các cuồng Nga xả ra trên ttvnol. Bảo em phá hoại đấy là do cách nhìn cực đoan, độc tôn chân lí đặc trưng của rồ Nga. Đòi xoá bài chặn nick đến từ những người hẹp hòi về tư duy, dốt nát về nhận thức. Diễn đàn chỉ có bác và cuồng Nga nhảy múa sớm hay muộn cũng thành nươcnga.net. Cái thứ đấy bốc mùi kinh khủng thế nào thì bất cứ ai tỉnh táo lướt qua cũng biết.

    Quay lại vấn đề Hy lạp - Thổ. Việc Thổ có thực sự vi phạm ko phận Hy lạp hay ko, vi phạm đấy là chủ trương từ cấp chính phủ hay sai phạm cấp dưới (nếu xét một thực tế trên bản đồ đảo Hy quá gần đất liền Thổ), vi phạm đấy có thực sự đe doạ an ninh quốc gia Hy lạp hay ko .... Tất cả phải đặt trong mối quan hệ xung đột hàng ngàn năm qua giữa 2 quốc gia và đến hiện tại vẫn được hiển hiện qua những căng thẳng giữa 2 cộng đồng trên đảo Sip.

    Trên tất cả, những va chạm ko phận Thổ Hy về bản chất khác xa việc Su24 bị Thổ bắn rơi, ko thể so sánh hay đánh đồng. Thổ và Hy cùng là đồng minh của siêu cường Mĩ và họ vừa hợp tác vừa va chạm, mối quan hệ tương tự Hàn Nhật. Còn Nga là kẻ ngoài vòng pháp luật, bị cả thế giới ruồng bỏ, giết người xâm chiếm đất đai của hàng bao nhiêu quốc gia nhiều ko kể xiết, giờ ném bom bắn giết người Thổ sát biên giới Thổ, thế nên Su24 bị F16 bắn rơi là rất đúng đắn và đáng đời, các cuồng Nga đừng khóc lóc nữa.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này