1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.645
    Đã được thích:
    2.903
    đây là quan điểm tào lao mía lao của mấy ông sử gia cách mạng. bá đa lộc chẳng tốt đẹp gì nhưng bảo ông ta dã tâm cực lớn rồid dưa đường cho Pháp xâm lược là nói cực kỳ thiếu kiến thức. Mục tiêu Bá đa lộc chẳng qua chỉ là phát triển và truyền bá đạo công giáo của ông ta.
    thời Bá đa lộc nước Pháp của ông ta đang rối loạn và thanh trừng, cách mạng Pháp nổ ra giết chóc khắp nơi. Tôn giáo của ông ta bị tàn sát dã man ngay trên nước Pháp. Napoleon còn bắt cả Giáo Hoàng đánh Vatican Lúc đó ông ta cũng chẳng còn trông mong gì ở nước Pháp nửa. Và cũng chẳng còn nơi nào để đi Ông ta chỉ mong có 1 chổ trú chân và truyền bá tôn giáo của ta. Chuyện Pháp chiếm là 60 năm sau ngày ông ta mất. Do nhà NGuyễn không chịu đầu tư trang bị cho lính. Kém hơn thì sẽ bị nước khác chiếm. Đó là quy luật muôn đời. Cũng như Chiêm Thành Chân Lap kém hơn ta thì bị ta chiếm.
    Các nước khác ở châu á trừ nhật và Dúi ra thì đều bị chiếm. Chắc cũng là do có những kẻ như Bá đa lộc? nói toàn chuyện mía lao. căn bệnh đổ thừa cho người ngoài nó ăn sâu vào tận gốc rễ
    Rapid_ArrowfanbongdaViet thích bài này.
  2. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.645
    Đã được thích:
    2.903
    Minh Mạng là kẻ u tối và tham lam. nếu lão ta lấn từ từ mở rộng vùng An Giang kiên Giang và Tây Ninh từng châu quận nhỏ bắt nó nhường từ từ đồng hoá dần thì được. lấn xong thì đưa người kinh người Hoa lên tiếp quản theo kiểu tằm ăn dâu. Đem quân sang đớp cả, biểu sao dân nó không nổi loạn. Trong khi quốc khố đã kiệt quệ dần do nội loạn khởi nghĩa khắp nơi. Chưa kể Minh Mạng còn phải nện nhau chí tử với Xiêm. Đúng là tự nhiên chuốc vạ. quân mạnh thì còn miễn cưởng giử quân yếu 1 chút là bị đánh rút về ngay. Như vậy là vô ích. làm gì có triều đại nào quân đội lúc nào cũng mạnh? Cũng như thời Chu đệ nhà Minh nó mạnh nó sang chiếm nước ta nhưng đến thời Tuyên đức yếu là bị Lê Lợi đánh cút về. Minh tốn một mớ tiền của và binh lính sai lầm vô ích. Tuyên Đức rút về cũng vì tiêu hết mấy chục vạn quân và những tướng giỏi nhất chứ đâu phải vì nó không cứng rắn mạnh mẽ như ông nó
    Quân Minh Mạng làm sao mạnh bằng quân thời Gia Long. Các chiến tướng đầy đủ quân đội trang bị thiện chiến kinh nghiệm lão luyện Xiêm Miến còn phải sợ. Nhưng Gia Long không chiếm nước chân lạp chỉ bảo hộ và đồng hoá từ từ vùng thuỷ chân lạp. Minh Mạng cái gì cũng tham cũng sửa đổi rốt cuộc chả có tích sự gì. Quân Minh Mạng để Lê Văn Khôi nổi loạn mà phải mất mấy năm mới đánh dẹp được chứng tỏ lòng dân đã chán ghét ông ta rồi
    Lần cập nhật cuối: 06/01/2016
    Malogs thích bài này.
  3. fanbongdaViet

    fanbongdaViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    912
    Có một sự thật khá thú vị là mặc dù Bá Đa Lộc được NGuyễn Ánh nhờ đi cầu viện Pháp nhưg sự thể không thành , rốt cuộc một hợp tác chính thức giữa Nguyễn Ánh và phương Tây là Hiệp ước Liên minh giữa Nguyễn Ánh và triều đình Bồ Đào Nha ngày 18 tháng 12 năm 1786 . Mục đích của Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh là để có lợi cho việc truyền đạo của ong ta, và thực tế thời Gia Long không có chuyện bắt bớ cấm đạo. Sang thời Minh Mạng tình thế thay đổi nên các tướng người Pháp thời Gia Long đã chán nản và không còn phục vụ cho triều đình nữa.
  4. Rapid_Arrow

    Rapid_Arrow Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2015
    Bài viết:
    1.157
    Đã được thích:
    877
    Nhờ có Bá Đa Lộc mà mới có chữ quốc ngữ hiện nay, và quân đội đời Nguyễn Ánh hiện đại không thua kém gì các đội quân đến từ Châu Âu. Cái đấy mới là cải cách đất nước, đời sau nhà Nguyễn mà có một quân sư như Bá Đa Lộc thì chắc không có 100 nô lệ. Đời Tự Đức sau hòa ước đầu tiên cắt 3 tỉnh Nam Kỳ, thì bọn Pháp cũng thi hành nghiêm chỉnh, chuyển giao súng ống, tàu hơi nước đạn dược, gửi chuyên gia sang đào tạo lính cho Tự Đức, nhưng tư tưởng ngu đần nho học, chê bai nên bọn Pháp cũng bỏ đi hết, chục năm sau thì đống vũ khí đấy cũng thành đồ bỏ đi. Bọn Thái dúi nó khôn hơn nó biết lợi dụng bọn tây nên không thành thuộc địa, bọn Thái dúi còn chơi cả với phát xít Nhật xây dựng quân đội hổ báo đánh thắng cả Pháp ở Lào năm 1944, sau thấy Nhật thua thì Thái dúi lại đá Nhật quay sang Mỹ cho đến bây giờ.
  5. fanbongdaViet

    fanbongdaViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    912
    Bá ĐA Lộc chỉ có công hoàn thiện và là người biên soạn cuốn từ điển song ngữ Việt-Latinh (trong đó tiếng Việt được viết bằng cả chữ Nôm và quốc ngữ ). Bản gốc hiện lưu trữ tại Pháp
    Còn người đặt nền móng cho chữ quốc ngữ hiện tại là Alexandre de Rhode
    [​IMG]
    soccer, Blood_BuddhaMalogs thích bài này.
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.645
    Đã được thích:
    2.903
    Bá đa Lộc đã bỏ vốn tiền của của ông ta và 1 số nhà buôn để mua Tàu thuyền và mang về 1 số tay thuỷ thủ viễn dương cho Ánh sau khi Pháp không đồng ý thi hành hiệp ước Versaile. Nói cách khác đây là 1 vụ làm ăn và đầu tư. Vì Bá đa lộc nắm trong tay Hoàng tử Cảnh một người được truyền đạo từ năm 4 tuổi. bá đa lộc hy vọng rằng nếu Ánh giành thắng lợi và sau đó hoàng tử cảnh nối ngôi thì Công giáo sẽ không bị bức hại đạo của ông ta sẽ được truyền bá dễ dàng. Việc Lộc giúp Ánh là với mục tiêu giáo hội và chuyện cá nhân không liên quan gì đến chính phủ Pháp. Tiếc là Cảnh mất sớm, nếu không Đại Việt các thế hệ sau sẽ không nhuốm màu u tối nhu Minh Mang.
    Ánh cũng không bạc đãi gì Lộc. Hồi chiến tranh Tây sơn đang ác liệt giai đoạn 1795. 18 viên tướng bao gồm cả hai võ tướng giỏi đánh nhiều trận nhất của Ánh là Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành cùng chú của Ánh là Nguyễn Phúc Thăng dâng sớ xin đuổi Lộc đi hoặc chém đầu Lộc mà Ánh nhất quyết không chịu. Ánh đã ném tờ biểu xuống đất và kể rõ công trạng của Lộc giúp Ánh từ ngày đầu gian khổ cũng như nỗ lực của Lộc khi Ánh và gia đình lâm bước đường cùng. Ánh còn cách chức và tống giam Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành nhân cớ bị thua trận. Khi Lộc chết Ánh vẫn cử hành lễ tang bậc Thái phó bắt tất cả quan lại phải cúi lạy. Sau này lên ngôi Ánh cũng rất khoan thứ cho đạo Công Giáo và các nhà buôn tàu thuyền đến từ nước Pháp
    Hiệp ước của Ánh và Bồ Đào nha không thành vì sự phản đối và nghi kỵ của Rama I. Lúc này Ánh vẫn còn trên đất Xiêm. Nữ hoàng Bồ Đào Nha (Portugal) gửi quốc thư đến vua Xiêm, với tặng vật 20 khẩu súng, 100 cây vải tốt, nói rằng đáp lời yêu cầu của hoàng tử Cảnh, xin phép đến đón Nguyễn vương đi khôi phục lãnh thổ, đã có 56 chiến thuyền đang đợi tại Goa. Hơn nửa 1 giáo sĩ cho Ánh biết tụi Bồ Đào Nha chỉ nói khoác vì chúng không có 1 tên quân ở xứ Goa. nên Ánh mới viết thư từ chối và không nhận.
    Nước Pháp không thi hành hiệp định Versaile vì: lúc này triều đình vua Louis đang thâm hụt ngân sách nặng nề và phải vay tiền trả lương cho lính vì vậy việc góp 4 chiếc tàu chiến, 1.200 người, 200 pháo binh, 250 lính Phi Châu thuộc địa của Pháp và đạn dược đầy đủ, pháo binh tinh nhuệ quá sức với Pháp. Hơn nửa bá tước De cornway sau khi đi khảo sát về đã nói đó là 1 thương vụ không khả thi vì Ánh lúc này 1 tấc đất cũng không có mà đòi chiến đấu chống lại 1 đạo quân hùng hậu của Tây sơn đang chiếm cả nước. Hơn nửa Đảo Côn Lôn lúc đó là hòn đảo hoang ngoài biển thường bị hải tặc dòm ngó Hội An thì đang nằm trong tay Nhạc và bá tước còn nói thương vụ này Ánh đang nhượng thứ mà Ánh không có trong tay. De cornway còn cười nhạo sự ngây thơ của bá Đa Lộc. rồi ngày 15- 3-1789, gửi phúc trình về Paris rằng « dự tính của giám mục Ba Đa Lộc là những giấc mơ của một đầu não bồng bột », vậy nên bãi bỏ việc cứu trợ. chỉ chấp nhận giao cho Ánh 1000 khẩu súng là tiền riêng của Ánh gửi nhờ Bá Đa Lộc mua hộ
    gày 8-12-1787, Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh được vào triều kiến từ giã Pháp hoàng và sau đó đáp chiếc tàu buồm Dryade về nước. Đi theo có tàu La Méduse chở theo một số lính để tăng cường ngạch pháo binh đảo France, và thành Pondichéry. Còn có hai chiến tàu khác chở lương thực và tiền bạc dùng cho cuộc viễn chinh. Khi thuyền ghé đảo Bourbon (Réunion), đảo France (Maurice), cũng như khi đến Pondichéry, Bá Đa Lộc gặp nhiều nhà buôn Pháp kinh doanh tại các nơi ấy và cho họ biết nội dung bản hiệp ước có khoản ‘tự do buôn bán’, ‘độc quyền buôn bán’, và ‘an toàn cá nhân’ tại Xứ Đàng Trong, nên nhiều nhà buôn ham lợi đã giúp tiền cho Đức cha để ‘giành chỗ’ trước.
    Bá Đa Lộc quyết định tự lực tổ chức cuộc cứu viện, nghĩa là không cần đến quân lực, tài chính của Pháp nữa. Giám mục đang có trong tay : tiền của gia đình ông cho riêng (15.000 quan Pháp), và các số tiền của nhóm thương gia Pháp ở đẩo France, Bourbon và thành Pondichéry giúp, cùng tiền và hóa vật của Nguyễn vương trao cho từ trước để mua súng nay còn dư lại. Ông dùng tiền ấy mua một chiếc tàu buồm và súng đạn
    Như vậy triều đình Pháp, hay quân đội Pháp đã không giúp gì cho Nguyễn Ánh trong việc tái chiếm vùng Gia Định cũng như trong việc hoàn thành chiến thắng, thống nhất đất nước. Những binh sĩ Pháp tình nguyện tháp tùng Bá Đa Lộc có tất cả 14 sĩ quan và 80 thủy binh. Một số người về sau vì lương ít, hay vì bị các quan Nam đố kỵ, nên bỏ đi cầu may nơi khác. Số còn lại, với tư cách cá nhân, chỉ giúp Nguyễn Ánh trong ngành công binh, huấn luyện binh sĩ, chứ không trực tiếp tham chiến như luận bàn tham mưu chiến lược, hay chỉ huy hành quân.
    Khi hoàng tử cảnh cùng bá Đa Lộc đến Pháp. Con bài hoàng tử cảnh cực kỳ đáng giá, có rất nhiều nước như Anh Tây ban Nha Bồ Đào Nha đề nghị Lộc nhường Cảnh cho họ và họ sẽ cùng Cảnh và phái đoàn của Ánh gửi sang bao gồm Phó Vệ uý Phạm Văn Nhân, Cai cơ Nguyễn Văn Liêm, Trần Văn Học với đám tuỳ tùng. Anh quốc sai người đến tận Pondichéry năn nỉ ông nhường lại Hoàng tử cho họ. Tiếng tăm về việc cầu viện cũng lan tận Goa. Sự thật từ tháng 4-1780, viên Toàn quyền Bồ ở Macao, O Fran Savier de Castro, đã gởi thư xin Bá-đa-lộc bảo Nguyễn Ánh gởi thư cho thành Goa chịu thông thương với điều kiện thuận lợi. Đổi lại Macao sẽ đảm đương lấy việc cung cấp cho Nguyễn Ánh những sự trợ giúp cần thiết11. Việc không đi tới đâu nhưng khi Bá-đa-lộc ở Pondichéry cũng thấy rõ Goa thèm muốn Hoàng từ Cảnh nên vội viết bức thư ngày 8-7-1785 cho Nghị viện Macao để “dân Bồ khỏi làm rối các Phái đoàn.
    Lần cập nhật cuối: 06/01/2016
    hoalongtrang thích bài này.
  7. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.645
    Đã được thích:
    2.903
    đây là bài viết của bác Trần Quốc Vượng. bài viết này nó phản bác cho cái luận điểm rằng nếu Qaung Trung mà sống lâu hơn thì ông ta sẽ canh tân và đổi mới đất nước, biến nước ta thành rồng châu á. Thực ra Quang Trung còn thủ cựu hơn cả mấy ông vua nhà Lêvà còn bế quan tỏa cảng gấp mấy lần các ông vua nhà Nguyễn sau này. Đúng là tư duy của 1 ông nông dân. Mà không hiểu sao mấy ông nông dân lên cầm quyền ông nào cũng thích tự cung tự cấp thế
    Quang Trung dạy học theo phép học là:
    Phép dạy, nhất định theo Chu Tử"
    Phép học thì trước học Tiểu học để bồi bổ lấy gốc; tuần tự tiến lên, rồi đến Tứ thư, Ngũ Kinh, Chu sử. Học cho rộng rồi ước lược gọn, theo điều học biết mà làm.
    Chu tử là thằng đầu têu Tống Nho là phản_động hà khắc và hủ lậu nhất trong Nho Giáo. Còn bồi thêm tứ thư ngũ kinh chu sử từ cái thời tám hoanh nào.
    và những điều trên được sử gia cách mạng chúng ta phong cho là những cải cách vĩ đại những thành quả của cuộc duy tân đổi mới tư duy. Quang Trung mà sống lâu Chúng ta sẽ hùng mạnh bá chủ Đúng là không còn gì để nói
    Nguyễn Huệ là một biệt lệ trong đám anh em và thủ lĩnh Tây Sơn. Tài ông cao hơn, trí lực sâu hơn, tầm nhìn rộng rãi hơn: Chắc chắn là có những tố chất bẩm sinh, nhưng càng chắc chắn hơn là ông biết thu nhận cái tốt đẹp từ bạn bè gần xa, từ thấy giáo Hiến môn khách của đại thần Trương Văn Hạnh. Ông biết nghe, biết học hỏi các danh sĩ (Trần Văn Kỷ, La Sơn Phu Tử, Ngô Thì Nhậm, cả Cống Chỉnh nữa...), biết dùng cả cái tài của linh mục Tây (J. Koffler) và ông biết quyết đoán, biết thuyết phục người khác theo mình. Ai chưa theo, chưa phục (La Sơn Phu Tử ban đầu chưa chịu ra làm việc với ông), ông để người ta suy nghĩ, cuối cùng vẫn không theo ông thì ông vẫn để họ sống chứ không giết hại (Nguyễn Du, cả Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều...). Vậy có thể nói là ông là một lương cả bao dung, một đức tính lớn của người lãnh tụ... Tôi - và chắc cả SÔNG HƯƠNG nữa - dành cho các bài khác ca ngợi Nguyễn Huệ - Quang Trung nhưng theo tôi, cho đến nay, không ai ca ngợi ông hay bằng, cô đọng bằng Ai Tư Vãn của Ngọc Hân, bạn đời ông:

    Mà nay áo vải cờ đào,
    Giúp DÂN, dựng Nước xiết bao công trình...


    Nhưng, cũng theo tôi chớ nên đẩy tới cấp đoạn nhà "cách mạng", cách tân và than vãn rằng nếu Ông không mất sớm thì sự đời sẽ khác...

    Ông ba lần anh hùng, anh hùng áo vải, anh hùng xoá hận sông Gianh, xoá ranh giới "Đàng Trong", "Đàng Ngoài" in hằn hai thế kỷ và anh hùng trong thắng tích Thăng Long. "Đống Đa", từ hiện thực lịch sử, đã trở thành biểu tượng của dân tộc, bên cạnh Bạch Đằng, Chi Lăng ngày trước, cũng như Điện Biên Phủ sau này... Đống Đa là một tột đỉnh của phong trào Tây Sơn và chính nó đưa Quang Trung trở thành anh hùng dân tộc, trở thành một thiên tài quân sự Việt Nam, tiếp nối Trần Hưng Đạo, rửa hận cho Hồ Quý Ly...

    Cũng đúng là sau CHIẾN THẮNG, do cuộc đời bậc tài danh quá ngắn ngủi, Ngài chưa kịp làm nhiều việc, nhất là việc thực hiện ý định phát đại quân tiễu trừ Nguyễn Ánh ở Gia Định. Bốn năm (1789-1792) chưa là cái gì cả, cho một xã hội cũ, cho một xã hội bộn bề đổ nát sau chiến tranh...

    Sau chiến tranh, Ngài cũng chỉ quản lý được từ xứ Quảng trở ra Bắc; đất nước ba chính quyền, chưa thể gọi là THỐNG NHẤT. Sự bất hoà, đánh lẫn nhau rồi chia đất (từ 1776) giữa anh em Ngài là một tại hoạ lớn cho DÂN TỘC, cho NHÂN DÂN và cho bản thân dòng họ Nguyễn Tây Sơn. Lỗi lầm chính có thể thuộc về ông anh cả Nguyễn Nhạc, được Nguyễn Lữ hùa theo, song ngài cũng dự phần trách nhiệm. Anh em Tây Sơn thua anh em họ Đông A về điểm này, về sự biến bất hoà thành hoà thuận. Ngài không biết lùi như Trần Hưng Đạo đã lùi; và việc Ngài xưng đế ở Phú Xuân công vai sánh ngang Hoàng đế Nguyễn Nhạc được sử gia "chính thống" hết lời ca ngợi là để cho Mãn Thanh "biết tay", biết là "nước Nam này có chủ" chưa hẳn đã là điều hay. Ngài vẫn có thể nhân danh Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc mà đánh Mãn Thanh ?

    Chế độ chính trị mà Ngài thiết lập trên nửa phía Bắc đất nước vẫn hoàn toàn cũ, kiểu quân chủ quan liêu, lại nặng về quân sự là đằng khác... Bất kể do bối cảnh lịch sử miền Bắc (nước cũ vua Lê), do hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh như thế nào, đấy không hề là một sự đổi mới về chính trị...

    Nguyễn Ánh đã tận dụng triệt để thời cơ và bối cảnh bất hoà của anh em Tây Sơn, dựa vào nhân tài vật lực Gia Định mà phục tích nhà cựu Nguyễn...

    Về ý thức hệ, theo lời khuyên của La Sơn Phu Tử và chính Quang Trung khẳng định cương quyết: "Theo cái học của Chu Tử", tức là theo Tống Nho, điều mà 4 thế kỷ trước Ngài thua kém Hồ Quý Ly, càng thua kém vì cái khoảng cách 400 năm ấy đủ thể nghiệm sự thất bại của ngọn cờ ý thức hệ Tống Nho... Thậm chí, Ngài còn muốn "trở lại" ý thức độc tôn Nho Tống nữa kia. Có chuyện phá chùa - tháp thời Tây Sơn và có cả cái sắc lệnh rất khó thực hiện: "Ở mỗi huyện tổng chỉ có một chùa". Có chuyện phá chuông chùa để đến thời Cảnh Thịnh và sau đó nữa, dân lại quyên cúng đúc lại chuông chùa.

    Ngài cũng đề cao chữ Nôm như Hồ Quý Ly, cũng cho dịch (Hồ Quý Ly thì tự dịch) kinh tịch cổ Trung Hoa ra chữ Nôm (đấy là mẫu số chung về "ý thức dân tộc" của các nhà cầm quyền đất Việt). Nhưng thời Hồ Quý Ly không có kinh tịch nào khác; và khi dịch Kinh Thư, Hồ Quý Ly cũng xé bỏ lời tựa của Chu Tử để đưa vào ý kiến cá nhân, phê phán cả Khổng lẫn Chu. Thời Nguyễn Huệ - Quang Trung, hậu bán thế kỷ XVIII, ngay ở Trung Hoa đã có nhiều sách khoa học kỹ thuật Tây phương mà Lê Quý Đôn đã biết tới trong một chuyến đi sứ sang Thanh và đã ghi lại trong Vân Đài Loại Ngữ, chẳng hạn về tri thức "Quả đất hình tròn và xoay quanh mặt trời". Nếu thật đổi mới, sao Ngài không cho dịch loại sách này ? Những lời khuyên về việc học thi cử của La Sơn Phu Tử mà Quang Trung hết sức nghe theo là hết sức cũ kỹ, cùng lắm chỉ là "Nho cải tiến". Chữ Nôm là một sáng tạo văn hoá lớn để có một nền văn học Nôm, văn học dân tộc từ thời Lý Trần Lê... Nhưng chữ Nôm rất khó học và phải có tiền đề là thông thạo chữ Hán. Thời Hồ Quý Ly chưa có chữ nào khác ngoài Hán và Nôm. Nhưng từ trước Quang Trung 1-2 thế kỷ đã xuất hiện chữ quốc ngữ do kết quả La tinh hoá tiếng Việt bởi giáo sĩ ngoại quốc và giáo dân Việt Nam. Từ giữa thế kỷ XVII đã có từ điển Việt - Bồ - La tinh của cố đạo A. de Rhodes. Nếu Quang Trung thực sự đổi mới giáo dục văn hoá, sao Ngài không cho truyền bá học quốc ngữ trong tầm tay của Ngài ?

    Về kinh tế - xã hội, Ngài hạ chiếu Khuyến Nông và chiêu tập dân lưu tán trở về xóm làng cày cấy. Đó là việc đúng sau chiến tranh, nhưng đó cũng là việc từ ngàn năm xưa văn hiến Lý, Trần, Lê đấng minh quân nào cũng đã làm, biện pháp ấy không có gì mới mẻ... Xu hướng tiến lên của xã hội thời ấy là tư hữu hoá ruộng đất không có gì cưỡng lại nổi. Nhưng Ngài - và con cháu Ngài (vả kể cả vua Minh Mạng sau này) vẫn mơ tưởng đến - và với cố gắng vô vọng thực hiện, một thứ quốc hữu hoá ruộng đất. Đây là một ảo tưởng rất chi là Tàu - à la chinoise - là xưa cũ, về "thế giới đại đồng, thiên hạ vi công", một thứ "chủ nghĩa xã hội ảo tưởng" của nông dân và vua quan thân dân, hoặc đó là một kiểu "xã hội chủ nghĩa Nhà Nước" của Vương Mãng đời Hán hay Hồ Quý Ly đời cuối Trần...

    Thế kỷ XVIII là thời buổi giao lưu kinh tế trên thế giới, trên cái biển và đại dương, bắt đầu phát triển mạnh. Phải tìm cách liên kết các thị trường địa phương thành thị trường dân tộc - quốc gia và gắn nó với thị trường thế giới. Thế mà Ngài lại chủ trương tự cung tự cấp: "Trẫm muốn không có thứ gì phải mua của Tàu cả".

    Có người ở triều đình Phú Xuân đã nhắc khẽ Ngài: "Có lẽ vẫn phải mua thuốc bắc của Tàu" và Ngài gục gặc đầu đồng ý...

    Ngài có ý định phát triển buôn bán với Trung Hoa và đã xin mở nhà hàng ở Nam Ninh (Quảng Tây), mở chợ biên giới ở Bình Thuỷ Quan (Cao Bằng) và Du Thôn Ải (Lạng Sơn).

    Việc ấy đã được tiến hành từ thời Lý, với các bác dịch trường dọc biên giới Việt Trung (xem Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn). Những tài liệu mà Trần Văn Quý (Viện Hán Nôm) phát hiện được ở Quỳ Hợp thượng du Nghệ Tĩnh cho ta biết Tây Sơn cũng "cởi mở hơn" đối với việc buôn bán trên biến giới Việt - Lào...

    Nhưng không một tài liệu nào cho đến nay được phát hiện cho ta biết về ý định của Ngài nhằm phát triển ngoại thương về hướng biển trong giao lưu kinh tế - văn hoá với Nhật Bản - thế giới Nam Hải và phương Tây...

    Theo tôi hiểu, Quang Trung vẫn giữ cái nhìn hướng nội và lục địa cổ truyền và cổ xưa của các triều đại quân chủ Đại Việt. Việc Ngài muốn "xin lại" Lưỡng Quảng cũng như ý định cho tới trước lúc qua đời về việc xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở xứ Nghệ - ngoài ý định "nắn gân" Càn Long và đề phòng Nguyễn Ánh từ Gia Định đi đường biển đánh ra Phú Xuân - cũng thể hiện cái nhìn hướng nội và lục địa đó.

    Càng ngày thuyền chiến và thuỷ quân Tây Sơn càng lạc hậu so với lực lượng ấy của Nguyễn Ánh ở Gia Định. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh biết đóng thuyền chiến lối phương Tây, xây thành biểu Vauban, mở mang đô thị Bến Nghé - Gia Định, giao thương với bên ngoài, không ngoài ý định phục tích nhà Cựu Nguyễn.

    10 năm sau khi Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh đã toàn thắng Tây Sơn.

    Lịch sử Việt Nam sang trang khác…
    http://www.tapchisonghuong.com.vn/t...ong-cuoc-doi-moi-dat-Viet-o-the-ky-XVIII.html
    Lần cập nhật cuối: 06/01/2016
  8. anhtrai81

    anhtrai81 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2004
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    566
    Bài viết này không khách quan. Sặc mùi dìm hàng.
    Thực tế là hầu như không nhà chuyên môn nào cho rằng Quang Trung là nhà cải cách cả. Ông được coi là anh hùng dân tộc và là quân sự kiệt suất.
    Những bài viết về ông liên quan đến cải cách chỉ là thêm thắt nhằm đề cao và tôn vinh ông mà thôi. Với một người xuất thân nông dân, ít tiếp xúc văn hóa phương tây và không đi ra nước ngoài bao giờ thì cái chuyện tư duy cải cách kém là bt. Đem chuyện này ra mà chỉ trích thì quá ấu trĩ. Giống kiểu chê thằng vô địch thế giới cử tạ không biết múa ba lê.
    Ngươì ta giỏi ở mặt nào thì nên công nhận mặt đó thôi. Đem điểm yếu ra mà chê thì rất ngu và ấu trĩ.
    soccer thích bài này.
  9. thrall_d

    thrall_d Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2015
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    1.191
    Vậy cái chết của Hoàng Tử Cảnh đã thay đổi hoàn toàn lịch sử VN. Chuyện còn hoàng tử Cảnh thì nước ta có hiện đại như Nhật không thì không biết (tui thì nghĩ dân Viet thì không có ý chí tự cường). Nói Cảnh còn nước ta sẽ không bị đô hộ thì chưa chắc vì một nước man di trang bị vài vũ khí Tây, có vài ông cha đạo làm cố vẫn, một nhúm giang hồ châu Âu mà chống lại các đế quốc Châu Âu trong thời kỳ đỉnh cao của phong trào thực dân thì không có cửa.
    Nhưng nếu hoang tử cảnh còn thì sẽ chọn công giáo làm quốc giáo, dân Việt rồi từ từ sẽ cải đạo hết. Chiến thuật cải đạo vua trước rồi dùng vua cải đạo dân là chiến thuật cổ điển và rất thành công. Mà dân VN mà đa số công giáo thì sau này CS không có chỗ mà tồn tại được, mà TQ cũng khó có thể mà ảnh hưởng được. Một quốc gia công giáo thì hướng về phương Tây 100%, xem mình là một phần của thế giới phương tây rồi.
    Kể cũng hay, lúc đó dân ta phong thái sẽ Tây lắm,rất sang, nhìn bọn chung quanh như man di mọi rợ.
    --- Gộp bài viết: 06/01/2016, Bài cũ từ: 06/01/2016 ---
    Không biết ở đây có bác nào hâm mộ võ sĩ Muay Buakaw không. Vừa mới đọc thì Buakaw cũng từng là một cầu thủ chuyên nghiệp đá cho đội hình dự bị của BEC Tero Sasana Football Club.
  10. gameno1

    gameno1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/10/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    1
    Mấy cái này thì cứ đọc lịch sử ghi chép là có hết mà nhỉ

Chia sẻ trang này