1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Lầu Năm Góc: "Trung Quốc có thể hỗ trợ Nga không kích ở Syria"
    Tùng Dương | 15/01/2016 09:15

    2
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc. Ảnh: Reuters
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Trao thưởng: Chiến tranh Chechnya 1 năm 1994, Quân Nga thua đau vì sao?

    Giới chức quân sự Mỹ nhận định, Trung Quốc có thể tham gia liên minh chống khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) do Nga dẫn đầu ở Syria.
    Chuyên gia Nga: Trung Quốc cải cách quân sự quy mô chưa từng thấy
    The Washington Times ngày 13/1 dẫn nguồn tin cao cấp từ Lầu Năm Góc, cho biết Trung Quốc có thể tham gia các hoạt động của lực lượng không quân và giám sát không gian của Nga chống lại khủng bố IS ở Syria.

    Lý giải của Lầu Năm Góc, Bắc Kinh có sự quan ngại nhất định về ảnh hưởng ngày càng tăng của IS ở một số khu vực của nước này, nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi giáo.

    Câu hỏi đặt ra là, giữa một bên là liên minh do Nga dẫn đầu (gồm 2 nước Nga và Iran) với một bên là liên minh 68 quốc gia do Mỹ dẫn đầu, Trung Quốc sẽ chọn liên minh nào.

    Giới chức quân sự Lầu Năm Góc tin rằng, Bắc Kinh có thể nghiêng về Moscow hơn là Washington trong các hoạt động và hỗ trợ không kích chống khủng bố ở Syria.

    Tuy nhiên, đây cũng chỉ là dữ liệu phân tích của Lầu Năm Góc, không có tính chất thông tin thời sự.

    Hiện Bộ Quốc phòng Nga và Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng đối với phân tích trên của Lầu Năm Góc.

    http://soha.vn/quan-su/lau-nam-goc-...-nga-khong-kich-o-syria-20160115021647478.htm
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Hệ thống tên lửa không đối bề mặt hạng nhẹ ít biết của TQ

    TL-1 và TL-2

    [​IMG]

    TL-10A/B và TL-6

    [​IMG]

    Dòng TL-1/2 chủ yếu sử dụng cho UAV

    [​IMG]

    Dòng TL-6/10 chủ yếu sử dụng cho máy bay huấn luyện L-15 hoặc trực thăng Z-9D (phiên bản anti-ship)

    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 17/01/2016
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Dự án MiG-25 của TQ 1968

    [​IMG]


    1 dự án khác, MiG-23 (Nanchang Q-6) của TQ 1983 đã ko bao giờ thành công

    [​IMG]

    Dự án nhằm thay thế J-7, J-12 chết yểu mặc dù đã ra được 1 nguyên mẫu và bay thử

    [​IMG]

    J-13 dự án đầy tham vọng nhằm cạnh tranh với F-16 và MiG-29 nhưng ko bao giờ thành hình, do dự án J-10 đã thành công sớm hơn (lưu ý: TQ luôn phát triển hoặc xây dựng song song các dự án máy bay trong cùng 1 thời kì: J-7III và J-8B, J-9 và J-13, J-10A và J-10B, J-11A và J-11B, J-11D và J-16, J-20 và J-31.....

    [​IMG]

    J-8V next gen 4 đầu tiên của TQ, bị hủy bỏ sau khi TQ mua được Su-27SK

    [​IMG]

    Những loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và UAV ít biết của TQ

    3 loại SRBM xuất khẩu của TQ B611M, SY400 và BP-12A, hiện B611 đang được Thổ Nhĩ Kì sử dụng

    [​IMG]

    B611MR phiên bản tên lửa đạn đạo tầm ngắn chống radar độc đáo của TQ (TQ còn có loại FT2000, 1 phiên bản HQ-9 chống radar)

    [​IMG]

    M20 hay DF-12, dòng SRBM của TQ công bố tương đương vai trò của Iskander SS-26, tuy nhiên tầm bắn ngắn hơn Iskander-M, tầm bắn 280km tương đương Iskander-E

    [​IMG]

    CM-102 1 dòng tên lửa chống radar mới của TQ, kích thước nhỏ hơn YJ-91 nhằm giảm RCS, tuy nhiên tầm bắn chỉ còn 100km

    [​IMG]

    CM-501G loại tên lửa đa hệ phóng đối đất hạng nhẹ

    [​IMG]

    WS-43 1 phiên bản của dòng WS, thực sự nó là 1 UAV với khả năng lảng vảng quanh khu vực, sau đó kíp lái vận hành tới mục tiêu khi phát hiện, nói cách khác nó giống UAV cảm tử

    [​IMG]

    WS-63 1 phiên bản khác của dòng WS, với khả năng tấn công mục tiêu khi di chuyển, được quảng cáo là loại đạn MLRS đầu tiên trên thế giới có khả năng chống tàu di chuyển

    [​IMG]

    WJ-600 1 loại UAV giảm RCS, có vai trò giống UAV Predator, với khả năng phát hiện hỗ trợ tác chiến tầm xa có thể là dẫn đường cho tên lửa chống hạm, thậm chí là DF-21D vì phạm vi nó đạt được tới 2100 km (chú ý ko nhầm lẫn với loại CAIG Wing Loong)

    [​IMG]

    CM-708UN tên lửa chống hạm cận âm phóng từ tàu ngầm, thay thế C-801Q (phiên bản bắn từ tàu ngầm của YJ-8 tầm bắn 42km, các phiên bản YJ-82/83 đều ko có) tầm bắn tăng lên 55km

    [​IMG]

    Phiên bản nâng cấp CM-708UNA, tầm bắn tăng lên 128km thêm khả năng dẫn đường bằng vệ tinh ở pha giữa

    [​IMG]

    CM-802AKG phiên bản chống tàu với đầu dò ảnh hồng ngoại IIR, datalink 2 chiều, có khả năng đổi mục tiêu ngay sau khi phóng, tầm bắn 280km

    [​IMG]

    CM-704KG có lẽ cũng là 1 phiên bản chống tàu của dòng C-701, nhưng ko có thông tin rõ ràng

    [​IMG]

    CX-1 vai trò và cấu hình khí động học tương tự Brahmos/Yakhont, tầm bắn 280km

    [​IMG]

    Chú ý các tên lửa trên đều được TQ chỉ định cho xuất khẩu, nên phần lớn giảm tầm bắn dưới 300km, chứ ko phải chỉ giới hạn tới tầm bắn như vậy, TQ có thể chế tạo được DF-21D ASBM >1000km thì ko có gì là ko thể

    --- Gộp bài viết: 18/01/2016 ---
    Các dòng tên lửa chống hạm nổi bật của TQ theo từng thời kì và trọng lượng

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 18/01/2016
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    J-9 dự án suýt thành công của TQ, chính là cha đẻ của J-10 ngày nay (Lavi kết hợp với J-9, Lavi xem như mẹ đẻ)
    [​IMG]
    Cuối năm 1964, Trung Quốc khởi động dự án chế tạo tiêm kích đánh chặn nội địa với hình mẫu chính là chiếc MiG-21 của Liên Xô. Kết quả dẫn tới việc một máy bay chiến đấu cánh tam giác trang bị 2 động cơ R-11 F300 của MiG-21 đã ra đời, đó chính là J-8.
    J-9 là dự án tiến hành song song với J-8 nhưng lại có thiết kế khung máy bay 1 động cơ hoàn toàn mới, trong đó đáng kể nhất chính là cặp cánh mũi phía trước.

    Mục tiêu của các nhà thiết kế là chế tạo được một chiếc tiêm kích đánh chặn nhanh nhẹn và mạnh mẽ, có thể đạt tới tốc độ Mach 2,4 khi hoạt động trên độ cao 20.000 m. Để làm được điều đó, máy bay cần một động cơ có lực đẩy ít nhất 8.500 kgf.

    Viện 601 ban đầu đề xuất phương án máy bay sẽ có cánh delta kéo dài và không có cánh đuôi ngang. Sau đó công việc được chuyển giao sang cho Viện 611 và Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (Chengdu) phụ trách.

    Vào đầu thập niên 1970, Viện 611 đề xuất thiết kế mới với một cặp cánh mũi phía trước cánh delta (tương tự như JA-37 Viggen của Thụy Điển).

    Nhưng do đây là một kết cấu khá phức tạp, đòi hỏi phải có vật liệu mới và đặc biệt là bí quyết riêng, cộng với việc hiệu suất động cơ có vấn đề nên phải đến năm 1975 thiết kế mới chính thức hoàn thành.

    Chengdu J-9 có cửa hút khí bố trí 2 bên thân máy bay với tính năng hình học đầu vào biến thiên, mục đích để thay đổi hỗn hợp khí nén.

    Thông số kỹ thuật cơ bản: Kíp lái 1 người; chiều dài 18,24 m; sải cánh 14,37 m; chiều cao 4,58 m; trọng lượng rỗng 13.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 21.500 kg.

    Máy bay được trang bị 1 động cơ Woshan WS-6 cho tốc độ tối đa Mach 2,8; bán kính chiến đấu 2.000 km; trần bay 28.000 m; vận tốc leo cao 255 m/s.

    Radar của J-9 là loại Type 205 có phạm vi tìm kiếm mục tiêu vào khoảng 70 km. Vũ khí trang bị gồm pháo Type 23-III cỡ 23 mm và 4 tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar PL-4A/B.

    Mô hình J-7 và J-9

    [​IMG]

    Chương trình J-9 đã bị ngừng lại vào năm 1980. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc dự án bị hủy bỏ là do Trung Quốc không có khả năng sản xuất động cơ WS-6 với thông số đã đề ra. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc ***************** cũng là rất nghiêm trọng.

    Chengdu không thể đáp ứng được yêu cầu của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) về tốc độ tối đa và trần hoạt động của máy bay. Những vận động đề nghị giảm 2 thông số trên và nhấn mạnh vào tính thao diễn đã không được chấp nhận.

    Chính vì vậy, dự án J-8 truyền thống được coi là ít có rủi ro hơn đã tiếp tục nhận được tài trợ và phát triển thành chiếc J-8II. Tuy nhiên những kinh nghiệm từ việc phát triển J-9, đặc biệt là cách bố trí cánh mũi đã giúp các kỹ sư Trung Quốc thu được nhiều bài học quý báu mà sau này họ đã áp dụng thành công trên chiếc Chengdu J-10.

    Theo
    http://www.baike.com/wiki/中国歼-9战斗机
    kuyomuko thích bài này.
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Lộ ảnh cối tự hành Type 05A tương đương Nona của Nga

    [​IMG]
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Bán kính chiến đấu của J-11BH được triển khai tại Vĩnh Hưng Đảo (VN gọi là Phú Lâm)

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Mỹ đuối sức khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh tại châu Á
    Thiên Hà | 21/01/2016 09:15

    0
    [​IMG]
    Tốc độ gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc tại châu Á khiến Mỹ cần phải dè chừng
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không vác vai Việt Nam: Đã lập kỷ lục thế giới?

    Sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại châu Á không ngừng được gia tăng thời gian qua, trong bối cảnh nước này ngày càng cứng rắn hơn về các yêu sách lãnh thổ của mình. Đó là điều đáng lo ngại với vị thế của Mỹ ở khu vực này.
    Trung Quốc tiến bộ quân sự vượt bậc, Mỹ nghi ngờ đánh cắp công nghệ
    Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ ngày 20.1 đã đưa ra một bản báo cáo về sức mạnh quân sự tại khu vực châu Á, qua đó cảnh báo Mỹ phải dè chừng nguy cơ đến từ Trung Quốc.

    Theo báo cáo, chiến lược "xoay trục" sang châu Á của Tổng thống Barack Obama không theo kịp những diễn tiến quân sự tại châu Á.

    Vì thế, Mỹ cần phải gia tăng sức mạnh quân sự ở khu vực này bằng việc triển khai thêm tàu ngầm tấn công hạt nhân và tên lửa tầm xa tiên tiến.

    “Hành động của Trung Quốc và Triều Tiên liên tục thách thức mức độ tin cậy của các cam kết an ninh của Mỹ. Với mức phát triển năng lực hiện tại của Mỹ, sự cân bằng sức mạnh quân sự tại khu vực đang dịch chuyển theo hướng chống lại Mỹ.

    Do đó, Mỹ cần có ngân sách quân sự dồi dào để thực hiện tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương”, theo báo cáo của CSIS.

    Các nhà nghiên cứu CSIS xác định Trung Quốc là mối đe dọa chủ yếu đối với quyền lực của Mỹ tại khu vực châu Á.

    Theo họ, nếu ảnh hưởng về kinh tế, quân sự và địa chính trị của Trung Quốc tiếp tục tăng trong thời gian tới, thì cán cân quyền lực toàn cầu sẽ bị thay đổi hoàn toàn.

    Thêm vào đó, Triều Tiên và Nga cũng được đánh giá là những quốc gia có thể tấn công các lợi ích của Mỹ tại Thái Bình Dương.

    CSIS đưa ra 4 khuyến nghị đối với chính quyền Mỹ, nhằm giải quyết tình hình bất lợi hiện nay:

    Đầu tiên, chính quyền ông Obama phải chuẩn bị một báo cáo về chiến lược tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời điều phối chiến lược này tốt hơn với các đồng minh và đối tác.

    Thứ 2, Washington nên đẩy mạnh nỗ lực tăng cường sức mạnh cho các nước đồng minh và các nước đối tác trong khu vực châu Á.

    Thứ 3, Mỹ cần duy trì và mở rộng sự hiện diện quân sự của mình tại châu Á - Thái Bình Dương giữa lúc Trung Quốc có những hành động phi pháp ở biển Đông, còn Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa.

    Cuối cùng, Lầu Năm Góc cần tăng cường năng lực sáng tạo và tìm kiếm những công nghệ mới để bảo vệ lực lượng Mỹ trước những mối đe dọa, chẳng hạn tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công tàu và căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương.
    http://soha.vn/quan-su/my-duoi-suc-khi-trung-quoc-gia-tang-suc-manh-tai-chau-a-20160121023205336.htm
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Trung Quốc cải cách Quân khu Bắc Kinh thành Chiến khu trung ương
    21/01/2016 08:45

    0
    [​IMG]
    Binh sĩ PLA diễn tập. Ảnh: THX/TTXVN
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không vác vai Việt Nam: Đã lập kỷ lục thế giới?

    Trong phương án cải cách quân đội Trung Quốc, Quân khu Bắc Kinh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ được đổi thành Chiến khu trung ương.
    Quân đội Trung Quốc thành lập 15 đơn vị mới
    Tờ “Văn hối” Hong Kong ngày 20/1 đưa tin nằm trong phương án cải cách quân đội của Trung Quốc được bắt đầu thực hiện từ năm 2016, Quân khu Bắc Kinh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ được đổi thành Chiến khu trung ương.

    Mới đây, phát biểu tại một hội thảo ở Bắc Kinh, quan chức thuộc Quân khu Bắc Kinh, ông Mã Dự Vĩ cho biết hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình và Quân ủy Trung ương, khơi sâu cải cách quốc phòng và quân đội đang từng bước được triển khai.

    Đây là yêu cầu thời đại nhằm thực hiện “giấc mộng Trung Quốc” và “giấc mộng quân đội hùng mạnh”, cũng là con đường phải qua để tiến tới mục tiêu nước giàu quân mạnh.

    Trong cải cách quân đội lần này, Quân khu Bắc Kinh sẽ được đổi thành Chiến khu Trung ương.

    Trong diễn biến khác, cùng ngày, tờ “Đông phương” Hong Kong cho biết nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Không quân Bộ Tổng Tham mưu PLA, Đại tá Thái Quân được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Ban Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương vừa mới được thành lập.

    Đây là một trong những bố trí nhân sự mới thuộc các cơ quan Quân ủy Trung ương theo phương án cải cách quân đội Trung Quốc được Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đưa ra hồi cuối tháng 11/2015.

    Đại tá Thái Quân từng giữ chức Trưởng ban Quản lý hàng không Bộ Tư lệnh Không quân PLA.

    Tháng 10/2015, Thái Quân được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quản lý hàng không quốc gia kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Không quân Bộ Tổng Tham mưu cũ.

    Được biết, Ban Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương mới có chức năng vạch kế hoạch tác chiến, bảo đảm chỉ huy kiểm soát và chỉ huy tác chiến, nghiên cứu hoạch định chiến lược quân sự và nhu cầu quân sự.

    Bên cạnh đó là nhiệm vụ tổ chức đánh giá năng lực tác chiến, tổ chức chỉ đạo diễn tập liên hợp, xây dựng kế hoạch sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị chiến tranh.
    http://soha.vn/quan-su/trung-quoc-c...nh-chien-khu-trung-uong-20160121021444167.htm
  9. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tiếp theo thớt TLQS Nga

    1. Có ai nói Nga ko có radar AESA, đọc hiểu có vấn đề ? radar AESA ko tốt thì Nga đã ko lắp cho MiG-35, T-50 rồi cả Ka-52, Su-35 có FCR xa nhưng vấn đề là nó ko có khả năng LPI, RWR vẫn phát hiện được, dù có giảm RCS cũng bằng thừa. FCR máy bay TQ trang bị hơi bị nhiều, J-10B, J-11B, J-15, J-16 sắp tới là J-11D/20/31, trong khu vực Châu Á có mấy ai trang bị, ĐNA thì hầu như ko có, HQ chỉ có F-15K, Nhật chỉ có F-2, F-15J, Đài Loan, Ấn độ cũng ko có trang bị
    2. DF-21D nói cho rõ nha cu, hiện ASBM có 2 nước đi đầu là Iran và TQ: Persian Gulf, DF-21D, LX ngày xưa có R-27K nhưng chưa triển khai kịp thì bể, DF-21D đặt đám hạm đội Mỹ ở thế bị động đã nói ở bài trước
    3. Kilo, Amur, Lada đều đóng chậm lại và dừng cả rồi, giờ đóng nốt những con xuất khẩu chủ yếu, vấn đề là nếu Nga hợp tác sâu hơn với TQ hiểu ko cu machao, thì HQ Nga đạt tiến độ đóng nhanh hơn, kể cả tàu khu trục nổi. Phần này là hợp tác Nga-Trung lên tầm cao, ko cần cũng ko sao
    4. FT-2000 có lần tôi đã nói, chắc chú machao ko để ý. Trong tầm bắn 200km FT-2000 hoàn toàn bắn rụng được các máy bay gây nhiễu EA-18G chỉ với 1 hoặc 2 phát bắn, trong khi đó S-300PMU, S-400 vẫn có thể bị đánh lừa bởi bọn này, phải mất trên 3 quả tên lửa để hạ bọn gây nhiễu này. Năm 2013 Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu mua hệ thống FT-2000, sau đó thắng thầu khả năng chiến đấu của FT-2000 vượt trội hoàn toàn Patriot, S-300 và SAMP/T, tuy nhiên sau đó TQ chỉ đồng ý bán FD-2000 (HQ-9 export) cơ bản cho Thổ http://thediplomat.com/2013/09/why-turkeys-buying-chinese-missile-systems/ thành ra Thổ lại hủy hợp đồng ngay sau đó, sau đó TQ cũng cấm xuất khẩu công nghệ quan trọng như máy bay J-20 http://www.defenceaviation.com/2015/03/china-bans-export-of-chengdu-j-20.html

    Koalitsiya-SV xem ra cũng hẩm hiu thôi, vì cỡ nòng khác biệt (152mm), như 2S19 vậy (chỉ có 2 nước mua, số còn lại là từ thời LX), cạnh tranh chỉ gần ngang với PLZ-45 cỡ nòng phổ biến 155mm (3 nước nhập khẩu)

    FT-2000 đang hoạt động từ 1997-nay rồi cu
    A100MRL thì xuất khẩu cho cả Tanzania và Pakistan rồi, Ma rốc mua PHL03, TQ cũng dùng PHL03 vì tầm bắn xa hơn, Tornado thì cũng chưa có hợp đồng nào
    HJ-12 thì chưa trang bị toàn diện, nhưng nó ra lò vài bộ rồi, chứ ko phải trên giấy, còn Nga thì ko có ATGM nào tương tự, chú có đồng ý ko ?

    Việc Nga mua phần cứng của TQ năm vừa rồi đã có rồi machao


    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/dong-tau-nga-khon-don-phai-mua-dong-co-trung-quoc-3292366/
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/gio-doi-chieu-nga-nhap-khau-may-bay-trung-quoc-3294547/
    Lần cập nhật cuối: 21/01/2016
  10. macha1

    macha1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2015
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    128
    1.PESA lấy một tín hiệu gốc duy nhất từ một nguồn, chia nó thành nhiều đường dẫn (số lượng tùy thuộc vào kích thước và mật độ của mảng) và gửi tín hiệu đến một truyền / nhận phần tử. bằng cách tách các tín hiệu có thể bị trì hoãn trong một số yếu tố để cho phép lái tia, cho chúng ta những ESA (Mảng quét điện tử) trong PESA. này là tương đối đơn giản để làm trái ngược với radar AESA, nhưng nghề ra nhiều ưu điểm hiệu suất, và chiếm một diện tích lớn hơn đáng kể

    AESA radar hoạt động giống một mảng lớn các hệ thống radar riêng biệt. Mỗi truyền nhận được yếu tố này bao gồm một TRM bán dẫn và tạo ra và nhận được đó là tín hiệu độc lập của những người khác hoạt động trên một tần số khác nhau. các yếu tố độc lập được điều khiển bởi một máy tính trung tâm mà điều chỉnh thời gian của họ và kết hợp dữ liệu của họ. AESA của có rất nhiều lợi thế trong đó có kích thước thấp hơn, và đang được lén lút hơn và khó khăn hơn để đánh chặn vì thực tế rằng chúng lan truyền của họ ra trên một loạt các tần số chứ không phải là một một trung tâm.
    AESA ưu thế: công nghệ.
    PESA ưu thế: giá thành.
    Ko phải cái thứ gì cứ bợ AESA lên. Cái bầy J10, 11 ấy có dc bao nhiêu chiếc lắp AESA rồi lấy số liệu đi.
    2. chú vứt cái hiệp ước ko sản xuất tên lửa tầm trung của Nga-MỸ cho chó nhai à. Đọc cho có thêm kiến thức https://en.wikipedia.org/wiki/Intermediate-range_ballistic_missile
    3. Miễn bàn, đóng tàu nga chừ cùi. còn cái vấn đề hợp tác với trung quốc thì nằm mơ tiếp đi:)) riêng khoản tàu ngầm thì cứ trông mà thèm đi đã, tàu ngầm hạt nhân thì ngang tâm đồ cổ của nga thôi. Tàu ngầm là vũ khí răn đe chiến lược chú bảo nga hợp tác với 1 thằng hàng xóm ko biết nó đốt nhà mình khi nào ko buồn cười ah. Hợp tác chất lượng tàu ngầm ngang nhau nga chế 1 tàu chế 5 nó tát cho phát thì sướng.
    4. FT-2000 có từ 97,ok nhưng bắn rụng thứ gì rồi, link. Pa-tịt-ốt nữa hụt nữa trúng vẫn hạ dc vài kon scud chứ HQ-9 của chú thì cứ quảng cáo đi. lý thuyết j cũng ko thay thế thực tế tàu ăn đời đi mua SAM nga, lấy tư cách j hợp tác.
    Koalitsiya-SV xem ra cũng hẩm hiu thôi. vẫn là nói mồm kiểu dự đoán, trong khi chú bán dc mấy chiếc VT2,VT4 rồi a.
    A100MRL thì xuất khẩu cho cả Tanzania và Pakistan. ok cái này có thể ta nhầm với loạt MRLS Tàu dang phát triển, sai miễn bàn.Cái chú nói "Tăng tầm bắn các MLRS hoặc pháo tự hành như PHL03, A100, PLZ-05 (WS-35) của TQ" Tornado S dùng đạn 9M528 100km, Koalitsiya-SV bắn 70km nó ngắn hơn hàng tàu nhiều thế nào chú dạy Nga nó tăng tầm bắn.
    HJ-12 thì chưa trang bị toàn diện, nhưng nó ra lò vài bộ rồi, chứ ko phải trên giấy, còn Nga thì ko có ATGM nào tương tự. vậy ta hỏi lại tàu có loại ATGM nào tương tự Kornet xuyên 1200mm giáp, HJ8 tương tự đấy nhưng dame ko bằng đâu. bắn trực diện M1 nát bét cần j đột nóc. Thừa nhận ưu điểm độ chính xác và hiệu năng loại đột nóc cao thì nhược điểm: giá thành. Chả phải vớ vẩn Tàu vừa làm kon T96 vừa làm kon T99. Hiện có 2000 chiếc 96 rồi đấy mà mới có 600 chiếc 99 sao tàu ko làm 99 ko thôi mà phải rèn kon 96 rẻ rẻ làm gì.
    Lần cập nhật cuối: 21/01/2016
    beta22 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này