1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alsou1

    alsou1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    4.552
    Jammer là tung hỏa mù giảm tầm nhìn kẻ thù
    Còn Stealth là thu nhỏ mình lại khiến kẻ thù sáng mắt cũng không thấy

    Hai cái này sao lẫn lộn được
    hk111333 thích bài này.
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Như alu nói đúng rồi đấy, vậy tung hỏa mù thì hiệu quả hơn so với thu nhỏ kích thước chứ, chẳng phải thế mà EA-18G được dùng stand-off jamming cho toàn bộ đội hình F-22/35 trong tương lai.

    Vì sao lại vậy, vì ngay cả USAF cũng ko chắc chắn RCS, RAM trên F-22/35 có thể giúp chúng an toàn, ngay cả 2 radar AESA được quảng cáo jamming với X-band cũng chưa được thử nghiệm, kiểm chứng, radar thì làm việc của radar, còn ECM thì làm việc của ECM, ko thể hòa chung làm 1

    Nói đúng hơn là dùng ECM, anh đánh vào mắt đối thủ, khiến chúng khó quan sát hơn. Anh chủ động làm mờ mắt đối thủ

    Còn dùng thiết kế giảm RCS, thì anh chỉ thu nhỏ mình, chứ ko đánh vào mắt đối thủ. Anh thụ động đợi đối thủ quan sát


    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 04/02/2016
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    F-35 tiếp tục bị quan chức cấp cao Mỹ chỉ chích

    Congress and the Pentagon have to stop believing they have a license to throw good money after bad. Our security depends on our being smart. There are deadly security risks out there that demand our attention. The F-35 will not fight ISIS or Al Qaeda or any other rogue enemy. It cannot protect us from car bombs or a loose nuke. Surely there are other ideas worth our collective taxes that will make us safer.

    The F-35 is so long on the drawing board, it needs to be upgraded, repaired, and reengineered constantly. By the time it’s ready to be operational, we may not even need it.

    It’s time to stop gambling with our national security and cut our losses. Congress should walk out of the casino now.

    Lt. Col. Tony Shaffer (ret.) is a CIA trained former senior intelligence officer and the New York Times bestselling author of Operation "Dark Heart: Spycraft an Special Operations on the Frontlines of Afghanistan - And The Path to Victory." His latest book is The Last Line. He is a senior fellow with both the London Center for Policy Research and the Center for Advanced Defense Studies. The opinions reflected here are those solely of Lt. Col. Shaffer -- and are not the opinion of the London Center for Policy Research (LCPR), the Center for Advanced Defense Studies (CADS) or of any other group or organization with which Lt. Col. Shaffer is affiliated.

    http://www.foxnews.com/opinion/2015...agon-wastes-money-all-get-vegas-hangover.html
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Điểm yếu hệ thống FCR và EW/RWR trên F-22/35

    The AN/ALR-94 is the passive receiver system, made by BAE systems, capable of detecting the radar signals in the environment. Composed of more than 30 antennae smoothly blended into the wings and fuselage, it is described by the former head of the F-22 program at Lockheed Martin Tom Burbage as "the most technically complex piece of equipment on the aircraft." With greater range (250+ nmi) than the APG-77 AESA radar, it enables the F-22 to limit its own radar emission which might otherwise compromise its stealth. As the target approaches, AN/ALR-94 can cue the AN/APG-77 radar to keep track of its motion with a narrow beam, which can be as focused as 2° by 2° in azimuth and elevation, furthermore the ALR-94 is able to comunicate with the APG-77, allowing the F-22 to lock on targets without using the radar, making it even stealthier.
    http://aircraft.wikia.com/wiki/F-22_Raptor_Avionic_system

    ALR-94 là 1 hệ thống thụ động nhận tín hiệu radar đối phương (chứ ko hẳn là hệ thống RWR như các quảng cáo), đồng thời dẫn đường cho SDB, tuy nhiên phạm vi của nó lại xa hơn APG-77 (đối đất, 250 dặm, APG-77 ko rõ nhưng chắc chắn thấp hơn, khả năng SAR của nó cũng kém). Hơn nữa F-22 phụ thuộc vào hệ thống này để tránh các đài cảm biến thụ động, thu thập radar emissions (phát xạ radar) vd Kolchuga, VERA, Tamara, DWL-002.

    Qua đó có thể thấy FCR APG-77 có range ngắn, ko phù hợp cho nhiệm vụ A2G, khả năng tấn công bằng SDB cũng ko có, phải dựa vào RWR ALR-94

    Vị trí của AN/ALR-94 và AN/ASQ-239, thực ra chúng chỉ là những tấm antena, cảm biến đặt trên viền cánh F-22/35 mà thôi
    [​IMG]

    The AN/ASQ-239 Barracuda is an Integrated Defensive Avionics Suite developed for the F-35 Lightning II. It is based on the F-22 Raptor’s AN/ALR-94 suite. The AN/ASQ-239 is many times more sensitive than previous generations of RWR and can precisely geo-locate the direction of the threat. Thus, it can provide targeting information for a AGM-88 HARM.

    BAE Systems is developing the F-35’s digital threat warning/electronic support receiver, as well as the suite’s RF and IR countermeasures systems. Northrop Grumman is a major subcontractor on the Barracuda program and is also developing a missile warning capability for the F-35 under a separate contract for the AN/AAQ-37 Distributed Aperture System.
    http://wiki.scramble.nl/index.php/BAE_Systems_AN/ASQ-239

    Đối với ASQ-239 F-35, nó cải tiến hơn, gần tới khả năng của RWR L-150 Su-30/35, đó là sử dụng được AGM-88, tuy nhiên phần mềm F-35 vẫn chưa tích hợp để sử dụng AGM-88 được. Nó cũng ko có loại tên lửa AAM anti-radar như R-27T/ET, do đó phát hiện được đối phương (tuy nhiên đối với radar PESA, còn AESA MiG-35, J-10B thì ko có hiệu quả), bởi vậy F-35 phải vác thêm bộ EOTS + DAS để phát hiện máy bay dùng AESA, mang quá nhiều thiết bị, khiến năng lượng tiêu hao nhanh, độ cơ động ko cao

    Dự án lắp AGM-88 lên F-35 vẫn còn trên giấy từ tháng 8 năm 2015 http://aviationweek.com/awin-only/us-navy-wants-internal-aargm-f-35
    Lần cập nhật cuối: 10/02/2016
    hoangtungtungbkxvms thích bài này.
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tướng Mỹ ngất xỉu khi nghe điều chỉnh giá dự án F-35 =))

    Tướng không quân Mỹ suýt ngất xỉu khi họp báo
    Một tướng không quân Mỹ nhanh chóng được đưa đến bệnh viện sau khi ông bất ngờ gục xuống trong buổi họp báo về ngân sách tại Lầu Năm Góc.

    Thiếu tướng James Martin Jr. bất ngờ gục xuống bục phát biểu trong buổi họp báo, diễn ra ngày 9/2 tại Lầu Năm Góc, khi đang thảo luận về ngân sách cho chương trình F-35. Ông được đưa ra khỏi phòng họp rồi chuyển đến bệnh viện, theo Sputnik.

    Buổi họp báo thảo luận về ngân sách năm tài chính 2017 của không quân Mỹ. Ông Martin là phó trợ lý bộ trưởng về ngân sách thuộc văn phòng Quản lý Tài chính và Kiểm tra không quân Mỹ.

    Carolyn Gleason, cấp phó phụ trách ngân sách không quân, tiếp tục phần việc còn lại của ông Martin và kết thúc buổi họp báo. "F-35 sẽ ảnh hưởng đến các bạn như vậy đấy", bà nói đùa.

    Thiếu tướng Martin quay trở lại làm việc vào ngày 10/2 để "hỗ trợ Bộ trưởng Không quân Deborah James và Tham mưu trưởng không quân Mỹ Mark Welsh trong phiên điều trần tại Thượng viện", Air Force Times dẫn lời Melissa Milner, người phát ngôn không quân Mỹ, nói.



    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tuong-khong-quan-my-suyt-ngat-xiu-khi-hop-bao-3354480.html
    hoangtungtungbkx, Cyber02kuyomuko thích bài này.
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Hàng loạt lỗi kỹ thuật của máy bay đa chức năng F-35 được phát hiện
    Anh Tuấn | 17/02/2016 08:15

    0
    [​IMG]

    Chương trình phát triển máy bay chiến đấu đa chức năng F-35 là dự án quân sự đắt đỏ nhất trên thế giới, nhưng nó lại có quá nhiều lỗi kỹ thuật so với tưởng tượng của các chuyên gia.

    Cụ thể, F-35 không thể phân biệt các loại linh kiện trên thân máy bay, người dùng không thể đăng nhập vào hệ thống thông tin của phi cơ, và khi thoát khỏi máy bay trong trường hợp khẩn cấp, phi công có thể sẽ bị chấn thương cổ, thậm chí là tử vong.

    Phi cơ F-35, phiên bản dành cho Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang cất cánh.

    Mới đây, văn phòng phụ trách thử nghiệm và đánh giá khí tài quân sự (OT&E) của Lầu Năm Góc đã công bố báo cáo liệt kê những khuyết điểm của F-35 hiện tại.

    Báo cáo này cũng bày tỏ sự bất đồng đối với việc chính phủ Mỹ đang hối thúc các nước khác mua loại máy bay này với số lượng lớn khi những vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

    Không quân Mỹ dự kiến sẽ công bố rằng F-35 đã sẵn sàng cất cánh, hay đã đạt “khả năng hoạt động ban đầu” (IOC) vào tháng 8 hoặc tháng 12 này.

    Trước đó, phiên bản F-35 dành cho lực lượng lính thủy đánh bộ đã được cho hoạt động. Sau đó, giai đoạn thử nghiệm và đánh giá ban đầu của F-35 mới được thực hiện vào năm 2017.

    Theo báo cáo của văn phòng Lầu Năm Góc, đó là thời gian biểu không hợp lý trừ phi Không quân Mỹ cắt bớt một số giai đoạn quan trọng trong khâu kiểm định.

    Dưới đây là những phát hiện về F-35 mà báo cáo đã nêu ra.

    Phiên bản F-35 mà Lực lượng Thủy quân Lục chiến đang sử dụng có rất nhiều lỗi

    Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ đã đẩy nhanh quá trình kiểm tra hoạt động của F-35 vào tháng 5/2015 để có thể tuyên bố đạt khả năng hoạt động ban đầu vào tháng 7 cùng năm.

    Theo báo cáo, những lỗi mà máy bay đang gặp phải gồm có phần mềm buồng lái.

    Ví dụ, “phần mềm hệ thống điện tử gây nhiễu, cùng các chương trình quản lý các loại vũ khí trên máy gặp lỗi khiến cho phi công gặp khó khăn khi quan sát giao diện, giảm bớt thời gian phản ứng trước hiểm họa”.

    Khi báo cáo của Lầu Năm Góc được công bố, Trung tướng Chris Bogdan thuộc văn phòng phụ trách F-35 đã đưa ra thông báo nhằm xoa dịu tình hình.

    “Một lần nữa, báo cáo của OT&E đề cập đến những bước tiến trong chương trình F-35.

    Thứ nhất là việc phiên bản F-35 của Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ tuyên bố sẵn sàng vận hành vào tháng 7/2015, bởi nó nâng cao khả năng chiến đấu của họ.

    F-35 có đủ loại vũ khí để có thể hỗ trợ quân bộ, đánh chặn đối phương từ trên không và gây sức ép đối với hỏa lực phòng không của chúng”, thông báo viết.

    Điều đó có nghĩa là chiếc máy bay F-35 có trị giá khoảng 90 đến 180 triệu USD thực tế có rất nhiều điểm tương đồng với phi cơ A-10, chỉ có giá 18,8 triệu USD và đã có mặt từ cách đó hàng chục năm.

    Hệ thống ALIS vẫn không hiệu quả

    Các kỹ sư đang xem xét hiệu chỉnh hệ thống máy tính của F-35.

    Hệ thống máy tính chính mà F-35 đang sử dụng có tên là Hệ thống Kiểm soát Thông tin Tự động (ALIS), có chức năng tự phát hiện những hỏng hóc của tất cả các bộ phận có trên máy bay.

    Hệ thống này rất khó bị người ngoài xâm nhập, nhưng ngay cả các kỹ sư phụ trách cũng gặp nhiều khó khăn khi nâng cấp. Sau đó, văn phòng dự án F-35 khẳng định vấn đề này đã được sửa chữa.

    Tuy nhiên, sau nhiều lần cập nhật, những vấn đề cố hữu của ALIS vẫn còn đó và thậm chí còn có thêm những vấn đề mới.

    “Sau mỗi phiên bản mới của ALIS, mặc dù tính năng của nó được tăng thêm, song những khuyết điểm từ các phiên bản trước vẫn chưa được giải quyết”, báo cáo viết.

    F-35 còn có vô số lỗi kỹ thuật khác

    Dưới đây là những lỗi thường gặp khi vận hành một phi cơ F-35:

    - Máy bay không phân biệt được linh kiện mới và cũ. Hệ thống Máy tính Giám sát Bảo trì của F-35, viết tắt là CMMS, “thường cho phép các bộ phận cũ hoặc không đúng chức năng được lắp đặt trên máy bay”.

    - Máy bay không cảnh báo cho phi công khi máy bay bay với tốc độ quá nhanh và những hậu quả gây ra. Báo cáo OT&E cho biết:

    “Hệ thống Kiểm soát Giới hạn của F-35, được thiết kế để cảnh báo máy bay đã vượt quá ngưỡng an toàn, không hoạt động một cách chu đáo”.

    - Máy bay cũng “vô cớ ngăn không cho phi công đăng nhập vào ALIS”.

    - Máy bay không xác định được mức độ hư hại của các bộ phận của chính nó. “Mã lệnh đánh giá tổn hại trên máy bay được đưa vào hệ thống để giúp các kỹ sư bảo dưỡng phát hiện vấn đề đã không phát huy hiệu quả của mình”.

    - Phi công phải báo cho phòng hỗ trợ kỹ thuật của Lockheed Martin bởi máy bay không xử lý được những dữ liệu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Thật vậy, “việc quản lý những thông tin liên quan đến nhiệm vụ bay cần có sự phối hợp từ phía nhà thầu”.

    Hệ thống ghế thoát hiểm của phi công cũng bị phát hiện có nhiều lỗi.

    Nếu phi công nhảy dù khẩn cấp khỏi máy bay, người đó có thể thiệt mạng

    Một vấn đề còn nghiêm trọng hơn thế, đó là hệ thống ghế bật thoát hiểm của F-35 rất nguy hiểm. Phi công có trọng lượng dưới 61 kg không được phép điều khiển bất kỳ phiên bản F-35 nào.

    Trong khi đó, phi công nặng dưới 75 kg có 25% khả năng tử vong và 100% gặp chấn thương cổ khi thoát ra khỏi máy bay.

    “Kết quả thử nghiệm cho thấy ghế lái của phi công lộn ngược lại sau khi thoát ra khỏi buồng lái. Điều này sẽ khiến cổ của người lái bị kéo giãn, đầu của người này bị ngửa ra đằng sau.

    Khi dù bật mở và phi công bắt đầu tách ra khỏi ghế, phi công sẽ phải hứng chịu một lực mạnh lên thân người. Ảnh hưởng của ghế lái xoay trên không cùng với việc cổ bị kéo căng sẽ lớn hơn đối với những phi công có trọng lượng thấp”, báo cáo viết.

    Dù vậy, văn phòng phụ trách dự án F-35 vẫn tin rằng họ vẫn có thể bước vào giai đoạn thử nghiệm hoạt động vào cuối mùa hè năm 2017.

    “Mặc dù báo cáo của Lầu Năm Góc có phần chính xác, nó không đề cập đến những nỗ lực nhằm giải quyết những thách thức về kỹ thuật.

    Trách nhiệm của chúng tôi là nhằm tìm những vấn đề kỹ thuật, sửa chữa chúng và thực hiện với thời gian và ngân sách mà chúng tôi được giao”, ông Bogdan cho biết.

    Ngừng việc mua bán hàng loạt F-35

    Báo cáo cũng nhắc đến việc chính phủ Mỹ ngừng việc thúc đẩy chính sách bán hàng loạt F-35, buộc các đối tác đồng ý mua số lượng lớn loại máy bay này phải cân nhắc.

    Theo văn phòng Lầu Năm Góc, số lượng máy bay gặp lỗi hiện rất lớn trong khi chúng càng lúc càng khó và tốn nhiều ngân sách hơn để sửa chữa.

    Mặc cho những lỗi kỹ thuật chưa được giải quyết, chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục thỏa thuận bán hàng loạt loại máy bay này.

    Theo các công ty quốc phòng, các thỏa thuận mua bán hàng loạt là một trong những cách nhằm giảm bớt chi phí sản xuất đối với loại máy bay đắt tiền như F-35.

    Cụ thể, nó có thể sẽ giúp Mỹ tung ra 450 chiếc cho các nước đối tác từ năm 2018 đến 2020. Nhưng theo báo cáo, lợi nhuận thu được từ cách làm này có thể sẽ không như các doanh nghiệp tưởng tượng.

    “Có nên không khi Mỹ đang thực hiện bán hàng loạt F-35 trong khi chính nó đang cần phải sửa chữa nhiều lần trước khi tung ra chiến đấu, và lỗi kỹ thuật sẽ còn tiếp tục xuất hiện trong suốt quá trình thử nghiệm?”, báo cáo viết.

    Chính phủ nhiều nước đang có kế hoạch thống nhất thỏa thuận mua máy bay F-35 với số lượng lớn trong năm nay. Với sự xuất hiện của báo cáo này, họ sẽ phải đặt ra những câu hỏi về loại phi cơ này trong những tháng sắp tới.

    Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang tin công nghệ quốc phòng Defense One của Mỹ. Defense One chuyên cung cấp tin tức, các bài phân tích về các chủ đề và xu hướng sẽ định hình tương lai của quốc phòng và an ninh quốc gia Mỹ.
    http://soha.vn/quan-su/hang-loat-lo...ang-f-35-duoc-phat-hien-20160217015237772.htm
  7. Cyber02

    Cyber02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2015
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    191
    Thằng cha này nó biết ngất là có lương tâm rồi đấy :D tốn đến 400 tỷ$ mà vẫn còn phải nâng cấp thì thằng dân thường là nó đưa bà nó nòng súng vào mồm mà siết cò roài :D
    www.defense-aerospace.com/articles-view/feature/5/162520/usaf-plans-for-radical-upgrade-reveal-f_35-obsolescence.html
    hoangtungtungbkx, beta22Bat_Lo_Quan thích bài này.
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Haha, tôi đã từng nói F-35 này là cục nợ rồi, từ rất lâu rất nhiều người nghiên cứu quân sự cũng nói vậy, nay người trong ngành cũng ngất là đủ hiểu
  9. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    [​IMG] chết cười với câu warning " ... do not cut canopy .. này, nên tớ mua chiếc f22 sản phẩm in 3D này chỉ có 10 sing thoai
    beta22, Cyber02SuperSukhoi thích bài này.
  10. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Á đù bác sang Sing chơi Singapore Air Show chăng ? Làm thêm vài tấm nào bác ơi

Chia sẻ trang này