1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    363
    [​IMG] Vẫn y chang kỳ trước bác ạ, thậm chí chỗ đậu cũng giống nên tớ ghét chả thèm chụp hình nữa, kỳ này chỉ có khác là thay chỗ F35 bằng mô hình F22, mục đích tớ qua Sing định bẻ miếng vỏ F22 về nghiên cứu thì chúng nó chỉ cho chạm vào bản Fake, trong khi bản thiệt nó đậu xa lắc có mấy ku USMC canh me mình chui vào nó bắn bỏ mịe, nhất là khi nó biết mình dân đông Lào thậm chí tớ định bẻ cái lẫy bom của F15 liền bị nó tóm được , ak ak
    --- Gộp bài viết: 19/02/2016, Bài cũ từ: 19/02/2016 ---
    [​IMG]
    Năm nay Singapore Airshow có bán rất nhiều Drone đủ kiểu từ nhỏ tới lớn, giá rẻ như bèo, nhưng mà em kết con AugustaWestland này quá, nhìn như phim Avatar vậy, sờ nó mềm giống như đồ chơi composit vậy thôi, không phải bằng vật liệu máy bay thông thường, có lẽ giảm phản xạ nhiều lắm
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Su-30/35 còn 1 khả năng giảm bị phát hiện nữa, để đối phó với radar máy bay đối phương. Ngoài ECM, RAM....

    Theo báo cao từ trận đánh giữa Su-30MKI vs F-15C dạo nọ, khi Su-30MKi sử dụng khả năng cơ động, giảm nhanh tốc độ phía trước khung thân gần = 0, sau đó thình lình lấy lại tốc độ, khiến cho FCR F-15C khó tracking chính xác, do APG-63 pulse-Doppler radar hoạt động bằng phương pháp phát hiện chuyển động mục tiêu (kiểu như máy bắn tốc độ), mãi tới bản APG-70 dành cho F-15E và APG-63(V2) AESA thì lúc đó F-15C/D/E mới có khả năng phát hiện mục tiêu thông qua RCS mạnh hơn

    [​IMG]

    According to the article (that is often referenced by Indian media outlets to highlight the presumed Su-30 superiority on the American fighter jets) an anonymous USAF officer explained that in the case of a missed BVR missile (like the AA-12 Adder) shot by the Flanker, the Su-30 could turn into the clutter notch of the F-15′s radar, where the Eagle’s Doppler was ineffective.

    As the AW&ST story explained in detail, this maneuver could be accomplished making a descending, right-angle turn to drop below the approaching F-15 while reducing the Su-30′s relative forward speed close to zero: even if this is a very old air combat tactic, the USAF officer said that the Sukhoi could perform effectively this maneuver thanks to its ability to reduce rapidly its speed and then quickly regain it.

    If the maneuver is flown correctly, the Su-30 is invisible to the F-15's Doppler radar--which depends on movement of its targets--until the U.S. fighter gets to within range of the AA-11 Archer infrared missile. The AA-11 has a high-off-boresight capability and is used in combination with a helmet-mounted sight and a modern high-speed processor that rapidly spits out the target solution.

    As pointed out by the USAF officer, this tactic “works in the simulator every time,” however, only few countries have pilots with the required skills to fly those scenarios.
    http://vayu-sena.tripod.com/comparison-f15-su30-1.html

    Ở radar AESA, khả năng này vẫn có thể được áp dụng, do bất kì loại radar nào đều cần 1 khoảng thời gian để track, lưu ý là phạm vi detect và phạm vi track ko bao giờ giống nhau, vd radar AESA AN/APG-63V(2) F-15C phát hiện mục tiêu 1m2 ở 145km, tuy nhiên khi track phạm vi mục tiêu sẽ liên tục thay đổi do vận tốc của mục tiêu, chỉ những hệ thống radar to lớn, nhiều công suất, đặt trên mặt đất hoặc tàu chiến mới đủ khả năng phát hiện các mục tiêu siêu tốc như vậy

    Due to rapid the increase in missile speed, the air-defense radar system faces severe challenge in tracking these high-speed missiles. During tracking, the radar data are read into the system in a real-time manner sequentially, and thus only few data are available for trajectory estimation in every short time period. Therefore, in this paper, we propose an intelligent radar predictor, including a self-organizing map (SOM), to achieve accurate trajectory estimation under the strict time constraint. By knowing the dynamic model of the moving target, the SOM, an unsupervised neural network, learns to predict the target trajectory using a limited number of data. The performance of the SOM is compared with that of the Kalman filtering. Simulation results based on both the generated and real radar data demonstrate the effectiveness of the proposed intelligent radar predictor.
    http://ieeexplore.ieee.org/xpl/login.jsp?tp=&arnumber=1182646&url=http://ieeexplore.ieee.org/xpls/abs_all.jsp?arnumber=1182646

    Đó là vận tốc cao, còn đối với khả năng cơ động thì sao:

    Các dự án cải thiện khả năng tracking cho radar AESA với mục tiêu vận động vẫn còn nằm trên giấy, hầu hết radar đều rất khó tracking mục tiêu do hầu như ko có radar nào vừa đo khoảng cách vừa tính toán gia tốc được (cái này cũng trực tiếp liên quan tới phần siêu tốc độ phía trên)

    https://sbirsource.com/sbir/topics/82219-aesa-based-radar-performance-in-complex-sensor-environments

    Còn hiện tại, chỉ cần có khả năng như Su-30MKI đã làm trước FCR F-15C thì cũng đủ để đối phó với FCR F-22/35 (F-35 có EODAS có khả năng phát hiện Su-35/30 theo thời gian thực hiệu quả hơn, tuy nhiên nó ko có vũ khí để tấn công, ở Su-30/35 có IRST kèm tên lửa R-27ET hiệu quả hơn)

    Rapid changes in acceleration, high-G turns, or rapid changes in RCS can bring about large errors in the estimates of the tracking algorithm and cause the radar to break lock
    https://www.sbir.gov/sbirsearch/detail/561452
    Lần cập nhật cuối: 08/03/2016
    beta22imagic2 thích bài này.
  3. dangkymaikhongduoc

    dangkymaikhongduoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2014
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    179
    AH-64D vs Mi-28NE: Trường cung hạ gục Thợ săn đêm

    VietnamDefence - Ấn Độ chọn mua trực thăng tiến công АН-64D Apache Longbow chứ không phải Mi-28NE Night Hunter của Nga. Vì sao thế?
    [​IMG]
    Mi-28NE Night Hunter

    Người Nga đã quen nghĩ rằng, các trực thăng của mình nằm trong số những loại tốt nhất thế giới, thậm chí một số loại còn hoàn toàn không có địch thủ ngang tầm. Nhưng kết quả của cuộc đấu thầu dài dằng dặc ở Ấn Độ là Bộ Quốc phòng Ấn Độ cuối cùng đã quyết định mua trực thăng tiến công tối tân của Mỹ АН-64D Apache Longbow (Trường cung), chứ không phải Mi-28NE Night Hunter (Thợ săn đêm) của Nga.

    Ta biết rằng, thiết bị điện tử hàng không (avionics) đã trở thành bộ phận quan trọng nhất của trong tổng thể vũ khí trang bị của trực thăng. Hiệu quả trinh sát và điều khiển vũ khí phụ thuộc nhiều vào chúng. Liên Xô đã bắt tay phát triển trực thăng Mi-28NE để đáp trả sự xuất hiện của AH-64 Apache của Mỹ.

    Cần lưu ý là việc hoàn tất phát triển Mi-28NE diễn ra vào thời kỳ cải cách ở Nga, khi mà sự tụt hậu của Nga so với phương Tây về công nghệ vô tuyến điện tử, vi điện tử, điện tử nano và máy tính tiếp tục tăng lên.

    Ngày nay, không một mẫu vũ khí Nga được chế tạo nào có thể được bảo đảm 100% bằng linh kiện, chi tiết sản xuất nội địa. Cơ sở linh kiện lạc hậu làm gia tăng trọng lượng, kích thước máy móc và làm cho nó thiếu hiệu quả và tin cậy.
    [​IMG]
    Mi-28NE Night Hunter

    Ta hãy xem những tính năng chiến đấu nào của Apache đã buộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ mua sắm chúng.

    Thế mạnh xuất khẩu của АН-64D Apache Longbow
    Thiết bị avionics của trực thăng Apache và các đầu tự dẫn của các biến thể khác nhau của tên lửa Hellfire được phát triển trong điều kiện trình độ phát triển cao của công nghệ vô tuyến điện tử và các công nghệ khác.

    Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Hellfire liên tục được hiện đại hóa và đã trải qua chặng đường từ tên lửa thế hệ 2 (AGM-114A) với đầu tự dẫn laser đế tên lửa thế hệ 3 (AGM-114B) dùng đầu tự dẫn radar.
    [​IMG]
    Mi-28NE Night Hunter

    Khi phát triển hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển cho Apache, người ta đặt ra nhiệm vụ rút ngắn đáng kể thời gian trực thăng nằm dưới hỏa lực ngắm bắn của địch khi phải dẫn tên lửa nhờ hệ thống avionics có mức độ thông minh cao và khả năng phóng loạt các tên lửa tầm xa vào nơi tập trung xe tăng-thiết giáp đối phương.

    Thế mạnh chủ yếu của hệ thống avionics của Apache Longbow là ở chỗ tại thời điểm trực thăng đạt đến độ cao tối ưu để phóng loạt tên lửa thì các mục tiêu cần tiêu diệt đã được xác định về tầm quan trọng và các tên lửa đã nhằm vào chúng.

    Hệ thống avionics của trực thăng Mỹ có khả năng xác định những khác biệt giữa các hệ thống tên lửa phòng không và xe bánh lốp, cũng như các mục tiêu cần tiêu diệt khác làm gia tăng đáng kể khả năng sống còn của Apache trên chiến trường.
    [​IMG]
    AH-64D Apache Longbow

    Hệ thống avionics của Apache Longbow cho phép: tự động phát hiện các mục tiêu động và cố định ở tầm bắn tối đa; nhận dạng và xác định mức độ quan trọng của từng mục tiêu theo 5 nhóm (phân loại và lọc ra các mục tiêu ưu tiên); bám các mục tiêu mà tọa độ của chúng so với trực thăng được truyền đến tên lửa nếu chúng nằm ngoài vùng bắt mục tiêu của đầu tự dẫn tên lửa; truyền các tọa độ chính xác của các mục tiêu phát hiện được cho các trực thăng khác, máy bay cường kích hay sở chỉ huy mặt đất.

    Phần chiến đấu kiểu tanem (tức hai lượng nổ, xếp trước-sau) của tên lửa Hellfire do thiết kế không hoàn thiện của giáp phản ứng nổ trên các xe tăng Nga (chiều dài phần tử giáp phản ứng nổ là 250 mm) mà có xác suất xuyên thủng giáp phản ứng nổ Nga lên tới 0,8-0,9 và khả năng xuyên giáp 1000 mm, bảo đảm xác suất diệt tăng-giáp cao.

    Trình độ phát triển cao về điện tử cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 2016 chuyển sang trang bị tên lửa chống tăng vạn năng tiêu chuẩn JАGM thế hệ 4 để lắp lên các phương tiện mang khác nhau của Lục quân, Không quân và Hải quân Mỹ.
    [​IMG]
    Mi-28NE Night Hunter

    Tên lửa mới lắp trên Apache sẽ có tầm bắn 16 km, nên tăng đáng kể hiệu quả tiêu diệt xe tăng địch (tầm bắn của tên lửa chống tăng có điều khiển từ máy bay lên đến 28 km). Nhờ tầm bắn xa của JАGM, trực thăng không cần phải bay vào vùng sát thương của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn của địch.

    JAGM có các tính năng kỹ-chiến thuật chính sau đây: khả năng xuyên giáp 1200 mm, phần chiến đấu tandem nổ lõm/phá-mảnh, hệ dẫn kết hợp quán tính, cơ cấu tự động lái kỹ thuật số và đầu tự dẫn đa chế độ, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, trọng lượng phóng 52 kg, chiều dài tên lửa 1,72 m, đường kính thân tên lửa 0,178 m.
    [​IMG]
    AH-64D Apache Longbow

    (Còn nữa)
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    mod xóa bài đi, nhầm threads rồi

    Còn nhắc với tụi Mỹ nô, củng cố kiến thức dùm cái, ngu hết phần thiên hạ, trực thăng mà còn nhầm sang tiêm kích , lại Gen 5 nữa thì thầy hết thuốc chữa
    beta22imagic2 thích bài này.
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Thế mạnh của F-22 trước T-50 khi mang đao kiếm mới
    (Vũ khí) - Theo National Interest, Không quân Mỹ bước đầu đã tích hợp thành công tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder lên tiêm kích F-22.
    Đột phá của F-22

    Để có thể mang được loại tên lửa đối không này, nhà sản xuất Lockheed Martin sẽ nâng cấp 220 ray phóng CRL của AIM-9 để tương thích với phiên bản AIM-9X. Quá trình nâng cấp sẽ được thực hiện tại Fort Worth, Texas, và dự kiến phải hết tháng 2/2017 mới hoàn thành.

    Sau khi được trang bị AIM-9X, tiêm kích F-22 trở nên rất nguy hiểm và có thể bắn hạ bất cứ đối thủ nào kể cả tiêm kích T-50 của Nga, một đại diện Lockheed Martin tự tin cho biết.

    AIM-9X là tên lửa tầm ngắn được trang bị trên máy bay chiến đấu hoặc trực thăng, là tên lửa đầu tiên có công hiệu trong các cuộc không chiến, do có nhiều đặc điểm điểm ưu việt nên được nhiều hãng chế tạo tên lửa khác sao chép lại.

    AIM-9X có thể điều khiển bằng lực đẩy vec tơ, có chức năng phát hiện mục tiêu bằng radar do đó nó có khả năng tấn công mục tiêu từ mọi phía.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-22 phóng tên lửa AIM-9X trong một lần thử nghiệm.
    Tầm bắn của AIM-9X từ 30 - 35 km. So với phiên bản Block I, AIM-9X có nhiều cái ưu thế vượt trội. Đáng kể nhất là khả năng Lock after lauch (khóa mục tiêu sau khi phóng) cho phép gia tăng đáng kể tầm bắn.

    Ngoài ra, công nghệ trao đổi dữ liệu tương tự như trên đạn tên lửa tầm trung AIM-120D AMRAAM, AIM-9X Block II có khả năng tự hiệu chỉnh đường bay nhờ thông tin cập nhật từ máy bay mẹ.

    Được phát triển từ năm 1950 và phiên bản gần đây nhất của dòng tên lửa này là AIM-9X được tiếp nhận từ năm 2003. Hiện, tên lửa AIM-9X có khả năng tương thích với các dòng máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 Lightning II và một số loại máy bay chuẩn NATO khác.

    Thế mạnh của Nga

    Việc F-22 được trang bị tên lửa đối không cực mạnh AIM-9X khiến chiến đấu cơ này sở hữu khả năng không chiến cực mạnh. Tuy nhiên, trang bị này là chưa đủ để khiến cho T-50 của Nga sợ hãi. Trong một số cuộc thử nghiệm gần đây của tiêm kích T-50, Nga đã trang bị cho tiêm kích này hàng loạt tên lửa đối không cực hiện đại, trong đó có R-77.

    R-77 có thiết kế khí động học rất dễ nhận biết đó là 4 vây lái hình lưới ở phía đuôi cùng 4 vây ổn định hình chữ nhật ở gần giữa thân. Mỗi vây được bao bọc bằng một khung kim loại bên trong có các tấm kim loại được thiết kế dạng lưới. Giải pháp thiết kế này được giới thiệu là giúp kiểm soát tên lửa tốt hơn trong điều kiện tốc độ cao cũng như giảm trọng lượng.

    [​IMG]
    Dù tích hợp thành công tên lửa AIM-9X nhưng F-22 khó chiếm được ưu thế trước tiêm kích T-50 của Nga.
    Tên lửa đang được sản xuất với 3 biến thể trang bị đầu tự dẫn khác nhau gồm: R-77 tiêu chuẩn sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động (cách mục tiêu một cự ly nhất định, radar trên tên lửa tự bám bắt mục tiêu không cần sự can thiệp từ máy bay phóng). R-77T sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại Mk-80M tương tự như trên tên lửa R-73M, và R-27T. R-77P sử dụng đầu tự dẫn quang điện.

    Các thiết kế tên lửa của Nga luôn được trang bị nhiều loại đầu tự dẫn khác nhau để thực hiện đòn tấn công phóng loạt 2 quả với 2 loại đầu tự dẫn khác nhau. Lối chiến thuật này được xem là một sự kết thúc cho “trò chơi không chiến” khi mà đối phương cần phải đánh bại 2 cơ chế dẫn đường khác nhau cùng lúc nếu muốn sống sót.

    R-77 tiêu chuẩn được trang bị radar chủ động 9B-1348E có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Radar có thể hoạt động ở 2 chế độ, nếu tấn công mục tiêu ở tầm gần tên lửa sẽ khóa mục tiêu ngay từ trên máy bay và hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”. Nếu tấn công các mục tiêu tầm xa tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, cập nhật thông số về mục tiêu ở pha giữa, pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng radar chủ động.

    Tên lửa có chiều dài 3,6m, đường kính 200mm, sải cánh 350mm, trọng lượng phóng 175kg, tầm bắn từ 40-80km tùy biến thể. Tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 20kg với ngòi nổ laser cận đích, tốc độ của tên lửa gấp 4,5 Mach. Gần đây, Nga đã giới thiệu thêm biến thể R-77M-PD hay còn gọi RVV-AE-PD, sử dụng động cơ ramjet nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tới 160km, trong lượng phóng tăng lên 195kg.

    Biến thể hiện đại hơn nữa là RVV-AE-ZKR được thiết kế như một “siêu tên lửa đối không” với phần thân sau có đường kính khá lớn để tăng tầm bắn. Tầm bắn của biến thể này được dự đoán lên đến 180km, trọng lượng phóng tăng lên 226kg.

    Với trang bị của cả F-22 và T-50 có thể thấy, trong trường hợp xảy ra một cuộc không chiến giữa hai dòng chiến đấu cơ này, F-22 khó có cơ hội tồn tại trước T-50 của Nga với khả năng cơ động vượt trội cùng vũ khí cực mạnh.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/the-manh-cua-f-22-truoc-t-50-khi-mang-dao-kiem-moi-3302454/
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Lỗi mới của F-35 2016 :-D

    Radar tiêm kích F-35 gặp lỗi đột ngột tắt khi đang bay


    Quân đội Mỹ không thể bắt đầu sử dụng tiêm kích cơ F-35 vì những trục trặc đã phát hiện trong thiết bị điện tử của máy bay chiến đấu tân tiến thế hệ thứ năm - hệ thống radar liên tục bị tái khởi động.

    [​IMG]

    Kết quả là trong quá trình bay, chiếc tiêm kích gần như "bị mù". Trục trặc trong phần mềm được lên kế hoạch loại bỏ chỉ vào cuối tháng Ba năm nay, tờ The Register viết.

    Những máy bay chiến đấu đáng ra phải được bổ sung vào hàng ngũ của Không lực Hoa Kỳ vào tháng Tám, tuy nhiên, do những trục trặc, thời hạn này có thể sẽ kéo dài gần một năm nữa.

    F-35 là một trong những phát triển tốn kém nhất của Lầu Năm Góc. Chi phí của toàn bộ chương trình dự kiến đã hơn 1300 tỷ USD. Trong đó 1 chiếc F-35A (bản rẻ nhất) có giá gần 100 triệu USD.
    http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc...m-kich-f-35-gap-loi-dot-ngot-tat-khi-dang-bay
    --- Gộp bài viết: 10/03/2016, Bài cũ từ: 10/03/2016 ---


    Có lẽ dự án trí tuệ nhân tạo AI của F-35 đã hoàn chỉnh, nên radar, hệ thống điện tử hoạt động theo kiểu con người

    Nên dù có trang bị AIM-120D thì đánh nhau theo kiểu hên xui, radar nó vui đang khoẻ thì bắn còn buồn và mệt thì tự tắt =)) hoặc AI F-35 nó chống lệnh ko giết người vô tôi, kiểu tự đặt ra câu hỏi: "người phi công (đối thủ) kia cũng có gia đình, có con nhỏ blah blah" nên kháng lệnh pilot phản chiến, có khi tự rớt =))
    michael1123, beta22souri thích bài này.
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Thấy chưa, từ 2011 tới nay tôi đã nói F-22 ko dùng được AIM-9X, AIM-120C7/D, vậy mà mấy thằng Mỹ nô ngu đần có chịu tin đâu

    Thất kinh: Sau 11 năm, F-22 mới dùng được tên lửa AIM-9X


    (Kiến Thức) - Khó ai ngờ rằng, mãi sau 11 năm đi vào hoạt động tiêm kích tàng hình F-22 mới sử dụng được phiên bản hiện đại nhất của tên lửa AIM-9.
    Ngày 1/3, phi đội tiêm kích FS 90, thuộc phi đoàn số 3 đóng quân tại Alaska đã trở thành đơn vị tiêm kích tàng hình F-22 Raptor đầu tiên của Không quân Mỹ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X. Trung tá David Skalicky, chỉ huy phi đội FS 90 cho biết, việc cập nhật tên lửa AIM-9X cho phép nâng cao hiệu suất tác chiến của F-22.

    Ông nói: “F-22 là một thế hệ máy bay xa hơn các máy bay chiến đấu trước đó, trong khi đó, AIM-9X là một thế hệ xa hơn nữa so với các phiên bản trước của AIM-9. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn để đến với phiên bản AIM-9X”.

    Tại sao việc tích hợp tên lửa AIM-9X lại trở nên quan trọng với F-22, trong khi đó tên lửa này đã được sử dụng rộng rãi trên các máy bay chiến đấu khác gần 13 năm? Vì sao Raptor-chiến đấu cơ thế hệ mới lại khó khăn trong việc cập nhật vũ khí mới, trong khi các máy bay thế hệ 4 làm điều này rất dễ dàng?

    Raptor cỗ máy tối tân thụt lùi


    Từ khi được đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2005, Không quân Mỹ luôn vỗ ngực tự hào F-22 Raptor là tiêm kích tàng hình tối tân nhất thế giới và không có đối thủ xứng tầm. Tuy nhiên, việc quảng cáo F-22 mạnh nhất thế giới có lẽ chỉ đúng phần nào ở khía cạnh tàng hình, radar.

    Trong khi đó, xét về hỏa lực, Raptor còn kém xa các chiến đấu cơ thế hệ 4. Mặc dù là một chiến đấu cơ hiện đại, nhưng F-22 được chế tạo dựa trên công nghệ của thập niên 80-90. Một chi tiết rất quan trọng là mã nguồn phần mềm của Raptor không phải dạng mã nguồn mở nên rất khó nâng cấp.

    [​IMG]
    AIM-9M là tên lửa không đối không tầm ngắn chủ lực của Raptor trong 11 năm qua.
    Kết quả là F-22 không thể sử dụng các loại vũ khí tiên tiến. Khi được đưa vào biên chế, F-22 chỉ có thể sử dụng phiên bản cũ của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C và tên lửa tầm ngắn AIM-9M được sản xuất từ những năm 1980.

    Trong khi đó, hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ đều có thể sử dụng phiên bản tiên tiến nhất của tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X vào năm 2003 và phiên bản AIM-120D tầm bắn gấp đôi AIM-120C vào năm 2008.

    Bên cạnh đó, F-22 không được trang bị hệ thống nhắm mục tiêu tích hợp trên mũ bay và liên kết dữ liệu link-16 tiêu chuẩn của các máy bay chiến đấu khác. Ngay khi đưa vào sử dụng, nhược điểm của F-22 nhanh chóng bộc lộ và Không quân Mỹ phải gấp rút tiến hành nâng cấp.

    Tuy nhiên, việc cập nhật vũ khí cho F-22 thực sự không dễ dàng. Increment 2 là gói nâng cấp đầu tiên tiến hành vào năm 2005 cho phép Raptor sử dụng bom thông minh JDAM. Gói nâng cấp tiếp theo Increment 3.1 được thực hiện vào năm 2009, gói nâng cấp này cải thiện radar với chế độ mở khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ mặt đất, tích hợp thêm bom hàng không đường kính nhỏ SDB.

    [​IMG]
    F-22 thả bom hàng không đường kính nhỏ SBD. Quá trình nâng cấp vũ khí cho Raptor diễn ra một cách chậm chạp và nhỏ giọt.
    Gói nâng cấp tiếp theo là Increment 3.2, gói này lại chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 được gọi là Increment 3.2a tập trung vào nâng cấp chiến tranh điện tử, truyền thông và nhận dạng; giai đoạn 2 được gọi Increment 3.2b nâng cấp mã nguồn phần mềm để sử dụng tên lửa AIM-9X.

    Gói nâng cấp Increment 3.3 bao gồm mở rộng hệ thống điện tử, trang bị liên kết dữ liệu link 16, tích hợp tên lửa AIM-120D. Dự kiến gói nâng cấp này sẽ hoàn thành vào năm 2018. Như vậy, sau 3 gói nâng cấp F-22 mới có thể sử dụng tên lửa AIM-9X.

    Mặc dù đã có thể sử dụng tên lửa AIM-9X nhưng F-22 vẫn phải sử dụng block I, trong khi các máy bay khác đang thử nghiệm block II với tính năng “lock on” (khóa mục tiêu sau khi bắn). Ngoài ra, Raptor không có hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay (HMD) nên không thể phát huy tối đa lợi thế về góc nhìn của cảm biến trên tên lửa. Với HMD, phi công có thể tấn công mục tiêu bằng cách nhìn vào nó.

    Chương trình phát triển hệ thống mũ bay tích hợp HMCS Scorpion cho tiêm kích F-22 đã bị hủy bỏ vào năm 2013. F-22 chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ luôn phải chơi trò “đuổi bắt” trong việc tích hợp vũ khí hiện đại so với chiến đấu cơ khác.

    Raptor luôn là “kẻ đi sau” trong việc cập nhật vũ khí, trong khi các mối đe dọa trên chiến trường luôn thay đổi một cách chóng mặt.
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/that-kinh-sau-11-nam-f-22-moi-dung-duoc-ten-lua-aim-9x-648998.html

    Còn thua xa cả F-16C dùng được HMDS + AIM-9X Block II + AIM-120C7, F-22 hiện nay dogfight còn thua xa Su-27, MiG-29 cũ dùng được HMS và R-73 hoặc J-10B với PL-9C. Hiện nay chư hầu Mỹ Đài, Hàn, Nhật, UAE, Thái cũng dùng AIM-9X và AIM-120C7 cho F-15/16, F-22 át chủ bài trang bị vũ khí còn kém hơn máy bay cho chư hầu hạng bét như Thái dùng
    --- Gộp bài viết: 14/03/2016, Bài cũ từ: 14/03/2016 ---
    Phiên bản AIM-120C7 từng được thử nghiệm trên F-22 2006, tuy nhiên đã xảy ra trục trặc khi bắn từ trong thân, khi máy bay bay, nó gây hại cho hệ thống điện tử của tên lửa

    "In previous tests with the C-7 (the AIM-120C), measurements determined that vibration levels in certain frequencies were harmful to the missile's electronics." Micah Besson, structural engineer

    http://archive.defense.gov/transformation/articles/2006-04/ta042006b.html
    http://www.edwards.af.mil/news/story.asp?id=123034965

    Cũng ko có tin tức nào F-22 sử dụng được AIM-120C5/6, có lẽ F-22 chỉ dùng được AIM-120C4 trở xuống mà thôi
    Lần cập nhật cuối: 14/03/2016
  8. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.142
    Đã được thích:
    4.515
    Lấy Tin tào lao đi. 2007 nó bắn đưọc AIM9x ầm ầm rồi. BỌN AIM 9X bắn toàn phương vị và đưọc F22 nâng cấp phần mềm năm 2005 trong cái trương trình nâng cấp rađa lập bản đồ số đánh đất. Cái mũ bay HMD nó vẫn dẫn bắn đưọc AIM 9x bay vòng ra sau ầm ầm ( trên youtube có đầy vào tự xem. Đang cmt bằng đt ) nhưng ko biết giới góc nhìn bạn AIM nó tầm bao nhiêu. Quảng cáo thì cũbg khó tin lắm. Hay ho mẹ gì cái vụ tên lửa tầm ngắn với tầm trung ko biết. Có lẽ mẽo nó tự tin về khả năng tằng hình nên ko phát triễn tên lữa đối không tầm xa. Trong kho vk của mẽo chả có tên lữa nào tầm xa cho ra hồn. Ko hiểu gặp khựa thì chiến kiểu gì các loại Thế hệ tên lửa R73 nó hốt chết mất thôi.còn loại nga có quả bắn 400km thì chém gío quảng câo thôi. Bắn hết tầm 400km thì chỉ cờ hó ngáp phải ruồi thôi.
    P/S. 8/3 vào chả có ai thèm chúc cái. Dậonỳ toàn mấy trẻ trâu với mấy ông có vk . Có Cháu ngoại cả rồi thì phải nhỉ? Ko ưu tiên phụ nữ gì cả. Hazzz
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Vãi trách khéo. Chúc mừng 8/3 nhé dù hôm nay đã 14/3 :-D. Ai biểu 8/3 hót cổ zai ứ lên đây chém.

    Mỹ nó có cả đống AIM-120 đấy chiến được rồi. F-22 nó không bắn TL tầm xa được. Cần tầm trung hiệu quả cao thì rèn AIM-120D hay lôi Meteor nhét vào.
    hk111333Bat_Lo_Quan thích bài này.
  10. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Nhét AIM-120D vào đâu trên máy bay F22 thế cụ;-)
    beta22 thích bài này.

Chia sẻ trang này