1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macha

    macha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2015
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    567
    nó hết hút khách tham quan nên bi bán lại cho công viên tàu sân bay chu san( trước là công viên tàu sân bay thâm quyến) chứ tu cái gì mà tu. cái tàu slava class dở của ukraina nó còn ko thèm nua nữa là đại tu cái đống sắt vụn này.
    tiemkich thích bài này.
  2. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160


    Chú tinhha222 ngu bỏ mẹ ra còn gõ gõ cạch cạch, nhìn vậy mà phán nó dùng ASW cơ à

    Mấy cái đó là pod ESM/EW để trinh sát, tình báo điện tử, nghe được radio, phát hiện được RF của đối phương, 3 chú có lẽ biết hoặc ko, bọn ELINT/SIGHT này phát hiện máy bay tàng hình hiệu quả hơn AWACS trong 1 số lĩnh vực, khía cạnh nhất định, kém hơn có lẽ chỉ là phạm vi

    Cả 3 chú nhận định vậy cũng chưa chính xác, P-8 nó ko hề có hình dáng như vậy, nhưng nó vừa ASW vừa ELINT, đừng nhìn hình mà đoán mò

    [​IMG]

    Chú kui chắc đếch biết TQ đang vận hành con GX8 nhĩ ? mấy lần bay trên Hoa Đông, dò la thông số RCS, RF đám F-22/15J/2 cả đống

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2016
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.690
    Mắt chú bị đui à? Chú kia có phán con tàu bay ghẻ đó dùng ASW hồi nào. Chú chắc đang định phịa chuyện để cãi cùn.

    Chú muốn hỏi thì thưa thốt đàng hoàng tớ dạy cho phân biệt vai trò, vị trí, nhiệm vụ của các loại tàu bay điện tử và yếu khuyết trong khoa mục tác chiến tầu khựa. Tàu bay ELINT thay AWACS là do chú mới sáng tác ra hả? Chứ bọn tầu khựa không ngu thế đâu.

    Lại còn GX-8 lại đi đo rờ xê ét tàu bay nữa chứ ặc ặc...
    Bữa trước bọn Nga nó cũng lấy Su-24R đi đo rờ xê ét mấy con trực thăng đậu sau đít DDG đó chú =))

    Chú đek phân biệt được elint, awacs, ew...
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2016
    ISKANDER thích bài này.
  4. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    Những ảnh hưởng của cải cách quân đội Trung Quốc

    Thứ năm, 07 Tháng 4 2016 06:00

    Xét về mối đe dọa quân sự tiềm tàng mà 5 vùng tác chiến mới của Trung Quốc có thể đặt ra, các quốc gia khu vực cần phải đặc biệt chú ý tới binh lính PLA ở các vùng tác chiến phía Đông và phía Nam. Tuy nhiên quá trình cải cách của Trung Quốc cần thêm thời gian, và đó là thời gian để các quốc gia xây dựng sức mạnh quân sự hoặc thực hiện những triển khai chiến lược.

    [​IMG]

    Trung Quốc hy vọng đạt được gì với vòng cải cách quân đội hiện nay?

    Kể từ nửa cuối năm 2015, đã có sự suy đoán đáng kể về các cải cách quân sự được đồn đoán của Trung Quốc. Sự suy đoán đã đặc biệt trở nên mạnh mẽ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ duyệt binh ngày 3/9/2015 ở Bắc Kinh đã tuyên bố một kế hoạch cắt giảm 300.000 binh lính.

    Trên thực tế, tin tức đưa về việc thay thế các quân khu bằng các vùng tác chiến trước tiên bắt đầu xuất hiện vào năm 2012. Không phải đến khi ông Tập đưa ra những phát biểu quan trọng trong một cuộc họp của Quân ủy Trung ương (CMC) về cải cách quân đội vào tháng 11/2015 thì các mục tiêu và mục đích cải cách mới được tiết lộ, dẫn đến việc thay thế các quân khu bằng các vùng tác chiến cũng như những xem xét toàn diện chủ yếu khác về tổ chức. Vào tháng 1/2016, việc tái cơ cấu đã bắt đầu hình thành.

    Ở tuyến đầu của các cải cách là việc thay thế 4 Tổng cục của CMC bằng 15 cơ quan mới, không chỉ báo hiệu một sự thay đổi về tên gọi mà còn chuyển đổi hoàn toàn chức năng. Nó cũng thể hiện sự một “sự xuống cấp” đối với 4 Tổng cục. Chẳng hạn, Bộ Tổng tham mưu (GSD) trước đây thường được biết đến như là cơ quan số một trong Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), một phần là bởi nó chịu trách nhiệm về các hoạt động tác chiến và tình báo, bao gồm tình báo con người, điện tử và Internet, và một phần là bởi nó chỉ huy lục quân mà đến lượt mình, kiểm soát 7 quân khu trên khắp cả nước. GSD giờ đây trở thành Bộ Tham mưu liên hợp của CMC, với các đơn vị và chức năng tình báo ban đầu của nó được hợp nhất vào Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF). Nó không còn thực thi quyền kiểm soát tác chiến của lục quân, mà giờ đây có sở chỉ huy riêng của mình. Bộ Tham mưu liên hợp mới sẽ chỉ đơn thuần thực hiện chức năng là một tổ chức tham mưu, tương tự với hệ thống tham mưu trưởng liên quân của Mỹ. Tư lệnh mới nhậm chức của SSF là Trung tướng Cao Tân (Gao Jin), một thành viên kỳ cựu của Lực lượng Pháo binh 2 mà giờ đây được đổi tên lại thành Lực lượng Tên lửa, trước khi trở thành trợ lý Tham mưu trưởng của GSD và Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Quân sự của PLA. Với những thành tích nổi trội với tư cách là một sĩ quan chỉ huy, Cao Tân được nhìn nhận là có sự tinh thông cần thiết trong các hoạt động tác chiến và trao đổi tình báo. Đặt SSF dưới sự chỉ huy của Cao ngụ ý rằng SSF vẫn giữ một phần những chức năng của GSD trước đây.

    Thay đổi lớn nhất về chức năng của Tổng cục Chính trị (GDP) là việc chuyển quyền kiểm soát của nó đối với hệ thống pháp lý quân đội sang cho Ủy ban Chính trị và Pháp luật mới. Nó báo hiệu một sự chấm dứt các chức năng kỷ luật, an ninh và nhân sự mà GDP thường giữ độc quyền. Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cùng với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật, có thể ngăn không cho các chức năng nhân sự bị kiểm soát bởi một cơ quan duy nhất trong khi đó đóng góp vào mục tiêu của Tập Cận Bình nhổ tận gốc các nhóm tham nhũng trong quân đội, như được thấy trong tình huống có liên quan đến cựu Phó Chủ tịch CMC Từ Tài Hậu.

    Quách Bá Hùng, một cựu Phó chủ tịch khác của CMC, người cũng đã “ngã ngựa” trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình, có liên hệ mật thiết tới Tổng cục Trang bị (GAD), cơ quan bị “giáng cấp” đáng kể trong vòng cải cách quân đội này. GAD không chỉ chịu trách nhiệm phát triển trang thiết bị quân sự mà còn quản lý các đơn vị hàng không được tiếp quản từ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng mà giờ đây không còn tồn tại nữa. Theo đường lối chỉ đạo mới, mỗi một quân chủng sẽ “theo đuổi công cuộc xây dựng của chính mình”, và như vậy việc phát triển trang thiết bị quân sự được cho là sẽ được phân chia giữa 4 quân chủng. Quan trọng hơn là, sự phát triển hàng không và không gian vũ trụ đã được giao cho SSF. Điều này cho thấy rằng GAD không còn quyền lực như trước đây. Chúng ta không thể loại bỏ khả năng GAD và Tổng cục Hậu cần (GLD) có thể sáp nhập trong tương lai.

    Việc “kích hoạt” Lực lượng Tên lửa có nghĩa rằng Lực lượng Pháo binh 2 cuối cùng cũng có tên gọi đúng. Điều đáng chú ý là nó tương tự như Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga, mặc dù có một vài sự khác biệt. Lực lượng tương đương này của Nga kiểm soát tất cả các tên lửa đạn đạo tầm xa và tầm trung ở Nga. Trước đây nó cũng được giao nhiệm vụ phát triển không gian vũ trụ, nhưng sau đó Lực lượng Không gian được thành lập để tiếp quản vai trò đó. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã giao nhiệm vụ phát triển không gian vũ trụ cho SSF, không phải cho Lực lượng Tên lửa. Sự dàn xếp này gần như có khả năng được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho không quân giữ vai trò lãnh đạo trong việc phát triển không gian vũ trụ, một động thái hướng tới hiện thực hóa chiến lược “không quân và lực lượng không gian tích hợp” được chú trọng nhiều. Trên chiến trường hiện đại, việc xác định vị trí vệ tinh, thông tin liên lạc và viễn thám là những yếu tố then chốt.

    Nhằm đạt được ưu thế trong không gian, Trung Quốc có thể tự lựa chọn thiết lập một Lực lượng Không gian tách biệt. Lực lượng Tên lửa hiện nay kiểm soát tất cả các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn, liên lục địa của nước này, cho thấy rằng nó vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự ứng phó của Trung Quốc với các nước láng giềng xung quanh các tranh chấp.

    Sự kiểm soát quân đội vững chắc hơn

    Theo quan điểm về cơ cấu, các cải cách của PLA một mặt là động thái hướng tới việc phát triển một lực lượng chuyên dụng và đáp ứng được những nhu cầu của chiến trường tương lai, và mặt khác là một sự cải tổ quyền lực nhằm mục tiêu nắm chắc quân đội hơn. Điều này gợi nhớ đến Hội nghị Cổ Điền (Gutian) năm 1929, khi Mao Trạch Đông nắm lấy cơ hội thiết lập vai trò lãnh đạo của Đội quân thứ tư của Hồng quân. Trong cuộc cải tổ quyền lực hiện tại, 4 tổng cục đã bị suy yếu thông qua việc vô hiệu hóa một số đơn vị của họ. Một số vị tướng thậm chí đã bị cách chức. Những dấu hiệu này đủ để kết luận rằng các cải cách quân đội đang diễn ra một phần được dựa trên mong muốn của Tập Cận Bình củng cố vị trí của chính ông như là người lãnh đạo quân đội.

    [​IMG]

    Nhằm giáng một đòn mạnh hơn xuống các nhóm tham nhũng được hình thành bởi 2 cựu Phó Chủ tịch CMC đã “ngã ngựa”, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, Tập Cận Bình đã quay sang lực lượng không quân và hải quân cho đến nay nhận được ít đặc quyền hơn để lựa chọn nhân sự từ trong số các tướng lĩnh. Chẳng hạn, Tướng Hứa Kì Lượng của Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã được đề bạt lên vị trí Phó Chủ tịch CMC, vị trí theo truyền thống do các tướng lục quân nắm giữ. Chính việc Hứa Kì Lượng từng làm việc với Tập Cận Bình nhiều năm trước, khi hai người được điều đến tỉnh Phúc Kiến trong khoảng cùng thời điểm, đã giúp ích cho ông này. Các cải cách quân đội, làm nổi bật việc giảm biên chế binh lính, có thể được sử dụng để làm giảm bớt vị thế và quyền lực của các tướng lĩnh nào đó, điều có lẽ là lý do thực sự để Tập Cận Bình thúc đẩy tái cơ cấu.

    Những ảnh hưởng của khả năng tác chiến chung

    Theo quan điểm về tính hiệu quả tác chiến, việc chuyển đổi từ quân khu sang vùng tác chiến có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển khả năng tác chiến chung. PLA đã và đang nhấn mạnh khái niệm “các hoạt động tác chiến chung tích hợp” kể từ Chiến tranh Iraq năm 2003. Nhiều ấn phẩm về đề tài này kể từ đó đã được đưa vào những tài liệu tham khảo nội bộ của PLA. Tuy nhiên, khi tiến hành các hoạt động tác chiến chung, thách thức lớn nhất không phải là công nghệ mà là hệ thống quân khu lấy lục quân làm trung tâm và thái độ bảo thủ của ban lãnh đạo quân đội.

    [​IMG]

    Chẳng hạn, hệ thống quân khu do lục quân chi phối, nếu nó muốn tham gia chiến đấu hiện đại, phải có sự hợp tác của không quân, hải quân và lực lượng tên lửa nhằm đạt được hiệu quả mong muốn. Và khi tiến hành các hoạt động tác chiến chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD), PLA cuối cùng đã nhận ra rằng họ không thể gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho quân đội Mỹ, đặc biệt là các tàu sân bay của nước này, trừ phi có sự hợp tác với các quân chủng khác và các lực lượng tên lửa đạn đạo. Chính việc mỗi một quân chủng đi theo con đường riêng của mình mà không xây dựng sự phối hợp với các quân chủng khác vốn đã là một vấn đề nghiêm trọng, vì nó làm giảm rất nhiều sức mạnh chiến đấu của PLA. Vì vậy, xét về mặt cải thiện sức mạnh chiến đấu, việc chuyển từ quân khu sang vùng tác chiến không chỉ để sắp xếp hợp lý nhân sự mà còn nhằm thiết lập các vùng tác chiến như là bộ tư lệnh tác chiến chính phục vụ những nhu cầu thực sự trên chiến trường. Để một nhiệm vụ chiến đấu được thực hiện một cách thỏa đáng, tư lệnh của một vùng tác chiến được giao phó quyền hạn và sự tùy ý huy động binh lính bên trong vùng chịu trách nhiệm (AOR) của mình, tăng cường đáng kể toàn bộ năng lực tác chiến chung của các lực lượng có liên quan.

    Thành tích của PLA về mặt này có thể được nhìn thấy từ việc họ thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, khu vực về mặt địa chính trị nằm trong AOR của Quân khu Nam Kinh và lực lượng không quân của hải quân của Hạm đội Đông Hải, với sự chồng lấn đáng kể các trách nhiệm giữa không quân và hải quân. Trên thực tế, trước đây không có ví dụ nào về việc không quân và hải quân hoạt động dưới sự chỉ huy và kiểm soát của lục quân. Điều thường xuyên xảy ra là 3 quân chủng riêng biệt hoạt động độc lập. Theo dữ liệu được Nhật Bản công khai, các máy bay quân sự của Trung Quốc mà đã có mặt trong ADIZ biển Hoa Đông cho tới nay gần như là từ các lực lượng không quân của hải quân. Các máy bay này gồm máy bay do thám điện tử Y-8, máy bay ném bom H-6, máy bay chiến đấu Su-30 và J-10, máy bay vận tải Y-12 thuộc Cục Hải dương Quốc gia. Trước khi Nhật Bản công bố các bức ảnh về 2 máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc bay gần 2 máy bay giám sát của Nhật Bản trên biển Hoa Đông hồi tháng 5/2014, hầu như không có ghi chép nào về việc các máy bay được lực lượng không quân PLA cử đến khu vực này. Điều này có lẽ có liên quan gì đó tới thực tế rằng các lực lượng không quân của Hải quân PLA, theo đúng với phân công nhiệm vụ trên khắp các quân chủng, chịu trách nhiệm về không phận trên các khu vực biển mà họ được giao nhiệm vụ bảo vệ. Đúng là một số lượng đáng kể các máy bay chiến đấu được triển khai ở Quân khu Nam Kinh và PLA đã và đang chỉ huy các cuộc tập trận xuyên khu vực kể từ năm 2012, bao gồm cả sự triển khai hiếm hoi một trung đoàn máy bay chiến đấu đầy đủ từ căn cứ trong đất liền tới một căn cứ ven biển. Tuy nhiên, kết quả của những hoạt động này đã không nhận được sự đưa tin đáng chú ý của truyền thông.

    Vào cuối năm 2013, phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin rằng Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch CMC, đã đưa ra những phát biểu về sự phát triển năng lực tác chiến chung. Ông kêu gọi một sự cải thiện hơn nữa đối với cơ chế chỉ huy tác chiến chung của CMC và cơ chế chỉ huy tác chiến chung của nhiều vùng tác chiến khác nhau trên khắp đất nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện thích đáng và đảm bảo các kết quả của những cải cách cơ cấu. Những diễn biến chính trị sau đó xung quanh ADIZ trên biển Hoa Đông đem lại cho PLA cơ hội huấn luyện các lực lượng của họ và hợp nhất các nguồn lực trong một môi trường tác chiến chung. Trong một đoạn băng video về các máy bay Su-27 của Trung Quốc do Nhật Bản công bố, những con số ở phần đuôi đã tiết lộ rằng các máy bay này có căn cứ ở Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên. Điều này cho thấy một bước tiến hơn nữa hướng tới sự phát triển của các hoạt động tác chiến trên toàn khu vực và các hoạt động tác chiến chung giữa không quân và hải quân.

    Trong khi đó, Không quân PLA và Hải quân PLA có những kết nối độc lập của riêng họ với các trạm rađa duyên hải nằm dưới quyền kiểm soát của họ. PLA bắt đầu phát triển các hệ thống do thám chung vào năm 2006 trong một nỗ lực nhằm tích hợp các hình ảnh trên không cho tất cả các đơn vị có liên quan sử dụng. Không xuất hiện chi tiết nào về việc chương trình này đang tiến triển như thế nào. Nhưng trong bối cảnh những đòi hỏi nhiệm vụ hiện nay đối với ADIZ trên biển Hoa Đông, Trung Quốc cần phải phát triển một hệ thống giám sát chung. Mặc dù việc phát triển “các hoạt động tác chiến chung tích hợp” là mục tiêu của PLA trong những năm gần đây, nhưng việc cải thiện và tích hợp cơ sở hạ tầng mới chỉ là bước đầu tiên. Điều quan trọng hơn là phối hợp với các nhân tố sống còn khác như hậu cần, nhân sự và tổ chức, và tư duy tác chiến. Hệ thống quân khu lấy lục quân làm trung tâm đã khiến việc đưa các hoạt động tác chiến chung vào thực tiễn trở nên khó khăn. Giờ đây, với cơ chế chỉ huy tác chiến chung cho ADIZ trên biển Hoa Đông làm mô hình, PLA muốn khuyến khích tư duy tác chiến theo định hướng nhiệm vụ, điều có thể khắc phục được các rào cản cơ cấu và được dùng làm xuất phát điểm cho các hoạt động tác chiến chung liên quân chủng. Rốt cuộc, điều này cuối cùng sẽ giúp Bắc Kinh đạt được mục tiêu của họ thành lập các vùng tác chiến như là bộ tư lệnh tác chiến chính trong chiến tranh hiện đại.

    Những tác động đối với khu vực

    Việc thiết lập các vùng tác chiến thay thế các quân khu do đó thể hiện một sự thay đổi trong tư duy tác chiến của PLA và một sự chuyển hướng khỏi cơ cấu lực lượng bị lục quân chi phối, điều thường được so sánh với một con chó có cái đuôi lớn đến mức không thể vẫy được. Thay vào đó điều sắp xuất hiện là một lực lượng tinh nhuệ và có tính linh hoạt cao với khả năng tác chiến chung tích hợp. Giờ đây Tập Cận Bình có quyền kiểm soát lớn hơn đối với quân đội, chức năng ngoại giao quân sự của PLA có thể hữu ích hơn. Ngoài các chiến lược tấn công và đe dọa binh đao bằng lời nói theo trường phái cũ, như được chứng kiến trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, việc mở rộng sự hiện diện của PLA rất có thể được sử dụng như là lợi thế thương lượng trong các hoạt động chính trị quốc tế. Bằng cách sử dụng PLA theo bề ngoài là một biện pháp cho sự răn đe quân sự, chẳng hạn trong chính sách ngoại giao pháo hạm hiện đại, hay là một cửa ngõ để đóng góp cho cộng đồng quốc tế, Tập Cận Bình hẳn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ông áp dụng cách tiếp cận "cây gậy và củ cà rốt" nổi tiếng.

    [​IMG]

    Một thay đổi rõ ràng khác trong cơ cấu PLA sau cải cách là sự hợp nhất các khả năng tình báo nước ngoài. Tình báo nước ngoài trước đây là trách nhiệm của Cục Tình báo số 2 và số 3 của GSD, tương ứng xử lý tình báo con người và tình báo điện tử và Internet. Giờ đây công việc này đã được giao lại cho các đơn vị do lục quân dẫn dắt, Lực lượng Tên lửa và SSF, trong cái chẳng khác gì là một sự hợp nhất các nguồn lực tình báo. Điều đáng chú ý là Cục liên lạc của Tổng cục Chính trị và Tổng cục trang bị có các đơn vị thu thập thông tin tình báo của riêng họ. Cùng với việc tái cơ cấu sâu rộng Tổng cục Chính trị và Tổng cục trang bị, các đơn vị tình báo thuộc 2 tổng cục này có thể được sáp nhập vào SSF, điều báo hiệu cho một sự cải tổ cộng đồng tình báo. Nếu CMC trong tương lai có các đơn vị tình báo trực tiếp báo cáo cho họ theo cách tương tự như Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) của Mỹ hoặc GRU (Cục tình báo quân đội) của Nga, thì điều đó sẽ tượng trưng cho một sự hợp nhất hơn nữa các khả năng tình báo nước ngoài của Trung Quốc.

    Khi tái cơ cấu cục tình báo thứ hai và thứ ba của Bộ Tổng tham mưu, cần phải lưu ý rằng cục thứ ba từng được sử dụng để kiểm soát đa số các thành phần của lực lượng thông tin mạng Trung Quốc mà chủ yếu được dành để tấn công máy tính, trong khi cục thứ hai chuyên về tình báo con người và phân tích tình báo. Nếu hai cục này sáp nhập, thì các cuộc tấn công được thực hiện bởi lực lượng thông tin mạng thậm chí còn trở nên tàn bạo hơn. Chẳng hạn, kỹ xảo đe dọa dai dẳng tiên tiến thường được lực lượng thông tin mạng sử dụng phụ thuộc nặng nề vào thông tin về một mục tiêu cụ thể như dữ liệu cá nhân của anh ta hay cô ta, giới bạn bè và thói quen đọc. Thu thập được thông tin này không phải là điều mà một tin tặc trội hơn. Vì vậy việc hợp nhất các nguồn tình báo sẽ chỉ khuyến khích lực lượng thông tin mạng của Trung Quốc hung hăng hơn nhắm tới các nước mục tiêu như Đài Loan.

    Phản ứng của Đài Loan

    Xét về mối đe dọa quân sự tiềm tàng mà 5 vùng tác chiến mới của Trung Quốc có thể đặt ra cho Đài Loan, Đài Bắc cần phải đặc biệt chú ý tới binh lính PLA ở các vùng tác chiến phía Đông và phía Nam. Cân nhắc sự leo thang căng thẳng ở biển Hoa Đông và Biển Đông trong những năm gần đây, các vùng tác chiến ở phía Đông và phía Nam, hiện đang nâng cấp sức mạnh chiến đấu thông qua sự tập trung vào các hoạt động tác chiến chung tích hợp, sẽ trở thành một mối đe dọa ngày càng lớn đối với Đài Loan và các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác. Như thường là vậy, khi phải đối mặt với sự bất ổn trong nước, Trung Quốc sẽ tìm cách chuyển các vấn đề nội bộ của mình sang các nước khác bằng cách “mạnh tay” trên vũ đài thế giới. Đài Loan và các nước khác trong khu vực cần phải chuẩn bị sẵn sàng.

    [​IMG]

    Bất chấp cơn bão rõ ràng xuất hiện nơi chân trời, thời gian vẫn còn. Việc tái cơ cấu sâu rộng của PLA đã đem đến những thay đổi lớn cho dây chuyền chỉ huy, ám chỉ rằng PLA sẽ cần thêm thời gian để trở nên quen dần với cơ cấu mới. Điều này đem lại cho các nước khác ở châu Á-Thái Bình Dương thời gian để xây dựng sức mạnh quân sự hoặc thực hiện những triển khai chiến lược. Khi PLA giảm biên chế, một số lượng khá lớn các hạ sĩ quan sẽ được điều chuyển đến những vị trí ít mong muốn hơn hoặc sẽ bị giải ngũ. Điều này đem lại cho cộng đồng tình báo của Đài Loan cơ hội tuyển mộ các nhân viên tình báo trong lòng địch và thiết lập một nhóm gián điệp, theo phong cách của những nỗ lực trước đây, nhằm giành được lợi thế trong việc thu thập thông tin tình báo.

    Các cải cách quân sự của Trung Quốc là một tiến trình đang diễn ra mà, theo ước tính của chính Trung Quốc, sẽ mất 5 năm để hoàn thành. Nói cách khác, còn khá nhiều điều không chắc chắn tồn tại trong khoảng thời gian tới năm 2020. Tuy nhiên, điều có thể thấy trước là PLA sẽ tham khảo rất nhiều hệ thống quân đội Mỹ, đặc biệt là các hoạt động tác chiến chung và những học thuyết của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, trong việc triển khai trong chiến trường tương lai của mình.

    Bất chấp điều đó, PLA vẫn không thể bước đi mà không có một cơ cấu lực lượng và tư duy tác chiến bắt nguồn từ Nga và người tiền nhiệm Liên Xô, như việc chia sẻ quyền lãnh đạo chung giữa sĩ quan chỉ huy và chính ủy của mỗi một đơn vị cấp đại đội và cao hơn. Vì vậy, đó là điều hợp lý khi sử dụng sự thay đổi về quân sự của Nga bắt đầu từ năm 2000 làm tiêu chuẩn đánh giá cho những cải cách hiện tại của PLA. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng đối với ban lãnh đạo Trung Quốc, ưu tiên hàng đầu luôn là đảm bảo cơ sở quyền lực của mình. Mặc dù khẩu hiệu kéo dài nhiều thập kỷ “Đảng chỉ huy súng” vẫn là một chỉ thị không thay đổi để tất cả các đảng viên đi theo, điều luôn trong tâm trí của mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc từ quá khứ đến hiện tại là tín điều “chính quyền sinh ra từ nòng súng”. Trước khi thiết lập khả năng quân sự chiến đấu và chiến thắng, điều quan trọng hơn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là khiến PLA phải tuân lệnh và phản ứng tức thì trước chỉ thị của họ. Đó là mục tiêu tối thượng của cải cách quân đội.

    Tiến sĩ Ying Yu Lin là Phó Giáo sư Chương trình Nghiên cứu Ngoại giao và các Vấn đề Quốc tế tại Trường Đại học Minh Truyền (Ming Chuan), Đài Loan. Bài viết được đăng trên The Diplomat.

    Trần Quang (gt) - nghiencuubiendong.vn
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Giống con này, SLAR radar nhìn bên ( lắp 2 bên ).
    Nói con Y-8 của Khựa có gì khác, đề nghị dẫn nguồn chính thống, éo chơi đoán. Hề hề

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2016
    Hac_Cong_Tu thích bài này.
  6. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Nó có ý phán thế đấy, ý của nó là con kia dùng MAD, nhưng vì nó ngu nên ko biết gọi là hệ thống gì

    Thấy chú nói TQ dùng Tu cũ rích, tôi đưa lên con GX8 mấy năm nay thám thính Hoa Đông, chú lại nhặng xị cả lên là thế nào =))

    arcraft now has mounted four distinctive elongated antennas on its fuselage, replacing the old external antenna covers after it was removed from the aircraft, in ad***ion to a prominent nose radar and satellite communications dome. According to the report, this enabled the Y-9JB to perform radar and communication signal reconnaissance missions with greater frequency coverage, a wider range and higher precision.

    Read more: http://en.yibada.com/articles/63547...reconnaissance-capabilities.htm#ixzz45V6Bk2oR

    Chú cứ chuyện, bọn ELINT/SIGHT bây giờ cũng trang bị radar khủng, cũng có khả năng thám thính thông tin chữ kí hồng ngoại, radar hoặc RF của máy bay đối phương, mặc dù ko phải dạng chảo hay thanh ngang như AEW/AWACS, range ngắn hơn, nhưng quan trọng là tụi nó có trần bay thấp, RCS cũng thấp hơn AWACS, dùng trong vùng quân sự hóa an toàn hơn AWACS (vì AWACS thường sẽ dùng kèm với máy bay chiến đấu, khiến đối phương đề phòng)

    Most probably, among the weapons systems of interest there were also F-22 Raptors performing “kinetic situational awareness” tasks over Syria: the Tu-214R alongside the Il-20 Coot and other ground-based radars might have collected intelligence data needed to “characterize” the F-22’s signature at specific wavelengths.
    http://theaviationist.com/2016/02/2...-is-returning-home-after-deployment-in-syria/
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2016
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.690
    Thám cái quần què. Chú định trốn à? GX8 đo rờ xê ét ặc ặc...

    Tại chú dốt chứ hồi MH-370 thì tầu khựa còn dùng Tu-154 bay đi đo rờ xê ét tàu bay dưới đáy biển lun á. Ngoài ra, nó còn đo được cả rờ xê ét của tầu ngầm ặc ặc...
  8. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    GX8 nó đo được cả RCS, IR lẫn RF của F-22 hoặc bất kì máy bay nào, tôi có nói ko đâu. Số lần xuất kích KJ-2000 rất ít, trong khi GX-8 và các phiên bản ELINT/SIGHT trước đó thì nhiều hơn (có kèm 1 số KJ-200 hoặc 500 thì phải) nhưng TQ vẫn tự tin tuyên bố KJ-2000 phát hiện F-22 cách 200km

    Nga trước dùng Tu-95 (bản RT để đo đạc các kí tự của đám máy bay NATO), giờ thì có Tu-214R hiện đại hơn, ít công khai hơn, lén lút hơn
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2016
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Lẽ ra nó phải phát hiện F22 cách 400km chứ? Sự thực thì radar chỉ có thể phát hiện 1 cái gì đó từ khoảng cách hàng trăm cây, làm thế nào nó biết đó là F22 mà ko phải F18?
  10. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Với thằng ngu số đếm như mày thì 200 vs 400 cũng như nhau =))

    http://ttvnol.com/threads/f-22-raptor-va-f-35jsf-may-bay-tiem-kich-the-he-thu-5.434887/page-312
    --- Gộp bài viết: 11/04/2016, Bài cũ từ: 11/04/2016 ---
    Hỏi khôn đấy, lâu lâu được 1 câu

    Ngân hàng thông số kí tự RF, IR, RCS của máy bay các nước Nga, Mỹ, TQ, EU đều rành nhau, nên chú ko cần phải lo. Cái khó là ECM kia kìa, chứ từ CTVN tới Iraq, Nam Tư cũng có biết gì các thông số RCS, RF, IR đếch đâu, VN, Iraq, Nam Tư toàn đánh chay, còn ECM thì từ thời đó đã chớm nở rồi, giờ thằng nào giải mã được bộ ECM, jammer của nhau thì ăn.

    F-22/35 có RCS, RF lẫn IR nhỏ hơn T-50, Su-35, J-11D, J-20 nhưng vẫn ko giám chắc ăn được, là vì phía TQ, Nga có công nghệ DRFM mới, lẫn BVR xa hơn hẳn loại của Mỹ. Khi nào bẻ cong ánh sáng, tàng hình thực sự thì khi đó Mỹ đứng đầu thế giới ko ai dám cãi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này