1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận xét về Báo chí Việt Nam hiện đại

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Rosebaby, 06/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trahoanhat06

    trahoanhat06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Độc giả liên tục chỉ trích báo chí VN cung cấp cho họ những món ăn quá nhiều sạn, thừa mỡ, thiếu gia vị. Nhà báo thì cứ "tại bà cơ chế", chứ khả năng tôi thì thừa nấu được khối món ngon. Hậu quả là lại cứ "chém to kho mặn" cho nó lành bụng. Hic, sơn hào hải vị ăn mãi còn thấy chán mà mấy cái món kho tàu cứ diễu đi diễu lại ...
    Thiển nghĩ, nhà báo mà cứ "nhìn sao nói vậy" thì quá là "lạy ông tôi ở bụi này". Sơ đời GS Trần Quốc Vượng dạy "làm trai cứ nước hai mà nói", mấy chú nhà báo ra ngoài thì như chim kêu vượn hót mà vào "làng mình" cứ thật như đếm là nghĩa làm sao. Ngay như làng báo Mỹ nổi tiếng là một làng báo tự do, nơi nhà báo "sẵn sàng quên mình vì lẽ phải", họ cũng phải tâm niệm "báo chí không bao giờ đi đến cùng một sự thật nhưng bắt buộc phải thông tin sự thật". Mỹ là một xã hội dân chủ nhưng việc đưa ra bất cứ thông tin nào cũng là sự "thương lượng" giữa phóng viên, biên tập, các nhóm xã hội, các nhóm lợi ích, các thiết chế chính trị...Nhà báo, ngoài việc truyền đạt thông tin chính xác, buộc phải sử dụng vũ khí ngôn ngữ để có thể "che đậy những mục tiêu bên trong". Không có gì khó hiểu khi văn phong báo chí là một trong những loại văn phong đầy ẩn dụ. Nhà báo phải dùng sức mạnh ngôn ngữ như một thứ sương mù để bảo vệ chính mình. Thậm chí họ phải diễn tả thế giới "bằng ngôn ngữ biểu tượng", không hiếm khi bằng một loại "mật mã" riêng.
    Ở VN vào đầu thế kỷ 20, các cụ Ngô Tất Tố, Huỳnh Thúc Kháng,. Vũ Trọng Phụng.nếu không nhờ cái tài ngôn ngữ trào phúng hài hước thì hẳn cũng khó mà chuyển tải hết những thâm ý về hàng loạt các vấn đề xã hội thời đó. Đọc văn các cụ cứ phải cười một mình mà nghĩ hẳn cái kẻ bị các cụ mang ra làm trò cười ấy chắc tức cành hông mà ..chịu không cãi được, không bắt các cụ mà bỏ vào tù được
    systemrisk thích bài này.
  2. otcay1982

    otcay1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    up
  3. myspace2009

    myspace2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Em mới vào nghề báo, các bác cho em theo với ạ.
  4. shockman

    shockman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2010
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Các bác đang bàn về LÝ LUẬN BÁO CHÍ hay NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ? Nếu tôi nhớ nhớ không nhầm, hình như hai phạm trù này khác nhau thì phải.
    Về mặt "ní nuận", tui không dám múa rìu qua mắt thợ (dành đất cho các bậc cao nhân). Còn về nghiệp vụ?
    Trên một số diển đàn, nhiều người cũng than như vậy, cũng hô hào "chấn hưng báo chí" như vậy. Nhưng xin lỗi, báo chí của chúng ta đã HƯNG bao giờ đâu mà đòi CHẤN? Chứng ta chỉ như một đứa trẻ đang chập chững tập đi. Còn vấp ngã, còn khóc nhè nhiều.
    Tui không thích quan điểm của nhiều bạn, cứ lấy Mĩ hoặc châu Âu làm thước ngắm. Ngày xưa, nhiều người đã "lấy đuôi trâu làm thước ngắm" nên chúng ta tụt hậu. Nhưng giờ, nếu chúng ta thay cái đuôi trâu bằng (cái gì đó) của người khác, chắc gì tình hình khả quan hơn?
    Cứ học bò đi rồi hãy lo học chạy.
  5. kienan43

    kienan43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Ngay như làng báo Mỹ nổi tiếng là một làng báo tự do, nơi nhà báo "sẵn sàng quên mình vì lẽ phải", họ cũng phải tâm niệm "báo chí không bao giờ đi đến cùng một sự thật nhưng bắt buộc phải thông tin sự thật". Mỹ là một xã hội dân chủ nhưng việc đưa ra bất cứ thông tin nào cũng là sự "thương lượng" giữa phóng viên, biên tập, các nhóm xã hội, các nhóm lợi ích, các thiết chế chính trị...Nhà báo, ngoài việc truyền đạt thông tin chính xác, buộc phải sử dụng vũ khí ngôn ngữ để có thể "che đậy những mục tiêu bên trong". Không có gì khó hiểu khi văn phong báo chí là một trong những loại văn phong đầy ẩn dụ. Nhà báo phải dùng sức mạnh ngôn ngữ như một thứ sương mù để bảo vệ chính mình. Thậm chí họ phải diễn tả thế giới "bằng ngôn ngữ biểu tượng", không hiếm khi bằng một loại "mật mã" riêng.
    Ở VN vào đầu thế kỷ 20, các cụ Ngô Tất Tố, Huỳnh Thúc Kháng,. Vũ Trọng Phụng.nếu không nhờ cái tài ngôn ngữ trào phúng hài hước thì hẳn cũng khó mà chuyển tải hết những thâm ý về hàng loạt các vấn đề xã hội thời đó. Đọc văn các cụ cứ phải cười một mình mà nghĩ hẳn cái kẻ bị các cụ mang ra làm trò cười ấy chắc tức cành hông mà ..chịu không cãi được, không bắt các cụ mà bỏ vào tù được
    Ok anh bạn vì đoạn này.
    Bây giờ, báo chí Việt Nam đang phải đi bên lề đường, những động thái mới nhất xung quanh vài nhân vật hẳn đã tô đậm thêm sự đau xót của nhận xét này. Không có chuyện "làm đòn xoay..." đâu.
  6. hoangling1

    hoangling1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2011
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là em đang có 1 bài tập lớn về đạo đức nhà báo, ai đã vào nghề rồi cho em xin phép được nói chuyện hoặc phỏng vấn được ko ạ :s pls
  7. thachtraicay

    thachtraicay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ, báo chí hiện nay có nhiều chức năng hơn, nhưng chất lượng của báo chí thì giảm sút, không làm công chúng tin tưởng được.
  8. kieuhaiyen

    kieuhaiyen Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2012
    Bài viết:
    2.154
    Đã được thích:
    203
    thooi thì nhờ vậy cũng có cái mà đọc và bàn luận, việt nam muôn năm
  9. lolemlunglinh

    lolemlunglinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2012
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Luật báo chí nước mình cũng ngặt quá mà
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Cái bóc này giờ biến thành chỗ quảng cáo ******** à?

Chia sẻ trang này