1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    cuốn Vạn tường dưới con mắt Mỹ với trận đấy của ta chỉ vênh nhau về mặt số liệu và 1 số diễn biến...chứ nó cũng tôn trọng ta đấy chứ...cả về quân sự lẫn chính trị...ko phải dìm hàng quá đáng như mấy cuốn viết về Hồng quân kiểu này..nhiều khi mới lại nhưng chưa hẳn là đúng đắn đâu ạ...
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Không , phải nói cuốn Vạn tường đọc hơi bị hay đấy...Mình không cay mũi tí nào đâu ...Minh đọc mà rút ra đc nhiều thứ ra phết đấy
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tiếp tục nhé :

    Phía quân Đức, Pháo đội 3 thuộc Trung đoàn 107 pháo binh, Sư đoàn 106 Bộ binh, đang troug tư thế đợi. «Còn 2.000 thước !». Tiếng đại bác Đức bắt đầu gầm thét tưới đạn vào đoàn kỵ binh xung phong của địch. Phụ họa theo là tiếng đạn xuyên phá của nhóm pháo đội chống chiến xa. Trời đất mù mịt ! Tiếng ngựa hí và thây người bị hất tung lên không trung trộn lẫn với đất cát bắn tung tóe tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng ngay trong cánh đồng giá lạnh.

    Nhưng quân Nga vẫn tiếp tục xông tới và đang cố gắng hướng mũi tấn công về phía làng. Đạn pháo nổ chụp chống chiến thuật biển người của Đức tỏ ra rất hữu hiệu. Kỵ binh Nga ngã như ngả rạ.

    Cùng lúc đó, từ cánh rừng, hàng hàng lớp lớp kỵ binh khác lại ào ào lướt tới, bất cần những gì vừa xảy đến với những đồng đội đi trước. Đợt xung phong thứ hai cấp Trung đoàn tiếp tục mở màn !

    Các khẩu pháo đội Đức bọc vòng trên các cao điểm tiêu diệt gần trọn đợt xung phong sau dễ dàng hơn nhiều. Chỉ còn lại một nhóm chừng 30 kỵ binh cưỡi loại ngựa Cossack, nhỏ thân nhưng rất mau lẹ, là thoát qua được bức tường hỏa pháo của tử thần. Ba mươi trong số một ngàn kỵ binh còn sống sót ! Toán tàn binh tiếp tục xông thẳng lên đồi nơi nhóm Tiền sát Pháo binh Đức đang chiếm giữ, nhưng những tràng đạn liên thanh đã quét sạch họ trong nháy mắt.

    Hai ngàn kỵ binh Nga, thuộc Sư đoàn 44 kỵ binh Mongolian, đang nằm phơi mình trên cánh đồng máu loang tuyết trắng. vừa chết vừa bị thương. Chỉ một số ít bị thương nhẹ đang lê lết tìm chỗ ẩn núp. Đúng lúc này thì Thiếu tá Đức Dehner mới ra lệnh phản công.

    Các binh sĩ Đức thuộc Trung đoàn 240 Bộ binh từ trong làng, sau các ngọn đồi, xuất hiện từng tiểu đội, trung đội một, qua cánh đồng máu tiến về phía khu rừng trước mặt. Không một phát súng nào được bắn ra. Dưới chân lính Đức là những đống thịt xương tung tóe của kỵ binh Mongolian. Sau đó, Trung đoàn đã chiếm được lại làng Spas Bludi và tìm thấy các đồng đội, bị bắt làm tù binh trước đây, đã bị hạ sát tập thể thật ghê rợn.

    Cuộc tấn công của quân Nga với Sư đoàn 44 Kỵ binh Mongolian đã cho thấy thật vô lý về mặt quân sự. Hai Trung đoàn Kỵ binh bị hy sinh mà không làm rụng được một sợi tóc của quân Đức. Nhưng nó cũng cho thấy quyết tâm bảo vệ Thủ đô Moscow của quân Nga.

    Sau đây là đoạn nhật ký của một viên Trung úy Nga, nguyên là Chỉ huy trưởng một pháo đội cối, đề ngày 17 tháng 11 chứng minh thêm sự quyết tâm đó :

    «Tiểu đoàn được lệnh đánh chiếm một cao điểm bên ngoài làng Teploye. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiến thêm được một bước nào vì hỏa lực quân địch quá mạnh. Kryvolapov xin Trung đoàn cho pháo binh yểm trợ, nhưng được trả lời là phải lấy được vị trí đó trong vòng hai mưoi phút, nếu không tất cả các sĩ quan sẽ bị đưa ra Tòa án binh Mặt trận. Mệnh lệnh trên được lặp đi lặp lại sáu lần, và cả sáu lần tấn công đều bị đẩy lui. Tiểu đoàn trưởng tử trận, Tiểu đoàn phó Tarorov, chánh trị viên Ivashchenkov cũng bị giết. Trọn Tiểu đoàn chỉ còn lại có khoảng hai mươi tay súng».

    Đó là đường lối mà Stalin áp dụng để đẩy quân Nga ra trận chiến. Ông ta đang dốc toàn lực để bảo vệ Thủ đô Moscow.

    Stalin tỏ ra lo sợ trước viễn cảnh Moscow thất thủ. Chính ông ta đã từng thú nhận với Ngài Harry Hopkins Đặc phái viên của Tổng Thống Mỹ Roosevelt : «Nếu Moscow thất thủ thì Hồng quân buộc phải đành bỏ rơi trọn vùng đất bên này sông Volga».Ông ta cũng trở nên vô vọng khi yêu cầu Roosevelt, qua lời của Hopkins thuật lại : «Stalin muốn quân Mỹ bảo vệ một vài vùng trên Mặt trận Nga. Và hơn nữa, những vùng đó sẽ được đặt toàn quyền trong tay quân lực Mỹ»???????

    Tuy nhiên, Roosevelt đã không đưa quân Mỹ tới. Vì vậy, Stalin phải ra sức tự lực cố thủ và tung ra trận tuyến tất cả những gì mà ông ta nắm được trong tay. Nhưng nhiều đơn vị Nga đã ghê sợ những ngày hè đỏ lửa vừa qua, nên không còn tinh thần chiến đấu nữa. Các sư đoàn phải bị hối thúc vào lưng mới miễn cưỡng chống cự. Vả lại, nếu rút lui mà gặp phải các lực lượng an ninh «Tử thần Đỏ» của Stalin đã chực sẵn ở phía sau hậu tuyến để thủ tiêu họ ngay tức khắc ; Tới cũng chết mà rút lui cũng đi đời !


    Ngược lại, các sư đoàn Mongolian và Siberia từ miền Viễn đông tới thì lại hung hãn và có tinh thần chiến đấu cao độ. Chính nhờ những đơn vị này mà sau cùng Thủ đô Moscow đã được cứu thoát. Stalin đã dám bỏ trống một giải biên giới dài 5.600 dặm, từ eo biển Bering tới Vladivostok, vùng biên cương dài 1900 dặm, từ Vladivostok tới Mongolian, mà không sợ Tập đoàn quân Quảng Đông của Nhật Bản đánh bọc hậu, là nhờ có một Điệp viên lừng danh ;Tiến sĩ Sorge. Chính Sorge đã mật báo cho Stalin biết là Nhật Bản, đồng minh của nước Đức, đang chuẩn bị đánh Trân châu Cẳng để tiến chiếm các hòn đảo trong Thái bình dương. Như vậy, Nhật đã mặc nhiên cứu Nga sau quyết định đó của họ.


    Sự hiện diện của quân Siberia tại Mặt trận bảo vệ Moscow quả thật là yếu tố quan trọng quyết định vận mệnh của Thủ đô Đỏ, mặc dầu sau này Nguyên soái Zhukov luôn luôn phủ nhận điều điều ông ta cho rằng toàn bộ lực lượng Viễn Đông chỉ bằng vài phần trăm quân số Nga đang chiến đấu để bảo vệ Moscow.

    Quân sử Sô Viết đã bác bỏ luận điệu của Nguyên soái Zhukov. Trong cuốn sách «Trận chiến đấu vĩ đại bảo vệ Moscow». Samsonov đã viết : «Ngay trong mùa sình lầy, Đại Bản doanh tối cao Sô viết đã cho tập trung một lực lượng tổng trừ bị chiến lược hùng hậu trong vùng Moscow. Lực lượng này đã được đưa từ Siberia và vùng Trung Á tới. Nhiều đơn vị tác chiến mới đã được thành lập».
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Theo Samsonov, lực lượng tổng trừ bị này mạnh cho sự biến đổi lần đầu tiên quân phòng vệ Moscow vượt được quân số của Đức, ngay khi Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức mở cuộc tái tấn công vào tháng 11, Samsonov đã đưa ra tý lệ Sư đoàn bằng 1 chống với 1,2 nghiêng về phía quân Nga. Thật sự thì thực lực các sư đoàn Bộ binh Đức lúc đó chỉ còn từ 30 đến 50 phần trăm so với lúc khởi đầu cuộc Đông tiến. Riêng các sư đoàn Thiết giáp chỉ còn khoảng 1/3 số lượng chiến xa , so với các sư đoàn đầy đủ quân số và chưa tham dự vào các trận chiến của Nga, vừa từ Á châu tới, thì ai cũng thấy việc gì xảy ra quanh Moscow trong khoảng từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 năm 1941, cũng như cái mà các nhà sử gia quân sự của Nga gọi là «Phép lạ Moscow» như thế nào.

    Trận tấn công bằng kỵ binh của Nga tại Musino chỉ là màn máu mở đầu cuộc tiến quân của Quân đoàn 5 Đức nằm bên cánh trái của Tập đoàn quân 4 Thiết giáp trong cuộc hành quân tiến chiếm đoạn đường huyết mạch Kalinin – Klin -Moscow trên miền Tây Bẳc của Thủ đô. Thượng tướng Ruoff có nhiệm vụ mở đường tấn công trong vùng giữa đoạn đường đó và con kênh đào Moscow— Volga.


    Ngay trong vài ngày đầu, Sư đoàn 3 Thiết giáp của Trung Tướng Veiel đã vượt được sông Lama, Quân Nga tan vỡ tháo chạy. Sư đoàn đánh bọc vòng qua Nam Klin trong khi Quân đoàn 56 trược thuộc Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp số 3 đang tiến đánh Thành phố đó theo hướng Tây Bắc xuống. Ngày 19 tháng 11 thì quân phục mùa Đông được phân phát cho các binh sĩ Đức. Cùng ngày, nhiệt độ đã hạ xuống tới mức 20 độ dưới không. Tuyết rơi ! Băng sương đóng cứng ngay cả vào ban ngày. Mùa Đông tê buốt đang kéo tới sớm hơn mọi năm.

    Ngày 23 tháng 11, Chiến đoàn của Trung tá Decker tiến ngay trước các đoàn tiền phương của Quân đoàn 5 phối hợp với Trung đoàn Thiết giáp số 3, xuyên thủng Solnechnogorsk từ phía Tây. Lữ đoàn 2 Khinh binh của Đại tá Rodt phóng Trung đoàn 304 vào Thành phố theo hướng Tây Bắc. Quân trú phòng Nga bị tràn ngập. Mười hai chiến xa của quân Nga bị phá hủy.

    Mấy cây cầu đặt trên con kênh đã được chiếm giữ toàn vẹn. Mọi diễn biến đều rất tốt đẹp về phía quân Đức. Hiện Sư đoàn 2 Thiết giáp nằm trên đoạn xa lộ tuyệt hảo chỉ cách Moscow có 37 dặm.

    Ngày 25 tháng 11, Đại tá Rodt chiếm được điểm dân cư Peshki, ở phía Đông Nam Solnechnogorsk, cách Moscow 31 dặm. Trong lúc đang dùng ống dòm quan sát trận tuyến thì Đại tá Rodt đã trông thấy ba chiến xa kiểu rất lạ tiến tới. Trung đội tiền phương của Tiểu đoàn 1/3 Thiết giáp,từ sau các mô đất bên lề, bất thần khai hỏa vào ba chiến xa đó. Hai chiếc bị trúng đạn, chiếc thứ ba quay đầu tháo chạy. Đại tá Rodt quay lại quan sát chiến lợi phẩm và nhận ra đó là loại chiến xa Mark III của Anh quốc.Loại này dư sức chịu đựng đạn chống chiến xa 3.7 cm của Đức. Bên hông xe còn in dấu phấn phiên dịch các dòng chữ tiếng Anh. Đó là những món quân viện đầu tiên do Anh quốc gửi tới cho Stalin.

    Các sư đoàn bộ binh thuộc Quân đoàn 5 cũng đang men dọc theo hai lề xa lộ, trực chỉ hướng Nam tiến về Moscow và Đông Nam tiến về kênh đào Moskow — Volga. Quân đoàn gồm ba Sư đoàn Bộ binh 23, 35 và 106. Con kênh, chướng ngại thiên nhiên sau cùng trên con đường tiến vào Moscow, sắp bị đánh xuyên hông từ trên phía Bắc xuống. Nếu quân Nga giữ vững được vị trí này thì tai hại không lường sẽ đến với Tập đoàn quân 4 Thiết giáp và luôn cả Cụm Tập đoàn quân 3 Thiết giáp nữa.

    Sư đoàn 23 Bộ binh cho Trung đoàn 9 thọc mũi dùi về phía con kênh qua Iksha. Riêng hai trung đoàn còn lại, Trung đoàn 67 Bộ binh và Trung đoàn 23 Trinh sát, thì tiến về hướng con kênh theo vùng Đông Bắc Krasnaya Polyana. Xa hơn nữa về phía Nam còn có Lữ đoàn 2 Khinh binh tăng viện, đã bọc vòng Krasnaya Polyana để tiến chiếm Katyushki vào ngày I tháng 12. Ngôi làng Kaíyushki đã nhiều lần đổi chủ. Các toán trinh sát thuộc Trung đội 2, Đại đội 38 Bảo trì Thiết giáp,đang tiến về ga xe lửa Lobnya. Dường như một cuộc hành quân tốc chiến tốc thắng, giống như một ngày nào đó trong mùa hè, sắp được thành hình.


    Thoạt tiên quân Nga có vẻ bị rối loạn, không kiểm soát được tình hình mặt trận. Nương theo đó, các lực lượng Đức đã có nhiều cơ hội sáp gần vào Moscow.Sau đây là diễn biến những cơ hội đó ;«Các toán trinh sát của Tiểu đoàn 62 Bảo trì Thiết giáp, trước đây hoạt động trong tầm chỉ huy của Sư đoàn 2 Thiết giáp.Nhưng vào ngày 30 tháng 11, đã được Tướng Hoepner chuyển lên phía trước các đoàn tiền phương mở đường cùa Sư đoàn để đánhthẳng vào ga xe lửa Lobnya và vùng Nam phu cận. Tiểu đoàn không gặp sự đối kháng nào đáng kể của quân Nga, nên đã thọc sâu tới tận Khimki, một hải cảng nhỏ chỉ cách vùng ngoại ô Moscow có năm dặm.Các binh sĩ mô tô và Thiết xa Đức, sau khi đã làm bạt vía dân Nga, liền vội vã rút lui. Đây là toán quân Đức tới gần Moscow nhất trong trận chiến Đức - Nga».

    Tin tức về «Quân Đức đã tới Khimki I» gây ra một sự kinh hoàng cho Điện Kremlin, giống như 20 năm trước đó, trong trận Đệ nhất Thế chiến, quân Đức đã làm được một lần. Mặt khác, các đơn vị thuộc Sư đoàn 106 Bộ binh nằm bên cánh phải của Sư đoàn 2 Thiết giáp, cũng tiến gần tới Quảng trường Đỏ, sau khi một toán nhỏ thuộc Trung đoàn 240 Bộ binh, tăng cưòng thêm một nhóm tác chiến đặc nhiệm thuộc Trung đoàn 52 Phòng không, tiến tới Lunevo.
    caonam_vOz, hk111333tonkin2007 thích bài này.
  5. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Qua bản đồ thì thấy cái đoạn kỵ binh Nga toi là do ham muốn phản công chiếm lại Vololamxco. Đoạn tiếp do ham muốn vào Moscow nên tập đoàn quân xe tăng 4 đã để sổng không vây diệt tập đoàn quân 16 của Nga. Nếu tập đoàn quân 16 bị diệt thì có lỗ hổng rất lớn ở hướng tây bắc Moscow. Qua bản đồ cũng thấy 2 sư đoàn xe tăng 19 và 20 giao cho tập đoàn quân bộ binh số 4 ngồi chơi; nếu 2 sư đoàn này được điều động tới tăng viện cho 2 sư đoàn xe tăng 11 và 2 đánh vào hướng Khimki(do sư đoàn 334 và sư đoàn 7 mới tăng viện của Nga bảo vệ) thì chắc chắn quân Đức sẽ đặt chân vào đường phố Moscow.
    hk111333tonkin2007 thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tớ muốn đăng mấy cái bản đồ lên nhưng chưa biết cách...Tình hình này phải nhờ Danngocj tư vấn mới đc
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mà tình hình nguy ngập thật ! Bởi vì kể từ bên này bờ kênh, không còn một hệ thống phòng thủ nào nữa, Như vậy, nếu muốn bảo vệ được Thủ đô thì đại quân Đức phải bị chặn đứng bên Tây ngạn con kênh. Nếu để họ vượt sang bên Đông ngạn của con kênh thì coi như Moscow sẽ bị thất thủ.

    Việc gì đã xảy ra ?

    Quân đoàn Thiết giáp số 41 đầy kinh nghiệm của Tướng Schoal, gồm hai Sư đoàn Thiết giáp 6 và 7, và Sư đoàn 14 Cơ động Bộ binh, lúc đó đang hành quân bên cánh trái Quân đoàn. Ngày 24 tháng 11, Quân đoàn tiến chiếm Klin, rồi sau đó là Thành phố Rogachevo. Sau đó, Quân đoàn tiếp tục tiến quân như vũ bão, xuyên thủng hai Tập đoàn quân 13 và 16 Sô viết, sau đó phóng tới kênh đào Moskow — Volga để thành lập một đầu cầu đổ bộ tại đó. Đại tá Hasso von Manteuffel hướng dẫn Trung đoàn Khinh binh tăng cường tập kích chớp nhoáng và chiếm giữ được cây cầu Yakhroma. Từ đó, binh sĩ Trung đoàn và các đơn vị thuộc Trung đoàn 25 đã vượt qua bờ Đông con kênh đào, lập phòng tuyến chống giữ đầu cầu đổ bộ. Quân Nga dùng xe lửa bọc sắt tấn công nhưng đã bị Đại đội 25 Thiết giáp của Trung úy Ohrloff đánh tan. Hàng ngũ quân Nga rối loạn ! Nhiều binh sĩ Nga bị bắt làm tù binh và quân Đức đã chiếm giữ nguyên vẹn một trạm biến điện lớn của Moscow.

    Như vậy, Lực lượng Manteuffel đã chiếm cứ địa điểm cận Đông nhất trên Mặt trận Moscow. Ngoài ra, một đầu cầu đổ bộ cũng đang được thiết lập cho Cụm Tập đoàn quân số 3 Thiết giáp vượt kênh, và chiếm giữ một trạm biến điện cho Moscow.

    Từ Căn phòng lớn trong Điện Kremlin, Stalin liên tục điện đàm với Đại tướng Zhukov, Nguyên soái Voroshilov và Trung Tướng Kuznetsov, Tư lịnh Tập đoàn quân Xung kích số 1.

    Chính nhờ những cú điện thoại đó mà có nhiều quyết định tối quan trọng mà chỉ có Stalin mới dám đưa ra. Sau này, Khrushchev chỉ trích đường lối điều quân độc đoán và quy kết trách nhiệm cho Stalin về các thảm bại của quân Nga trong năm đầu tiên của trận chiến Đức-Nga.

    Nhưng sự độc đoán trong ngày 27 tháng 11 năm 1941 của Stalin đã được đặt đúng chỗ. Ông ta đã ra lệnh chophải bằng mọi giá đánh bật được Lực lượng Manteuffel sang bên kia bờ kênh đào.

    Hai mươi năm sau trận chiến Yakhroma, Cựu chiến binh Đức Hans Leibel vẫn còn ghi nhớ từng chi tiết một về trận đánh đó. Thời tiết đã làm hại quân Đức. Chiều ngày 27 tháng 11, chỉ trong vòng có hai tiếng đồng hồ mà hàn thử biểu đã tuột xuống tới 40 độ dưới không. Lúc đó, quân phục binh sĩ của Manteuffel chỉ gồm một mũ sắt, một áo choàng ngắn khoác ngoài, và một đôi giày cao cổ bó chặt. Trong tình trạng đó, họ khó có thể tác chiền dưới cái lạnh chết người, dầu chỉ để chống lại một địch quân yếu kém. Đáng lẽ ra các binh sĩ Đức phải được trang bị áo lông, và nhất là giầy nỉ thay vì dùng giày đinh. Bởi vì đinh là thứ dẫn lạnh tốt nhất !

    Trong một buổi thuyết trình tại Câu lạc bộ Sĩ quan Moscow vào năm cuối cùng của cuộc chiến, Đại tướng Nga Zhukov (lúc đó đã là Nguyên soái) cho biết sự trọng nể của ông ta đối với Bộ Tổng tham mưu Đức đã bị giảm thiểu khi ông ta nhìn thấy những tù binh Đức bị bắt trong trận chiến mùa Đông năm 1941. Ông ta nói : «Sĩ quan và binh lính Đức đều mang loại giầy bó chặt. Và dĩ nhiên là chân họ phải bị băng giá ăn chân. Quân Đức quên là ngay từ thế kỷ XVIII, binh sĩ Nga đã được trang bị bằng loại giày rộng hơn một cỡ, để khi cần họ còn nhét rơm rạ vào, hoặc như về sau nầy thì bằng giấy báo tránh bị băng giá ăn chân».

    Thật vậy, nhiều Sư đoàn tiền duyên Đức có gần tới 40 phần trăm binh sĩ bị loại vì hiện tượng «Băng ăn chân» trong mùa Đông khắc nghiệt 1941-1942.

    Nhưng băng giá không những làm hại các đôi chân của binh sĩ Đức mà còn làm đông đặc các loại dầu nữa. Cạc bin, súng lục tự động và liên thanh bị kẹt hết ! Máy chiến xa cũng im luôn ! Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi chiến đoàn của Manteuffel bị đánh bật ra khỏi đầu cầu đổ bộ Yakhroma. Ngày 29 tháng 11, Manteuffel rút về Tây ngạn con kênh. Dưới phía Tây Nam thì Sư đoàn 6 Thiết giáp đang bảo vệ cánh phải của Quân đoàn 56. Bên cánh trái Quân đoàn là Sư đoàn 14 Bộ binh và Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh. Thời cơ thuận lợi nhất trong cuộc tập kích Moscow từ hướng Bắc xuống đã tuột khỏi tay quân Đức.

    Hai mươi dặm xuống phía Nam Yakhroma thì tình hình chiến trận có nhiều thay đổi rất quan trọng. Tại mạn Nam Rogachevo ngày 1 tháng 12, Quân đoàn số 41 từ Kalinin tới, đang tiến đánh một loạt các cây cầu nằm ở trên phía Bắc Lobnya, thuộc vị trí cánh phải của Cụm Tập đoàn Thiết giáp số 3. Sư đoàn 23 Bộ binh lúc đó đang bao vây phía Nam Fedorovka, đang cần được thay thế. Xa hơn nữa về phía Nam, tại Tây bắc Lobnya, Sư đoàn 2 Thiết giáp của tướng Veiel đang lăm le đe dọa Moscow từ hướng Tây Bắc. Một trong các chiến đoàn trực thuộc Sư đoàn, dưới quyền của Trung tá Decker, đã vượt qua cơn bão tuyết lạnh căm, chạy dọc theo con đường gắn đầy mìn Rogachevo — Moscowvà đánh chiếm được làng Ozeretskoye. Binh sĩ Đức vừa run lập cập vừa lẩm bẩm : «Tất cả lên xe vào Điện Kremlin đi. Nhớ đi theo đường qua Quảng trường Đỏ nghe!».Thật vậy ! Họ đang đứng dưới trạm xe buýt chạy đường ngoại ô vào Moscow, hai tay ôm bờ vai, hai chân nhẩy lúp xúp để hãm bớt cơn lạnh đang len lỏi trong cơ thể của họ : «Chuyến xe buýt mẳc dịch sao chưa tới vậy à ?» Người nào đó hỏi đùa và được trả lời: «Nó vẫn tới trễ như thường lệ !»
    hk111333tonkin2007 thích bài này.
  8. tonkin2007

    tonkin2007 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2014
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    611
    Cám ơn bạn @huytop . Hay quá, mỏi tay thì mỏi bạn cố gắng mỗi ngày phọt một bài cho anh, em đỡ thèm.
    Tái bút: đề nghị không nghỉ Lễ =D>
  9. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Hay, thật là càng đọc càng lôi cuốn. Mở rộng được cái nhìn và có tư duy tốt hơn sau khi tham khảo dc cái nhìn veed cuộc chiến từ hai phía
    Cám ơn lão rất nhiều
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Phần của tớ chưa quan trọng đâu...Phần của người khác mới quan trọng...:Cả 2 quyền dài 900 trang nguyên bản...Bây giờ mới đến trang 112

Chia sẻ trang này