1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng bàn Việt Nam/ Thế giới qua hình ảnh.

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi tamock, 11/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi Zhang Yining năm nay 22 tuổi rồi, không phải 21 nữa đâu. Đúng là giải nữ rất dễ đoán kết cục vì toàn la Wang Nan và Zhang Yining thôi, Niu Jianfeng và Guo Yan, Guo Yue hầu như chỉ vào đến bán kết là cùng (nhưng hầu như những giải có Wang và Zhang thì không có Niu, ví dụ như giải châu Á vừa rồi ở Bangkok).
    Wang và Zhang là bạn thân, đánh đôi ăn ý cực kì nhưng hổng hiểu sao nhiều khi chịu thua Niu Jianfeng và Guo Yue rất uổng. mặc dù nếu tách ra đánh đơn sẽ rất đáng gờm.
    Giải nam thì được cái nhiều bất ngờ vì nhiều khi Ma Lin cũng còn không bằng được tay vợt Thuỵ Điển (như Wttc 2003).
    Tưởng gì chứ hình Fukuhara Ai thì em cả đống. Bằng tuổi em mà giỏi vậy nên em khoái lắm, sưu tầm về rất nhiều. Xin gửi thử vài tấm hỉ
    CONAN-SHINICHIKẻ thám tử tự do lừng danh - Harry Potter của Nhật Bản
  2. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Tại WTTC 2003 Ma Lin thua Joo Se Hyuk của Hàn Quốc tại tứ kết. Mặc dù chẳng thích xem vợt dọc, nhưng đây có lẽ là trận đấu bóng bàn hay nhất mà mình từng được xem. Tuy Ma lúc đó đang là tay vợt số 2 thế giới và Joo còn chưa có tên trong top50, nhưng trận đấu này căng thẳng và ngang ngửa đến tận những điểm cuối cùng. Mọi thứ đều hoàn hảo: từ địa điểm thi đấu là Paris, giải đấu thuộc loại lớn nhất, 10 nghìn khán giả đến xem, lối đánh của 2 tay vợt đối nghịch nhau hoàn toàn, vợt dọc gặp vợt gai, các cú dợt bóng ngoạn mục, và cuối cùng thì tay vợt yếu hơn thắng. Trận đấu có đến 2 thẻ vàng. Nói chung các trận giữa tay vợt tấn công và tay vợt phòng thủ lúc nào cũng hay.
  3. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Hic, bác còn được xem mấy cái trận đấu đó chứ em từ hồi nớ tới giờ có được xem trận nào đâu, vì máy nhà đâu có tải xuống nổi. Lâu lâu chỉ được xem mấy trận nào mà có VN (như hồi SEA Games 22, xem VN quá trời). Nhưng hình như Joo Se Hyuk không bằng Ryu Seung Min đúng không, vì Ryu mới là tay vợt số 1 Hàn Quốc mà? Nhưng em cũng phải công nhận bên bóng bàn nam đầy bất ngờ, vì cái ngôi vị không cố định, có thể bị lật đổ bất kì lúc nào. Chẳng như bên nữ 1 điều Zhang Yining, 2 điều Zhang Yining, chả ai qua được. Năm ngoái thì tự nhiên Wang Nan thua ngay trận đầu ở wttc nhưng sau đó cũng thắng mấy trận sau, cuối cùng cũng vô địch. Nhưng dù sao thì đó cũng là niềm tự hào của giới nữ tụi em đó.
    Còn nữa, nhắc đến VN mới nhớ, sao ko ai cho em xem 1 tấm hình nào (cả nam lẫn nữ) của mấy vđv Đông Nam Á này nhỉ, ví dụ như 2 anh em nhà Phakphoom, tay vợt nữ Anisara, Nanthana, Li Jia Wei, Zhang Xue Ling, Ngô Thu Thuỷ ....
    Bữa nay em gửi lên vài tấm hình vđv đná đây, có bác nào có tấm nào nữa thì gửi cho em xem nữa nhé
    Đây là CAI XIAO LI tay vợt Singapore vừa giành được 1 lần 3 HCV ở SEA Games vừa rồi
    Đây là LI JIA WEI , tay vợt số 1 Singapore, số 16 thế giới
    Tay vợt số 2 Singapore JING JUN HONG
    Tay vợt số 1 Thái Lan NANTHANA KOMWONG
    Tay vợt số 2 Việt Nam TRẦN TUẤN QUỲNH
    Tay vợt số 1 Việt Nam VŨ MẠNH CƯỜNG
    Em đặc biệt rất thích Nanthana và cả 2 anh em nhà Phakphoom, nhưng kẹt nỗi không lấy đâu ra ảnh. Có ai có ko cho em xin đi
    CONAN-SHINICHIKẻ thám tử tự do lừng danh - Harry Potter của Nhật Bản
  4. fermat_

    fermat_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0

    Được fermat_ sửa chữa / chuyển vào 23:16 ngày 04/03/2004
  5. fermat_

    fermat_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Ừ nhỉ, chị này hơn tớ 1 tuổi, bây giờ phải là 22 mới đúng.
    Joo Se Hyuk được mệnh danh là King of chop của Hàn quốc.
    Ngày xưa TQ cũng có 1 huyền thoại chuyên cắt là Ding Song. Mấy năm gần đây đã rửa tay gác kiếm, không thấy xuất hiện trên giang hồ nữa (chắc giờ ngồi ở nhà vui thú điền viên, gẩy khúc tiếu ngạo). Chính vì xem tiền bối này đánh, mà tớ chọn lối chơi phòng thủ luôn.
    So với King of Chop của TQ, KoC của Hàn quốc vẫn còn 1 khoảng cách khá lớn.
    Zhang Yining chỉ mới vượt qua Wang Nan được mấy tháng thôi. Mà điểm cua 2 người cũng ko quá xa nhau. Chuỵên đời khó ngờ lắm. Dù sao cũng hy vọng Yining giữ được vị trí của mình.
    Tớ thấy lối đánh của Yining đẹp mắt hơn Wang Nan. Wang Nan chơi tay trái, kinh nghiệm, bản lĩnh và rất kiên nhẫn. Còn Yining chơi tay phải, tấn công nhiều, lối đánh cống hiến, nhưng kinh ngiệm thì chưa bằng Wang Nan được.
    Bây giờ VM Cường đâu còn là số 1 VN nữa bác. Số 1 ấy là của T Quỳnh mới đúng chứ. Tuổi trẻ tài cao, hy vọng chú ấy sẽ vực dây bóng bàn nước nhà.
    Còn bb nữ nước mình thì..., bao giờ cho đến...
     
  6. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Zhang Yining có lối đánh tấn công rất hay, có điều đúng là về kinh nghiệm thì không bằng Wang Nan. Em rất thích ZHang, thích hơn Wang, có lẽ chỉ sau Ai.
    Nhân thể gửi vào vài cái hình thần tượng số 2 của em
    CONAN-SHINICHIKẻ thám tử tự do lừng danh - Harry Potter của Nhật Bản
  7. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Ding Song vẫn đang chơi đấy. Nếu ở nước khác thì có khi vẫn là chủ lực, nhưng Trung Quốc có quá nhiều nhân tài. Năm 97 thì phải, hồi ấy huấn luyện viên Cai Xenhua chơi một canh bạc là gạt Ding Song ra khỏi đội tuyển, thay bằng Lưu Quốc Lượng chưa có thành tích gì. Mặc dù lúc ấy Ding Song được coi là có thể dễ dàng hạ các cao thủ cỡ J.M Saive. Đơn giản là lối đánh của Ding không phù hợp với đồng đội, mà mỗi quốc gia bị hạn chế chỉ được 4 người. Khổng Linh Huy (đương kim số 1 thế giới) và Lưu Quốc Lượng là bạn thân và quen thuộc lối đánh của nhau. Sau giải đó Lưu trở thành hiện tượng, vô địch thế giới cả đơn và đôi. Và Ding Song bị gạt ra khỏi đội tuyển quốc gia.
    Sau giải vô địch thế giới năm ngoái, Joo ghi tên tham gia giải vô địch bóng bàn Trung Quốc, chẳng nhớ thi đấu cho câu lạc bộ nào. Có 2 chú rất mong Joo vào đấu là Ding Song và Li Ching. Ding Song thì do Joo sau giải thế giới kia được nhiều người coi là biểu tượng của lối đánh phòng thủ, chả gì Joo cũng vào đến chung kết, với lối đánh này Ding đã vang danh trước đó 10 năm. Còn Li Ching thì thua Joo ở vòng 1/8, khi ấy Joo đứng dưới Li đến khoảng 30-40 bậc. Tội nghiệp chú Joo này, mới chân ướt chân ráo vào Tàu đánh lần đầu tiên đã thua te tua cả Ding lẫn Li.
    Lối đánh của Ding và Joo không giống nhau lắm. Ding Song gần như thiên về phòng thủ hoàn toàn, dù vẫn tấn công khi có cơ hội, cắt bóng rất đều tay, di chuyển khá. Còn Joo thực ra là đánh đều, giật bóng thuận tay rất tốt. Có thể thấy trong trận Ding-Joo ở trên là Joo gần như chơi kiểu tấn công là chính, trận này kết thúc với tỷ số 3-2. Phòng thủ kiểu Ding Song là phòng thủ kiểu cổ điển, tức là nguyên tắc cố gắng không để mình phạm lỗi. Còn kiểu Joo là kiểu phòng thủ hiện đại, nguyên tắc là ép đội bạn phạm lỗi, tay ve thường dùng để tạo cơ hội cho tay thuận. Joo thay đổi mức độ xoáy rất nhiều so với Ding, thường xuyên còn cho thêm xoáy ngang vào nữa. Trong giải Men''s World Cup vừa rồi có thể thấy rõ việc Joo dùng xoáy như thế nào.
    Hồi đầu do tay ve còn yếu nên mình cũng chơi cắt bóng, chủ yếu là trái tay, nhưng thực ra cảm thấy không hiệu quả bằng chơi tấn công. Chơi cắt bóng nhìn rất thích, ngoạn mục, nhưng để giỏi mất công hơn chơi tấn công nhiều.
  8. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Có một clip nhỏ về Ai Fukuhara chơi bóng bàn trước ống kính truyền hình lúc... 5 tuổi, dễ thương cực. Cô bé bắt đầu chơi từ khi mới 3 tuổi.
    http://alex.zftp.com/video/star/Fukuhara/clcfyaclip.rm (5,3 Mb - xem bằng Real Player)
  9. dttcpingpong

    dttcpingpong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Hien tai co 3 tay vot nguoi Viet Nam trong đoi tuyen cua My. Cung tung đa duoc dai dien nhieu lan đi du Olympic.
    Cac ban co the s e a r c h ten cua ho la:
    Khoa Nguyen
    Michelle Do
    De Tran
    Tuy nhien, vi Khoa phai lo theo hoc đai hoc va gia đinh, nen bo? tap vai nam, moi quay tro lai. Con Michelle Do thi lo ho.c đe vo truong lam Bac Si Cuo*''c Khoa. Neu đuoc luyen tap nhu ca''c tay vot cua Trung Quoc (8 gio mot ngay, 6 ngay mot tuan) thi co se co vai thay đoi.
    Đe đuoc lo.t vo đoi tuyen Hoa Ky, ban phai thang khong biet bao nhieu tay vot co'' tieng cua Trung Quoc hien đang đuoc đinh cu tai Hoa Ky. Đieu nay cho thay, cac tay vot VN neu đuoc khai thac va phat trien đung muc, se khong thua gi nguoi lang gieng khong lo Trung Quoc.
    Tien Len Viet Nam!
    www.geocities.com/dttcpingpong/pingpong
    Than Ai
  10. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Trong site USATT rất hay gặp tên 3 bác ấy. Tớ cũng đoán là dân gốc Việt mình. Có điều người Mỹ không thích bóng bàn lắm so với dân châu Á nên trình độ bóng bàn ở Mỹ/Bắc Mỹ cũng có hạn chế.
    Để so sánh thì thấy ngay: Khoa Nguyen có ranking 323, Michell Do xếp thứ 817, còn De Tran thì trên 1000. Còn các tay vợt Việt Nam: Vũ Mạnh Cường xếp thứ 197, Trần Tuấn Quỳnh thứ 231 (thứ 42 thế giới nếu tính U21), Đòan Kiến Quốc 252, Nguyễn Nam Hải 319. Trong khi Khoa Nguyen đã được đại diện khu vực Bắc Mỹ đi dự Olympic Sydney, thì cho đến giờ Việt Nam lần đầu tiên mới có Đoàn Kiến Quốc dự Olympic Athen, thực sự là Quốc may mắn khi năm nay Đông Nam Á có một suất và các đối thủ, nhất là Singapore, đều xuống phong độ.
    Đấu loại ở châu Á thì Trần Tuấn Quỳnh và Nguyễn Nam Hải không có nổi một cent cơ hội, ngay trận đầu Quỳnh đã thua tay vợt gì đó Kazacxtan te tua. Những tay vợt qua được vòng loại châu Á này đều có đẳng cấp và tên tuổi vượt trội: Wang Hao, Joo Se Huyk, Li Ching, Masu****a ... Đến Khổng Linh Huy, Chen Qi và Qui Yike của Tàu còn không có suất.
    Trình độ ở khu vực châu Á quá cao và thường Việt Nam mình không qua nổi vòng loại. Các tay vợt nhà mình tập luyện còn rất nghiệp dư so với bạn, lại ít giao lưu hơn nhiều, điều kiện vật chất cũng hạn chế hơn. Ví dụ giải vô địch đồng đội thế giới vừa rồi, danh sách của ITTF đã có VN ở hạng 3, bảng E, nhưng cuối cùng VN bị gạch tên bởi có mỗi trưởng đoàn cắp cặp đến Doha chơi, còn các tay vợt thi đấu thì lại không gia hạn được hộ chiếu đành ở nhà.

Chia sẻ trang này