1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống giáo dục cu??a Pháp (trước 2004) - LMD (sau 2004) (vẫn chưa ai làm ạ) | Thông tin - Hỏ

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi taminh, 26/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    Ở Pháp còn chưa chắc biết hết huống chi là bọn em có ở Can đâu mà biết được ạ
  2. jadoremu

    jadoremu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    802
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi là tiền học khi sang học Master 2 trực tiếp là bao nhiêu? Em vào site thấy toàn hơn 6000e, kinh quá!
  3. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    ~400e-> mấy chục khìn tùy trường chứ bác nói thế em cũng thấy hãi
  4. nitnit

    nitnit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    chào bạn, ở Pháp có rất nhìu chtrình dạy cho master 2, có trường công lẫn trg tư. Mình nghĩ bạn đã xem học fí của các master spécialisé của các trg tư, nên mới đắt như vậy. Ở các trg công, bạn chỉ fải đóng dưới 200e cho học fí 1 năm, thêm 192e (hiện tại) cho bảo hiểm xã hội (bắt buộc fải đóng để dc đi học) nên tổng cộng sẽ dưới 400e 1 năm.
    Hope this helps
  5. jadoremu

    jadoremu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    802
    Đã được thích:
    0
    Mình xem của IAE Aix-Marseille 3, toàn hơn 6000e, ghê quá! Anh em biết có site nào có thể check được học phí của nó trước để tham khảo trước khi chọn trường không, chứ chuẩn bị hết rồi xong ngó đến cái học phí thì bằng cả năm ăn ở tại Pháp!
  6. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu các "Trường Lớn" tại Pháp
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/12/758632/ ​
    Christian Margaria, Chủ tịch hội đồng chủ tịch các Trường Lớn, Giám đốc Học viện Quốc gia Viễn thông (Pháp) trong bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những nét cơ bản về các Trường Lớn (Grandes Ecoles) đi đầu trong nền giáo dục bậc cao ở Pháp.
    [​IMG]
    Hoàng đế Napoleon thăm trường Ecole Polytechnique năm 1915. Ông là người sáng lập hệ thống "Trường Lớn" (Grandes Ecoles)
    Việc các cựu sinh viên các trường lớn chiếm vị trí cao trong các tập đoàn đa quốc gia ; sinh viên có việc ngay sau khi tốt nghiệp ; tỉ lệ thất nghiệp rất thấp là các ví dụ cụ thể. Chế độ đào tạo tại các Trường Lớn dựa trên nền tảng công bằng về cơ hội và dựa theo năng lực. Việc tuyển chọn dựa trên tiêu chí lựa chọn những học sinh giỏi nhất từ cấp dưới và đào tạo những kĩ năng cần thiết thông qua những năm học đại học. Đặc biệt hai năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, những học sinh này học tại các lớp dự bị để thi vào các Trường Lớn.
    Những Trường Lớn cũng tạo điều kiện để những kĩ sư trẻ có năng lực học và làm việc thẳng ở mức độ thạc sĩ và tiến sĩ. Thị trường lao động đánh giá cao mô hình này thông qua việc các công ti và tập đoàn từ tất cả các quốc gia đều tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp các Trường Lớn vì khả năng thích ứng, kiến thức đa ngành và tư duy mở.
    Đặc trưng của các Trường Lớn:
    *
    Mức độ tự chủ rất cao
    *
    Qui mô vừa phải (từ 300 đến 4.000 sinh viên)
    *
    Tuyển chọn với những tiêu chuẩn rất cao (thông qua các kì thi ở qui mô quốc gia và quốc tế)
    *
    Chương trình đào tạo đặc thù
    *
    Phương pháp giảng dạy linh hoạt và liên tục cập nhật
    *
    Những giảng viên-nhà nghiên cứu có kinh nghiệm đa dạng
    *
    Liên hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế, thông qua các kì thực tập và các dự án nằm trong quá trình đào tạo, những hợp đồng nghiên cứu và tư vấn, sự tham gia của các doanh nghiệp và phía quản lí hành chính vào việc quyết định những chiến lược và phương pháp, nội dung giảng dạy của các trường cũng như người của các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc giảng dạy.
    *
    Những hoạt động hợp tác quốc tế : thỏa thuận với các trường nước ngoài (bằng đúp, liên kết cấp bằng), trao đổi sinh viên và giáo sư.
    *
    Các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
    *
    Tính cộng đồng phát triển cao và khuyến khích việc nhận trách nhiệm và tích lũy kinh nghiệm quản lí dự án.
    [​IMG]
    Thủ tướng *************** duyệt đội danh dự khi thăm Trường ParisTech, campus của Palaiseau (Ecole Polytechnique). Ảnh: Ph. Lavialle
    Để thi tuyển vào các Trường Lớn, sinh viên theo học các lớp dự bị kéo dài từ 2 và nhiều nhất là 3 năm sau tốt nghiệp PTTH. Sau thời gian học tập với cường độ cao và rất có chất lượng, sinh viên có được những kiến thức cơ bản vững chắc. Đối với các lớp dự bị vào các trường kĩ sư, chương trình học bao gồm các môn thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản (toán, vật lí, hóa), kĩ thuật, sinh vật, ngoại ngữ và các môn thuộc kiến thức văn hóa nói chung. Đối với các lớp dự bị vào các trường quản lí, chương trình học tập trung vào các môn toán, kinh tế, ngoại ngữ và kiến thức văn hóa chung. Sau đó là các kì thi tổ chức ở qui mô quốc gia để phân loại sinh viên vào các trường khác nhau..
    Ngoài các lớp dự bị riêng biệt, có khoảng hơn 20 trường tuyển sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp PTTH vào các lớp dự bị ghép ngay trong trường. Sinh viên cũng có thể vào các trường sau khi học xong đại học nhưng với số lượng rất hạn chế.
    Các sinh viên trúng tuyển dựa trên các tiêu chuẩn về khả năng làm việc, khả năng tư duy trừu tượng, và vốn văn hóa cơ bản. Những kĩ năng này giúp sinh viên có khả năng thích nghi rất nhanh với môi trường chuyên nghiệp sau này.
    Trong các trường kĩ sư hoặc quản trị kinh doanh, sinh viên được học những kiến thức cơ bản trong năm đầu tiên và sau đó là vào chuyên ngành. Cho đến khi tốt nghiệp, mỗi sinh viên làm ít nhất 3 kì thực tập trong các doanh nghiệp với các vị trí khác nhau và một kì học hoặc làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, các phương pháp sư phạm linh hoạt dựa trên việc chia nhóm học và đồ án.
    Cuối cùng, ngoài chương trình đào tạo các kĩ năng làm việc chuyên nghiệp, các Trường Lớn phát triển các giá trị cá nhân vì lợi ích chung (tinh thần làm việc theo nhóm, khả năng thích nghi), các giá trị vì lợi ích doanh nghiệp (tinh thần trách nhiệm, đầu óc kinh doanh, sáng tạo, khả năng làm việc quốc tế, chất lượng, các cách tiếp cận trên nhiều lĩnh vực và làm việc theo dự án, nghiên cứu) cũng như các giá trị công dân (nhận trách nhiệm, phát triển bền vững, mở rộng ra xã hội của nền giáo dục bậc cao, trợ giúp người tàn tật).
    Theo điều tra của Hội nghị các Trường Lớn, các sinh viên tìm được việc ngay sau tốt nghiệp từ các Trường Lớn : trên 85% tìm được việc ngay sau 2 tháng, lương tuyển dụng tăng?
    Các kĩ sư làm việc trong các lĩnh vực đa dạng như ô-tô, hàng không, đóng tàu, đường sắt, tin học, xây dựng, tư vấn, năng lượng, ngân hàng tài chính và bảo hiểm, công nghiệp hóa học và dược phẩm, công nghiệp thực phẩm, và cả các lĩnh vực nông nghiệp, rừng và thủy sản. Công việc của các kĩ sư tập trung trên các lĩnh vực R&D, nghiên cứu-tư vấn và sản xuất-khai thác.
    Lĩnh vực quản trị trải rộng từ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, nghiên cứu và tư vấn, kiểm toán, phần mềm, thực phẩm, dược phẩm, ô tô, hàng không, ngoài ra còn có truyền thông, xuất bản và các ngành công nghiệp xa xỉ. Công việc của sinh viên khi tốt nghiệp các ngành này là marketing, nghiên cứu và tư vấn, bán hàng và kiểm toán, v.v..
    Mô hình các Trường Lớn đã giúp hình thành chương trình PFIEV (chương trình đào tạo kĩ sư chất lượng cao ở Việt Nam) với sự tham gia của các Trường Lớn trong việc đưa chương trình đào tạo kĩ sư của Pháp sang áp dụng tại các trường Bách khoa Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và trường ĐH Xây dựng Hà Nội.
    Các Trường Lớn cũng phát triển một chính sách tham vọng tiếp nhận sinh viên nước ngoài. Ngay từ khi mới đến và trong suốt thời gian sống tại Pháp, các sinh viên quốc tế đã được chú trọng giúp đỡ hội nhập, thực hành và trao đổi văn hóa. Có các khóa học hoàn thiện tiếng Pháp, thực tập các lĩnh vực khoa học. Những thỏa thuận hợp tác giúp trao đổi sinh viên và giáo sư, công nhận bằng cấp, chương trình học và thỏa thuận bằng đúp. Việc quốc tế hóa các Trường Lớn cho thấy sự đóng góp cho việc quảng bá giáo dục bậc cao châu Âu. Mỗi năm 27000 sinh viên nước ngoài theo học các khóa tại các Trường Lớn. Đồng thời, sự trao đổi sinh viên Pháp cũng được tăng cường : 15200 sinh viên Pháp ra nước ngoài và 17500 thực tập trong các doanh nghiệp ở nước ngoài.
    Được taminh sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 09/12/2007
  7. ingia

    ingia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    sao em ko post dc bai` moi'' len nhi? lai bat'' phai? co'' 1 bai` viet'' moi'' dc post => em spam bai` nay ti''. Mong luong thu^^
  8. matthias

    matthias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    Thêm 1 cái ranking (classement) bidon des universités.
    Các trường của Pháp trong Top 1000 thế giới trường mình còn chả vào nổi Top 500
    WORLD RANK - UNIVERSITY

    209 UNIVERSITE CLAUDE BERNARD LYON 1
    272 ECOLE NORMALE SUPERIEURE PARIS
    273 ECOLE DES MINES DE PARIS
    294 UNIVERSITE DE NICE SOPHIA ANTIPOLIS
    367 UNIVERSITE JOSEPH FOURIER GRENOBLE 1
    383 UNIVERSITE DE RENNES 1
    384 ECOLE POLYTECHNIQUE FRANCE
    423 ECOLE NATIONALE SUPERIEURE DES TELECOMMUNICATIONS
    434 UNIVERSITE DE CAEN BASSE NORMANDIE
    442 CONSERVATOIRE NATIONAL DES ARTS ET METIERS
    452 UNIVERSITE RENE DESCARTES PARIS 5
    495 UNIVERSITE PARIS XI SUD
    555 UNIVERSITE DE VERSAILLES SAINT QUENTIN EN YVELINES
    583 UNIVERSITE PARIS 1 PANTHEON SORBONNE
    586 UNIVERSITE LUMIERE LYON 2
    594 UNIVERSITE DE NANTES
    615 INSTITUT NATIONAL DES SCIENCES APPLIQUEES DE LYON
    634 UNIVERSITE DES SCIENCES ET TECHNOLOGIES LILLE 1
    654 UNIVERSITE DE BOURGOGNE
    712 INSTITUT NATIONAL POLYTECHNIQUE DE GRENOBLE
    781 UNIVERSITE DE MARNE LA VALLEE
    783 ECOLE NATIONALE SUPERIEURE DES TELECOMMUNICATIONS DE BRETAGNE
    798 UNIVERSITE TOULOUSE 3 PAUL SABATIER
    804 UNIVERSITE MONTPELLIER II SCIENCES ET TECHNIQUES DU LANGUEDOC
    814 UNIVERSITE DE PROVENCE AIX-MARSEILLE 1
    830 UNIVERSITE DE FRANCHE COMTE
    837 UNIVERSITE PIERRE MENDES GRENOBLE 2
    842 UNIVERSITE PARIS 8 VINCENNES-ST DENIS
    844 UNIVERSITE DE POITIERS
    854 UNIVERSITE DE TECHNOLOGIE DE COMPIEGNE
    855 ECOLE NORMALE SUPERIEURE CACHAN
    879 UNIVERSITE PARIS 9 DAUPHINE
    894 ECOLE CENTRALE PARIS
    901 UNIVERSITE TOULOUSE II LE MIRAIL
    914 UNIVERSITE PARIS 6 PIERRE AND MARIE CURIE
    929 UNIVERSITE D''ANGERS
    942 UNIVERSITE DE TOURS FRANCOIS RABELAIS
    964 ECOLE DES HAUTES ETUDES EN SCIENCES SOCIALES
    972 INSEAD BUSINESS SCHOOL
    988 UNIVERSITE PARIS X NANTERRE
    989 UNIVERSITE DE PAU ET DES PAYS DE L''ADOUR
    Source : http://www.webometrics.info/rank_by_country.asp?country=fr
    Critères & Méthodologie : http://www.webometrics.info/about_rank.html
    Top 500 European Universities :
    http://www.webometrics.info/top500_europe.asp
    Top VN Universities (những trường của VN trong Top 4000 thế giới) :
    http://www.webometrics.info/rank_by_country.asp?country=vn
    Được matthias sửa chữa / chuyển vào 20:01 ngày 12/01/2008
  9. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    Top 600 còn j hị hị
    nhưng mà em thấy xếp vớ va vớ vẩn
  10. rut

    rut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    4.130
    Đã được thích:
    0
    Em muốn hỏi thêm vể việc học chuyển tiếp của nghành Răng hàm mặt tại Pháp . Em nghe nói , hiện tai chứa có hệ thống đào tạo sau đại học cho những ng đã tốt nghiệp tại các nc sở tại về nghành răng hàm mặt đúng ko ạ .
    Nếu có thì cần phải có điều kiện gì ạ ?

Chia sẻ trang này