1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vòng quay của nỗi thống khổ và triết lý về sự hư không

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuonghoangnam4488, 25/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Nỗi thống khổ đến từ đâu và nó sẽ đi về đâu?

    Tất nhiên, chúng ta không thể nhìn thấy con đường di chuyển của nỗi thống khổ bằng mắt thường cho nên trước tiên ta cần phải xác định công cụ để quan sát. Công cụ đầu tiên đó là sự đơn giản. Nếu bạn muốn tìm thấy một người trong cả biển người mênh mông thì trước tiên bạn phải thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Trong cái kho tàng gồm muôn vàn khái niệm của chúng ta, có một vài khái niệm có tính chất bao trùm như không gian và vật chất. Bởi chúng ta chỉ cần biết điểm khởi đầu và điểm kết thúc của nỗi thống khổ chứ không cần biết nó di chuyển một cách chi tiết như thế nào nên chúng ta chỉ cần một tấm bản đồ bao quát chứ không cần một tấm bản đồ chi tiết.

    “Sự đơn giản là công cụ đầu tiên để hiểu mọi thứ”

    Công cụ thứ hai là ba môn khoa học cơ bản không tách rời đó là tâm lý học, vật lý học và toán học. Tâm lý học là môn khoa học có mối quan hệ rất chặt chẽ với tất cả các môn khoa học khác. Nó là trung tâm của tất cả các môn khoa học. Chúng ta có thể ứng dụng thành tựu của các môn khoa học khác để giúp phát triển tâm lý học, đồng thời có thể tận dụng thành tựu của tâm lý học để giúp phát triển các môn khoa học khác. Thông qua ngôn ngữ của tâm lý, chúng ta có thể giải thích tất cả mọi sự kiện trong vũ trụ. Từ những thế giới siêu vĩ mô như thế giới của không gian và vật chất đến những thế giới siêu vi mô như thế giới của lượng tử, chỉ cần bạn tâm lý hóa chúng thì bạn có thể hiểu điều gì đang diễn ra với những thế giới không cách gì quan sát được đó. Tâm lý mang tính phi vật chất nên nếu bạn muốn nhìn thấy một cách rõ ràng cách di chuyển của một thứ gì đó, bạn cần tới sự giúp đỡ của vật lý. Thông qua ngôn ngữ của vật lý, chúng ta có được những tấm hình minh họa khá sắc nét về các sự kiện tự nhiên. Vật lý đi theo sát gót tâm lý trong chuyến hành trình tư duy để vẽ lại chân dung vạn vật cũng như sơ đồ chuyến hành trình của chúng. Sau khi đã có được sơ đồ, bạn cần phải hiểu được tấm sơ đồ đó để xác định hành động của mình. Toán học sẽ giúp bạn hiểu được tấm sơ đồ này. Tính phi vật chất làm mỗi khái niệm trong tâm lý học không thể có được một định nghĩa rõ ràng, còn các khái niệm vật lý thì phải định nghĩa thông qua những khái niệm khác và khó tìm ra một khái niệm mang tính tiêu chuẩn để khẳng định tính đúng đắn của tất cả các khái niệm vật lý. Những con số trong toán học luôn tự khẳng định chính nó mà chẳng cần thông qua bất cứ trung gian nào. Số 0 tức là số 0, số 1 tức là số 1. Ta chỉ cần xác định con số tương ứng với từng khái niệm vật lý là có thể hiểu được cách thức vạn vật chi phối lẫn nhau.

    Tâm lý hóa vạn vật, vạn vật sẽ nói cho bạn biết chúng là gì cũng như chuyện gì xảy ra với chúng. Vật chất hóa mọi thứ giúp bạn có được chân dung minh họa của những thứ trừu tượng. Số hóa mọi thứ giúp ta hiểu được cách thức vạn vật chi phối lẫn nhau.

    Vũ trụ và mọi thứ chứa trong nó, bao gồm cả nỗi thống khổ, đều phải nằm trong không gian và vật chất. Nỗi thống khổ sinh ra sau khi vũ trụ chào đời hay trước khi vũ trụ chào đời? Nếu coi vũ trụ như một đứa trẻ thì vũ trụ ắt hẳn phải có một người mẹ đã mang nặng, đẻ đau ra mình. Như vậy, nỗi đau phải có từ trước khi vũ trụ này được sinh ra, và có lẽ vũ trụ được coi như một niềm hy vọng với nỗi đau đó, giống như những người mẹ luôn đặt kỳ vọng vào đứa con mình sinh ra. Vậy sự đau khổ sinh ra như thế nào trong không gian và vật chất, hay thậm chí phải chăng nó chính là cái đã sinh ra không gian và vật chất? Vạn vật chỉ tồn tại ở một trong hai trạng thái đó là đứng yên và vận động. Sự sản sinh là một sự vận động, không phải sự đứng yên. Vậy chính sự vận động đã tạo ra vũ trụ, và cũng chính sự vận động đã tạo ra không gian và vật chất. Vậy thì sự vận động đến từ đâu? Nó đến từ sự đứng yên tuyệt đối, nó đến từ sự hư không.

    “Nỗi đau và sự vận động xuất hiện cùng lúc.”

    Nghe có vẻ thật kỳ lạ khi từ một sự đứng yên tuyệt đối bỗng nhiên xuất hiện một sự vận động mà chẳng rõ lý do là gì. Trong tâm lý của chúng ta, đôi khi cảm giác bất an bỗng dưng xuất hiện mà chẳng hề có lý do. Có lẽ nguồn gốc của sự vận động là một nỗi bất an, nỗi bất an của hư không. Hư không là gì? Nó là không gì cả, không nơi nào cả, không có gì để hiểu, để biết, không cảm giác gì. Nếu hư không cũng là một dạng thức sống thì sự sống này là sự sống vô cơ bởi chỉ có sự sống vô cơ mới không cần nhận biết chính mình. Sự sống vô cơ là trọn vẹn, không thừa, không thiếu. Vậy sự sống vô cơ sao có thể bất an nếu nó luôn là trọn vẹn? Chắc hẳn hư không phải bao gồm có hai phần khác nhau và gắn kết với nhau như một thể giống như sự sống hữu cơ của chúng ta luôn có một tâm trí và một thân xác ở cùng nhau vậy. Sự vận động xuất hiện làm hai phần đó tạm thời bị tách rời nhau ra và trở thành không gian và vật chất. Sự khác biệt giữa không gian và vật chất là gì? Vật chất là một tập hợp của vô số điểm nằm sát cạnh nhau. Mỗi điểm này giống như một viên gạch. Nếu các điểm này sắp xếp theo những trình tự nào đó thì sẽ tạo nên các tòa kiến trúc khác nhau. Bởi vậy, vật chất chính là phần có cấu trúc của hư không. Không gian thì chỉ là một điểm duy nhất nhưng có độ lớn tới mức vô hạn. Không gian là phần phi cấu trúc của hư không. Con số 0 là biểu tượng của hư không. Nó gồm có hai nghĩa là trống rỗng và đầy ắp, tức là không thể thêm được nữa. Không gian là phần trống rỗng, vật chất là phần đầy ắp. Nhìn theo khía cạnh tâm lý học, không gian tương ứng với một tâm hồn trống rỗng. Không gian trống rỗng là để luôn an bình và thanh thản. Một tâm hồn thanh sạch, thuần khiết, không chứa gì bên trong cả thì sẽ luôn cảm thấy an bình, một sự an bình vô hạn. Vật chất là một tâm hồn đầy ắp, no đủ. Đó là một tâm hồn hạnh phúc. Hợp cả không gian và vật chất lại, ta thấy hư không là một tâm hồn vừa thuần khiết vừa hạnh phúc. Thật hoàn hảo! Nhưng trong chính cái tâm hồn hoàn hảo này, khiếm khuyết bắt đầu xuất hiện.

    “Hư không là một tâm hồn hoàn hảo tuyệt đối.”

    Nếu cùng một lúc bạn vừa cảm thấy mình trống rỗng vừa cảm thấy mình đầy ắp thì đấy là một nguy cơ bởi sự trống rỗng và sự đầy ắp là mâu thuẫn với nhau. Hư không là một tâm hồn tuyệt đối thuần khiết và tuyệt đối hạnh phúc. Hai cái tuyệt đối này nằm cạnh nhau sẽ tạo ra sự tương đối. Khi mở mắt, bạn nhìn ngắm xung quanh mình và thấy mình có tất cả mọi thứ. Bạn cảm thấy tâm hồn mình đầy ắp sự thỏa mãn, đầy ắp niềm hạnh phúc. Nhắm mắt lại, bạn cảm thấy bên trong tâm hồn mình thanh sạch, trong trẻo, không tì vết, bạn thấy an tâm, thanh thản. Nhưng cũng có lúc, khi bạn mở mắt, bạn lại không nhìn thấy cái sự đầy ắp kia mà lại trông thấy sự trống rỗng. Nó khiến bạn trong chốc lát cảm giác mình có khoảng cách với tất cả những niềm hạnh phúc viên mãn đang có. Đó là cách mà nỗi bất an được sinh ra. Không gian là phần bắt buộc phải luôn luôn trống rỗng của hư không để đảm bảo sự an bình. Ta hãy gọi phần đó là tinh thần hay tinh thần vô hạn. Tinh thần tồn tại như một điểm duy nhất và lớn đến vô hạn. Sự bất an là thứ không thể tồn tại ở tinh thần. Sự thanh khiết của tinh thần là bất khả xâm phạm. Nếu sự bất an được sinh ra, nó sẽ được trút ngay lập tức vào thế giới của vật chất. Khi sự bất an xuất hiện, tinh thần vô hạn sẽ trở mình. Đó chính là chuyển động đầu tiên, cũng là cội nguồn của mọi nỗi đau khổ sau này.

    “Sự tương đối được sinh ra từ trong sự tuyệt đối.”

    Tinh thần vô hạn trở mình nghĩa là gì? Nó giống như Trái Đất tự quay xung quanh trục của mình vậy. Chỉ có điều là tinh thần vô hạn thì không có trục, nó trở mình một cách không quy luật. Không có gì dùng để quy chiếu để biết không gian có thực sự chuyển động hay không và chuyển động như thế nào, nhưng sự chuyển động của nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới phần còn lại của hư không, tức là vật chất. Vật chất là một tập hợp vô số điểm dính sát vào nhau và chúng được chứa trong không gian giống như những viên đá nằm trên mặt đất vậy. Khi có động đất thì những viên đá cũng bị rung lắc theo. Vật chất là một khối thống nhất nhưng cứng nhắc cho nên khi không gian dịch chuyển, các phần tử của khối vật chất này bị xáo trộn nhiều chỗ. Chúng chuyển động, cố gắng tìm lại vị trí của mình, do đó làm lộ ra những khoảng không trong vùng vật chất. Lúc đầu, mọi thứ đứng yên tuyệt đối nên thời gian chỉ luôn là hiện tại. Sau chấn động xuất phát từ không gian, ở thế giới vật chất đã xuất hiện thời gian thực sự với quá khứ, hiện tại và tương lai. Thực ra thì chỉ có quá khứ và tương lai, còn hiện tại chỉ là một giao điểm rất mơ hồ giữa quá khứ và tương lai mà thôi. Thời gian chỉ gồm quá khứ và tương lai là thời gian của sự sống hữu cơ, thể hiện sự vận động liên tục, không ngừng nghỉ, vận động vì mất đi sự bình yên. Sự vận động chia tách không gian và thời gian, chia tách vật chất ra thành từng phần nhỏ. Sự vận động chính là biểu hiện vật lý của nỗi đau khổ. Và nỗi đau này được tích tụ và khuyếch đại dần lên ở cõi vật chất.

    Vật chất vốn là một khối thống nhất không tách rời nên khi bị chia tách, từng phần của khối vật chất vô hạn vẫn luôn hướng vào nhau. Đấy chính là nguyên nhân của lực hấp dẫn. Tuy nhiên, khối vật chất này không biết phải trút những chấn động đến từ sự dịch chuyển của không gian đi đâu. Những chấn động ấy tạo ra những cái lỗ khuyết ở khối vật chất vô hạn và những cái lỗ này di chuyển liên tục, giống như những bong bóng không khí di chuyển không quy luật trong môi trường nước. Mỗi trái bong bóng này chính là một nỗi bất an. Những trái bong bóng tình cờ gặp nhau, hợp lại thành một trái bong bóng không khí to hơn. Trái bong bóng này là sự khuyếch đại lên của nỗi sợ hãi. Khi nỗi sợ hãi được tích tụ đủ mức thì nó sẽ chuyển thành cơn thịnh nộ. Bên trong cái lỗ khuyết khổng lồ đó, vật chất bị tán nhỏ ra đến mức không thể trông thấy được nữa. Chúng trở thành những hạt cơ bản. Mỗi hạt cơ bản đó là một mảnh tâm hồn tan nát, đơn độc, đói khát, bệnh hoạn và đau đớn tột cùng. Có hàng hà sa số những mảnh tâm hồn như vậy bên trong trái bong bóng khổng lồ. Và đó là những tâm hồn tràn ngập nỗi tuyệt vọng và lòng thù hận.

    Nỗi thống khổ bắt đầu tồn tại ở dạng những sự bất an nho nhỏ được trút ra từ không gian, sau đó được khối vật chất tiếp nhận toàn bộ, tích tụ lại và trở thành một cơn điên khủng khiếp. Vậy sau khi hóa thành cơn điên, nỗi thống khổ sẽ đi đâu? Liệu nó có thể biến mất không? Tất nhiên là có! Ban đầu mọi thứ là đứng yên, sau đó xuất hiện lực tác động, gây ra dao động. Lực hấp dẫn là cái sẽ làm cho dao động dần biến mất, quay trở lại trạng thái đứng yên. Như đã nói, vì khối vật chất vô hạn luôn là một thể thống nhất, không tách rời và gắn chặt với không gian tạo thành hư không nên lực hấp dẫn mới được sinh ra để chống lại sự xáo trộn, đưa khối vật chất quay về trạng thái ban đầu. Như vậy, ta có thể kết luận là chính lực hấp dẫn sẽ đưa nỗi thống khổ tới điểm kết thúc của nó.

    “Lực dao động mang theo nỗi thống khổ, lực hấp dẫn sẽ làm nỗi thống khổ biến mất.”

    Lực hấp dẫn được sinh ra cùng lúc với những dao động. Những dao động này là kẻ xấu, lực hấp dẫn là anh hùng. Những dao động là lực đẩy, lực hấp dẫn là lực kéo. Chấn động đến từ sự dịch chuyển của không gian là một lỗi sai của tạo hóa, một điều không mong muốn, và lực hấp dẫn xuất hiện chính là để khắc phục cái lỗi sai đó. Có điều lúc đầu, vị anh hùng này yếu xìu. Quả thực, lực liên kết ban đầu giữa các phần tử trong khối vật chất vô hạn là rất yếu. Những chấn động xuất hiện giống như những kẻ xâm lăng vô hình tới phá đi sự bình yên, hạnh phúc trong cõi vật chất. Và các phần tử vật chất chỉ biết hoảng sợ và chạy thục mạng. Tránh né và trốn chạy là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của những con người chỉ quen sống trong bình yên bỗng gặp phải chuyện bất trắc. Họ di tản đến những nơi bình yên hơn. Lực đẩy mạnh một cách áp đảo so với lực kéo khiến cho những dao động không thể biến mất mà chỉ di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Bên trong cái bong bóng khổng lồ, lực đẩy này trở nên mạnh cực điểm và các phần tử vật chất chịu sức ép từ lực đẩy đó không còn chỗ để trốn nữa. Nỗi sợ hãi chuyển thành nỗi kinh hoàng, rồi từ nỗi kinh hoàng, cơn thịnh nộ được sinh ra. Những hạt bụi nhỏ bé cùng chung một ý chí muốn chống lại những kẻ xâm lược vô hình, lấy lại sự bình yên lúc đầu. Ý chí làm tăng nỗi khao khát muốn gắn kết, nỗi khao khát muốn được bình yên. Lực dao động chuyển hóa dần thành lực hấp dẫn, lực đẩy chuyển hóa thành lực kéo. Sau khi lực dao động chuyển gần hết thành lực hấp dẫn thì các phần tử vật chất sẽ quay lại trạng thái gắn kết với nhau và với không gian như lúc đầu, có điều lần này, lực hấp dẫn là mạnh cực điểm.

    “Lực dao động khiến chúng ta chạy trốn, lực hấp dẫn khiến chúng ta chiến đấu.”

    Ở bên ngoài cái lỗ khuyết khổng lồ của khối vật chất, nếu một hạt bụi muốn kết thúc chuyến hành trình thì chỉ cần tiếp xúc với khối vật chất và gắn kết trở lại với khối vật chất là được. Tuy nhiên, ở bên trong cái lỗ khuyết khổng lồ, cách duy nhất để những hạt cơ bản bay tán loạn điên cuồng có thể kết thúc được chuyến hành trình đó là chúng phải gắn kết vào nhau. Mỗi hạt cơ bản đều bị tác động mạnh mẽ bởi lực dao động nên chúng cứ va đập vào nhau rất nhiều lần mà không thể gắn kết được. Lực hấp dẫn của mỗi hạt sẽ tăng dần theo thời gian và khi lực hấp dẫn đủ lớn sẽ khiến cho hai hạt cơ bản có lực hấp dẫn mạnh cực điểm gắn kết lại được với nhau. Cuối cùng thì sự bình yên cũng trở lại sau vô vàn những đau khổ, chông gai. Toàn bộ nỗi đau đã kết tinh lại và trở thành niềm hạnh phúc. Một hạt cơ bản mới đã được tạo ra nhờ sự kết hợp của hai hạt cơ bản đầu tiên. Ta hãy gọi hạt cơ bản đầu tiên là vật chất động, hạt cơ bản thứ hai là vật chất tĩnh. Vật chất động bị tác động mạnh mẽ bởi lực dao động, vật chất tĩnh bị tác động mạnh mẽ bởi lực hấp dẫn. Mỗi hạt vật chất tĩnh được sinh ra sẽ gặp nhau và gắn kết lại với nhau, dần dần tạo thành một khối cầu vật chất tĩnh. Vật chất đã quay trở lại trạng thái hư không ban đầu, tức là gắn kết với nhau và gắn chặt với không gian. Khối cầu vật chất tĩnh trông chẳng khác nào lòng đỏ trứng còn cái lỗ khuyết khổng lồ của vật chất thì giống như lòng trắng trứng. Bên trong khối cầu vật chất tĩnh có rất nhiều lực dao động do có nhiều vật chất động bị mắc kẹt bên trong. Lực dao động công phá khối cầu vật chất tĩnh từ bên trong và thoát ra ngoài, gây ra vụ nổ Big Bang và hình thành nên vũ trụ.

    “Lực hấp dẫn thắng áp đảo, nỗi đau biến thành niềm hạnh phúc.”

    Như vậy, con đường đi của nỗi thống khổ là bắt đầu từ sự đứng yên, sau đó trở thành lực dao động, rồi biến thành lực hấp dẫn, cuối cùng trở về sự đứng yên. Nỗi thống khổ là một lỗi sai của tạo hóa. Sự xuất hiện của nó đã sinh ra thời gian và thời gian sẽ kết thúc khi nào nỗi thống khổ quay trở về với nơi nó sinh ra, hư không. Ban đầu vốn dĩ chỉ có một thế lực tự nhiên duy nhất là hư không (nothingness), nhưng do nỗi thống khổ được sinh ra nên đã tạo ra thêm hai thế lực tự nhiên nữa đó là cơn điên (madness) và tri giác (consciousness). Hư không là không gian, là sự đứng yên bất khả xâm phạm. Cơn điên là năng lượng, là lực dao động, là sự chuyển động vô nghĩa. Tri giác là vật chất, là lực hấp dẫn, không phải là sự chuyển động nhưng là ý nghĩa, là mục đích cho sự chuyển động. Sự chuyển động và ý nghĩa cho sự chuyển động kết hợp với nhau để làm cho sự sống hữu cơ này trở thành những chuyến hành trình của hạnh phúc. Hư không là sự vô vi, cơn điên và tri giác là sự hữu vi, trong đó cơn điên là vô hình còn tri giác là hữu hình. Hư không mang giá trị 0, cơn điên mang giá trị dương vô cực, tri giác mang giá trị âm vô cực. Ba thế lực tự nhiên này là tuyệt đối, kết hợp lại hình thành một tam giác đều. Cả ba tương sinh tương khắc với nhau, tạo ra một thế kiềng ba chân vững chắc. Sự sống hữu cơ của chúng ta vốn là tương đối và bị chi phối bởi cả ba thế lực tự nhiên này.

    “Sự sống hữu cơ bị chi phối bởi ba thế lực tự nhiên đó là: Hư không, Cơn điên và Tri giác.”

    Mọi sự bế tắc cảm xúc của bạn đều xuất phát từ trong vô hình chứ không phải từ thế giới hữu hình này. Các sự kiện trong vũ trụ này chưa bao giờ là hữu hình cả mà chúng là những dòng chảy năng lượng trong vô hình. Các sự kiện đều là do cơn điên, do lực dao động tạo ra. Tri giác đóng vai trò tạo ra nhận thức về những sự kiện đó. Những dòng chảy năng lượng trong vô hình đã để lại dấu vết trên cấu trúc tri giác và tạo nên những câu chuyện, nhưng chẳng có cái nào trong số những câu chuyện đó là thật cả. Toàn bộ thế giới hữu hình này chỉ là tác phẩm nghệ thuật của tri giác mà thôi. Khi nhìn vào một số dấu vết để lại trên thế giới hữu hình, chúng ta có thể thêu dệt nên rất nhiều câu chuyện khác nhau để miêu tả những sự kiện đã xảy ra cũng như phỏng đoán diễn biến tiếp theo. Theo đúng chiều di chuyển của nỗi thống khổ thì khi cơn điên tạo ra một sự bế tắc bên trong tâm trí, bạn sẽ hướng tới tri giác để tìm kiếm nguyên nhân cho sự bế tắc đó. Khi bạn tìm ra nguyên nhân rồi và giải quyết nó thì nỗi thống khổ kết thúc và tâm trí quay lại trạng thái cân bằng, hư không. Mọi thứ sẽ rất đơn giản nếu chiều quay của nỗi thống khổ không trùng khớp với vòng quay tương khắc, vòng quay của sự bị động. Hư không là bao, cơn điên là búa còn tri giác là kéo. Hư không tương khắc với cơn điên, cơn điên tương khắc với tri giác còn tri giác lại tương khắc với hư không. Ta cũng có thể ví hư không như tờ giấy, cơn điên như cục tẩy còn tri giác như cây bút. Khi sự bế tắc tràn ngập tâm trí bạn, bạn chìm trong sự vô minh, một cảm giác cần phải hiểu, phải biết điều gì đó mà không thể hiểu. Mọi thứ được tri giác vẽ ra đều bị tẩy hết. Cứ cho là cuối cùng bạn hình dung ra một điều gì đó trong đầu thì những suy diễn sẽ dẫn bạn đi hết vấn đề này tới vấn đề khác. Vấn đề nảy sinh vấn đề, không thể kết thúc được khiến tâm trí bạn không thể quay về sự yên bình thực sự. Cây bút vẽ nhiều quá dẫn đến làm bức tranh trở nên nguệch ngoạc, rối loạn.

    “Hư không -> Cơn điên -> Tri giác -> Hư không: Đây là vòng quay của nỗi thống khổ, cũng là vòng quay tương khắc, vòng quay bị động.”

    Nỗi thống khổ sẽ giảm thiểu, thậm chí có thể biến mất nếu khi sự bế tắc xảy ra, bạn đi theo vòng quay tương sinh, vòng quay của sự chủ động. Khi sự bế tắc xảy ra, thay vì suy nghĩ, bạn phải tìm cách đưa tâm trí về hư không. Hãy tẩy sạch mọi thông tin khỏi tờ giấy. Ngược lại với trạng thái vô minh, hư không là trạng thái có khả năng hiểu và biết mọi thứ nhưng chẳng có gì để biết cả. Vô minh là sự đẩy mọi thông tin ra bên ngoài, hư không là sự sẵn sàng tiếp nhận mọi thông tin. Một đứa bé rất dễ hư không, một người lớn rất dễ vô minh. Thường thì để hư không, người ta có thể nhắm mắt lại vì nhắm mắt có thể khiến tâm trí dần tin rằng thế giới bên ngoài và cả cảm giác bế tắc trong tâm lý là giả. Bạn cũng có thể hư không bằng cách chạm vào một đồ vật và nghĩ mình là nó. Nguyên tắc giống với việc quân xe đổi chỗ cho quân vua khi vua bị chiếu trong môn cờ vua vậy. Một đồ vật luôn có tính hư không và con người là loài động vật bắt chước giỏi nhất. Bởi vì thế giới hữu hình, trong đó có cả bạn và tôi là do tri giác tạo ra và tất nhiên tri giác sẽ điều tiết để mọi sự kiện có kết thúc êm đẹp nên nếu tâm trí ta hư không như tờ giấy trắng, tri giác sẽ vẽ vào đó con đường đi. Đầu tiên, nó sẽ xuất hiện dưới dạng một linh cảm, một trực giác, rồi bức tranh dần rõ hơn để bạn có thể diễn giải nó ra. Khi đã biết phải làm gì, bạn sẽ hết lo lắng và có thể thực hiện công việc một cách thoải mái. Nếu cuộc đời bạn là một chiếc xe thì cơn điên là động cơ, hư không là chân phanh, còn tri giác là vô-lăng. Những dao động trong thế giới bạn sống sẽ liên tục thúc đẩy bạn phải hành động. Làm cho tâm trí trở nên hư không là cách để làm giảm những chấn động do thế giới xung quanh tạo ra cho bạn. Khi tâm trí đã trở nên cân bằng hơn một chút, bạn bắt đầu quan sát và thu thập thông tin về vấn đề của mình, bạn sẽ thấy đầu óc hoạt động sáng rõ hơn và những lối đi tiếp theo sẽ lộ ra.

    “Cuộc đời là một chiếc xe, cơn điên là động cơ, hư không là chân phanh, tri giác là vô-lăng. Nếu muốn cuộc đời đi đến đúng nơi mong muốn, bạn phải đi theo vòng tương sinh, là ngược lại với vòng tương khắc.”

    Còn rất nhiều điều mà bạn có thể rút ra được từ cái vòng quay này. Nhưng một điều rất quan trọng mà bạn cần hiểu đó là tâm trí của chúng ta không chịu được sự tương đối. Ba thế lực tự nhiên này đều là tuyệt đối. Cơn điên là hà khắc tuyệt đối, tri giác là dịu dàng tuyệt đối, hư không là không tương tác tuyệt đối. Ba cái tuyệt đối này giao thoa và tạo ra tâm trí chúng ta. Ba thế lực tự nhiên này tương ứng với ba màu sắc cơ bản. Cơn điên có màu đỏ, màu của lửa; hư không có màu xanh, màu của bầu trời; tri giác có màu vàng, màu của ánh nắng. Tâm trí chúng ta là một sự pha trộn tương đối của ba màu sắc này. Tương đối là một sự dùng dằng, không biết nên theo hay không theo. Bạn phải bước vào một căn phòng nhưng lại không muốn vào nên cứ loay hoay mãi ở cánh cửa. Vòng quay của sự sống là liên tục, không ngừng nên bạn phải chấp nhận và hưởng ứng theo nó. Tâm trí sẽ lần lượt trải qua ba trạng thái bế tắc, thông suốt, hư không, rồi quay vòng lại. Khi cơn điên làm tâm trí bạn bị bế tắc, bạn không nên suy nghĩ cố tìm cách thoát khỏi nó làm gì mà ngược lại, hãy cố tình điên luôn. Một việc bạn không biết làm tức là không cần phải làm. Khi bạn chấp nhận cơn điên bế tắc này, bạn sẽ bước qua nó và sự thông suốt sẽ đến. Khi bạn chấp nhận vị trí bạn đang đứng, bạn sẽ đứng thật vững ở vị trí đó. Bạn không thể đặt chân lên nấc thang thứ ba nếu cứ dùng dằng, không chịu bước lên nấc thang thứ hai và đứng thật vững ở đó. Sau khi đứng vững được ở nấc thứ hai, bạn sẽ bước qua nó và lên được tới nấc thứ ba. Sự chấp nhận thật nhanh chóng hoàn cảnh của mình là cách xử lý nội tâm hữu hiệu nhất. Đó là lùi để tiến, là bỏ cuộc để hoàn thành công việc, là thất bại để chiến thắng. Sự chấp nhận giúp tâm trí luôn luôn tuyệt đối, không mơ hồ, và vững trãi trong từng bước đi. Sự phản kháng khiến tâm trí rơi vào sự mơ hồ, bế tắc, không di chuyển được. Đừng quên là luôn có lực đẩy phía sau lưng bạn, thúc giục bạn đi liên tục. Nếu không đi được, bạn sẽ có cảm giác như mình bị tra tấn.

    “Tâm trí không chịu nổi sự tương đối. Tâm trí sẽ vững trãi và hạnh phúc nếu nó được duy trì ở trạng thái tuyệt đối. Sự chấp nhận và hưởng ứng sẽ giúp tâm trí luôn tuyệt đối.”
  2. ronggiavaymoc

    ronggiavaymoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2016
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    15
    Thế mớ lý luận rối rắm của bác có thể tóm lại là để có ích gì ko ? Hay lý luận chỉ để lý luận ?
    Nỗi thống khổ ko phải 1 thực thể nên ko có khái niệm đến và đi nên cũng ko có khái niệm di chuyển . Nó chỉ xuất hiện hoặc biến mất tùy thuộc quan niệm và ý chí của những loài hữu tình . Nó có thể có hoặc có thể ko . Hình như bác nhầm lẫn khái niệm " vô minh " Vô là ko minh là sáng . Vô minh nghĩa là ko sáng tức là tối là cách nói tế nhị chỉ sự ngu dốt . Tẩy chữ ra khỏi tờ giấy theo ý bác phải chăng là đẩy tri thức ra khỏi não bộ ? Người Anh có câu " kiến thức là thức ăn của tư duy " Ko tư duy thì sao nhận chân được bản chất sự vật hiện tượng để mà nhận ra rằng nó đơn giản ? Hư ko là trạng thái thanh thản nhưng nó chỉ chấm dứt nỗi thống khổ chứ ko phải cảm giác hạnh phúc vì đó là trạng thái mà cảm xúc ko tồn tại . Ko còn ố ,nộ ai, dục nhưng cũng ko còn ái , hoan , hỉ nữa hi hi .trống rỗng chả có gì
  3. baongoc95vl

    baongoc95vl Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2015
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    1
    triết lý về sự hư không

Chia sẻ trang này