1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

nghịnh lý và giải thích

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vinh_dk, 04/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ bác cho thêm các tính toán về độ ẩm, ánh nắng, độ giãn nở của bình, các dòng chảy xoáy hay lực croliolis gì đó do trái đất quay cộng với tác dụng của các nơtrino lên hai bình cho đủ bộ.
    Chuông đổ sau lưng mười một tiếngTự do đầu lưỡi lạnh xanh xao
    /uploaded/Larra/LarraTrans.gif​
  2. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Cái câu các toa tàu thì tôi không tin như vậy. Bởi vì trong thực tế, nếu đã chuyển động đều thì không có chuyện đầu tàu đẩy với đầu tàu kéo làm gì, như vậy là chuyển động không đều hay có sự gia tốc trong thời gian ngắn. Mà khi đã như vậy thì toa đẩy gia tốc cho đoàn tàu bằng cách "dính và đẩy" các toa, còn toa kéo thì bằng cách "kéo căng và đẩy" các toa. Cho nên thế nào cũng cản trở do sự truyền xung lượng theo kiểu đó
    Còn câu mặt trời mặt trăng thì trả lời như vậy là chưa triệt để. Tại sao ban đầu mặt trăng lại quay quanh trái đất mà không phải là quanh mặt trời. Nếu câu trả lời như vậy thì hầu như không ăn nhập gì đến bản chất câu hỏi. Câu trả lời đó chỉ là để giải thích bản chất chuyển động hiện nay của Mặt trăng-Trái Đất và mặt trời
    @ heaven : mấy bài này hinh như trong quyển Học Sinh Giỏi Liên Xô cũ mà bác, dành cho PT nên nghĩ đơn giản và nhẹ nhàng thôi bác, vui phết (tiếc là em không có nó ở đây )
    Trả lời : cậu thứ 2 đúng, nếu không thì từ đây ta có thể tạo ra động cơ vĩnh cửu được . Ngoài ra lúc mở bình sẽ xảy ra chuyển động do nhiệt, cho nên bình B sẽ thấp đi một chút, bình A sẽ cao lên một chút
    it''s over
    Được imweasel sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 06/04/2004
  3. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    uh mình cũng nghĩ là nên bàn luận câu đoàn tàu và câu mặt trời ,mặt trăng và trái đất
    ah còn câu hai bình thông nhau thì để mai mình post lên luôn tại vì đúng như bạn NoHellandHeaven nói phải tính toán khá phức tạp mới ra câu trả lời đơn giản này được,nhưng không cần nhiều điều kiện như thế đâu,

    người cô độc suy nghĩ một mình và sáng tạo giá trị mới cho cộng đồng
    Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể cảm nhận đó là sự huyền bí của cuộc sống
  4. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    TextTextĐỊNH LUẬT CÁC BÌNH THÔNG NHAU
    TextText
    đây là lời giải nè
    chúng ta sẽ xét áp suất ở đáy bình B.trước khi đun nóng là P=pgh,còn sau khi đun nóng nó là P1=p1gh1,ở đâyp và h là khối lượng riêng và chiều cao của nước lạnh ,còn p1 và h1-là của nước nóng
    khi đó: P/p1=pgh/p1gh1
    nhưng trọng lương của nước sau khi đun nóng không bị thay đổi .Do đó p1/p=v / v1.ở đây v là thể tích của nước trước khi nóng ,còn v1 là sau khi đun nóng.Do đó:P1/p=Vh1/V1h
    thể tích của 1 hình nón cụt bằng V=1/3h(s+S+(căn bậc hai của)sS)
    và V1=1/3h1(s+S+(căn bậc hai của)sS1)
    ở đây s là diện tích đáy,còn S và S1 là diện tích của mặt nước trước và sau khi đun nóng.cuối cùng ta thu được : p1/p = s+S+(căn bậc hai của)sS / s+S1+(căn bậc hai của)sS1
    bởi vì S<S1 ,nên p1<p tức là sự đun nóng nước sẽ đưa tới sự giảm áp suất. Từ đó suy ra rằng nước sẽ chảy từ bình A sang bình B


    người cô độc suy nghĩ một mình và sáng tạo giá trị mới cho cộng đồng
    Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể cảm nhận đó là sự huyền bí của cuộc sống
  5. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    CÁI PHAO CÓ TÍNH THẤT THƯỜNG
    người ta đặt 1 cái đồng hồ cát vào một bình hình trụ cao bằng thuỷ tinh rồi rót nước đầy đến miệng bình và đậy kín lại bằng 1 cái nắp.đồng hồ nổi ngay dưới sát mặt nắp đậy.Sau đó người ta quay ngược trụ lại.dồng hồ không nổi nữa.Mặc dù nước vẫn bao bọc xung quanh nó và lực đẩy vẫn lớn hơn trọng lượng của đồng hồ.Sau một thời gian khi có 1 lượng cát đã chảy xuống ngăn dưới,thì dồng hồ sẽ từ từ nổi lên.như vậy việc cát chảy từ ngăn trên xuống ngăn dưới có ảnh hưởng đến sự nổi của nó? nhưng mà đồng hồ đã được đậy kín về phương diện hình học và trọng lượng của nó không bị thay đổi do sự chảy của cát.Giải thích nghịch lý này thế nào?
    <BLOCKQUOTE id=dd498739>
    <P align=center>[red]<STRONG>người cô độc suy nghĩ một mình và sáng tạo giá trị mới cho cộng đồng</STRONG></FONT></P>
    <P align=center><FONT color=activecaption><STRONG>Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể cảm nhận đó là sự huyền bí của cuộc sống</STRONG></FONT></P></BLOCKQUOTE>
    Được vinh_dk sửa chữa / chuyển vào 00:01 ngày 09/04/2004
  6. mandi

    mandi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Không biết cụm từ "ngay dưới sát mặt nắp đậy có phải có ý nghỉa là trọng lượng riêng của nước và đồng hồ là như nhau hay không . Nếu như vậy thì theo mình là khi cát chảy xuống đã làm mất sự cân bằng đó ( Giải thích bằng trọng lượng riêng trung bình hay bảo toàn khối tâm đều được) . Và đồng hồ nổi lên . Chỉ có điều trong đề bài có đoạn " Sau một thời gian khi có 1 lượng cát đã chảy xuống ngăn dưới,thì dồng hồ sẽ từ từ nổi lên. " không biết có phải là vì ban đầu còn chịu ảnh hưởng của giai đoạn ta xoay cái đồng hồ nên nó chưa bắt đầu nổi ngay khi ta xoay xong mà phải chờ thêm 1 lúc nữa .
  7. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    trọng lượng của đồng hồ ở đây không phải là yếu tố quyết định.khi cát nằm ở ngăn trên thì do trọng tâm của đồng hồ nằm ở trên cao đồng hồ bị lệch đi,nên phần lồi ra ở trên và phần dưới của đồng hồ tựa vào thành của hình trụ.khi đó lực ma sát xuất hiện sẽ giữ cho đồng hồ cát ở đáy của hình trụ.Sau 1 thời gian sau khi 1 phần cát đã chảy xuống ngăn dưới đồng hồ thì đồng hồ sẽ đứng thẳng lên và sẽ nổi lên ngay
  8. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Hehe, bà?i nà?y hay thẶt, tĂi nghìf màfi khĂng ra
  9. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    hey, tiếc quá. Mấy hôm thi không vào đây được. Bài mới này của đồng chí vinhdk thú vị phết, mình cũng đang nghĩ đến khối tâm và tâm lực đẩy Acsimet, nhưng quả thực không nghĩ đến chuyện nó nghiêng đi như thế
    vinhdk có rảnh vào post tiếp đi nèo
  10. mandi

    mandi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Lúc đầu mình thấy bài này quen quen nhưng không nhớ ra đến lúc đọc đáp án thì hình như nó có trong báo "Vật lý phổ thông" hay sao ấy .
    À mà có bạn nào biết số phận của tờ báo ấy không . mình nghe có người bảo là không phát hành nữa không biết có đúng không . Nếu không thì chỉ cho mình biết thêm thông tin về nó được chứ (ví dụ như phát hành tuần 1 lần , vào thứ mấy , trụ sở của nó ở đâu ( để kiếm mua ấy mà )).

Chia sẻ trang này