1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 02/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    ~ cách để đo các Tiết khí Các Mùa trong năm bằng phương pháp đo bóng mặt trời rất giống (Đồg hợp/Consilient) với Hình ảnh của Thái Cực đồ (Lưỡng nghi &tứ tượng)
    Khi quan sát bóng mặt trời tạo bởi một chiếc cột thẳng đứng hay cây GẬY NÊU_SÀOtạo ra trên mặt đất, cùng với quan sát đuôi sao Bắc Đẩu, ~ Ng Cổ đại Fươg Đông phân chia vòng năm thành 24 cung ứng với 24 tiết trong năm, với 4 vị trí quan trọng là Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí.
    Với 6 vòng tròn đồng tÂm tại chân cột, và đo bóng hàng ngày, bóng ngắn nhất vào Hạ Chí, dài nhất vào Đông Chí, nối các điểm lại, sẽ có được đồ hình bóng mặt trời, có thể đây là nguồn gốc cho Thái Cực đồ,[​IMG] với Âm là phần từ Hạ chí đến Đông chí.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Phạm Trù hoá Thái cực (Thái cực là Âm DƯƠNG chưa phân) , lưỡng nghi, tứ tượng & Bát Quai

    Từ 2 Mô hình trên đây diển dịch của 2 chu kỳ:
    CHU Kỳ vi mô Ngày/Đêm : Sáng/Tối (Chu Kỳ 2 vạch)
    CHU Kỳ Vĩ Mô của Mùa trong Năm; Chúng nói lên các PHƯƠNGCách mà ~ học giả cổ đại Phạm trù hóa các Phạm trù: Thái cực (Thái cực là Âm DƯƠNG chưa phân) , lưỡng nghi, tứ tượng & Bát Quai từ ~ Khái niệm Âm DƯƠNG (thái Âm thái DƯƠNG, thiếu Âm thiếu DƯƠNG = tứ tượng) & các BT () BÁT QUÁI.
    Điều mà:
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    CHU KỲ HIỆN TƯỢNG; CÁC LỚP PHẠM TRÙ & việc PHẠM TRÙ HÓA QH các PHẠM TRÙ TRONG KD (PHENOMENOLOGY Cycle; Class of categories; Categorisation of relationships):

    Lưỡng nghi ()K0 hẳn là Cái Tối, cái sáng mà còn là các cặp đối lập trắng đen, Đông Tây; Nam Bắc; trên dưới, Trái phải; nam nữ, chồng vợ; họa phúc, lành dữ, cương nhu,… đều là như vậy

    Tứ tượng còn tượng trưng cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông (tứ Thời) và 4 phương Đông Tây, Nam Bắc. Tứ tinh (chòm sao): Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ ;Tứ linh: Long, Lân Quy, Phụng VV...

    & Bát Quai còn là 8 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc, Đông-Nam, Tây-Nam, ĐôngBắc Tây-Bắc; BÁT QUÁI/Chu Dịch còn là ~ bộ phận thân thể:
    Ngoại ngũ hành: ☰_Kiền/Càn là đầu, ☲_Ly là mắt, ☵_Khảm là tai, ☱_Đòai là miệng, ☷_Khôn là bụng, ☶_Cấn là tay, ☳_Chấn là chân, ☴_Tốn là đùi.
    Nội ngũ hành tức BÁT QUÁI/Chu Dịch phối với ngũ tạng: ☰_Kiền/Càn ☱_Đòai là phổi, ☲_Ly là tim, ☴_Tốn là mật, ☳_Chấn là gan, ☶_Cấn là lá lách, ☷_Khôn là dạ dày, ☵_Khảm là thận. VV...
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Lưỡng nghi, Tứ Tượng & Bát Quái trong (*)CHU Kỳ (trung chuyển) Con Trăng hàng tháng


    Đối với Mặt Trăng hiện tượng lặp đi lặp lại của con trăng hàng tháng là 1 hiện tượng trực quan (hiển nhiên) nhất. Chẳng fải ngẫu nhiên mà 2 BT (chử viết Âm có hình ảnh Trăng (Nguyệt)

    Từ ngàn xưa, các nhà chiêm tinh, các nhà sử học, các nhà triết học đều để tâm nghiên cứu về sự liên quan giữa các pha của mặt trăng và các sinh vật sống trên quả đất cũng như các hiện tượng trên quả đât.
    Mặt trăng bao gồm bốn pha chính (Tứ Tượng), đó là trăng non, trăng đầu, trăng rằm và trăng cuối tháng. Trong tiếng Anh đó là (New moon, Waxing Crescent, Full moon, Waning Gibbous)

    Cùng với chu kỳ này là các phạm trù ngử nghỉa & những thuật ngữ kèm theo
    New moon: trăng mới . Việt Nam: ngày sóc, không trăng
    Waxing Crescent: trăng lưỡi liềm tròn dần. Crescent : lưỡi liềm, Waxing: tròn dần. Việt nam: trăng lưỡi liềm, trăng non, trăng đầu tháng
    Trăng đầu tháng (âm lịch) ở cùng phía với Mặt Trời và ngày càng di chuyển về phía đông của Mặt trời, vì thế vào những ngày đầu tháng khi mặt trời vừa lặn ta thấy trăng ở sát chân trời tây và từ từ lặn.
    Mỗi ngày trăng mọc trễ hơn ngày hôm trước khoảng 50 phút, ví dụ hôm nay thấy trăng trên đỉnh nóc nhà vào lúc 7h tối, thì ngày mai phải đến 7h50 tối trăng mới lên cao đến đỉnh nóc nhà như hôm nay.
    First Quarter: 1/4 đầu. Việt Nam: thượng huyền
    Đến ngày Thượng Huyền khoảng mùng 6, mùng 7 Âm thì trời vừa tối ta đã thấy trăng ở ngay đỉnh đầu.
    Waxing Gibbous: Trăng "gù" tròn dần. Gibbous: bướu, gù. Việt Nam: trăng khuyết
    Full moon: trăng tròn. Việt Nam: ngày vọng, ngày rằm
    Ngày rằm thì vừa cơm tối xong trăng tròn sáng vằng vặc vừa nhô lên khỏi ngọn tre ở phía đông (mới mọc).

    Sau ngày rằm thì trăng khuyết dần và phần tròn lại hướng về phía Đông.
    Waning Gibbous: Trăng "gù" khuyết dần. Waning: khuyết. Việt Nam: trăng khuyết
    Last Quarter: 1/4 cuối. Việt Nam: Hạ huyền
    Đến ngày Hạ huyền khoảng 21,22 thì nửa đêm trăng mới mọc và lên đến đỉnh đầu khi trời vừa sáng.
    Rồi sau đó trăng cứ từ từ nguyết dần ...
    Waning Crescent: trăng lưỡi liềm khuyết dần. Việt nam: trăng lưỡi liềm, trăng cuối tháng
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    [​IMG]
    Lưỡng nghi, Tứ Tượng, Bát Quái chu kỳ trăng và Bí ẩn hành vi con người
    Người xưa có câu “Trai mùng một, gái hôm rằm” để nói rằng những người sinh ra vào mùng 1 hoặc 15 Âm lịch thường sẽ rất đặc biệt: giỏi rất giỏi, hoặc dở rất dở.

    Dù có một chút độ lệch, nhưng có thể coi ngày mùng 1 Âm lịch là ngày Trăng Non (New Moon), và ngày 15 (rằm) là ngày Trăng Tròn (Full Moon). Liệu những người sinh ra vào thời điểm Trăng Non và Trăng Tròn theo quan điểm Chiêm tinh học có “nguy hiểm” như người phương Đông vẫn nói? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu!


    Bản thân Mặt trăng không thể tỏa sáng, ánh sáng của nó chỉ là ánh sáng phản chiếu của Mặt trời.
    Hãy nhìn vào bức ảnh trên để hình dung chu kỳ biến đổi của hình dạng Mặt trăng.

    Trăng Non (New Moon) là khi Mặt trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt trời. Khi đó, từ Trái đất chúng ta không thể nhìn thấy phần được chiều sáng của Mặt trăng. Trên bản đồ sao, đây là lúc Mặt trăng nằm trùng (conjuction) với Mặt trời, hay nói cách khác, Mặt trời đang nằm tại cung nào thì Mặt trăng cũng ở cung đó. Ví dụ: Mặt trời và Mặt trăng đều nằm ở cung Bọ Cạp,…

    Tác động của Trăng Non: Chiêm tinh học cho rằng, giai đoạn Trăng Non hàng tháng (được tính 5 ngày quanh thời điểm Trăng non) là thời gian thích hợp để bạn bắt đầu một điều mới mẻ, không những thế, nó cho bạn cảm xúc và cả cơ hội thực hiện những điều mới mẻ đó. Ví dụ như: bắt đầu 1 mối quan hệ mới, 1 dự án mới, 1 cam kết mới… Trăng Non rơi vàonhà nàotrong bản đồ sao của bạn, đó chính là lĩnh vực mà cái mới xuất hiện. Giả sử, bạn thấy thằng em lười biếng của mình bỗng dưng mang giày của nó đi giặt, dọn lại tủ quần áo thì rất có thể Trăng Non đã rơi vào nhà 6 (nhà của lao động, phục dịch) của nó.

    Người được sinh ra vào thời điểm Trăng Non:
    Vậy, nếu bạn được sinh ra tại thời điểm này, bạn sẽ có tính cách ra sao? VìMặt trời và Mặt trăng của bạn ở cùng một cung, bạn sẽ có lý trí (Mặt trời) và cảm xúc (Mặt trăng) đồng nhất. Vì thế, bạn có độ tập trung và quyết tâm cao, và khi đã làm gì thì rất khó để “phanh” lại. Nói vui thì nếu bạn quyết tâm học thì sẽ rất chăm, còn nếu đã lười thì sẽ… cực lười. “Giỏi rất giỏi, hoặc dở rất dở” chính là đây.

    Ngược lại, Trăng Tròn (Full Moon)là khi Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời. Khi đó, chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt trăng (là ngày chúng ta thấy Trăng “tròn” nhất). Trên bản đồ sao, đây là lúc Mặt trăng đối đỉnh (opposite) với Mặt trời, hay nói cách khác, Mặt trời đang nằm tại cung nào thì Mặt trăng nằm tại cung đối của cung đó. Ví dụ: Mặt trời đang ở Nhân Mã thì Mặt trăng sẽ nằm ở Song Tử,…

    Người được sinh ra tại thời điểm Trăng Tròn: sẽ phải đối mặt với sự giằng xé giữa lý trí (Mặt trời) và cảm xúc (Mặt trăng). DoMặt trời và Mặt trăng của họ bị chi phối bởi 2 thiên hướng trái ngược nhau(vì nằm ở 2 cung đối đỉnh nhau), họ thường xuyên ở trong cảnh “Trái tim bảo một đằng, khối óc khuyên một nẻo”. Họ gặp khó khăn khi lựa chọn mọi thứ và thường chẳng bao giờ cảm thấy hài lòng cả về lý trí lẫn tình cảm.

    Tác động của Trăng Tròn: Giai đoạn Trăng Tròn hàng tháng (được tính 5 ngày quanh thời điểm Trăng Tròn) là thời gian thích hợp để bạn kết thúc một điều gì đó, nó còn cho bạn cảm xúc và cả các yếu tố tác động lên quyết định của bạn khi ấy. Sự kết thúc ở đây chưa hẳn đã là tiêu cực, nó có thể là một sự lột xác, chuyển đổi cần thiết để đưa cuộc sống của bạn sang trang mới. Trăng Tròn rơi vào nhà nào trong bản đồ sao của bạn, khả năng cao có sự biến đổi ở nhà đó. Chẳng hạn, một ngày có Trăng Tròn ở cung Nhân Mã, và trong bản đồ sao của bạn thì cung Nhân Mã nằm ở nhà 7 (nhà của các mối quan hệ), đây có thể là lúc để bạn cân nhắc việc “cắt đứt” một mối quan hệ đã khiến bạn mệt mỏi lâu ngày.

    Lưu ý: VìMặt trăng “dạo chơi” tại một cung trong 2,5 ngày, nên các bạn được sinh ra vào ngày trước và sau ngày mùng 1 hoặc 15 Âm lịch cũng có các đặc tính tương tự đã nêu. Tất nhiên, càng sinh sát thời điểm chính xác xảy ra Trăng Non hoặc Trăng Tròn thì các đặc tính đó càng rõ nét hơn.
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Trong quan niệm văn hóa dân gian, & Dịch lý thì mặt trăng biểu trưng cho Âm khí, tương đồng với Âm tính (con gái), còn mặt trời biểu trưng cho DƯƠNG khí, tương đồng với DƯƠNG tính (con trai). Ngày rằm trăng sáng nhất, đẹp nhất thì Âm khí cũng vượng nhất.Con gái sinh vào đêm đó được hội tụ cao nhất những đặc tính này, và một phần được chuyển hóa vào trong tính cách…
    Ngược lại, ngày mùng một trăng mờ nhất (thậm chí không nhìn thấy), DƯƠNG khí sẽ thịnh nhất. Con trai sinh vào đêm đó sẽ hội tụ những đặc tính mạnh mẽ của DƯƠNG khí vào tính cách. Do ảnh hưởng của lực hấp dẫn trong vũ trụ trong hai ngày đó, cộng với sự thống kê bằng kinh nghiệm dân gian nên người ta thực sự tin rằng, “trai mùng một, gái hôm rằm” có những tính khí đặc biệt, khác người, đương nhiên có những nét hoặc tích cực hoặc tiêu cực chứ không hoàn toàn thiên về một bên nào.
    Việc người ta cho rằng “trai mùng một, gái hôm rằm” là tính khí khác người đến nay cũng hoàn toàn dựa trên cơ sở kinh nghiệm. Tất nhiên, nó sẽ đúng với một tỷ lệ nào đó chứ không thể áp dụng cho tất cả những ai sinh ra vào hai đê m này. Cũng không thể đả phá quan niệm này được, vì nó thuộc về văn hóa, lòng tin. Vấn đề là cần phải nhận thức đúng đắn để có cách hành xử, giáo dục trẻ cho phù hợp”.

    Mặt trăng và khí Âm
    Khoa học và DỊCH LÝ học giải thích rằng, nguồn khí Âm thái quá của ánh trăng trong ngày rằm là căn nguyên tạo ra trạng thái thần kinh không quân bình, dẫn tới tính khí thất thường, ngang ngạnh, u tối hay tâm lý bất ổn, hoảng loạn.
    Như thủy triều ngoài đại DƯƠNG, sức hút của mặt trăng đã gây ra trạng thái “thủy triều máu”, “thủy triều sinh học” trong cơ thể con người. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh và là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vụ tai nạn, tự tử, ngộ sát, phạm tội…
    Cũng chính “thủy triều máu” đã làm cho máu chảy mạnh trong huyết quản, gây nguy hiểm cho các ca mổ (không chỉ làm bệnh nhân mất máu nhanh mà còn giảm sự minh mẫn, chính xác của phẫu thuật viên). Nó còn làm cho thuốc tiêm khó được cơ thể con người tiếp nhận, dễ bị phân rã và đào thải. Vì thế mà nhiều nhà khoa học cho rằng cần xem xét việc định ngày giờ cho các ca mổ, đồng thời đề cao thuyết “nguyệt y học” (về ảnh hưởng của mặt trăng đến y học).
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    [​IMG]
    Sự liên hệ giữa Mặt Trăng và Con ngườI
    CHU KỲ SINH HỌC & LUẬN THUYẾT THIÊN-ĐỊA-NHÂN (TAM TÀI)

    Từ thời xa xưa, con người đã luôn cố gắng tìm hiểu và nhận thức được sự liên quan, ảnh hưởng từ mặt trăng đến sự sống trên trái đất. Không chỉ đối với thực vật, động vật, mà ngay cả con người cũng chịu những tác động từ ánh sánh của mặt trăng, đặc biệt là khi trăng tròn.

    Trong văn hóa cổ thường có những kiêng kỵ đặc biệt đi liền với chu kỳ mặt trăng. Nhưng nghiên cứu cho thấy mặt trăng gây ảnh hưởng đến tâm lý, tâm trạng con người và có thể gây nên một vài tình trạng không có lợi cho sức khỏe.

    Như chứng ta thường biết, hiện tượng thủy triều xảy ra do lực hấp dẫn của trăng tròn. Nhưng giả thiết đặt ra là, nếu như nước trên Trái đất chịu sự tác động của mặt trăng, thì con người với 70% cơ thể là nước thì có chịu sự ảnh hưởng tương tự không?
    Ngày nay, dù rằng mặt trăng cách xa quả đất chủng ta ở khoảng 384 400 km, các nhà khoa học đã phải công nhận rằng quả thật là có nhịp hàng tháng hoặc sự tác động hàng tháng lên cơ thể sinh vật. Ở con người, Phụ nữ là dễ thấy hơn cả. Khoa học đã chứng minh được sự liên quan ấy


    Chúng ta hãy điểm qua những câu ca dự báo trong dân gian, mà cho tới ngày nay nhiều người vẫn còn tâm niệm tất nhiên đã được cường điệu, để gây ấn tượng, dễ nhớ:

    Mồng năm, mười bốn, hai ba. Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn.
    Mồng năm, mười bốn, hai ba. Làm gì cũng chẳng có ra việc gì.
    Trai mồng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi được trong lòng chẳng khuây.
    Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba.

    Những câu ca nếu ắt không thể tự nhiên mà có, và cũng không thể tồn tại được lâu cho tới tận ngày nay nếu như nó không ứng nghiệm và nhất là không mấy tác dụng thực tế. Mặc khác, nó chắc chắn phải là kết quả nghiên cứu quan sát của các nhà thiên văn, các chiêm tinh gia bậc thầy với những nghiệm chứng đủ tin cậy mới có thể được ghi lại dưới hình thức câu ca cho dễ nhớ dễ thuộc (các nhà tiên tri như Trạng Trình đều dùng phương cách này đều lưu truyền hậu thế những câu sấm bất thủ.

    Ngày nay chúng ta thường có quan niệm thuần túy cho nó đó là những kinh nghiệm dân gian nên đã thực hư thế nào, và liệu có thể lý giải nguyên nhân bản chất của các hiện tượng có căn cứ khoa học hay không?


  8. hoaceo2

    hoaceo2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2016
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    1
    trên bàn thiên văn, dưới bàn địa lý, nhiều chuyện vô cùng
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Mối liên quan giữa hành vi con người - và giấc ngủ - với sự chuyển dịch của mặt trăng cũng là đề tài nghiên cứu khoa học. Bằng chứng mới cho thấy tuần trăng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta.

    Trong khi mối liên quan giữa ảnh hưởng của mặt trời, mùa với nhịp điệu và đồng hồ sinh học còn chưa được tìm hiểu đầy đủ, thì tác động của nhịp điệu mặt trăng đang được các nhà khoa học thuộc khắp các chuyên ngành nghiên cứu. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy rằng chu kỳ mặt trăng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và hành vi của động vật, chim, cá, và các sinh vật biển khác.

    Về tác động đối với sinh lý, hành vi, và giấc ngủ của con người, những phát hiện khoa học về tác động của nhịp điệu mặt trăng còn chưa thống nhất, với một số kết quả cho thấy có mối liên quan giữa các giai đoạn của tuần trăng với thay đổi mô hình giấc ngủ và mức độ hoạt động, trong khi các nghiên cứu khác không cho thấy mối liên quan.

    Một nghiên cứu quốc tế qui mô lớn đã xem xét tác động của tuần trăng đối với giấc ngủ và mức độ hoạt động lúc thức của trẻ em. Các nhà nghiên cứu từ khắp thế giới đã hợp tác trong nghiên cứu bao gồm hơn 5.000 trẻ em (9-11 tuổi) từ 12 quốc gia khác nhau, và đã phát hiện ra sự thay đổi trong mô hình giấc ngủ của trẻ

    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu ISCOLE, một dự án nghiên cứu đang diễn ra với những địa điểm nghiên cứu tại Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Columbia, Phần Lan, Ấn Độ, Kenya, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Anh, và Mỹ. Các quốc gia tham gia vào ISCOLE phản ánh sự đa dạng về vị trí địa lý cũng như sự phát triển kinh tế và các yếu tố văn hóa xã hội khác. (Các nước tham gia đại diện cho năm vùng địa lý chính của thế giới: Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương)

    Giấc ngủ và mức độ hoạt động khi thức được đo bằng gia tốc kế đeo ở thắt lưng. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về thời gian ngủ ban đêm, và hiệu quả giấc ngủ - là thời gian ngủ so với tổng lượng thời gian nằm trên giường. Họ cũng đánh giá mức độ hoạt động lúc thức từ nhẹ đến trung bình và mạnh, và thời gian không vận động. Số liệu được phân tích trong mối liên quan với 3 giai đoạn khác nhau của tuần trăng:

    • Trăng tròn (+/- 4 ngày)

    • Trăng bán nguyệt (+/-5-9 ngày từ lần trăng tròn gần nhất)

    • Trăng non (+/-10-14 ngày từ lần trăng tròn gần nhất)

    Phân tích cho thấy sự thay đổi nhỏ, nhưng có ý nghĩa thống kê, về thời gian ngủ của trẻ liên quan với trăng tròn. Trung bình trong ngày trăng tròn, trẻ thường ngủ ít hơn 4,9 phút, so với ngày trăng non, giảm trung bình 1% tổng thời gian ngủ.

    Đây là thông số duy nhất về giấc ngủ và hoạt động có liên quan với sự thay đổi của tuần trăng. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa các giai đoạn khác nhau của tuần trăng và mức độ hoạt động khi thức, thời gian không vận động, hoặc hiệu quả giấc ngủ ở trẻ em.

    Tuy không tìm thấy sự thay đổi lớn trong mô hình giấc ngủ của trẻ liên quan đến tuần trăng, nghiên cứu đã xác định mối liên quan khiêm tốn nhưng có ý nghĩa giữa thời gian ngủ và giai đoạn của tuần trăng.
    (còn tiếp)
  10. duccuong283

    duccuong283 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2016
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Bài viết hay và bổ nghĩa quá, làm cho người đọc có được cách nghĩ bổ nghĩa quá. hihi

Chia sẻ trang này