1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng của Kinh Dịch..

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi duyk6, 06/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Nếu các bạn muốn, mình sẽ cung cấp Quyển "CHU DỊCH VỚI DỰ ĐOÁN HỌC" dưới dạng file PDF -sách Scan của TuviGlobal. Có gần 3Mb thôi.
    Mới đọc mà đọc Chu dịch diễn giải thì dễ nản chí lắm vì khó đọc.
    Khởi đầu nên đọc quyển "Dịch học Phương pháp luận" của thầy Quảng Đức bên trang www.tuvilyso.com , quyển ấy dễ đọc, xúc tích. Nếu không muốn in thì lên Cửa hàng sách cũ 952 hay 953 hay 9?2 gì đó tôi không nhớ rõ ở Đường Láng, có bản sẵn mấy quyển cả Kinh dịch, Tử Vi, Tứ trụ đã in rồi.
    Học Dịch học để nhớ lâu và tích luỹ được kiến thức dễ nhất chính là HỌC BÓI DỊCH, vì dịch có thể ám chỉ mọi sự kiện, hiện tượng, trạng thái đang diễn biến của sự vật. Qua bói dịch ta mới biết được nhiều hơn về tượng của các quẻ và trạng thái diễn biến của Quẻ. Bác nào không biết thì đừng tranh luận điểm này nhé, đây là kinh nghiệm thực tế của tôi đấy.
    Cùng 1 quẻ dịch được gieo chính xác, đem cho 2 người luận, mỗi người có thể luận 1 kiểu khác nhau nhưng chung qui đều có thể đúng, đó là tính tiệm tiến đến chân lý của dự đoán.
    Có thể kể 1 câu chuyện: một lần tôi đến hỏi ông bạn là tôi mất đồ, cần tìm nó ở đâu, không cần hỏi tôi bị mất cái gì, ông bạn gieo quẻ 1 hồi nói: mày bị mất Chứng Minh Thư phải không--> đúng, CMT của mày hiện đang nằm ở ngăn kéo thứ 3, gần ổ cắm điện tại chỗ mà mày cho là bị mất. Về tìm đúng như vậy. Như vậy tượng 1 quẻ+thời gian+biến dịch của quẻ+ số quẻ ---> rất nhiều thông tin về đối tượng. Vì lâu ngày, vả lại hồi đó tôi không học dịch nên quên quẻ đó là gì, chỉ biết từ đó tôi rất ấn tượng với dịch.
    Tuy nhiên cũng quẻ đó đem người khác giải thì sai toét toé loe. Mới hay Dịch là Thiên Cơ, không phải ai cũng có thể biết được. Âu cũng là duyên của mỗi người.
  2. echnhai

    echnhai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    cha hiểu mod điên nào khoá nick huhuhaha06 ?
    thôi dùng tạm cái này vậy:
    lần này tôi xin chia sẻ cùng các bạn thông tin thêm về bát quái trong kinh dịch:
    Bát quái một cơ chế dự đoán thông tin
    " Chu dịch" là bộ sách bàn về lý, tượng, số, chiêm. Về hình thức và phương pháp giống như một tác phẩm chuyên luận về âm dương bát quái.Bản chất là dùng phương pháp bát quái để dự đoán thông tin dùng vũ trụ quan một phân làm hai và qui luật đối lập thống nhất, là dùng phương pháp duy vật biện chứng ,chỉ rõ qui luật vận động của thế giới tự nhiên trong quá trình phát sinh phát triển, biến hoá của sự vật trong vũ trụ phạm vi đề cập rất rộng trên bàn thiên văn dưới bàn địa lý giữa bàn việc đời và con người, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội từ sản xuất đến cuộc sống từ bậc đế vương trị quốc cho đến việc người dân tất cả đều được luận bàn một cách tỉ mỉ .
    Bát quái với toán học: Bát quái là một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh ra vạn vật tức là bát quái do số học cấu tạo nên nói cách khác bát quái là biểu hiện của số.Quẻ bát quái có số quẻ, hào có số hào các con số xuyên suốt các quẻ trong bát quái :
    - - 2^2 x 0 = 0
    - - 2^1 x 0 = 0 } = 0
    - - 2^0 x 0 = 0
    - - 2^2 x 0 = 0
    - - 2^1 x 1 = 2 } = 2
    - - 2^2 x 0 = 0
    - - 2^2 x 1 = 4
    - - 2^1 x 0 = 0 } = 4
    - - 2^0 x 0 = 0
    - - 2^2 x 1 = 4
    - - 2^1 x 1 = 2 } = 6
    - - 2^0 x 0 = 0
    - - 2^2 x 0 = 0
    - - 2^1 x 0 = 0 } = 1
    - - 2^0 x 1 = 0
    - - 2^2 x 0 = 0
    - - 2^1 x 1 = 2 } = 3
    - - 2^0 x 1 = 1
    - - 2^2 x 1= 4
    - - 2^1 x 0 = 0 } = 5
    - - 2^0 x 1 = 1
    - - 2^2 x 1 = 4
    - - 2^1 x 1 = 2 } = 7
    - - 2^0 x 1 = 1

    Ví dụ: Càn 1, đoài 2, ly 3, chấn 4, tốn 5, khảm 6, cấn 7, khôn 8. Hai quẻ chồng lên nhau lại được một số mới, số ấy gọi là số quẻ . Bảng bên ta tính số hào của mỗi quẻ theo hệ nhị phận
    Tức là tính theo chế độ nhị phân ta có
    : 000 100 ; 020 ; 120 ; 004 ; 104 ; 024 ; 124 ;
    Nhà số học Đức (Lepnix)(ai học toán có nhwó công thức của NEWTON-BEBNIX ?) đã căn cứ vào bát quái mà phát minh ra máy tính làm chấn động giới khoa học cả thế giới nên được gọi là "mẹ" đẻ của máy tính.
    Bát quái với sinh vật 64 quẻ trong bát quái thống nhất với cấu tạo gen di truyền đã được phát hiện trong nghiên cứu mật mã di truyền của sinh vật quyết định phân tử của cơ chế di truyền có hai loại gọi tắt là : DNA và RNA . Hai loại này có kết cấu giống nhau đều có gốc axit photphoric và gốc kiềm cấu thành gốc axit photphoric của DNA và RNA giống nhau, đều cùng một loại nhưng gốc kiềm có hai loại, mỗi loại lại nối với 4 gốc kiềm khác, nên 2 loại nối với 8 gốc kiềm. Như vậy cứ mỗi nhóm ba DNA và RNA làm thành một mật mã di truyền, tám loại gốc kiềm mỗi lần lấy ba, trùng hợp lại sẽ thành 64 loại. Nó so sánh với kết cấu của bát quái để hình thành với 64 quẻ rất giống nhau ...
    Bát quái với triết học : Những người nghiên cứu triết học, không ai không cho rằng triết học bắt nguồn từ bát quái. Lý luận uyên thâm sâu xa của bát quái chính là bộ giáo khoa triết học sinh động, thực tế và là sách triết học kinh điển.
    Các danh từ triết học "âm dương", "mưu thuẩn" chính là những tên hào cơ bản của bát quái ." Một chia thành hai" là "thái cực sinh lưỡng nghi" của bát quái. Cho đến qui luật phát triển biến hoá của sự vật, qui tắc đối lập thống nhất của mâu thuẫn, duy vật biện chứng pháp, tư duy lôgic, phương thức tư duy siêu tầng, siêu hình và thuyết tương đối của Anh-Stanh đều xuất phát từ bát quái. Do đó bát quái đối với triết học cổ điển hay triết học hiện đại đều có những đóng góp vĩ đại
    Bát quái với luật pháp: Qui phạm pháp luật: Có cấu trúc như một tượng quẻ đặc trưng nhất là tính chủ thể và khách thể, có phòng ngừa, răn đe và hình phạt.Cụ thể hoá là: Ai (người nào)là chủ thể, trong điều kiện hoàn cảnh nào, phải làm gì ?làm như thế nào là định lượng thời gian thực hiện hành vi. Nếu hành vi xâm hại đến khách thể sẽ bị những biện pháp chế tài.Trong bát quái hào thế là chủ thể việc cần đoán là dụng thần nếu xét về ngoại diên thì dụng thần của bát quái rộng hơn bao trùm hơn khách thể nếu xử sự trái với qui luật tự nhiên sẽ gặp những điều bất lợi .Nhưng cái sâu sắc hơn của bát quái lại chính là khả năng phán đoán... Xã hội Trung quốc từ rất sớm đã có hình pháp mặt khác bọn chủ nô, những người thống trị đã nắm quyền sinh quyền sát thiết lập những trại giam tàn khốc thí dụ như các quẻ: " khốn", "cách", "thiên lôi vô vọng", " thiên thuỷ tụng" đều bàn về pháp luật, giam cầm . Hình pháp ngày xưa có đánh đập, đấu tố trước quần chúng , cắt mũi thích dấu lên đầu trán, nhốt ngục, chặt đầu v.v...
    Trong quá trình bọn thống trị xây dựng luật pháp cũng chú ý giáo dục mọi người tôn trọng pháp luật, chỉ rõ phạm pháp là do manh động; dạy mọi người làm việc tốt, lánh xa việc xấu. Như trong tượng quẻ tượng từ có nói: " tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương" ( làm điều thiện sẽ có điều vui, làm điều ác sẽ gặp tai ương), " thiện bất tích, bất túc dị thành danh, ác bất tích bất túc dị diệt thân" (không làm điều thiện thì không đủ để thành danh, không làm điều ác thì không đến nỗi bị tiêu diệt), "tội đại nhi bất khả giải " (tội lớn khó mà thoát). Những điều trên là những lời dạy hay về pháp luật.
    Trong thẩm vấn, để khỏi oan người tốt, bỏ qua kẻ xấu " hệ từ " có câu : kẻ có tội lời nói tỏ ra lo lắng. kẻ vong ơn bội nghiã, lời nói hành động sẽ trái với thực tế, kẻ nói sai sự thật thường sợ người khác vạch trần. Ngược lại người thật thì lương thiện " người lành lời ít" . Cách xem đoán người qua bề ngoài , qua ngôn ngữ này vẫn rất có giá trị.
    Bát quái không chỉ có tượng quẻ về hình pháp mà trong nghiên cứu hiện đại về kinh dịch , còn có thể dùng bát quái để dự đoán thông tin về tội phạm và quan toà .Phát hiện này dùng để dự đoán về bị giam cầm , dự đoán về tội phạm có ý nghĩa hết sức to lớn bát quái còn quan hệ với nhiều môn khoa học khác như khí tượng, giáo dục tư tưởng , khoa học quân sự, hôn nhân gia đình, với phật giáo, đạo giáo."Chu dịch" là đạo trị quốc...
    điều đó không có nghĩa là quá trình tư duy lôgic của bát quái để hình thành chân lý hay chỉ là lối tư duy suy diễn nguỵ biện. Nhưng có điều không thể bàn cãi về mặt lịch sử nó là cái có trước của nhiều ngành khoa học nó vẫn tồn tại và được áp dụng từ cổ đại cho đến ngày nay như là một minh chứng cho sự kiểm nghiệm mà người Trung quốc cho rằng : "Chu dịch" là sách trời ngay cả Tần Thuỷ Hoàng cũng không dám đốt.
    :))
    Được echnhai sửa chữa / chuyển vào 01:46 ngày 27/08/2005
  3. RomanticStory

    RomanticStory Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây trích một phần bài đăng trên Tập san của Viettel
    Các bác tham khảo
    Chọn số điện thoại theo Kinh Dịch
    "Trước nay, việc chọn một số Sim điện thoại mang màu sắc ?otriết lý?, dựa theo Kinh Dịch thì vẫn chưa thật phổ biến.
    Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, nhưng nguồn gốc của nó - bát quái - đã có từ rất lâu rồi. Kinh Dịch được xem là tác phẩm chung của một phái - phái Dịch học. Dịch học được ví như một khu rừng mênh mông, gây nhiều suy luận cho đời sau. Chỉ với hai vạch âm dương mà dùng để giảng vũ trụ và xã hội, đúng sai thế nào chúng ta không bàn đến, bài phiếm đàm này chỉ là một sự vận dụng nho nhỏ, giản đơn, như một thú chơi vui nhằm giới thiệu cách chọn số Sim điện thoại, xem như là một phương thức ?otiếp thị? mà thôi.
    Trước hết, về vũ trụ luận nhất nguyên trong Dịch: Khởi thủy là Vô Cực (0) rồi mới có Thái Cực (xin biểu diễn bởi số 1 để thể hiện triết lý nhất nguyên). Dịch có Thái Cực (1), sinh ra Lưỡng Nghi (2), Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng (4), Tứ Tượng sinh Bát Quái (8). Bát Quái là tám quẻ đơn: Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Khảm, Li, Đoái, Tốn. Đem chồng lần lượt các quẻ đơn này lên nhau sẽ tạo thành sáu mươi bốn (64) quẻ mới gọi là Trùng quái. Như vậy, từ Vô Cực thành Thái Cực là nguồn gốc của vạn vật, tới 64 quẻ đã được dùng để diễn giải ?ohình ảnh thu nhỏ của toàn thể vũ trụ?. Quá trình này, tạm biểu diễn bởi các con số là: 0 1 2 4 8 64.
    Theo trên, ta có thể chọn số Sim được coi là đẹp, như: 098x124864 ; 098xy01248 ; 098x248.248 ; 098x22.44.88 ;? vì đó là những số điện thoại xem như thể hiện được vũ trụ quan, nhân sinh quan của Kinh Dịch.
    Tiếp theo là cách chơi theo Tượng số: phái Dịch học này quan niệm ?ohết thảy sự vật trong vũ trụ đều cấu thành và biến hóa mỗi loại theo qui luật của một số mục?. Dịch có năm số về trời, là những số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9. Có năm số về đất, những số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10. Tổng cộng là 55. Các số: 1, 3, 5, 2, 4 là số sinh; 7, 9, 6, 8, 10 là số thành. Nếu căn cứ vào đó, thì xin nêu ra một vài dãy số được coi là rất đẹp, như 098x555555 ; 098xyz5555 ;? 098xy13579 ; hay 098x135799 là những số thuộc về trời; 098xy02468 ; 098x024688 ;? vừa sinh (phát triển) vừa thành (thành danh, thành đạt) - sinh sôi nảy nở; các số tứ qúy, nhất là đuôi (5555, 6666, 7777, 8888, 9999); các số đuôi đẹp như: 6879 ; 6789 ; 6688, 7799 ;? Cách chơi này, chẳng cần biết Kinh Dịch thì người chơi vẫn muốn chọn vì dễ nhớ, nay nói thêm để càng thấy thuyết phục hơn.
    Một cách khác (có nhiều dãy số để lựa chọn hơn), đó là chơi theo các quẻ trong sáu mươi tư (64) quẻ Dịch, theo luật trong âm dương: Một quẻ Dịch có sáu hào. Mỗi hào trong một quẻ chỉ có thể là nét liền (dương), hoặc nét đứt (âm). Sáu hào đó ứng với sáu số cuối của Sim (số lẻ là dương, số chẵn là âm). Như vậy, việc chọn một số điện thoại cũng ví như người chơi Sim đã rút một quẻ cho mình. Quẻ trong Kinh Dịch mang màu sắc triết lý, chứ không thể hiểu đơn thuần là bói toán. Nó được xem như đạo của người quân tử, gói gọn lại trong hai chữ: Trung và Chính. Hợp thành: Thời - mỗi quẻ là một thời. Và điều cần nhận thấy là mỗi quẻ dù đẹp hay xấu (tương đối) vẫn toát lên sự lạc quan.
    Cách chọn: Trong dãy số 098xyabcdef với abcdef là sáu số cuối. Chỉ xin đưa ra một vài quẻ làm ví dụ như: quẻ Càn (abcdef đều lẻ): quẻ này rất tốt, công việc thuận lợi, vững vàng; quẻ Cấu (a chẵn, bcdef lẻ); quẻ Độn (ab chẵn, cdef lẻ); quẻ Bĩ (abc chẵn, def lẻ): quẻ này nói chung ban đầu không tốt, nhưng về sau sẽ gặp thời, cần tu thân tích đức; quẻ Quán (abcd chẵn, ef lẻ); quẻ Bác (abcde chẵn, f lẻ); quẻ Khôn (abcdef đều chẵn): Thuận lợi, nên giữ đức bền, hòa khí, không nóng nảy vội vàng hoặc bảo thủ; quẻ Phục (a lẻ, bcdef chẵn); quẻ Lâm: (ab lẻ, cdef chẵn); quẻ Quải (abcde lẻ, f chẵn). Hoặc những quẻ nói lên cảnh vui, thịnh, nhưng cũng khuyên người ta phải cẩn thận đề phòng bất trắc, như: quẻ Thái (abc lẻ, def chẵn): quẻ này âm dương giao hòa, phân minh, thuận lợi, yên ổn; quẻ Đại Tráng (abcd lẻ, ef chẵn): quẻ này khuyên phải theo điều chính, thiện thì lợi; phải cần thận trong công việc - thời cường thịnh; quẻ Đại hữu (abcd lẻ, e chẵn, f lẻ): thời giàu có; quẻ Thăng (a chẵn, bc lẻ, def chẵn): thời thăng tiến, rất thuận lợi về công danh;?"
  4. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Phái Dịch học Tượng số Kinh phòng đến nay vẫn có ảnh hưởng, nhưng hình như phải đến đời Tống, nó mới được phát triển cho có màu sắc triết học, chứ không phải là kỳ bí như trước.
    Bác nào nói về bói dịch. Tôi thấy nhiều cái cũng có lý, nhưng nếu chỉ là bói thôi, thì dịch không thể hấp dẫn đến ngày nay được.
    Thế có bác nào biết về khả năng dự đoán vị trí các hành tinh trong vũ trụ không?
  5. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    TIN MỚI NHẤT!
    Bạn có biết ở Việt Nam vừa mới thành lập một cơ quan chuyên về "bói toán" chưa? Đó là
    TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN KINH DỊCH -
    Center for Research and Development of I Ching (CICHING)

    trực thuộc Hiệp hội Khoa học Đông Nam Á - Viện KHXH Việt Nam (do GSTS Phạm Đức Dương làm Chủ tịch).
    Trung tâm ra đời cách đây vài tháng, đã được hàng chuc báo đài TW đưa tin. Hiện TT tổ chức đào tạo 14 môn học và tổ chức Tư vấn Dự trắc học. Nếu cần liên lạc xin hãy e-mail tới ciching@fpt.vn
    Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Kinh Dịch đầu tiên ở ĐNA11:30'' 18/06/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Kinh Dịch đầu tiên ở Đông Nam Á (thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á- Việt Nam) đã làm lễ ra mắt sáng 17/6.
    Kinh Dịch từ nhiều thế kỷ nay đã góp mặt ở Việt Nam như một bộ phận có phần huyền bí của hệ thống triết học phương Đông. Có thời Kinh Dịch bị "đổ oan" là gắn với thứ bói toán, mê tín dị đoan nên không được chú ý nghiên cứu phát triển. Bởi vậy, sự ra đời của Trung tâm này là niềm vui lớn của những người bấy lâu âm thầm say mê Dịch học.
    Nhiệm vụ của trung tâm là nghiên cứu, phân tích về Kinh Dịch đại cương, Kinh Dịch chuyên ngành và văn hoá cổ phương Đông. Một nhiệm vụ quan trọng khác là ứng dụng Kinh Dịch vào lĩnh vực dự trắc, tư vấn thiết kế xây dựng và quy hoạch các công trình kiến trúc. Ngoài ra, trung tâm cũng làm công việc dự trắc cho cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu trên tất cả các lĩnh vực, từ hoạt động kinh doanh tới các sự việc hằng ngày; bao gồm cả giải toả các vướng mắc về mặt tâm lý, đưa ra lời khuyên về ứng xử trong quan hệ đời thường...
    Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, Kinh Dịch là một tác phẩm dân gian có từ rất lâu đời, đã có những khái niệm cơ bản trong thời đại nhà Trụ. Văn Vương là người có công đầu trong việc hoàn cỉnh và đưa ra hệ thống 64 quẻ, thuộc tiên thiên bát quái và viết hào từ cho các quẻ này. Chu Công Đán, em trai Văn Vương, là người chỉnh lý và đưa ra hệ thống Hậu thiên bát quái. Khổng Tử là người có công lớn nhất trong việc tập hợp chỉnh lý Kinh Dịch. Ở nước ta, các tác giả như Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê đã từng chuyển ngữ Kinh Dịch.
    Trao đổi với chúng tôi, Ths. Trần Mạnh Linh, GĐ Trung tâm, cho biết: "Tiếng là bây giờ mới chính thức thành lập trung tâm, nhưng thực tế hoạt động nghiên cứu của chúng tôi đã bắt đầu từ lâu và ngày càng mạnh từ sau khi CLB Kinh Dịch Hà Nội ra đời vào năm 2002".
    Bước đầu Trung tâm mới có khoảng 20 thành viên, chọn từ hơn 200 hội viên CLB Kinh Dịch HN, đều là những người từng nghiên cứu Kinh Dịch khá sâu sắc. Năm 1999 ông Trần Mạnh Linh mở những lớp đào tạo Kinh Dịch đầu tiên ở HN. Tuy nhiên, sự đào tạo này cũng mới chỉ có sự công nhận trong nội bộ CLB. "Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng để có được chứng chỉ có tầm rộng lớn hơn"- ông Linh nói.
    Hiện nay ở nước ta có hai luồng quan điểm khác nhau về nguồn gốc của Kinh Dịch. Trái với suy nghĩ lâu nay rằng Kinh Dịch là do người Trung Hoa sáng tạo nên, một số học giả cho rằng học thuyết này phải là di sản của dân tộc Lạc Việt. Khi được hỏi quan điểm của Trung tâm về vấn đề này, ông Trần Mạnh Linh nói: "Cá nhân tôi thì cho rằng đến thời điểm này chưa có cơ sở nghiên cứu nào để khẳng định Kinh Dịch là của người Việt. Tuy nhiên, trong chính trung tâm cũng có hai luồng ý kiến trái ngược. Tuy nhiên khi giảng dạy, giáo trình của chúng tôi sẽ vẫn thống nhất theo quan điểm cũ".
    ? D.Huyền
    http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2005/06/455873/
  6. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Mình có đọc một cuốn sách của một giáo sư Việt Nam nói rằng Lạc Thư là của người Việt (Lạc Thư=sách của dân Lạc). Mình trước nay thật sự không hiểu biết gì về Kinh Dịch. Nhưng ý tưởng về một "Kinh Dịch của Việt Nam" làm mình rất ấn tượng. Mình có xem sơ đồ Lạc Thư, và cũng có xem cuốn Kinh Dịch. Mình không hiểu tại sao, theo mình hiểu, thì toàn bộ cuốn Kinh Dịch hình như đều chỉ dựa vào Hà Đồ thì phải.Theo mình thấy thì từ Thái Cực sinh ra Âm-Dương, v.v rồi sinh ra Bát Quái và 64 quẻ. Mà Bát Quái là Hà Đồ. Nó dường như chẳng dính gì đến Lạc Thư. Các bạn có thể giải thích cho mình hiểu được không? Lạc Thư đóng vai trò gì trong Kinh Dịch? Tại sao Lạc Thư lại có 9 số-Cửu Trù, chứ không phải là 8 như Hà Đồ? Ở Hà Đồ, từ 1 sinh 2, rồi đến 4,8,16,64...Nhưng ở Lạc Thư từ 1 làm sao sinh ra 9? Tại sao Lạc Thư lại bố trí các phương Đông Tây Nam Bắc khác với Hà Đồ?(ví dụ số 1 ở hướng chính Nam, số 2 lại ở hướng Đông Bắc)
  7. datlanh

    datlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Bạn phải nhớ là 2 hệ thống số của Hà đồ và Lạc Thư khác nhau thì mới hiểu tại sao Lạc Thư chỉ có từ số 1 đến 9, trong khi Hà Đồ là có thêm số 10.
    [​IMG]
    Vì Hà Đồ được biểu diễn có 2 vòng tròn có từng cặp số chẵn-lẻ gọi là số dương và số âm chỉ 4 phương hướng Đông Tây Nam Bắc.
    Số dương (thiên) gồm các con số lẻ có chấm tròn trắng như số: 1, 3, 5, 7, 9, cộng lại được 25 gọi là số trời.
    Số âm (địa) là các con số chẵn có chấm tròn đen: 2, 4, 6, 8, 10, cộng lại thành 30 gọi là số đất.
    Các con số chỉ bốn phương: Đông = 3; Tây = 4; Nam = 2, Bắc = 1 và Trung cung = 5.
    Thí dụ như phương Đông là 3 + số trung cung 5 = 8 nên người ta gọi số 3 là số sinh và số 8 là số thành. Các phương hướng cứ thế mà cộng với 5 thì tổng cộng là 55.
    Do đó ta có các cặp số 1-6 là biểu thị số sinh và số thành của Thủy; cặp 2-7: Hỏa; cặp 3-8: Mộc và cặp 5-10: Thổ. Nhìn vào các con số trên người ta thấy nó hình thành trục tung Nam-Bắc, trục hoành Đông-Tây.
    Còn Lạc Thư gồm những chấm trắng đen cộng lại thành 45 như sau:
    [​IMG]
    Số dương gồm những chấm trắng: 1, 3, 5, 7, 9 cộng thành 25 (giống Hà Đồ).
    Số âm gồm chấm đen: 2, 4, 6, 8 cộng thành 20 (kém hơn Hà Đồ 10).
    Biểu tượng cho số dương hay âm của Lạc Thư đều như Hà Đồ, nhưng số có phần khác biệt: Số 5 ở giữa gọi Ngũ trung thuộc hành Thổ; số 3 ở phương Đông (Mộc); số 7 ở phương Tây (Kim); số 9 ở phương Nam (Hỏa); số 1 ở phương Bắc (Thủy). Số 2 ở Tây Nam (Thổ); số 4 ở Đông Nam (Mộc); số 6 ở Tây Bắc (Kim); số 8 ở Đông Bắc (Thổ). Nếu để Lạc Thư chồng lên Hậu thiên Bát quái chúng ta sẽ thấy có sự tương quan chặt chẽ ở các hướng.
    Trên hình của Lạc Thư nhìn từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, rồi cộng hàng ngang hay hàng dọc hoặc đường chéo đều bằng 15. Hình vuông này được gọi là ma phương. Nó cũng đã được người Tây phương tìm thấy vào thời Trung cổ và sau này được nhà triết và toán học Pythagore công nhận là bản thể của vạn vật trong vũ trụ (vũ trụ luận).
    4 - 9 - 2
    3 - 5 - 7
    8 - 1 - 6
    (4+9+2=15; 3+5+7=15; 4+5+6=15.....)
  8. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tui cũng đã đọc nhiều bài viết về Kinh Dịch trên báo chí ...; đặc biệt thấy mấy năm gần đây thấy loạn sách về Dịch học. Tui cũng chả hiểu tại sao lại có thể gắn Kinh dịch với tên gọi Cà phê TRung Nguyên, bia Sài Gòn...???? toàn những thứ vớ vẩn, làm vẩn đục cả công trình học thuật của người xưa. Điều này khiến cho những ai mới nghe về Kinh Dịch hoặc chuẩn bị đọc liên tưởng đến những thứ tầm thường hoặc nghĩ cả một tác phẩm uyên thâm như vậy cũng chỉ có tác dụng tầm thường đến như vậy.
    Đâu rồi những bài viết thực sự cho thấy cái hay cái đẹp... của Kinh Dịch?
  9. aloloa123

    aloloa123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    bác nào mà muốn tìm hiểu khả năng của kinh dịch đến đâu thì qua em nhé
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46

Chia sẻ trang này