1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sài Gòn vang bóng

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 06/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Sài Gòn vang bóng

    Có khi nào bạn dạo Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, có biết không nơi ấy trước kia là dinh thự của Hui Bon Hoa, nơi từng xuất hiện con ma nhà họ Hứa?

    Có khi nào chạy xe ngang Nhà khách Quốc tế (Ngã bảy Hùng Vương- Lý Thái Tổ), bạn có ngắm qua khu biệt thự của Hui Bon Hoa xây dựng cho con cháu, xây dựng nhà phố cho thuê giá rẻ để trong dân gian có câu: ?oĐi tàu chú Hỷ, ở phố chú Hỏa??

    Có khi nào bạn đến chùa Giác Lâm, có thấy chăng một ngôi mộ cỏ mọc xanh rì không người coi sóc, nơi an nghỉ của Quách Đàm - một thương gia đã bỏ tiền ra xây ngôi chợ Bình Tây cách đây gần một thế kỷ?

    Có khi nào bạn nghe đến địa danh Ngã ba Chú Ía? Bạn có thắc mắc như tôi không:Chú Ía là ai?

    Bạn hãy cùng tôi đến với tác phẩm "Sài Gòn vang bóng" của Lý Nhân Phan Thứ Lang để xem những thước phim quay lại dĩ vãng Sài Gòn ?" Gia Định một thời đã qua.


    + Đôi nét về tác giả và tác phẩm:

    *Tác giả:
    Tên thật: Phan Kim Thịnh
    Sinh năm: 1938 tại Lý Nhân, Nam Hà
    Viết báo tại Sài Gòn từ 1959

    *Tác phẩm:
    Sài Gòn vang bóng được in tại nhà xuất bản TP HCM năm 2001.
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Huyền thoại ?ocon ma nhà chú Hỏa?
    Những người sống ở Sài Gòn - Chợ Lớn lâu năm đều ít nhiều có nghe đến chuyện ?oCon ma nhà chú Hỏa?. Câu chuyện qua lời đồn đại truyền miệng, được tô vẽ ngày càng thêm đậm đà, trở nên hư hư, thực thực. Hơn nữa, với căn nhà đồ sộ ở đường Phó Đức Chính, trước năm 1975 lúc nào cũng cửa đóng then gài, tường cao vây bọc, cây cối um tùm, ít người lui tới, càng trở thành một đề tài cho các tay ?odóc tổ? vận dụng trí tưởng tượng để thêu dệt đặc sệt mùi liêu trai mà trong lúc trà dư tửu hậu đem ra hù dọa những ai yếu bóng vía để cười cợt chơi.
    Việc đời cũng lạ, chuyện thật sờ sờ trước mắt lắm khi ít người chịu tìm hiểu, trái lại chuyện quàng xiên, hoang đường thì ai cũng tò mò, tọc mạch để làm quà trong lúc giao thiệp, tỏ ra mình nghe nhiều, biết rộng.
    Lợi dụng tâm lý ấy, một hãng phim đã dàn dựng một câu chuyện ?oCon ma nhà họ Hứa? thêu dệt cho câu chuyện thêm phần ly kỳ, huyền bí để hốt bạc.
    Chuyện phim dựa theo lời đồn đại trong dân gian với tài thêm đường thêm muối của người dựng kịch bản và đạo diễn mô tả người con gái cưng của một tỉ phú người Hoa. Cô gái rất đẹp nhưng lại mắc bệnh nan y (bệnh phong hủi). Thời Pháp thuộc những người nào mắc bệnh phong hủi đều phải tập trung vào một trại cách ly với mọi người. Gia đình họ Hứa rất yêu thương đứa con gái chẳng may xấu số; nên để cô bé sống trong một căn buồng riêng, lúc nào cũng cửa đóng then gài, không bao giờ cô gái bước chân ra khỏi cửa, đến bữa ăn, có người hầu già bưng cơm vào hầu hạ tận buồng riêng. Việc thay đồ quét dọn cũng chỉ một người hầu già gốc Hoa trông nom, giữ bí mật, người ngoài không ai được bước chân vào căn phòng bí mật này, dù là anh chị em, duy chỉ có bố mẹ cô gái là được vào thăm nom mỗi ngày.
    Ít năm sau cô gái chết, gia đình tẩm liệm trong một hòm kính và cho quàn trong căn phòng rộng lớn lúc nào cũng thắp nhang đèn và rước thầy tới tụng kinh. Nhưng bỗng một hôm cái xác của cô gái trinh bạch này đã biến mất và người nhà đổ xô đi tìm trong khắp khu nhà rộng thênh thang nhưng không thấy, tìm ở khu vườn cây cối um tùm cũng chẳng ra. Gia đình vẫn còn hy vọng hồn và xác cô gái còn lẩn quất trong khu lâu đài này, nên trong phòng vẫn để nguyên hòm kính và thỉnh thoảng có tiếng chuông gọi hồn của người hầu già vẫn thong thả gọi vào ban đêm nghe từng tiếng buồn và ghê rợn... Rồi người ở chung quanh tung ra cái tin cứ đêm đêm họ trông thấy một người con gái mặc đồ trắng phủ dài phết chân, tóc xõa đi thướt tha từ ngoài vườn vào lâu đài, khi cô bước lên cầu thang, tiếng guốc khua trên sàn gỗ vang dội cả khu phố khuya.
    Thật ra, nhưng lời thêu dệt, bịa đặt và dựng thành phim thương mại trên đây bắt nguồn từ một câu chuyện có thật, giống hệt như vậy, đã xảy ra tận bên trời Tây cách đây gần cả trăm năm mà báo chí Âu châu đã từng đăng tải hồi đầu thế kỷ. Có lẽ ai đó đã đọc được và dựa vào địa thế ngôi nhà đồ sộ, âm u của gia đình Hui Bon Hoa mà... phóng tác ra chăng?
    Trước khi chứng minh chuyện ?ocon ma nhà chú Hỏa? đã ?ocóp pi? nguyên xi câu chuyện ở Âu châu, chúng tôi xin tóm lược về những điều đã nghe thấy về căn nhà có nhiều huyền thoại cũng như gia thế của chủ nhân nó: dòng họ Hui Bon Hoa.
    (còn tiếp)
  3. Goodbye2romance

    Goodbye2romance Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Post tiếp đi bác, lúc đầu mới vào đây nghe câu " con ma nhà họ Hứa" tưởng là câu thành ngữ mới chết chứ ám chỉ những người hay Hứa mà không chịu làm ke ke
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Chú Hỏa là ai?
    Cuối thế kỉ thứ 19, khi người Pháp đặt chân tới đất Nam Kỳ mở mang buôn bán và dịp này nhiều người Hoa từ nhiều nơi đã tới đây làm ăn, khoảng năm 1917, đã nghe thấy hai chữ chú Hỏa - tỷ phú Đông Dương ?" và danh tiếng Chú Hỏa được nhiều người nhắc nhở cho đến ngày nay, nhưng gốc tích chú Hỏa thì ít ai biết rõ.
    Năm 1968, nhân dịp lên Đà Lạt nghỉ mát, chúng tôi có gặp gia đình Dominique Hui Bon Hoa là cháu ruột đời thứ ba của chú Hỏa và dịp mới đây, tháng 6 năm 1991, bác sĩ Guy Hui Bon Hoa, một người cháu khác của Chú Hỏa từ Bordeaux bên Pháp trở về Việt nam thăm lại nguyên quán cha ông đã lập nghiệp ngày xưa.
    Theo hai vị trên cho biết, ông của họ là người gốc Phúc Kiến bên Trung Quốc, ông tổ nguyên tên là Hoàng Trọng Toản, còn người con trai là Hoàng Trọng Huấn, sau đổi là Hoàng Tắc Sinh, còn tên Tây là Jean Baptiste Hui Bon Hoa và những người con hay cháu sau này đều mang cái tên họ Hui Bon Hoa chỉ khác tên Pháp đứng trước mà thôi. Hiện dòng họ Hui Bon Hoa đã sang Pháp, Đài Loan, Hồng Kông, Anh và Mỹ lập nghiệp, nhưng đa số ở Pháp vì trụ sở chính nằm ở nước này.
    Một số sách báo cách đây ba chục năm đã viết về lai lịch Hui Bon Hoa, tức ?ochú Hỏa?. Nguyên chú Hỏa xuất thân là người Phúc Kiến, hai cha con chỉ có đôi quang gánh và đồng bạc dắt lưng sang đất Nam Kỳ làm nghề mua bán ve chai khắp hang cùng ngõ hẻm, từ Sai Gòn ?" Gia Định đến cả các vùng ngoại thành, gặp thứ gì cũng mua, như ve chai lành vỡ, đồng vụn, soong ấm bể, quần áo mùng mền cũ... mua gom về đem bán lại cho một vựa ve chai ở Chợ Lớn. Nhưng chỉ ít năm sau, chú Hỏa đã mua được một căn phố ở gần Cầu Ông Lãnh làm vựa thu mua ve chai của các người đồng hương. Vài năm sau đó người ta lại thấy chú Hỏa mua thêm mấy căn phố bên cạnh để mở cửa hàng rộng lớn hơn. Lúc đó, có người đồn chú Hỏa khi đi mua ve chai đã mua được cái mền cũ trong đó có cất giấu mấy chục nén vàng, nên có số vốn lận lưng, không đi rong nữa mà tìm một chỗ để buôn bán lớn. Rồi bạc đẻ ra tiền. Chú Hoả làm thêm nghề cho vay lãi, số vốn cứ thế thêm lời. Chú Hỏa mua đất, mua nhà cho thuê, dãy dọc, dãy ngang ở khu cầu Ông Lãnh, khu Chợ Lớn, lại mở thêm nhà cầm đồ lấy lời nhẹ nên đã được nhiều người Hoa lẫn Việt lui tới giao dịch cầm thế.
    Ngoài ra, chú Hỏa còn góp cổ phần mở công ty Địa ốc với một người Pháp nên phải gia nhập quốc tịch Pháp lấy tên Pháp là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Ít lâu sau, người chung vốn về Pháp, nhường lại công ty địa ốc cho chú Hỏa làm chủ hoàn toàn. Tậu đất mua nhà ở Sài Gòn chưa đủ, chú Hỏa muốn phát triển nghề buôn nên đã bỏ tiền làm chủ ngân hàng và mua những căn phố lớn ở ngay các chợ tỉnh Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên... để thu mua thóc gạo, và mở tiệm cầm đồ.
    Khi gia sản đã giàu tột đỉnh, chú Hỏa mua biệt thự ở Vũng Tàu, ở Đà Lạt để cho gia đình nghỉ mát, nhưng vẫn nghĩ lại thời chân ướt chân ráo tới đất Sài Gòn còn nghèo khổ nên Jean Baptiste Hui Bon Hoa đã bỏ tiền ra xây cất một bệnh viện ngay giữa trung tâm Sài Gòn, tọa lạc trên đường Bornard cũ, nay là đường Lê Lợi, quận 1, gần chợ Bến Thành. Trước năm 1975, người ta còn trông thấy hàng chữ trên tường lầu ba bệnh viện Sài Gòn đề Hopital Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Đấy chính là bệnh viện do chú Hỏa xây cất tặng thành phố Sài Gòn khi xưa, để tỏ lòng nhớ ơn nơi đã giúp mình tạo dựng nên sự nghiệp, đồng thời cũng để mua danh thơm.
    Vào những năm 60, chúng tôi có dịp tới lâu đài nhà họ Hui và đã thấy rõ bên trong trang hoàng cổ kính và tráng lệ, tổng cộng có khoảng 40 phòng, có phòng trang trí thật cổ như sập gụ, khảm trai, cẩn xà cừ, trtên tường có treo câu đối hoành phi đèn ***g, giữa phòng có bức địch lâu với gươm cung kiếm bằng bạc, vàng. Trên tường có treo những bức tranh thủy mạc có tuổi vài trăm năm, mang từ cố hương sang, do các họa sĩ Trung Quốc tên tuổi vẽ.
    Tôi còn nhớ trong buổi dạ tiệc do công ty Hui Bon Hoa chiêu đãi hàng trăm người tới dự, lợi dụng lúc khách khứa đang khiêu vũ, tôi ra sân đứng hút thuốc và ngắm ngôi lâu đài âm u ban đêm. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng chuông, tiếng mõ từ căn phòng ở bên trên lầu vọng ra, nhưng căn phòng trên lầu chót lại cửa đóng then gài, chỉ loáng thoáng ánh đèn mờ qua khe cửa chớp, nên tôi liên tưởng đến chuyện nhiều người đồn nhà chú Hỏa có ma mà cười thầm, vì người ta nói cô con gái quý của họ Hui Bon Hoa sau khi bị bệnh nan y mấy năm đã chết được gia đình ướp xác để trong phòng. Ít năm sau mới đem an táng tại một nghĩa trang riêng của gia đình họ Hui ở Lái Thiêu. Ngôi mộ của ông Hui Bon Hoa ngày nay hãy còn ở nghĩa trang này.
    Ngày nay chúng ta đi ngang đường Phó Đức Chính thấy một dinh cơ lớn đang làm Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và nếu đi sang quận 10, đường Lý Thái Tổ, ta gặp những ngôi biệt thự từ đầu đường Hùng Vương đến Ngã Bảy đường Lê Hồng Phong là khu đất chú Hỏa đã xây những ngôi biệt thư để cho con cháu và dòng họ ở. Khu biệt thự này trước năm 1975 đã được chính quyền trưng dụng và nay là nhà khách quốc tế.
    Thời kỳ những năm 30 ?" 40, ở Nam Kỳ nền kinh tế rất phồn thịnh, nhưng nền kinh tế này đa số do người Pháp người ngoại quốc khai thác như việc cho vay lãi (séc ty) là do người Chà (Ấn Độ) nắm giữ, cho thuê nhà, xuất nhập cảng, xe đò, tàu thủy... ở các tỉnh đều do người Pháp hay người Hoa làm chủ, người Việt chỉ là số ít. Vì vậy thời đó dân gian Nam Bộ có câu:

    ?oĐi tàu Chú Hỷ, ở phố Chú Hỏa?
    Chú Hỏa thì như trên đã nói, còn chú Hỷ cũng là một người gốc Trung Quốc, sang Nam Bộ với hai bàn tay trắng, chẳng bao lâu trở nên giàu có đến nỗi người Pháp phải kiêng nể. Chú Hỷ có mấy chục chiếc tàu thủy chạy khắp sông rạch lục tỉnh, đặc biệt vé tàu thủy chú Hỷ rẻ hơn vé tàu của Tây. Còn nhà chú Hỏa cho thuê cũng rẻ hơn nhà của chủ Tây, chủ Chà. Vì thế ngày nay người ta thường hay nhắc lại chuyện chú Hỏa, chú Hỷ mà không ai nhắc đến người Chà ?oséc- ty?, hay một ông Tây mũi lõ nào cả.
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Bạch công tử lập gánh hát
    Những vị tuổi trên bát tuần ở Sài Gòn chắc còn nhớ chuyện hai chàng Công tử đất Nam bộ khi xưa là Hắc Công tử và Bạch Công tử. Ở Bạc Liêu có Hắc Công tử nổi tiếng ăn chơi phóng khoáng, thì ở Mỹ Tho cũng có Bạch Công tử hào hoa phong nhã trong giới cải lương.
    Gánh hát Huỳnh Kỳ - Phước Cương
    Người làm nổi danh đất Mỹ Tho cách đây gần 80 năm là cậu Phước Georges (người miền Nam đọc là Gioọc). Cậu Phước là con trai ông Đốc Phủ Sang gốc Mỹ Tho, một trong những nhà triệu phú của đất Nam bộ thời 20 ?" 30, ông có quốc tịch Pháp, nên đặt tên con là Phước Georges. Cậu Phước Gioọc được cha mẹ cho ăn học trường Pháp tại Mỹ Tho tên trường Le Myte de Villers (từ năm 1952 đổi là trường Nguyễn Đình Chiểu), ngoài chuyện ăn học, cậu Phước Gioọc rất say mê kịch nghệ. Học hết trung học ở bên nhà, cậu Phước được gia đình cho sang Pháp du học và trong thời gian này cậu đã nghiên cứu về kịch nghệ của Tây Phương. Đến khi về nước cậu Phước Gioọc đã bỏ tiền ra lập gánh hát lấy tên là Huỳnh Kỳ. Nhưng trước khi lập gánh hát Huỳnh Kỳ, cậu Phước Gioọc đã say mê các đào kép cải lương. Ông bầu Nguyễn Ngọc Cương trước khi lập gánh hát cũng đã được cậu Phước Gioọc ủng hộ tài chánh và đưa ông Cương sang Pháp nghiên cứu kịch tuồng, đến khi về nước năm 1925, ông Cương lập gánh lấy tên là Phước Cương, hai chữ Phước Cương có ý nghĩa: Nguyễn Ngọc Cương và Phước Gioọc ghép lại. Gánh Phước Cương năm 1931 được cậu Phước Gioọc tài trợ sang Pháp trình diễn và được các kiều bào của ta tại Pháp hoan nghênh nhiệt liệt vì tài nghệ của đoàn Phước Cương đã có các đào kép tên tuổi như Tám Danh, Bảy Nhiêu, Sáu Ngọc Sương, Năm Phỉ, Sỹ Tiến, Năm Châu, Phùng Há?góp mặt. Những tài danh trên nay đã từ trần, chỉ còn lại cô Bảy Phùng Há, đệ nhất danh tài của làng cải lương Nam bộ.
    Gánh Phước Cương không phải chỉ diễn ở đất Nam bộ, ở Pháp mà còn ra cả đất Bắc lưu diễn khắp các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng? hàng mấy tháng mà vẫn đông khán giả mua vé đi coi. Đến năm 1945 ông bầu Nguyễn Ngọc Cương tạ thế, đoàn hát cũng rã và đào kép chia ra mỗi ngườI đi đầu quân cho một đoàn khác.

Chia sẻ trang này