1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mình - Topic cung cấp thông tin về hậu quả chất độc

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi traitimvn79, 11/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ong_gia_va_bien_ca

    ong_gia_va_bien_ca Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Lời kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam
    của Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài

    Nạn nhân chất độc màu da cam
    Tại Việt Nam, trong suốt 10 năm từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất độc hóa học, phần lớn là chất da cam, chứa gần 400kg dioxin. Chất độc này đã gây chết người hàng loạt và để lại di chứng nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và người dân Việt Nam, gây đau thương cho biết bao gia đình Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
    Nhà nước Việt Nam đã hết sức nỗ lực giải quyết hậu quả của chiến tranh hóa học. Năm 1998, cùng với sự ra đời của Quỹ Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam thuộc Hội Chữ Thập đỏ, Nhà nước đã có chế độ trợ cấp cho các nạn nhân và con cháu của họ. Gần 300.000 nạn nhân đã được giúp đỡ, khám, chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, cấp phương tiện hành nghề, cải thiện đời sống.
    Những tác hại tức thời cùng những hậu quả hết sức nặng nề và lâu dài của cuộc chiến tranh hóa học đối với các thế hệ người Việt Nam đã và đang được nhiều chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các luật sư của Việt Nam và quốc tế, nhân dân thế giới tiếp tục quan tâm.
    Ngày 10/1/2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi và là đại diện pháp lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ngày 30/1/2004, Hội đã cùng với một số nạn nhân chất độc da cam đứng nguyên đơn khởi kiện 37 công ty Mỹ sản xuất chất độc hóa học, trong đó có dioxin nồng độ cao để cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, đòi các công ty này phải đáp ứng yêu cầu của nạn nhân chất độc da cam, bồi thường thích đáng cho họ.
    Nguyện vọng, đòi hỏi của phía Việt Nam là hết sức chính đáng, phù hợp với đạo lý và cả pháp lý quốc tế, được nhiều tổ chức và cá nhân tích cực ủng hộ.
    Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài kêu gọi kiều bào ta ở các nước quan tâm và có những vận động tích cực ủng hộ Hội Nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin Việt Nam và các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiến hành vụ kiện dân sự tập thể đối với các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất ra loại chất độc hóa học nguy hiểm này, đồng thời, có những hành động thiết thực giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, lên án nghiêm khắc và làm rõ trách nhiệm việc tiến hành chiến tranh hoá học của quân đội Mỹ tại Việt Nam.
  2. ong_gia_va_bien_ca

    ong_gia_va_bien_ca Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Vụ kiện chất độc màu da cam: Con kiến mà kiện củ khoai?
    01-08-2004, 1:58:00 PM


    ?oLần đầu tiên, một hành động pháp lý đã được tiến hành tại Mỹ nhân danh các nạn nhân người Việt của cuộc chiến tranh VN. Hôm 30-1-2004, một hồ sơ kiện đã được Hội Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin nộp tại một tòa án cấp quận của New York.
    Tuy chỉ ba công dân VN đứng nguyên đơn, song phán quyết của vụ kiện sẽ được áp dụng cho mọi công dân VN nào đã từng là nạn nhân của chất độc da cam từng được (Mỹ) phun xịt. Do lẽ Chính phủ Hoa Kỳ không thể bị truy tố, nên vụ kiện nhắm đến mấy chục công ty Mỹ, trong đó có các công ty Dow Chemical và Monsanto, vốn là chủ chốt trong việc sản xuất chất độc gọi là da cam được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh.
    Bất cứ ai đã từng quen thuộc với các tác hại kinh khủng của chất độc da cam này sẽ hài lòng vì bước đầu tiên trong việc tìm kiếm công lý cho hàng triệu nạn nhân người Việt đã được tiến hành? - mãi đến 5-2-2004 Thông tấn xã AP mới loan đi tin này. Mạng Military.com của quân đội Mỹ sau đó đã đăng lại.
    Theo số liệu của Hội Chữ thập đỏ, ở VN có khoảng 150.000 trẻ em bị ảnh hưởng chất da cam, trong thời chiến có khoảng 3 triệu người bị nhiễm độc và ít nhất có 1 triệu người sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. Chất độc này trong thực tế đã không chừa bất cứ ai, quân nhân hay thường dân cả hai miền Nam Bắc, do tiếp xúc trực tiếp với chất độc trong chiến tranh hay do di truyền. Cho nên, có thể nói vụ kiện này là vụ kiện của tất cả nạn nhân của chất độc da cam, ?okhông ranh giới?...
    Theo Thông tấn xã AP, thẩm phán Jack Weinstein, người xét xử vụ kiện này, đã phát biểu rằng vụ kiện có thể còn động chạm đến các vấn đề nhân quyền, tội ác chiến tranh và diệt chủng.
    Không rõ có phải tình cờ mà thẩm phán Jack Weinstein chính là người đã từng thụ lý vụ kiện đầu tiên (thành hình) giữa một nạn nhân của chất độc này, bà Shirley Ivy - vợ góa của một cựu quân nhân, chống lại Công ty Diamond Shmarcok Chemical cùng các công ty khác, tại Tòa án quận Brooklyn năm 1988. Theo các bác sĩ điều trị người chồng quá cố của bà Ivy, cựu đại úy thủy quân lục chiên Mỹ Donald Ivy đã chết vì bị ung thư gan và tụy, có thể do bị nhiễm chất độc da cam khi còn phục vụ tại Nam VN.
    Khi còn sống, Donald Ivy đã kể rằng trong chiến tranh sau mỗi khi phải tiếp xúc với chất độc này, ông và các đồng đội được cho đi tắm biển (ở Đà Nẵng) để ?ocọ rửa? ô nhiễm...! Sở dĩ gọi vụ kiện này là vụ kiện đầu tiên được thành hình do lẽ trước đó bốn năm một cựu quân nhân Mỹ khác cũng đã đâm đơn kiện, song tòa đã bác đơn và các công ty hóa chất thắng kiện từ trong trứng nước (xem Seeking Texas Justice).
    Nhắc lại vụ kiện trên là để thấy rằng đấu lý với các ?ođại gia? của ngành công nghiệp hóa chất Mỹ không phải dễ, nhất là khi họ đã từng có kinh nghiệm ?ochạy làng? ở cả Mỹ lẫn trên thế giới. Thế nhưng cũng có một số cơ may. Đầu tiên là thẩm phán Jack Weinstein từng am hiểu vấn đề như đã nêu trên, song điều đó không có nghĩa là trông mong một ?oân huệ? từ vị thẩm phán được coi là công minh này. Bởi vào đầu năm 2004, ông đã bác đơn của các cựu binh Mỹ đòi tăng tiền bồi thường. Một cơ may khác là đã có những phán quyết tiền lệ mà phần thắng nghiêng về các nạn nhân cựu chiến binh Mỹ. Ngoài ra, còn có một thực tế không thể chối cãi được: chất độc này ?okhông phân biệt màu da?.
    Cái "áo giáp" khoa học
    Thế nhưng, cũng có một số khác biệt cơ bản. Nếu trong trường hợp cố đại úy Donald Ivy, vốn đã uất giận khi biết mình bị ung thư (vì dioxin) quá muộn: năm 1987, tức một năm trước khi ông qua đời, thì các nạn nhân ở VN đã biết rõ về bệnh tình của mình từ lâu, và không một chính phủ Mỹ nào, một công ty Mỹ nào liên quan đến chất độc này cùng việc sử dụng nó tại VN đã từng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ có thể có khi sử dụng nó.
    (Người Mỹ) có biết (người Việt cũng bị nhiễm chất độc da cam) hay không biết? Câu trảlời cho câu hỏi này lại thuộc phạm trù đạo đức. Tiếc thay, đạo đức, trong không ít trường hợp, lại ?oco dãn?, nhất là khi khoa học được huy động để phủ định, bao che, bào chữa cho tội ác.
    Cũng đã có những hợp tác Việt - Mỹ về vấn đề này, bằng cớ các hội nghị khoa học trong hai năm qua, song những bước tiến thì còn chậm rãi. Trần Đình Thanh Lâm của Asia Times (19-3-2002) đã tỏ thái độ qua bài US in no hurry to resolve Agent Orange legacy (Hoa Kỳ không vội vã giải quyết di sản của chất độc da cam). Tác giả viết: ?oCác nhà khoa học của Washington nói rằng (để) đổ lỗi cho chất da cam và dioxin về các dị tật bẩm sinh nơi các thế hệ sau này cùng các bệnh tật khác tại VN cần phải nghiên cứu thêm nhiều năm nữa.
    Còn các nhà khoa học của EPA (Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và NIEHS (Viện Khoa học y tế môi trường Hoa Kỳ) cho rằng phải xem xét lại và lặp đi lặp lại các nghiên cứu từ phía VN. Thế nhưng VN lại thiếu phương tiện để cung cấp những bằng cớ tuyệt đối xác định mỗi vụ là hậu quả của chất độc này. Các xét nghiệm tốn khoảng 10.000 USD/vụ, quá nhiều đối với ngân sách eo hẹp của Chính phủ VN.
    William Farland của EPA bảo rằng Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm giảm nhẹ chi phí xét nghiệm. Song dự án thí điểm, trị giá 400.000 USD, lại chỉ tập trung cho việc xét nghiệm thổ nhưỡng... Chưa nghe nói gì về việc Mỹ tham gia vào những chương trình như thế?. Cái ?oáo giáp? chứng liệu khoa học này quả là ?oche chắn? !
    Những người tổ chức và tham dự Hội nghị môi trường Campuchia, Lào và VN tại Stockholm ngày 26 và 28-7-2002 đã giải thích về chuyện ?ochậm rãi? này trong báo cáo mang tên ?oHậu quả lâu dài của chiến tranh VN? (tr.55-56): ?Cánh cửa sổ khoa học của cơ hội cứ hẹp dần trong khi chất dioxin còn đọng lại trong môi trường cứ trôi ra biển... Cơ hội tiến hành các nghiên cứu cơ bản đã mất đi, và tất nhiên các điều kiện cần thiết cho các nghiên cứu dịch tễ học cũng tan biến theo.
    William Farland của EPA nhấn mạnh: ?oNgày càng giảm độ (nhiễm) và khả năng xác định ai bị nhiễm, ai không bị nhiễm càng khó khăn hơn?. Chính trong bối cảnh đó, thiếu các chứng cứ khoa học, các quan chức VN lại bị tố cáo là ?ocó ít xít ra nhiều? và ?othủ đoạn chính trị? trong vấn đề chất độc dioxin khi khẳng định các liên quan trực tiếp giữa chất da cam với các vấn đề về sức khỏe, mặc cho Chính phủ Mỹ đã thừa nhận các liên hệ trực tiếp giữa việc tiếp xúc với chất dioxin với một loạt các điều kiện y khoa...
    Có những hậu quả chiến tranh đâu cần phải được điều tra một cách khoa học. Có thể lấy thí dụ: chuyện các khu vực, các kho quân sự cũ và các điểm nóng khác tập trung cao độ chất dioxin đe dọa đặc biệt đến người dân địa phương đã quá rõ rồi?.
    Thế nhưng, do lẽ đây là vụ kiện ?okhông ranh giới? - chất dioxin đâu có phân biệt ai là Mỹ, ai là Việt - nên có thể tin vào tiền lệ phần thắng nghiêng về các cựu chiến binh Mỹ. Andrew Wells-Dang, đại diện tại Hà Nội của Quĩ Hòa giải và phát triển (Fund for Reconciliation & Development, FFRD), nhắc lại rằng: ?oCác cựu chiến binh Hoa Kỳ đâu có cần phải chứng minh nồng độ dioxin trong máu họ cao bao nhiêu hoặc họ bị bệnh vì chất độc da cam. Chỉ cần họ đã phải tiếp xúc với chất này và nay có một trong những chứng bệnh được Viện hàn lâm Khoa học Mỹ xác nhận là đủ?.
    "Con kiến" có cô độc?
    Một vụ kiện luôn là một sự kiện truyền thông, cần được công luận biết đến. Andrew Wells-Dang của FFRD cho TTCN biết: ?oNgười Mỹ biết chất độc da cam là gì và hiểu rằng vụ kiện này là thích đáng, do lẽ cựu chiến binh Mỹ cũng đã từng kiện các công ty hóa chất ra tòa vì những tổn thương do chất dioxin. Các nhóm đấu tranh vì hòa bình ở Anh, Pháp và Thụy Sĩ... đang luân chuyển bản ký tên ủng hộ vụ kiện. Tổ chức FFRD cũng đang thực hiện việc này tại Mỹ?.
    Tổ chức mà Andrew Wells - Dang đại diện đang tiến hành ?oDự án giáo dục về chất da cam? tại Hoa Kỳ nhằm nâng sự hiểu biết của dân chúng về những hậu quả của chất độc da cam, thu hút công luận hướng đến mục tiêu Chính phủ Mỹ sẽ đưa việc hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam vào chương trình viện trợ nhân đạo. Trong số các đại diện dân cử, cũng đã có người hiểu biết và tham gia giải quyết vấn đề chất da cam như dân biểu Lane Evans, Đảng Dân chủ, thuộc Ủy ban cựu chiến binh Hạ viện Mỹ.
    Không chỉ ở Mỹ mà tại Anh, vụ kiện này cũng đã có được nhiều hậu thuẫn. Nhờ hoạt động chí tình của tổng thư ký Hội hữu nghị Anh - Việt Len Aldis, vụ kiện này được biết đến trong Hạ viện Anh và được hai dân biểu Cohen và Harry (Đảng Lao động) đưa vào nghị trình ngay từ hạ tuần tháng 2-2004, dưới dạng một kiến nghị với nội dung như sau: ?oHạ viện hoan nghênh tin ba người Việt, vốn phải chịu đựng các tác dụng của chất da cam mà trước kia được quân đội Mỹ phun xuống đất nước họ, nay tiến hành kiện chống lại các nhà sản xuất, nhằm đòi bồi thường thiệt hại.
    Hạ viện cũng ghi nhận rằng vào tháng 5-1996, tổng thống Clinton đã thừa nhận ?oviệc gây thương tổn một cách không cố ý cho con em đất nước này bằng cách để họ tiếp xúc với chất da cam?. Hạ viện mong thấy một kết cục thành công cho vụ kiện quan trọng này đối với 2 triệu nạn nhân người Việt của chất da cam?.
    Trở lại với các nhà khoa học Mỹ, không phải ai cũng đều ?ovô cảm? cả. Có những nhà nghiên cứu như tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của Trường Y tế công cộng Viện đại học Columbia, tiến sĩ Wayne Dwernychuk ở Vancouver (Canada) với các nghiên cứu thực địa ở A Lưới - một trong những ?ođiểm nóng? , phó tiến sĩ Diane Fox... Việc các nhà khoa học năm ngoái công bố trên chuyên san khoa học Nature các số liệu mới về số lượng chất da cam đã được phun xuống VN là một bằng chứng cho tinh thần khoa học chân chính ?okhông ranh giới?.
    Củ khoai lớn thật nhưng con kiến không cô độc và lẽ phải luôn thắng, trừ phi kẻ bị kiện chơi cờ bạc bịp.
    (Theo Tuổi trẻ chủ nhật )
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    đúng như bạn nào nói, tức giận ko thì chẳng được gì, cái chính là phải hành động, theo em được biết như truyền hình đưa tin số chữ kí thu thập đã lên tới hơn 5 trăm nghìn.
    Anh Quang cố gắng liên hệ nhanh xin cho em cái giấy giới thiệu nhé, em nghĩ đến các trường cấp 3 và đại học ......thì có thể có 1 số lượng lớn chữ kí tay , thời gian ko còn nhiều.
    cám ơn anh!
    con kiến ko đơn độc.
  3. Quang2105

    Quang2105 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    3
    Chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mình
    Hà Nội: chi đoàn nhà sách Tiền Phong mời gọi ?ogóp tay?- Trong cơn mưa to sáng 7-9, chi đoàn nhà sách Tiền Phong (175 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã mời gọi khách hàng ?oký tên vì công lý? và ?ogóp tay xoa dịu nỗi đau da cam?, được sự hưởng ứng của hàng trăm khách hàng, chủ yếu là những bạn trẻ.
    Đồng thời hơn 60 ĐVTN cùng CBCNV nhà sách đã đồng lòng ?ogóp tay? ủng hộ một ngày lương (20.000đ/người) với mong muốn phần nào xoa dịu nỗi đau da cam. Lời mời gọi này sẽ kéo dài đến hết ngày 26-9-2004.
    Từ một email mời ký tên...
    Từ thông tin TT, Đoàn Công ty Vận tải đa phương thức 7 (Q.4, TP.HCM) đã mời gọi CBCNV trong công ty trích một ngày lương ủng hộ chương trình ?oGóp tay xoa dịu nỗi đau da cam? với số tiền 5.245.836 đồng.

    Tuần triển lãm đấu giá thư pháp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam
    Đoàn thanh niên Trường cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng (Đại học Đà Nẵng) vừa cùng nhà thư pháp Ái Diệp tổ chức tuần lễ triển lãm thư pháp, thông qua đó quyên góp chữ ký và ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. Hơn 60 bức thư pháp sẽ được đem ra bán đấu giá. Theo chị Trần Thị Phúc Hiếu - ủy viên ban thường vụ Đoàn trường, tối thứ bảy (11-9) tới Đoàn trường sẽ có đêm văn nghệ tổng kết và số tiền thu được từ các bức thư pháp sẽ được nhà thư pháp Ái Diệp trích lại 50 % để ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.

    523.098. Đó là con số chữ ký qua mạng ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, tính đến 20g ngày 8-9-2004 trên trang web http://www.petitiononline.com/AOVN
    924.367.150 đồng là số tiền bạn đọc đóng góp chương trình "Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam" tính đến 20g ngày 8-9-2004.
    TTOL
  4. ovo

    ovo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Hãy nhắn tin Vì công lý 15:04'' 06/09/2004 (GMT+7)
    1. Mục đích, ý nghĩa:
    Hoà chung vào nhịp đập mạnh mẽ của hàng triệu trái tim Việt Nam đang hướng về các hoạt động giúp đỡ vật chất cũng như phong trào thu thập chữ ký ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam khởi kiện các công ty của Mỹ, Trung tâm VietNamNet Mobile - VASC phối hợp với các công ty VMS, GPC tổ chức tổ chức chương trình ?~?THãy nhắn tin Vì công lý?T?T nhằm gây quỹ ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam; với nhà tài trợ chính thức - Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) và nhà bảo trợ thông tin - báo Tuổi Trẻ.
    Chương trình này là một cách làm tương trợ mới mẻ và sáng tạo dựa trên nền tảng mạng điện thoại hiện đại và rộng khắp cả nước của VNPT, nhằm tạo ra một hiệu ứng lan toả trong cộng đồng người VN, góp một phần vật chất và tinh thần giúp xoa dịu nỗi đau da cam vốn ám ảnh người dân Việt Nam và những người có lương tri trên toàn thế giới hàng thập kỷ qua.
    2. Đối tượng tham gia:
    - Các thuê bao điện thoại di động (ĐTDĐ) trả trước và trả sau của MobiFone, VinaPhone (090, 091).
    - Tất cả các máy điện thoại cố định trên toàn quốc.
    3. Thời gian phát động:
    Cuộc vận động này bắt đầu từ ngày 4/9 và kéo dài đến khi đạt đến con số 1 tỷ đồng từ tin nhắn và các cuộc đàm thoại qua số 19001255.
    Kể từ ngày phát động chương trình, cứ 3 ngày một lần, VietNamNet Mobile lại công bố danh sách thống kê mới nhất bao gồm số ĐTDĐ, ĐT cố định, tên thuê bao (nếu có) cùng với số tiền ủng hộ của những người tham gia. Những người gửi tin nhắn ủng hộ nhiều nhất sẽ có tên trên bảng Tin nhắn vàng. Danh sách người nhắn tin, gọi điện ủng hộ cũng được tập hợp như một ?~?Tdanh sách các chữ ký?T?T để gửi đến Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin, góp một tiếng nói thuyết phục giúp khởi kiện các công ty hoá chất của Mỹ ra toà.
    Kết thúc chương trình, VietNamNet Mobile - VASC sẽ đại diện cho VNPT trao số tiền 1 tỷ đồng cho Quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam của báo Tuổi Trẻ. Thông tin về lễ tổng kết cuộc vận động này sẽ được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
    4. Nội dung chương trình:
    Để tham gia chương trình, bạn có thể tuỳ chọn các hình thức gửi tin nhắn SMS hoặc gọi điện đến số 19001255.
    Nhắn tin SMS: Đối với các máy ĐTDĐ là thuê bao của Vinaphone và Mobifone, người sử dụng sẽ chọn lựa các tổng đài khác nhau (tương ứng với số tiền ủng hộ khác nhau) để nhắn tin đến các số này. Cách thức: soạn tin nhắn với nội dung VICONGLY (viết liền, không có khoảng cách, không dấu), rồi gửi đến số 998 để ủng hộ 3000 đồng.
    Gọi điện: Đối với các máy điện thoại cố định trên toàn quốc, bạn hãy gọi vào số máy 19001255, sau đó bấm phím số 5, bạn sẽ được nghe ca khúc Vì sao em chết? của cố nhạc sĩ Thanh Trúc. Các thuê bao ĐTDĐ cũng có thể gọi vào số máy này. Cước phát sinh từ cuộc gọi sẽ được chuyển tới quỹ ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, tính theo giá hiện hành: 600đ/phút cho máy điện thoại để bàn và 1.000đ/phút cho máy ĐTDĐ.
    Để đóng góp nhiều hơn cho chương trình, bạn hãy nhắn tin nhiều lần đến tổng đài 998 hoặc tăng thời gian gọi từ điện thoại để bàn và di động đến số 19001255 theo giá cước hiện hành nêu trên.
    5. Ban tổ chức:
    - Đơn vị tổ chức: VietNamNet Mobile ?" VASC, VMC, GPC
    - Tài trợ chính: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT)
    - Hỗ trợ kỹ thuật: Trung tâm M-Commerce - VASC
    - Bảo trợ thông tin: Báo Tuổi Trẻ, Báo điện tử VietNamNet, Tuần tin CNTT E-CHÍP
    6. Liên hệ:
    Mọi câu hỏi về vấn đề kỹ thuật, bạn có thể gọi điện thoại đến số 18001255 để được nhân viên của Công ty VASC giải đáp.
    Báo chí cần cung cấp thông tin về cuộc vận động xin liên hệ với anh Đàm Đức Anh, phụ trách nội dung Trung tâm VietNamNet Mobile; ĐTDĐ: 0904211010; e-mail: ducanh@vasc.com.vn

  5. Quang2105

    Quang2105 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    3
    Bán đấu giá 6 bức ảnh để ủng hộ nạn nhân chất độc da cam
    TT - Tại cuộc triển lãm trong chương trình ?oĐêm trắng? tổ chức ngày 18-9 tại công viên 30-4 (TP.HCM), có 36 bức ảnh khổ lớn (40x60cm) của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Đức Minh được trưng bày với sự cố vấn thiết kế của họa sĩ Nguyễn Tri Phương Đông.
    Đặc biệt sẽ có sáu bức ảnh (khổ 70x110cm) được lựa chọn đưa ra bán đấu giá cho các nhà hảo tâm hoặc doanh nghiệp để đóng góp vào quĩ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. "Thông điệp những bức ảnh chính là sự lạc quan hướng đến tương lai cũng như lòng quan tâm chia sẻ nỗi đau chung từ cộng đồng" - nghệ sĩ Đoàn Đức Minh nói.
    Bạn đọc muốn đăng ký tham gia đấu giá sáu bức ảnh này xin vui lòng liên hệ với Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM qua số ĐT 8246005 hoặc 8483865 (mức khởi điểm 2 triệu đồng /ảnh).
    1. ?oTôi tức tốc lên đường đến Vũ Thư, Thái Bình khi nghe kể về Mến, cô gái 21 tuổi, nạn nhân của chất độc hóa học trong chiến tranh phải sống trong cũi suốt cuộc đời bi thảm của mình.
    Ai cũng nói Mến sẽ không sống được bao lâu khi thân thể cô ngày càng còm cõi, và hiếm hoi lắm tôi mới nhận thấy cô nhoẻn miệng nhô ra hàm răng to và khỏe dị thường vì suốt ngày ngấu nghiến nhai nuốt tất cả những gì bắt được.
    Nhiều lần rồi thôi, tôi không thể nào tìm ra ý để diễn tả cho được một hình nhân đang phải sống với số kiếp khủng khiếp thế này. Cho đến khi Mến chìa tay nhận ra cha mình, trong tích tắc cái khoảnh khắc con người trỗi dậy ấy của cô gái, tôi bấm máy...?.
    2. ?oChị Trương Thị Thúy ở Nghĩa Phong, Cam Lộ, Quảng Trị. Khuôn mặt thật đẹp, đằm thắm của người phụ nữ ngoài 40 này không lộ vẻ gì cam chịu so với những nỗi đau mà chị đang dai dẳng đeo bên mình suốt cả cuộc đời đàn bà - con gái ở cái đất Quảng Trị này.
    Bên cô con gái út Trương Thị Kiều, 11 tuổi, cũng xinh như mẹ, duy chỉ mới sinh ra là không có mắt, không nói, không đi, không ngồi. Chị Thúy sinh ra ba thì bỏ một, sống vò võ bao nhiêu năm một mình trong căn nhà nhỏ tồi tàn ẩm thấp, tôi ngạc nhiên vì tất cả vẫn không thể khuất phục được chị, người vợ đã hai lần không chồng.
    Niềm an ủi duy nhất của chị bây giờ là đứa con trai ngoan và học thật giỏi lớp 10 mà đến ngày khai trường vẫn không tìm đâu ra tiền để đóng tiền cho con đi học!...?.
    3. ?oVề Đà Nẵng, tôi gặp Uyên, 16 tuổi, lưng của em loang lổ đen hằn như hình một tấm bản đồ rải thuốc khai quang mà tôi đã từng xem, da tay chân của em cứ chai lại và rồi bong ra từng mảng từng mảng một, khắp mình em đều như vậy, đau đớn.
    Khi mới sinh ra da của em đều khắp khoanh vòng như hoa sữa, cả nhà vội mừng vì đó là dấu hiệu của điềm lành, nhưng không phải như vậy. Mọi người phải chăm em như trứng mỏng mới sống được, đến 4 tuổi biết đi, suy tim, suy dinh dưỡng, tay chân ngày càng rút lại.
    Cả cha mẹ Uyên đều tham gia kháng chiến, giờ sức khỏe yếu lắm phải làm đủ nghề để nuôi con...?.
    4. ?oVượt lên cả nỗi đau chính là vượt qua nghịch cảnh của chính mình vậy.
    Tôi gặp cô gái này ở Trung tâm Dạy nghề Thái Bình, dị tật bàn tay và sứt môi, do di chứng của chất độc hóa học nơi cha, cô vẫn quyết tâm chọn cho mình con đường sống chân chính, đường hoàng...?.
    5. ?oVệt sáng cuối ngày rọi vào căn nhà nhỏ ở Cam Lộ, Quảng Trị, ở đó đôi chân tật nguyền nhỏ nhoi của Trương Thị Kiều, 11 tuổi, trở thành biểu tượng mãnh liệt của sức sống, niềm tin, quyết tâm thay đổi số phận...?.
    6. ?oKhuôn mặt sáng trong của Thùy Linh và đôi chân kỳ diệu đã biến đứa trẻ không tay khi mới sinh ra dần trở thành một họa sĩ năng khiếu đầy triển vọng. Ông của Linh là phi công đi rải chất khai quang từ 1962 - 1970, đã mất vì ung thư máu năm 1972. Hiện em đang được chăm sóc ở làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ...?.

    Ảnh 1
    Ảnh 2
    Ảnh 3
    Ảnh 4
    Ảnh 5
    Ảnh 6
  6. Quang2105

    Quang2105 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    3
    Phiên tòa dioxin sẽ bắt đầu ngày 13-1-2005
    * Một số nạn nhân sẽ có mặt tại phiên tòa
    * Tuổi Trẻ phối hợp triển khai các chương trình hỗ trợ các nạn nhân
    TT- Luật sư Dean Kokkoris, trưởng nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi của nạn nhân chất độc da cam VN đã cùng lúc gửi thư điện tử đến báo Tuổi Trẻ và Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN. Theo đó, ông Kokkoris thông báo thời gian diễn ra phiên tòa đã được dời lại đến 14g ngày 13-1-2005.
    Theo ông Kokkoris, trong thời gian qua phía các công ty hóa chất Mỹ đã yêu cầu tòa án hủy bỏ hồ sơ của 21 nguyên đơn mới hoặc gia hạn thêm ba tuần để họ có thêm thời gian chuẩn bị. Tòa án đã chấp nhận những hồ sơ mới và các công ty hóa chất Mỹ có thêm khoảng ba tuần để thu thập tài liệu về những nguyên đơn mới.
    Như vậy, các mốc thời gian mới của vụ kiện bao gồm: ngày 2-11-2004 là hạn cuối cho các công ty hóa chất nộp hồ sơ; ngày 3-12-2004 là hạn cuối để luật sư nguyên đơn trả lời những luận chứng của họ; 24-12-2004 là hạn cuối để biên bị đơn hồi đáp các ý kiến và phiên tranh luận đầu tiên sẽ diễn ra tại toà vào 14g ngày 13-1-2005.
    Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN đã nhận được trên 4,3 triệu chữ ký qua giấy ủng hộ vụ kiện (chưa kể gần 650 ngàn chữ ký ủng hộ qua mạng http://www.petitiononline.com
    Hiện tại, đã có 11 luật sư của 4 công ty luật Hoa Kỳ tham gia bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân VN.
    Hội cũng đã chuyển 100 hồ sơ của 100 nạn nhân (chủ yếu sinh sống tại các tỉnh phía Nam) cho các luật sư Mỹ và đã có 27/100 hồ sơ này được chuyển đến tòa án.
    Dự kiến, trong quí 1-2005, Hội nạn nhân chất độc da cam VN sẽ tổ chức cho một số nạn nhân tham gia vụ kiện đi Mỹ.
    Báo Tuổi Trẻ sẽ trích một khoản tiền từ đóng góp của bạn đọc qua chương trình ?oGóp tay xoa dịu nỗi đau da cam? để hỗ trợ các nạn nhân nói trên và sẽ cử phóng viên theo chân các nguyên đơn trong vụ kiện này.
  7. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Một thông tin đáng chú ý, cả nhà cùng xem thế nào nhé.
    Tháng 8 /2004 Cả 2 tập đoa?n Monsanto Corporation, Dow Chemicals đả chối bỏ các trách nhiệm về thuốc diệt co? được biết với tên gọi Chất độc Da cam phun tại nhiều nơi ở Việt Nam.
    http://www.organicconsumers.org/monsanto/agentorange080904.cfm
    Monsanto & Dow Deny Responsibility for Poisonous Herbicide Sprayed in Vietnam
    Nào chúng ta hãy cùng các bạn ở khắp các nơi trên thế giới
    Tiếp tục kêu gọi các công ty Mỹ bồi thường .
    Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 19-10-2004, ông Len Aldis - tổng thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt - đã công bố bức thư đề ngày 1-10, gửi chủ tịch Công ty hóa chất Monsanto của Mỹ, đòi công ty này phải bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam tại VN và góp phần khắc phục hậu quả của loại chất độc này tại VN.
    Vào thời điểm nay có trên 668889 người, tại nhiều nước trên thế giới đã đăng ký tên trên địa chỉ trực tuyến
    http://petitiononline.com/AOVN/
  8. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Thêm một bằng chứng Mỹ dùng chất độc trong chiến tranh ở VN
    Đây là bài viết của một nhân chứng về hành vi của Mỹ rải chất độc trong chiến tranh chống nhân dân Việt Nam: Bà Nguyễn Thị Vân, nguyên Khu ủy viên Khu 9 (miền Tây Nam Bộ) trong chiến tranh chống Mỹ, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng. Với tư cách một nhân chứng, bài viết như góp tiếng nói hưởng ứng cùng CNVC-LĐ TP ký tên vì công lý
    Cho đến nay đã có nhiều tổ chức thế giới, nhiều nhà khoa học nổi tiếng ở châu Âu, ở Mỹ lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam lên án đế quốc Mỹ, lên án các nhà máy sản xuất chất độc hóa học da cam rải xuống đất nước Việt Nam mà mãi đến bây giờ, đời con, đời cháu của chúng ta còn gánh chịu nhiều đau khổ.
    Dưới đây tôi chỉ kể lại 2 trận đánh trong đó chúng dùng chất độc hại người ở đồng bằng sông Cửu Long mà tôi chứng kiến. Trong khi Mỹ ngụy thực hiện âm mưu ?otìm diệt? khi sắp thấy thua đến nơi, chúng đã không từ một thủ đoạn gì hòng giành lại phần thắng.
    Trận Dầy Láng (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)
    Ngày 5-5-1965, địch đổ 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 33 (sư 21 ngụy) đánh vào ngọn Dầy Láng, nơi tiểu đoàn Phú Lợi của tỉnh Sóc Trăng đóng quân. Chúng đánh từ tiểu đoàn bộ đánh sang đại đội trợ chiến. Sau trận đụng độ quyết liệt bị thất bại, địch rút quân. Liền sau đó chúng đổ tiếp một tiểu đoàn nữa với quyết tâm tiêu diệt tiểu đoàn Phú Lợi. Máy bay địch vừa hạ cánh, đại đội 1, tiểu đoàn Phú Lợi tập trung hỏa lực đánh phủ đầu, một số máy bay địch bốc cháy. Chớp thời cơ, đại đội 1 xung phong đánh từ hai phía, đại đội 4 hỗ trợ đánh địch tan tác. Cuối cùng địch tháo chạy. Đến 2 giờ chiều, địch đổ thêm 2 tiểu đoàn (thuộc trung đoàn 32, sư đoàn 2 ngụy) về phía Đông và Đông Nam tiểu đoàn Phú Lợi. Lực lượng ta quyết giữ trận địa, đánh bật nhiều đợt xung phong của địch. Đến 4 giờ chiều, quân Mỹ chi viện cho máy bay đến thả chất độc hóa học ?oBZ? vào quân ta. Vì chưa có biện pháp phòng chống, cả đại đội ta bị thiệt hại nặng, chỉ còn một đồng chí sống sót.
    Trận đồi Tức Dụp, huyện Tri Tôn, tỉnh Long Châu Hà (An Giang)
    Ngày 27-1-1968, gần Tết Mậu Thân, địch mở cuộc hành quân tổng lực, huy động 18.000 quân của sư đoàn 7, 9, 21, tiểu đoàn dù của Nam Hàn, các liên đoàn biệt kích của Thái Lan, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ ?otrâu điên? cùng binh lính của tiểu khu Châu Đốc, 2 thiết đoàn xe tăng, 80 chiếc M113, M118, giang đoàn hạm đội nhỏ trên sông của biệt khu 41, gần 100 khẩu pháo 105 ?"155 ly và hàng trăm phi vụ do tên tướng Mỹ Eskha chỉ huy. Chúng huênh hoang với báo chí là trong một tuần lễ sẽ diệt xong biệt khu cộng sản.
    Ngọn đồi Tức Dụp nằm ở Tây Bắc núi Tô, có vị trí rất quan trọng. Nếu chiếm được ngọn đồi này sẽ khống chế con đường tiếp tế của Trung ương cho Tây Nam Bộ. Đây là nơi dừng chân của cán bộ trên đường về miền Tây và ngược lại. Đây cũng là căn cứ lâu đời của tỉnh ủy, huyện ủy, của các đoàn thể, của quân dân y, của tỉnh đội. Vì vậy, quân ngụy bỏ nhiều công sức chiếm cho bằng được ngọn đồi này. Ngoài hàng trăm khẩu pháo liên tục bắn ngày đêm, máy bay thay nhau oanh kích, địch còn cho máy bay cần cẩu mang mỗi chiếc 50 phuy xăng ném xuống từng khe đồi rồi bắn hỏa tiễn cho xăng cháy, chảy xuống lỗ ảng bên dưới. Xen kẽ, chúng ném bom ?oC.S?, một loại chất độc hại người, làm cho quân ta chịu không nổi phải trồi lên. Quân địch tràn lên đồi, ta và địch giành nhau từng gộp đá, hang đá. Địch đóng trên đồi phải ghi phiên hiệu chỉ điểm cho máy bay ném bom thấy dấu để tránh. Ta bám trụ và đánh địch suốt 128 ngày đêm, đó là nhờ bà con Khmer quanh chân đồi tìm cách qua mắt địch đem gạo, muối, cá khô tiếp tế cho ta.
    Lực lượng địch đông hơn ta gấp 50 lần, dự định diệt ta trong vòng 1 tuần nhưng phải kéo dài 128 ngày đêm mà không diệt được. Trái lại, ta bắn cháy 1 xe tăng, bắn 2 máy bay phản lực, 4 trực thăng, thu hàng trăm súng. Rõ ràng là trong chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã sử dụng mọi phương tiện từ vũ khí hiện đại nhất đến chất độc hóa học chỉ trừ bom nguyên tử, để đối phó với ta.

    Nguồn: http://www.24h.com.vn/news.php/137/22471
  9. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Tin thêm về chất độc da cam, xem Mỹ kêu gọi hợp tác kiểu gì.
    ''Mỹ và VN cần hợp tác nghiên cứu tác hại của dioxin''

    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Marine nói rằng việc hai nước hợp tác nghiên cứu về sự liên quan giữa chất độc da cam (dioxin) và di chứng của các nạn nhân là cần thiết. Ý kiến đó được đưa ra hôm nay, sau hơn một tháng phía Mỹ ngừng chương trình này.
    Hồi cuối tháng 2, tờ New Scientist cho hay, phía Mỹ quyết định ngừng chương trình hợp tác nhiều triệu đôla với Việt Nam nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin.
    ?oNhiều người ở Mỹ tin rằng hiện chưa có bằng chứng khoa học cụ thể (về sự liên quan giữa chất độc da cam và di chứng của các nạn nhân)", Marine bình luận về vụ kiện của các nạn nhân chất da cam Việt Nam chống các công ty hóa chất của Mỹ.
    "Vì vậy, Mỹ và Việt Nam cần hợp tác cùng nhau để tiến hành những nghiên cứu khoa học nhằm làm rõ vấn đề này?, đại sứ nói.
    Giải thích về nguyên nhân của việc ngừng tài trợ dự án, Marine cho biết: "Sau 2 năm, hai bên chưa đạt được thoả thuận về cách thức tiến hành nghiên cứu, trong khi chúng tôi có nhiều chương trình cần phân bổ ngân sách". Đại sứ Mỹ nói thêm rằng ông có ý định tìm các nguồn tài trợ khác để tiến hành các công trình nghiên cứu mới.
    Ông cho biết kể từ năm 1991, chính phủ Mỹ đã hỗ trợ 35 triệu USD cho những người tàn tật ở Việt Nam, bên cạnh tài trợ của các cá nhân khác.
    Quan hệ Việt - Mỹ
    Đánh giá về tình hình phát triển quan hệ của hai nước trong 10 năm qua, Đại sứ Mỹ bình luận: ?oTôi cho rằng mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển nhanh và sâu hơn dự đoán. Chúng ta đã có sự hợp tác tuyệt vời trong việc tìm kiếm người Mỹ mất tích, trao đổi về quốc phòng, giáo dục, văn hoá, y tế. Tôi đang nỗ lực thúc đẩy những điều kiện để khi chúng ta kỷ niệm 20 năm quan hệ song phương, chúng ta có thể kinh ngạc về những gì mà hai nước đã đạt được?.
    Hiện nay có 5 mối quan hệ kết nghĩa giữa các thành phố Việt Nam và Mỹ. Mới đây, các đại diện thành phố Hà Nội đã có chuyến đi tìm hiểu về khả năng thiết lập quan hệ tương tự với một thành phố ở Mỹ.
    Quan hệ giữa hai nước có thể được thúc đẩy bởi những người Mỹ gốc Việt và cựu chiến binh Mỹ. "Họ có thể đóng vai trò tích cực trong việc tăng cường sự hiểu biết về Việt Nam tại Mỹ" - Marine nhận xét - "Đối với một số người còn tỏ ra thận trọng với chính sách của chính phủ Việt Nam, tôi đã chia sẻ với họ về những điều mà tôi biết để giúp họ có thông tin chính xác?.
    Minh Châu

    Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/04/3B9DD353/
  10. ke_khieu_khich

    ke_khieu_khich Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    1.178
    Đã được thích:
    0
    Trường em sắp tổ chức chương trình "Guitar với nỗi đau da cam" ở Hội trường 10 -12, tối thứ 4 (ngày 20/04) lúc 7h30 tối. Chương trình do Đoàn Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội kết hợp với CLB Guitar cổ điển (nào đó) tổ chức.
    Trong chương trình sẽ có biểu diễn guitar (chắc toàn guitar cổ điển) và quyên góp ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam. Bà con ai rảnh thì đến xem nhá!

Chia sẻ trang này