1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    LÊ NGỌC TRINH
    (18 CN- 42 CN)
    Lời cẩn án:
    Năm 1999, khi viết sách DANH NHÂN VĨNH PHÚC, căn cứ theo hồ sơ xếp hạng của nhà Bảo tàng Vĩnh Phú, chúng tôi đã theo đó mà viết, nên so với lần viết này có sự sai khác.
    Nay có dịp đi điền dã, căn cứ vào ngọc phả Miếu Ngòi mà chúng tôi sao chụp được nên mới viết lại. Nay học theo cách ghi của sử "cương mục" mà đề lên đầu.
    Kính cáo cùng bạn đọc.
    Bà là người xã Lũng Ngoại huyện Bạch Hạc phủ Tam Đái xứ Sơn Tây. Nay là thôn Lũng Ngoại xã Lũng Hoà huyện Vĩnh Tường.
    Tích xưa: ở xã Đàm Luân (làng Hoà Loan) có ông Lê Hoàn, lấy vợ là Nguyễn Thị Tấn là người xã Lũng Ngoại.
    Về gia thế, vị tổ 3 đời nhà họ Lê vốn quê quán ở xã Vĩnh Khang phủ Kinh Môn xứ Hải Dương, làm quan y viện Đất Kinh Môn Hải Dương bị binh lửa tàn phá, ông tổ họ Lê chuyển lên ở xa Lũng Ngoại, và vẫn theo nghề thuốc nghiệp nhà. Đến đời con trai ông là Lê Quang thì sinh ở đây được 2 con trai.
    - Một người là Lê Định,năm 23 tuổi sau khi lập gia đình lại trở về quê cũ sinh sống, giữ cơ nghiệp tổ tông.
    - Người con thứ là Lê Hoàn. Sau khi kết duyên với bà Tấn thì quay về cư trú ở xóm Ngự, giáp Đông xã Đàm Luân, đời sau gọi nơi ấy là đất "khai cơ" (mở nền móng) rồi sau sinh hai con gái.
    Người chị đặt tên là Lê Thị Chàng.
    Người em đặt tên là Lê Thị Chạ.
    Vì 2 người cùng một lần sinh vào ngày 10 tháng 9 năm Mậu Dần và cùng rất giống nhau nên đều có tên là Ả Nương, gọi là "Ả Chàng", "Ả Chạ" . "Ả Chạ là cô gái rất thông minh hơn chị, có tài bắn cung, đánh xe là những công việc của nghề binh, việc nào cũng thành thạo. Tính nết lại hiền hòa hiếu hạnh, biết đánh đàn ca, chơi cờ, làm thơ, viết phú. Trong thờ tuổi thơ đi học, 2 chị em đều ham thích dạo chơi ở hồ Sen trong gò Quảng thôn Hòa Loan. Trong hồ đầy hoa sen nở, hương thơm lan toả ngọt ngào rồi lại thường lội xuống hồ tắm mát.
    Trong những khi ấy, lại chọn lấy hơn 20 người con gái trong làng cùng trang lứa lên mảnh đất bằng trên gò chia thành 2 đội voi ngựa tập chia đánh trận - Hai chị em làm tướng, các bạn gái làm quân cùng họp lại vây đánh. Quân tướng của "Ả Chàng" thường bị thua chạy. Còn quân tướng của "Ả Chạ" kiên cường nên thường thắng lớn. Vẫn thường tâm sự là phận con gái, vậy mà bọn con trai râu tóc tài năng mưu dũng chưa có thể sánh kịp.
    Năm 2 chị em tới 12 tuổi, cha mẹ mới đặt tên thật cho cô chị là Lê Ngọc Thanh, còn cô em là Lê Ngọc Trinh.
    Năm 19 tuổi Ngọc Thanh kết duyên với con trai thứ 2 của ông Đinh Phiên, người ở Lũng Ngoại.
    Chẳng may, được một tháng sau, người chồng của Ngọc Thanh mắc bệnh rồi qua đời. Mẹ già thương con chị quên ăn quên ngủ, vì thế mà trở nên bệnh nặng, rồi khuất núi.
    Ngọc Trinh ở Lũng Ngoại cư tang. Rồi khoảng một tháng sau thì trong nước xảy ra đại biến loạn. Giặc Hán Tô Định sang làm thái thú (34 CN), trong nước trăm họ lầm than, muôn dân không người cứu vớt.
    Ở Đàm Luân, Ngọc Trinh hay tin Tô Định là kẻ tham tàn, trong lòng sôi sục ý chí, muốn được xướng nghĩa khởi binh. Thế nhưng chí anh hùng không đủ mưu làm việc lớn, vì thế lực lẻ loi, đành phải chờ thời - Trong lúc như thế, được tin chị em bà Trắc chiêu binh, mới hừng hực quyết tâm phó thác việc nhà cho chị gái còn mình thì quyết một lòng báo quốc, phục nghĩa từ tàn.
    Sẵn trong tay có hơn 20 người nữ quân cùng trang lứa, nàng dẫn đến gặp bà Trắc, các nữ quân được nhận dưới quyền của bà Nhị. Rồi theo Hai Bà đến hội ở cửa sông Hát tuyên bố khởi nghĩa, Ngọc Trinh được phân cho coi giữ "Tả quân nội thị''" nữ quân có 500 người.
    Sau khi dẹp xong Tô Định, bà Trắc lên ngôi Vương, đổi gọi là Trưng Trắc, Ngọc Trinh rất được Trưng Vương yêu mến, nên lại được gia phong cho coi giữ "trung quân nữ" kiêm "tả hữu thị vệ".
    Một năm sau, Ngọc Trinh xin về thờ cúng tổ tiên, chăm phần hương khói mẹ hiền, ở Đàm Luân cùng với chị gái Ngọc Thanh. Mỗi năm theo lệnh về hội với Trưng Vương 2 lần. Dân xã Đàm Luân lúc đó chỉ có 4 họ là Đinh, Nguyễn, Phùng và Trương đều theo Ngọc Trinh xin làm thần thuộc. Rồi lại về giữ lễ quê ngoại là xã Lũng Ngoại, dân chúng một lòng mến yêu nghĩa tình thân thuộc.
    Sau lần bái yết Trưng Vương vào ngày 10 tháng 5, Ngọc Trinh đến lễ và vào ở hẳn trong chùa Long Linh Hoa ở quê nhà.
    Mới được vài tháng thì có viên tướng nhà Hán dưới thời vua Quang Vũ là Mã Cẩm, người xã La Nội phủ Quốc Oai, vốn là viên quan lang người Việt, nghe tin Ngọc Trinh là người có tài đức, mười phân vẹn mười, mới sai quân tướng đến để bắt về. Đã 3, 4 lần như thế mà vẫn không sao tìm bắt được Nàng, bởi vì Nàng một lòng vàng đá thủ tiết, lại dốc lòng tu theo đạo Phật nên ý chí kiên quyết không thay đổi.
    Ngày 04 tháng giêng, nàng đang cùng với chị gái Ngọc Thanh ở trong chùa ra về nơi ở trong khu Mai Hanh, thì bất ngờ gặp tớ thầy họ Mã có khoảng hơn 10 người ở giữa đường. Gặp nàng, bọn họ Mã xúm lại, vây lấy nàng vào giữa định bắt lấy đem đi. Liếc mắt, thấy một người đang ở dưới ruộng tay cầm một sợi dây thừng đang buộc ở ngang lưng, nhanh trí nàng chạy xuống ruộng cầm lấy dây thừng rối lấy đất nặn thành hai khối ở hai đầu dây dùng làm vũ khí kháng cự. Nhưng đất bùn loãng không được, trong khi ấy thầy tớ họ Mã đã xáp đến gần. Tay trái nàng cầm một đầu dây, thì đất bùn ở đầu dây kia lại rơi đi mất. Thầy tớ họ Mã đã nắm được đầu dây bên trái, nàng nhanh nhẹn chuyển sang đầu dây bên phải, các bùn đất lại rơi đi mất, thành ra mỗi bên một đầu dây kéo co nhau. Lúc đó, hai chị em nàng vừa cầm đầu dây vừa nhặt đá ném túi bụi vào đám thầy tớ họ Mã.
    Đang lúc quyết liệt thì may thay, một trận giớ lớn thổi tới, rồi mưa xuống như trút nước, đất trời tăm tối, nàng mới quăng sợi dây đi, trở về đến nơi ở (thần tích ở Lũng Ngoại)
    Thầy tớ họ Mã tiếp tục tiến tới, nàng truyền cho mọi người trong nhà chống lại quyết liệt. Chị em Nàng thì ở trong nhà, bọn thầy tớ họ Mã vây chặt bên ngoài, đến 6 - 7 ngày sau vẫn không sao bắt được nàng.
    Sáng ngày10 tháng giêng đang lúc 2 chị em nàng ngắm cảnh ở trên hồ sen thì quân họ Mã ập tới. Nàng bàng hoàng đi dật lùi vào trong nhà. Bất ngờ gặp họ Mã chắn ở phía sau, hai tay chắp ngang lưng chặn lối. Nàng quyết đấu bằng tay với họ, nhưng không sao khuất phục được sức lực mạnh như hổ gấu của chúng.
    Nàng quay lại cởi thắt đai lưng, chạy đến trước mặt toán quân họ Mã, định trói tên họ Mã, nhưng không được. Rồi một tay nàng cầm đai lưng ném về phía họ Mã, còn mình thì nhảy xuống hồ. Chị gái là Ngọc Thanh thấy vậy cũng hốt hoảng nhảy lao theo xuống. Cả hai chị em đều chìm dần xuống đáy nước sâu.
    Họ Mã hô hoán sai gia nhân lội xuống, nhưng vì nước quá sâu nên bọn họ không làm gì được, đành phải trở về.
    Từ đây, hai chị em nàng mãi mãi ra đi. Về sau tiếc thương, dân xã làm miếu thờ:
    - Nơi thờ chính là miếu Ngòi làng Lũng Ngoại, bên bờ sông Phan.
    - Còn có 3 đình là Đình Đông, Đình Trung và Đình Nam làng Lũng Ngoại cùng phối thờ.
    Làng Lũng Ngoại có 4 tiệc chính gọi là "đại tiệc" trong một năm.
    1. Ngày 10 tháng giêng lễ tế ngày mất của Ngọc Trinh ở miếu Ngòi.
    2. Ngày 10 tháng 5 lễ tế ngày chiêu quân, mộ tướng, cũng ở miếu Ngòi.
    3. Ngày 10 tháng 9 tiệc ngày sinh của 2 chị em Ngọc Thanh và Ngọc Trinh, cáo tế ở miếu, rồi nghinh rước về 3 đình của 3 thôn.
    4. Ngày 10 tháng 11 Kỉ niệm ngày hội quân về với Bà Trưng. Lễ tế tại miếu Ngòi.
    Làng Hoà Loan thờ ở đình làng. Cỗ cúng tế cũng như ở làng Lũng Ngoại.
    Ở miếu Ngòi còn đôi câu đối:
    "Tích trứ Trưng Triều hệ xuất tán cù quang dị vị.
    Loan bình Tô tặc ân vinh hoa cổn thác khôn nguyên"
    Nghĩa là:
    Công lao ơ triều Trưng Vương, cùng nhau mở con đường lớn vẻ vang (tuy có) khác ngôi vị (người làm vua, người làm tướng).
    Dẹp loạn giặc Tô Định, vinh hiển được ơn vua cho mũ áo đứng đầu trong hàng các nữ tướng.
  2. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    BÀ NGỌC KINH
    ( - 42 CN)
    Ngọc Kinh là dòng dõi vị tướng quân triều Hùng Vương. Đã sánh duyên cùng với quan Phù Kí lang Tả giai, tên huý là Giai, tên chữ là Minh, người làng Tức Mặc, Thiên Trường.
    Tả Giai vốn là người hào hiệp, chơi bời, về làm chức quan xã sự ở xã Phù Liễn huyện Lập Thạch, nay là thôn Phù liễn xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, và dựng nhà ở ngay nơi đây - Bổng lộc có bao nhiêu đều tiếp đãi khách và bạn bè cũ, thả sức rượu say, ca hát bỏ bễ việc quan, bị Tô Định ghét, lập mưu xử theo quân phép, miễn chức xã sự, thải về làm thứ dân.
    Từ đó, ông ra sức chơi bời non nước, ngày tháng an nhàn không để ý đến bên ngoài với mọi sự thay đổi.
    Ông bà sinh được hai con trai.
    Người con trưởng có tiếng nói vang như sấm, nhân thế mà đặt tên là Lôi Công (ông Sấm).
    Người con thứ có sắc mặt đen như sắt, nhân thế mà đặt tên là Hắc Công (ông Đen). Trưởng thành, hai người đã có doanh sở riêng ở Phù Liễn (Ngọc phả ở Phù Liễn).
    Bà Ngọc Kinh vốn là người thông minh, tài trí, lại xinh đẹp, chẳng nhường ai về các nết "công, dung, ngôn, hạnh" (khéo léo, đoan trang, dịu dàng, nết na) như viên ngọc chưa hề tì vết. Lại kiêm giỏi các nghề "sĩ, nông, công cổ" (dạy học, trồng trọt, kĩ nghệ, bán mua) mới dựng một ngôi chùa ở xứ gò Cao, lại đúc một pho tượng Phật để thờ ở nhà, cùng với người nhà trong ngày đêm niệm Phật.
    Thiện tín các ấp xung quanh nghe tin vậy, đến lễ bái ngày càng đông và tập hợp được nhiều người yêu nước.
    Nghe tin, cháu ngoại Hùng Vương người ở huyện Mê Linh tên là Trắc bị thái thú Tô Định giết mất chồng là Thi Sách nên đang cùng em gái nuôi chí quyết khôi phục lại non nước các vua Hùng, bà vô cùng mừng rỡ. Trong khi ấy được biết Ngọc Kinh ở Phù Liễn, cũng đang chiêu đãi hiền sĩ, bà Trắc vô cùng sung sướng nói:
    - Người cùng trong một họ, cùng chung một kẻ thù, trời giúp công việc nhà ta sớm được nổi dậy.
    Sau đó, Bà Trắc mới lập riêng cho Ngọc Kinh một đội nữ binh, dựng quân doanh, đón Phù Kí Lang, Lôi Công, Hắc Công cùng đến đồn quân, mở tiệc lớn, phong cho:
    - Ông Tả Giai là Tả Giai đại tướng đại nguyên soái.
    - Hai con làm phó tướng cho ở trong quân làm tham tán, cùng bàn bạc mưu lược.
    Cũng từ đó, thế quân ngày càng lớn, Bà Trắc sai Ngọc Kinh trở về liên kết với Quý Lan ở Thản Sơn cùng các nữ binh làm bạn bè tâm đầu ý hợp. Lại liên kết được 500 người ở huyện Lập Thạch cùng theo về với Bà Trắc.
    Một tuần sau (10 ngày) các động, châu, huyện ở các phủ đều cử các đội quân mã cùng đến cửa sông Hát lập đàn thề khởi binh, xưng vương.
    Trưng vương nhận thấy Ngọc Kinh vốn cùng là cháu chắt họ Hùng, lại có công từ thuở ban đầu mới gia ban tước đại vương.
    Ba năm sau, vua Hán Vũ Đế (Quang Vũ Đế: 25 - 55 CN) sai các tướng Mã Viện, Lưu Long cùng 30 vạn quân, men theo sườn núi mở đường đánh lớn. Trưng Vương xuất toàn bộ các tướng cùng công chúa Ngọc Kinh tiến đến thành Lương Sơn (Lạng Sơn) Quân hai bên đánh nhau một số trận. Gặp thế quân giặc mạnh, Trưng Vương lui rút về giữ Cấm Khê. Bà Ngọc Kinh hi sinh ngày mùng 8 tháng giêng.
    Cha con ông Tả Giai còn lại quân số không đầy 100 người, đựa vào thành đất, trong tình thế một ngựa, một dao vừa đánh vừa rút. Được nửa ngày thì xuống ngựa đi bộ, ngày đêm trông sao trên trời mà đi về được đến nơi đồn quân cũ, tập hợp số quân còn lại dự định sự khôi phục.
    Nhưng khi ấy, đội quân của ông lại bị truy đuổi, cha con ông lại hăng hái tiến vào trận đánh địch, nhưng phía trước không có quân tiếp viện, phía sau không có quân lương. Ông hi sinh ngày 07 tháng 5 cùng con trai cả là Lôi Công.
    Ở một đội quân khác, Hắc Công thấy bốn bề yên ả vắng vẻ, mới không còn ý nguyện muốn sống. Bèn mổ nhiều trâu bò làm lễ tế, họp cùng với người trong làng Phù Liễn cùng nhau uống rượu. Rồi ông ôm gươm mà tự vẫn.
    Thế là chỉ trong một tuần, cả nhà bà Ngọc Kinh đều hi sinh vì việc nước, trở nên rất thiêng liêng, dân làng Phù Liễn mới dựng các ngôi miếu lá để thờ cúng.
    - Miếu bà Ngọc Kinh ở xứ Gò Vải . Đời sau gọi là miếu Đức Bà còn gọi là miếu chùa.
    - Miếu ông Tả Giai và Hắc Công ở xứ đồng Dội, còn gọi là miếu Thính.
    - Đình Hức toạ lạc ở ven bờ đê tả sông Đáy ngày nay, thờ vị Hắc công. Tương truyền mộ Hắc công ở trước cửa đình.
    Ngày nay, ở miếu Đức Bà, đang còn diễn ra lễ hội "đúc Bụt" hàng năm vào ngày 08 tháng giêng là ngày mát của bà Ngọc Kinh.
    Sau tế lễ, là phần trò "đúc Bụt" và trò Sĩ - Nông - Công - Cổ ở sân miếu, là để hồi cố những công việc của bà Ngọc Kinh ở Phù Liễn trước khởi nghĩa năm 40 CN.

  3. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    HAI VỢ CHỒNG HÙNG BẢO - TRẦN NƯƠNG
    (Hùng Bảo: 15 - 42 CN)
    (Trần Nương: ? - 42 CN)
    Hùng Bảo nguyên gốc quê quán ở Hải Dương, là con của một vị bộ chúa vùng ấy tên là Hùng Trọng, với bà vợ thứ là Vũ Thị Thường người làng Song Tháp huyện Đông Ngàn phủ Tứ Sơn, xứ Kinh Bắc đời Lê, sinh ngày 11 tháng 3 năm Ất tị (15 CN).
    Do quan hệ quen biết giữa 2 ông Hùng Trọng và Trần Hậu, huyện quan huyện Chu Diên, nên trong một lần lên kết giao, Hùng Bảo được sinh ra ở làng Tuyền Liệt huyện Chu Diên. Nay là thôn Phú Mĩ xã Tự Lập huyện Mê Linh.
    Khi lớn lên, Hùng Bảo xe duyên với Trần Nương là con gái của Trần Hậu rồi định cư ở làng Tuyền Liệt, nay nơi ấy là ngôi đình làng Phú Mĩ.
    Do trong huyện Chu Diên có một viên trai tráng họ Đinh đã hỏi lấy Trần Nương làm vợ, nhưng ông Trần Hậu không gả, nên khi Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ, viên họ Đinh đầu hàng Tô Định và nhân ngày cưới của 2 người đã gây sự và giết hại ông Trần Hậu. Bởi vậy, hai vợ chồng Hùng Bảo - Trần Nương nuôi giận không nguôi.
    Sau khi mai táng ông Trần Hậu ở làng Thái Lai (nay thuộc xã Tráng Việt huyện Mê Linh nơi âý gọi là đến Thái Lai. Bên cạnh có mộ Trần Hậu, tiếp giáp hữu ngạn sông Cà Lồ) Trần Nương dựng một hành cung ở Thái Lai (nay là nghè Thái Lai) để trông nom, gìn giữ phần mộ của cha. Còn Trần Hậu thì vẫn ở Tuyền Liệt.
    Rồi cả hai người ngấm ngầm chiêu nạp anh tài cùng chí hướng. Đến năm Canh Tí (40 CN) số lượng gia thuộc đã lên tới con số nghìn người, đều họp nhau ở làng Tuyền Liệt.
    Sau đó, được tin Bà Trưng Trắc chiêu binh phất cờ khởi nghĩa, hai vợ chồng Hùng Bảo - Trần Nương dẫn đội quân gia thuộc lên thành Phong Châu hội với quân của Bà Trưng Trắc, được Trưng Trắc cử Hùng Bảo giữ chức"Tiết chế tiền quân", còn Trần Nương thì được cử cùng Bà Nhị đi chiêu dụ các nữ tướng có tài khắp các xứ.
    Sau đó, tất cả tập trung về hội thề khởi nghĩa ở cửa sông Hát.
    Sau khi lên ngôi vương, Trưng Trắc phong cho:
    - Hùng Bảo là Thiên Bảo hộ quốc đại vương.
    - Trần Nương là Ả Nương Hoàng công chúa.
    Lại cho Trần Bảo hưởng ấp thang mộc ở làng Tuyền Liệt. Trần Nương có "sở tại" (chỗ hiện ở) làng Thái Lai. Đều ban cho khi sống là nơi ấp sở, khi chết đi về sau là nơi thờ cúng.
    Trở về quê hương, Hùng Bảo dựng cung sở ở nơi nhà cũ (nay là ngôi đình Phú Mĩ), lại đào một "minh đường" ở trước nhà để nuôi dưỡng chân long "chân long tú khí". Từ đó, ông ra sức dạy dỗ nhân dân, trở nên một làng có phong tục tốt đẹp. Nhà nhà trở nên đầy đủ, giàu có, nhân dân trong làng với ông trở nên có nghĩa tình"sư đệ" (thầy trò).
    Nay ở đình Phú Mĩ còn có đôi câu đối ghi nhận về việc ấy:
    Cư ấp dưỡng nhàn, giáo hoá đào thành kim mĩ tục.
    Hi triều sảng báo, tỉnh cường biệt chiếm cổ thang châu.
    Còn Trần Nương vẫn ở hành cung tại làng Thái Lai. Tương truyền nay còn hòn đá ở bến sông Cà Lồ, nơi cạnh ngôi nghè bà vẫn thường tắm giặt trên hòn đá bến sông ấy.
    Đến khi Mã Viện sang xâm lăng, Trưng Vươngcho triệu hai vợ chồng ông lên đường chống giặc. Ông tiến quân đến đất Đô Dương, quận cửu Chân đánh trận. Chém được hơn mười tên tướng Hán nhưng quân Hán bủa vây bốn mặt. ông cưỡi ngựa đột phá vòng vây. Bị một viên tướng Hán phóng đao trúng, làm ông bị thương.
    Rồi cứ trên mình ngựa, ông phi về đến bến sông làng Tuyền Liệt. Quân Hán truy đuổi đến nơi, ông cuối cùng gieo mình xuống sông mà hi sinh. Ngày ấy, nay là tiệc ngày hoá ở đình Phú Mĩ mùng 10 tháng 10 hàng năm.
    Tin dữ bay đi, Trưng Vương cho là việc nước đã lâm nguy, như người ta mất cánh tay trái, mới sai làm lễ tế và phong cho ông là "Uy linh hiển ứng Thiên Bảo hộ quốc đại vương". Làng Tuyền Liệt là nơi chính lăng đền sở, nhân dân làng Tuyền Liệt đời dời phụng sự.
    Trong cả nước có tới 30 nơi lập đền miếu thờ ông, là các nơi ông đã đi qua, dự trận.
    Các triều đại về sau đều phong tước bậc đại vương thần bậc thượng đẳng.
    Bà Trần Nương, trong chiến trận cũng đã hi sinh cùng chồng. Nay được thờ ở hai nơi:
    - Nghè Thái Lai xã Tiến Thắng.
    - Miếu làng Tuyền Liệt, toạ lạc bên bến sông Cà Lồ xã Phú Mĩ. Bài vị ghi hàng chữ Thánh tâm:"Trần Nương Ả nương quy vi hoàng công chúa đại vương".


    TRIỆU THỊ KHOAN HOÀ
    (Chưa rõ năm sinh - năm mất )
    Bà thuộc di duệ họ Triệu. Từ khi họ Triệu mất nước, tuy xa đời, song bà vẫn phải trốn tránh quân Hán. Bà lưu lạc rồi đến cư ngụ ở chùa Quảng Hựu xã An Lãng huyện Chu Diên. Nay là xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên -Vĩnh Phúc.
    Vốn là người con gái sinh đẹp sắc nước nghiêng thành, mươi phần đẹp đẽ. Công, dung, ngôn, hạnh tứ đức vẹn toàn, Bà có dáng vè của một "mẫu nghi thiên hạ".
    Khi đến huyện Chu Diên, thấy phong cảnh ngôi chùa Quảng Hựu có cảnh sắc xanh tươi, phong cảnh tự nhiên hợp với người đi ẩn náu, mới vào ở hẳn trong chùa.
    Bà có 5 người con trai, cả 5 đều có sức tài hùng dũng, chí khí hơn hẳn người thường, lại tinh thông võ nghệ, giỏi văn chương, ý chí vượt lên như biển rộng.
    Tương truyền, 5 người con của bà được sinh ra cùng một bọc do giấc mộng tình giao với vị thần Vịt ở xứ này, nở ra từ 5 quả trứng sau một cuộc sinh. Cũng bởi vậy, Bà đặt tên cho 5 con đều có chữ "Áp Lang", nghĩa là chàng Vịt.
    Đến tuổi trưởng thành, cũng là thời kì Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa. Cả 5 anh em đều đến hội với Bà Trưng ở cửa sông Hát, đem theo hơn 1000 người là quân bản bộ.
    Cả 5 anh em đều được Bà Trưng thu dùng ở trong quân và phân rõ danh tính, chức vị.
    - Một người được phong làm Triều đình Áp Lang tướng quân.
    - Một người được phong là Án sát nhung vụ tướng quân.
    - Một người được phong là Quý Minh đại vương.
    - Một người được phong làm Điều Lương tướng quân chuyển vận hưỡng mễ.
    - Một người được phong làmCương Đoán tướng quân hướng tiền đại lộ.
    Cùng trong đại quân của Hai Bà Trưng, 5 vị tướng quân đốc xuất quân thuỷ, quân bộ thẳng tiến đến thành Tô Định giao chiến. Thắng bại chưa phân, một số quân sĩ của Hai Bà Trưng không chịu nổi thời tiết, không quen thuỷ thổ, phần lớn mắc chứng thương hàn, trở ngại đến công cuộc hành quân - Áp Lang tướng quân tìm được vị thuốc"Nga hoàng" lo lắng chạy chữa cho quân lính, nên số quân mắc bệnh mau chóng khoẻ mạnh trở lại. Trong quân vô cùng hoan hỉ, trăm nghìn đồng lòng như một, xông lên đánh thành. Quân của Tô Định chết nhiều vô kể, thây chất đầy đồng, tràn ngập lối đi, chỉ có Tô Định là thoát được.
    Bà Trưng thu hồi hết đất đai bờ cõi, được tất cả 65 thành ở Lĩnh Nam, lên ngôi vua, định công ban thưởng cho các tướng sĩ.
    Ba năm sau thất bại ở Cấm Khê, Hai Bà Trưng hi sinh, 5 vị tướng từ trong vòng vây của quân thù đã mang được thi hài Hai Bà táng ở Hi Sơn. (Địa điểm thuộc làng He phường Phúc Thắng thị xã Phúc Yên).
    Mọi công việc xong xuôi, mới cùng xông lên, nhằm thẳng vào quân giặc, chiếm được hơn 200 đầu giặc. Rồi vừa đánh vừa rút.
    Tướng Hán thấy 5 vị quả là người có sức mạnh tuyệt luân, có ý muốn bắt sông nên mới truyền lệnh cho quân sĩ không được bắn lén. năm vị vương nhờ thế mà thoát nạn. Ngày đem rút chạy đến quê hương (An Lãng), thu thập sĩ tốt để đánh lại quân giặc.
    Tuy nhiên, phía trước không có quân cứu viện, phía sau không có tiếp ứng, mà quân Hán lại ra sức truy bức tiến lui đều khó. Đến nửa đêm, 5 vị vương chạy đến giữa đồng xứ Cổ Lộ - Biết không còn đường thoát, 5 vị Vương mới ngửa mặt lên trời mà than:
    - Cúi mong trời cao xét đến, sau khi chết có thiêng liêng nguyện được cùng Hai Bà Trưng gặp gỡ, không thẹn trong đời mình không gặp được người hợp ý, ơn ấy không còn hối tiếc gì nữa.
    Ngày mùng 10 tháng 5 (năm Nhân Dần - 42 CN) 5 vị Vương đều dùng dao tự vẫn. Dân làng An Lãng về sau đều đến tế lễ ở đây, trở nên rất linh dị.
    Đến đời vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293), nhân đại thắng quân Nguyên Mông lần thứ 3 (Năm 1288), bắt sống tướng Ô - Mã - Nhi, nhận được lời khai của dân xã An Lãng, mới gia phong là Phúc thần bậc thượng đẳng. Đến các triều đại về sau, đều có phong sắc bách thần, tặng các "mĩ tự" (chữ đẹp), cho thờ cúng.
    1- Bà Triệu Thị Khoan Hoà được thôn Minh Lương và 3 xã (cũ) là Xuân Lãng, Yên lan và Hợp Lễ cùng thờ cúng.
    2- Vị thần Triều đình Áp Lang Nga hoàng đại vương Hoàng Lạc nghĩa dũng tướng quân. Xã Yên Lan thờ cúng.
    3- Vị thần giám sát đại vương nhung vụ tướng quân. 3 xã Yên Lan, Hợp Lễ, Xuân Lãng cùng thờ cúng.
    4- Vị thần Ô Mễ đại vương Đốc vận hướng mễ tướng quân. Xã Xuân Lãng thờ cúng.
    5- Vị Quý Minh đại vương thượng đẳng thần. Xã Hợp Lễ thờ cúng.
    6- Vị thần Cương Đoán đại lộ đại vương. 3 xã Yên Lan, Hợp Lễ, Xuân Lãng cùng thờ cúng.
    Trở thành một vùng đậm đặc di tích về bà Khoan Hoà và 5 con.
    Tiến sĩ Nguyễn Văn ái (đời Tự Đức) có đôi câu đối viếng:
    "Trưng thị đa trung thân, mẫu chi giáo dã.
    Thục vương hữu hậu duệ, thần kì thịnh hồ"
    Nghĩa là:
    Họ Trưng lắm bề tôi trung thành, do công dạy dỗ của mẫu.
    Vua Thục có cháu chắt, lắm vị "thần" lắm thay.
    Ngôi đền thờ bà được tôn lên là "Thánh mẫu từ" Đức của bà là "Thần đức vô cương" (đức độ, ơn huệ của bà là không giới hạn). Bà xứng đáng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong công cuộc kháng chiến giành lại độclập cho Tổ quốc thời kì lịch sử đầu công nguyên.
    Đình Hợp Lễ có bức hoành có ý nghĩa:
    "Nhất kiếm thiên thu"
    (Một thanh kiếm để lại nghìn thu)- Nhắc nhở về sự tuẫn tiết của 5 vị vương tướng.
    Cùng một đôi câu đối:
    "Sinh lương tướng, tử linh thần, anh hùng vạn cổ.
    Quốc trung thần, gia hiếu tử, mạch trọng nhất lưu"
    Nghĩa là:
    Lúc còn sống là vị tướng giỏi, khi chết đi là vị thần thiêng, gương anh hùng của vạn thuở.
    Tôi trung của nhà nước, con hiếu trong gia đình, con đường giữa chỉ có một mà thôi.




  4. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    KHOAN KHOÁNG ĐẠI VƯƠNG
    (Chưa rõ năm sinh - năm mất )
    Khoan Khoáng Đại Vương là một nữ danh tướng của cuộc khởi nghĩa dựng nên nhà Tiền Lí, Lí Bí.
    Cha là ông Dương Đức Minh, người quê Thanh Hoa, làm nghề phong thuỷ, nên chu du nhiều nơi. Đến xứ Hổ Kì nay thuộc thôn Báo Văn, xã Đồng Văn huyện Yên Lạc, kết duyên cùng Nguyễn Thị Hằng, là người làng Báo Văn. Cuộc tình duyên với người xa xứ, nhưng xum họp chồng vợ rất êm đềm dưới túplều tranh, tuy nghèo khó nhưng rất mặn nồng.
    Tương truyền rằng:
    Trong một lần ông Dương Đức Minh đi đặt đất ở huyện Bất Bạt thuộc tỉnh Hà Tây hiện nay, Bà Nguyễn Thị Hằng, trong một đêm mưa to gió lớn, đã nằm mộng thấy có một con rồng lớn phủ lên người. Rồi sau đó có thai. Ngày mồng 4 tháng giêng Bà sinh ra một người con gái, trên thân có những vết như khoang rắn, nên đặt tên là Khoan Khoáng.
    Ông Dương Đức Minh thì lần ấy ra đi, không về. Khoan Khoáng lớn lên trong vòng tay mẹ.
    Năm 541, ở chùa Diên Táo (xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên) Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa. Dưới cờ của ông, gồm rất nhiều hào kiệt là người địa phương, đã thấy có Khoan Khoáng là thủ lĩnh cùng một số trai tráng người làng Báo Văn tề tựu.
    Năm 544, khi Lí Bí xưng Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên, phong quan tước cho các quan, thì Khoan Khoáng được phong trở về trấn ải ở phía Bắc.
    Trong công cuộc đánh đuổi quân Lương là Tiêu Tư (thứ sử ở Châu Giao) đang diễn ra, sợ liên luỵ, Bà Hằng đã từ làng Báo Văn sang lánh nạn ở làng Trung Nguyên. (Nay thuộc xã Trung Nguyên huyện yên Lạc). Đến khi đất nước thanh bình, Bà trở về trang Hổ kì và mất ở đó. Mộ tại xứ đồng Mả Kha.
    Còn Khoan Khoáng đóng quân ở trang Hổ Kì, quê mình.
    Đến năm 545, nhà Lương cử hai tướng là Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước Vạn Xuân non trẻ.
    Trong công cuộc chống xâm lăng với 2 tướng nhà Lương là Dương Phiêu và Trần Bá Tiên, chiến trận diễn ra suốt ở hai huyện Bình Xuyên và Yên Lạc. Trong 2 năm 545 - 546, nữ tướng Khoan Khoáng dự nhiều trận chiến đấu và chiến đấu rất dũng cảm.
    Trong một trận huyết chiến tại vùng huyện Yên Lạc, nữ tướng Khoan Khoáng bị trọng thương và khi đưa về xứ Hổ Kì trang Báo Văn thì mất.
    Ngày ấy là Mồng 10 tháng 9.
    Sau khi mất, nhân dân nhớ ơn, nhiều nơi lập đền thờ Bà:
    1- Đình và Đền thôn Báo Văn xã Đồng Văn huyện Yên Lạc, được nhiều đình phong sắc Thần bậc trung.
    2- Đền ở xã Trung Nguyên huyện Yên Lạc.
    3- Đình thôn Dương Cốc, xã Vân Cốc, huyện Bạch Hạc. Nay chuyển di về thôn Trại Cốc xã Phú Xuân huyện Bình Xuyên. Bài vị thờ ở đây có dòng thánh tâm: Đệ Nhị Ả Nương Khoan Khoáng Đại Vương Mĩ Mạo Linh Dung.
    4- Đình làng thôn Đồng Cương xã Đồng Cương huyện Yên Lạc.
    5- Đền Đồng Lạc xã Đồng Văn huyện Yên Lạc.
    Truyền rằng, khi Trương Hống bị quân Lương bao vây, nhớ lời dặn của Khoan Khoáng hiện hình thành rắn, xua đuổi quân Lương, giải được vòng vây. Vì vậy trong dòng thánh tâm bài vị Trương Hống, có chép tên Khoan Khoáng. Trong ngày tiệc, dân làng Đồng Lạc cúng Khoan Khoáng từ 3 giờ sáng và có tục cúng "Bạch xà" để nhắc lại tích xưa.
    Bà xứng đáng là một danh tướng của nhà Tiền Lí.

    QUẢNG TRÍ QUÂN
    (Bính dần 966 - Mậu Thìn 968) cộng 3 năm
    Ông người làng Vĩnh Mỗ huyện Yên Lạc, nay thuộc thị trấn huyện lị. Tên huý là Khắc Khoan cũng gọi tên chữ là Nguyễn Thái Bình là lấy theo tên đất quê ông, hiệu là Nguyễn Gia Loan, tự xưng là Quảng Trí Quân. Vốn là người thông minh, khoáng đạt, kiêu dũng anh hùng, xứng đáng là bậc hào kiệt xuất sắc.
    Nguyễn Khắc Khoan là tướng của triều đình Ngô Quyền, được phân phong ở vùng Tam Đái (Vĩnh Mỗ - Yên Lạc). Cũng bởi tính chất nhà nước phong kiến trung ương tập quyền của triều đình nhà Ngô Vương Quyền còn chưa cao, nên ông (cũng như một số hào trưởng khác) phát triển thành một thế lực phong kiến khá mạh, lại được trị nhậm ở vùng mà về người về của"Nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu", nên đã có lực lượng kinh tế và quân sự riêng. Ông đóng đồn quân ở trên núi Biện (Biện Sơn). Đất đai và dân số trong vùng do ông cai quản.
    Trong thời kì trị nhậm ở Tam Đái, ông đã:
    1- Cùng nhân dân sống chan hoà, nghĩa tình thắm thiết. Ông giành riêng một ao cá, để hàng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng giêng là mở hội đánh cá, mời các bô lão trong vùng cùng dự yến ẩm.
    Sang ngày mồng 9, ông lại sai mổ bò, giết trâu, mời phường múa hát, cùng với nhân dân tưng bừng mở hội mừng xuân.
    2- Ông lại thường khuyến khích chăm sóc nghề nông, luôn luôn dạy dân"Canh tân mĩ tục". (Đổi mới tục lệ cho hay, cho đẹp). Nhờ đó mà người dân trong vùng, nhà nhà tự cung, tự cấp ấm no. Chốn chốn vui cảnh thái bình thịnh trị.
    Năm 944, Ngô Vương Quyền mất, Dương Tam Kha em vợ của Ngô Quyền đã cướp ngôi của cháu là Ngô Xương Ngập. Xương Ngập (con cả Ngô Quyền) sợ hãi bỏ trốn. Họ Dương lên ngôi, gọi là Bình Dương Vương, tồn tại được 2 năm (944 - 945). Sau đó các thế lực trong triều giúp con thứ hai của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn phế truất Dương Tam Kha lập nên triệu đại Hậu Ngô Vương (945 - 965). ở ngôi được 11 năm thì mất, không con nối. Con của Xương Văn là Xương Xí kế vị, nhưng vì bất lực trước cục diện các sứ quân nổi lên cát cứ, nên đã lui về giữ vùng Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hoá), tự coi mình là một sứ quân.
    Trước thời cục rối ren như thế ấy các hào kiệt 4 phương đều nổi dậy. Nguyễn Khắc Khoan được nhân dân suy tôn, trở thành một lực lượng to lớn, tự xưng là một sứ quân, cầm quyền chính.
    Có đôi câu đối viết về sự kiện này:
    Nguyễn Gia Loan chi gian, thập nhị sứ quân kì nhất.
    Ngô Vương kỉ nhị hậu, thiên bách dư niên vu kim
    (Thời ở Nguyễn Gia Loan, ông giỏi nhất 12 sứ quân
    Sau thời Ngô Vương mất, đến nay đã có trên nghìn năm lẻ)
    Ông đã cùng với Lã Tá Đường, sứ quân chiếm cứ vùng Tế Giang (nay thuộc huyện Mĩ Văn tỉnh Hưng Yên) tạo thế răng môi cùng nhau kết ước.
    Trong một lần, hai ông sứ quân cùng đại hội tướng sĩ ở trên sông Tế Giang, thì quân của Đinh Bộ Lĩnh do 2 tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc cùng phục binh bốn bề nổi dậy. Sứ quân Lã Tá Đường ngã xuống giữa trận tiền. Riêng Quảng Trí Quân thầy tớ chỉ cón 3 người, một ngựa một đao vừa đánh, vừa chạy về đến làng Yên Thư (nay thuộc xã Yên Phương - Yên Lạc) bèn tạm trú trong một cái quán gianh bên đường. Nhân dân địa phương đem lễ vật đến chào đón, ông vội vàng mộ được thêm vài trăm quân, rồi quyết chiến với quân Đinh đang ào ào ép đánh.
    Quảng Trí Quân lâm vào thế cùng lực kiệt, trước mặt không có viện binh, sau lưng thiếu lương thực tiếp tế.
    Trong lúc lẻ loi, vô vọng, ông ngẩng mặt lên trời tự than:
    Xuất sư vị tiệp thân tiên một.
    Trường sử anh hùng lệ mãn khân.
    (Ra quân chưa thắng thân đã ngã
    Để lệ anh hùng ướt đẫm khăn)
    Ông cố sức chiến đấu mở vòng vây. Bị trọng thương, ông lui về đến bến đò Sông Loan trước đồn Biện Sơn thì tuyệt vọng kêu lên:
    Nhất ngôn đáo đác anh hùng cốt
    Vạn cổ di lai bỉ hận trường.
    (Một lời nói, đổ xương anh kiệt
    Để hận muôn năm giữa trận này).
    Và ngã ngựa, nhân dân trong làng biết tin, kéo nhau đến lấy đất đắp lên chỉ trong khoảnh khắc đã thành gò.
    Nay trên gò ấy, có đền thờ ông, gọi là Đền Nguyễn Gia Loan (Gia Loan từ), trở thành cổ tích sứ Sơn Tây.
    Nhà sử học Phan Huy Chú xếp ông vào "Dòng chính thống các Đế Vương" (Nhân vật chí).
    Đền thờ ông có hàng chữ lớn: Thiên Hạ Anh Hùng và đôi câu đối ca ngợi sự nghiệp ấy:
    Tam Đái tiểu triều đình, cát cứ Nam Thiên phân vũ trụ
    Ngũ trang lưu thắng tích, đạt bào Tây địa trấn Sơn hà.
    (Triều đình nhỏ ở Tam Đái, chiếm giữ trời Nam, phân chia vũ trụ
    Năm trang ghi dấu đẹp, trong đất miền Tây, vững bền sông núi)
    (Năm trang ngày nay là: Vĩnh Đông, Vĩnh Trung, Vĩnh Đoài, Tiên Mỗ và Tiên Tông, đều thuộc thị trấn huyện lị Yên Lạc).
  5. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN VĂN NHƯỢNG
    (Chưa rõ năm sinh - năm mất)
    Ông là người xã Hiến Trưng (nay đổi là Thế Trưng) thuộc xãTứ Trưng huyện Vĩnh Tường.
    Sách "Nam Việt Thần kì hội lục" chép ông vào danh sách các công thân võ tướng các đời, trong tổng số có 25 người ở mục "thượng lệ".
    Ông xuất thân làm chức Đông Kinh phán quan (Hà Nội) dưới triều vua Lí Cao Tông (1176 - 1210). Các đạo sắc phong thần ở Đền Đức Ông là nơi di tích thờ ông làng Văn Trưng đều ghi chức quan Phán phủ - chức quan thứ hai sau chức Tri phủ - đời Lí ở kinh thành Thăng Long. Một quan chức địa phương thành Thăng Long. Đó là triều vua Lí được sử sách đánh giá là cuối thời chuyên dùng các hiền thần (bề tôi có đức độ, tài năng) lo việc giúp dập triều đình.
    Tháng giêng năm Quý Mão niên hiệu Trinh Phù (1183) vua nước Ai Lao không sang dâng cống theo lễ thường, vua Lí Cao Tông cử tướng Ngô Lí Tín (về sau được phong chức Thái phó) làm đốc tướng cất quân đi chinh phạt. Quân Ai Lao thua chạy, ông bắt được tù binh đến trên trăm người và một cỗ voi chiến. Vua Ai Lao tự nhận nộp lệ cống, xưng làm bề tôi như cũ.
    Ngày thắng trận, ca khúc khải hoàn, ông được thưởng công cao, ban chức tước - lại cho chỉ huy một đội quân mã, một cỗ voi to, áo gấm mầu trắng trở về. Ơn vua, lộc nước, phúc nhà nhiều thêm.
    Trên đường trở về quê hương, do vất thương nặng ngoài mặt trận, ông mất ở bãi dâu cửa sông Tam Đái trên đường rẽ vào làng Bảo Trưng.
    Chỗ ấy, cây cối xanh tươi rậm rạp, xóm làng đông đúc, là một nơi khí thiêng tụ hội. Do vậy nhân dân mới dựng lăng mộ, xây miếu đền bốn mùa cúng tế.
    Hàng năm, vào tháng 2, quan phủ Tam Đái cùng quan huyện Bạch Hạc (nay là huyện Vĩnh Tường) cùng các hiệu quan tu sửa 2 lễ vật là 2 con trâu tiến hành tế xuân, gọi là "quốc tế". Đến triều đình Tây Sơn chỉ có phong sắc, vì tình hình việc quân bận rộn. Các đời vua sau, công việc tế lễ vào mùa xuân lại được tiếp tục, nhưng chuyển hợp tế vào tháng 3, là tháng quý xuân.
    Nay còn giữ được 13 đạo sắc phong "thần" từ triều Lê đến triều Nguyễn. Hiện nay cả 4 làng có âm "Trưng"của xã Tứ Trưng đều thờ ông.
    - Làng Văn Trưng thờ ở Đền Đức ông.
    - Làng Hiến Trưng thờ ở Đình.
    - Làng Lăng Trưng thờ ở đình.
    - Làng Bảo Trưng xây lăng mộ.
    Làng Bảo Trưng nay thuộc về xã Phú Đa.
    LỖ ĐINH SƠN THẤT VỊ ĐẠI VƯƠNG
    Bảy anh em nhà họ Lỗ đều là con ông Lỗ Trọng và bà Khổng Thị Liên, người quê ở xã Bồ Lí huyện Lập Thạch, vốn có nghề hái thuốc nam chữa bệnh.
    Ông bà có ba lần sinh con, được cả thảy bảy người.
    Lần sinh thứ nhất vào ngày 25 tháng 10 năm Đinh mùi (1187) được ba con trai: Lỗ Văn Cường, Lỗ Văn Dũng và Lỗ Văn Mẫn.
    Lần sinh thứ hai vào ngày mồng 10 tháng 7 năm Kỉ dậu (1189) được người con gái là Lỗ Thị Bồ. Vì là người con thứ bẩy trong gia đình, nên cũng gọi là Thị Bẩy còn gọi là Thị Bồ.
    Khi lớn lên, bẩy anh em đã có một thời không thần phục triều Trần,nhưng rồi được thái sư Trần Thủ Độ thu dùng, sáu anh trai được phong chức quan điển binh thị nội, người em út Lỗ Thị Bồ được phong làm tham mưu việc quân.
    Tháng 12 năm Đinh tị (1257) tướng giặc Nguyên Mông là Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân theo đường lộ Đại Lí (Vân Nam- Trung Quốc) kéo vào xâm lăng nước Đại Việt, tiến đến sông Thao. Bẩy anh em nhà họ Lỗ nhập vào đoàn quân cứu nước do Trần Thủ Độ chỉ huy, và đều được phong chức tướng quân.
    Ngày 12 tháng 12, quân Nguyên Mông tiến đến địa điểm Bình Lệ Nguyên (nay thuộc xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên). Vua Trần Thái Tông tự thân đốc chiến, xông pha tên đạn. Bẩy anh em nhà họ Lỗ khi ấy cũng đang đón đánh giặc ở sông Lô (sông Hồng ngày nay), liền đem quân đến cứu, nhận lệnh đóng quân cản giặc ở động Tam Dương huyện Tam Dương. Còn đại binh của quân Nguyên Mông đã tiến đến xã Nhật Chiêu huyện Yên Lạc.
    Ngày mồng 2 tết năm Mậu ngọ (1258) vua Trần Thái Tông ban cho sáu người anh mỗi người một thanh long đao, bà Bẩy được một đôi bảo kiếm. Mỗi người được một con ngựa chiến và một áo chiến bằng gấm, cùng một vạn quân tinh nhuệ để ra trận. Đến buổi đêm, bẩy vị tướng quân họ Lỗ cho quân sĩ giết gà, lập đàn thề ước, tuyển mộ thêm quân sĩ ở quê hương là các xã Bồ Lí, Hữu Thủ bổ sung quân nhà vua.
    Sáng ngày mồng 3, tiến quân đến xã Nhân Ngoại huyện Tam Dương được nhân dân tưng bừng tiếp đón, mổ lợn khao quân, Nhưng đúng lúc tưng bừng: nước chưa đun sôi, lông lợn chưa cạo sạch, được tin tiền đạo quân Nguyên Mông đang tiến đến gần, bẩy vị Tướng quan kịp truyền lệnh dùng số thịt lợn còn chưa được nấu chín đó khao quân, còn tiết lợn thì dùng xoa lên trán quân sĩ để tỏ lòng quyết chiến tới cùng.
    Trận chiến đã xảy ra vô cùng quyết liệt, quân Nguyên Mông phải rút chạy về cố thủ ở xã Nhật Chiêu. Đạo quân của bẩy vị tướng quân cấp tốc vây kín quân giặc, chém được hơn 1000 đầu giặc. Số quân giặc do khiếp sợ nhẩy xuống sông chết đuối, khiến dòng nước sông Lô có lúc nghẹn tắc lại.
    Ngày ca khúc khải hoàn, bảy vị đều được vua Trần tiến phong tước Đại Vương. Riêng bà Lỗ Thị Bẩy được ban tước hiệu: Đô dũng thống chế đại vương, đại tướng quân, lại còn được ban thưởng rất hậu và phong đất ngụ lộc ở vùng Đinh Sơn (Núi Đanh), nên gọi là THẤT VỊ LỖ ĐINH SƠN.
    Về sau, cả bảy vị đều hóa ở núi Đanh. Tuy ngày hóa có khác nhau, nhưng triều đình cho lấy ngày mồng 4 tháng giêng là ngày cúng giỗ chung. Sắc phong đề là LỖ ĐINH SƠN THẤT VỊ ĐẠI VƯƠNG. Lại phong riêng cho bà Bẩy là Ả LỢI CHÀNG LÊ HÙNG NỮ CÔNG CHÚA.
    Tự điển bộ Lễ triều Lê, chép sự tích Bẩy vị vào mục Sơn thần của nước Nam được tôn thờ.
    Đền thờ chính:
    - Xã Tích Sơn huyện Tam Dương. Có 5 di tích:
    1. Đình Cả thôn Vĩnh Ninh (về sau là phố Đồng Thái) thờ ba vị: Lỗ Văn Cường, Lỗ Văn Dũng và Lỗ Văn Mẫn.
    2. Miếu Đậu thôn Lông Đậu thờ vị Lỗ Văn Dực.
    3. Miếu Khâu làng Khâu (thôn Sơn Đồng) thờ vị Lỗ Văn Vũ.
    4. Miếu Sậu làng Sậu (sau là phố Sơn Tuyền) thờ vị Lỗ Văn Đài.
    5. Miếu Tướng xóm Tiếc thôn Vĩnh Ninh thờ vị Lỗ Thị Bồ, có lá cờ hiệu: Đô dũng thống chế đại vương, Lỗ Thị Bồ đệ nhất đại tướng quân. Nay đều thuộc về thành phố Vĩnh Yên.
    - Xã Nhân Ngoại. Nay là làng Nhân Mĩ xã Thanh Vân huyện Tam Dương.
    Các di tích khác cùng thờ cúng, có:
    - Làng Miêu Duệ thờ ở đình Láng.
    - Làng Hữu Thủ thờ ở đình Hữu Thủ.
    - Làng Hướng Đạo thờ ở đình Hướng Đạo.
    - Làng Hán Nữ.
    - Làng Định Trung thờ ở thôn Yên Lập và đình thôn Thiện Kế.
    - Làng Xuân Trường thờ ở đình thôn Mĩ Hổ.
    Đều là vùng xung quanh núi Đanh có tới 18 điểm thờ tự.
    Danh sĩ Cao Bá Quát từng có thơ vịnh:
    Đương lâu cao kiến Lỗ Đinh Sơn
    Hiệp cốt do văn kí bích man
    Hải nội tức kim vô chiến lũy
    Thặng lưu anh khí tại nhân gian.
    Nghĩa là:
    Lầu cao vọng thấy Lỗ Đinh Sơn
    Xương đã gửi cùng trong vách đá
    Bể lặng đến nay không chiến lũy
    Mà khí thiêng còn ở nhân gian.
    Các lễ hội dân gian quanh vùng núi Đanh ngày nay còn in đậm dấu ấn một thời chinh chiến với hèm tục cúng lễ bằng sinh huyết (tiết sống), sinh nhục (thịt sống), lệ tục kéo cờ, kéo dây, đánh gậy làm sống lại khí thế của ngày ra quân tết năm Mậu ngọ (1258).


    NGÔ MIỄN
    (1372- 1407)
    Ông người làng Xuân Hi, tục danh là làng Kẻ He. Sau đổi ra là Xuân Mai. Nay là Xuân Phương phường Phúc Thắng thị xã Phúc Yên.
    Tương truyền ông thi đỗ Thái học sinh (tương đương học vị T.S. triều Lê) dưói triều vua Trần Thuận Tông (1388 -1398) ở khoa Quý dậu, năm Quang Thái thứ 6 (1399)
    Kì thi thái học sinh năm đó tổ chức vào tháng 2 , số lấy đỗ là 30 người - Tuy nhiên sử "Toàn thư" và sách Đăng khoa lục chỉ ghi được danh sách có 4 người không thấy có Ngô Miễn.
    Sau khi thi đỗ, ông nhập vào giới quan trường, đến chức "nội nhân" được coi quân Thiên Cương ("Nội nhân" là các chức quan hầu bên trong) quân đội được tuyển chọn từ đinh tráng của lộ Thiên Trường (là vùng đất tỉnh Nam Định cũ đất phát tích của nhà Trần) và Long Hưng (gồm phần lớn đất Thái Bình ngày nay). Thiên cươngcó 2 vệ (tả và hữu) cùng với 2 vệ của quân Thiên thuộc,gọi là "tứ thiên", là tổ chức quân đội chủ lực tinh nhuệ của Hoàng gia.
    Đến tháng 4 năm Bính Tuất, ông lại được Hồ Hán Thương lấy làm chức Hành khiển thượng thư lệnh hữu tham tri chính sự, kiêm coi các lăng tẩm vua Trần ở phủ Thiên Trường, là chức quan vào hàng á tướng đặt ra từ triều Trần.
    Trong thời kì ở Thiên Trường, ông nghiên cứu kĩ tình hình đất đai và xã hội miền này. Nhận thấy đất đai nơi đây còn hoang vu và trù phú, nên ông đã tổ chức và thực hiện được một cuộc di dân. Kết quả là ông đã đưa được một số ngưòi thuộc 10 dòng họ ở Xuân Hi là Ngô, Đỗ, Trần, Hoàng, Nguyễn, Phạm, Vũ, Đinh, Đào và Tạ xuống vùng đất bãi bồi ở phủ Thiên Tường khai phá, lập ấp, xây dựng quê hưong mới, đặt tên ấp là Nhật Hi nghĩa là đất mặt trời lên, khí hòa ấm. Chữ "hi" còn là tên làng Xuân Hi, để ghi nhớ nơi quê gốc của mình.
    Khi quân Minh xâm lăng, dưới sự chỉ huy của đại tướng quân Hồ Hán Thương, ông rất có công tổ chức nhân dân chống lại quân xâm lược.
    Ngày 11 tháng 5 năm Đinh Hợi (1407), cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Hồ Quý Li bị bắt, một số quan lại bị bắt, một số quan lại đã đầu hàng giặc Minh. Duy chỉ có Hành khiển hữu tham tri chính sự Ngô Miễn. Cùng viên tướng là Kiều Hiểu tự vẫn, Ông đau đớn gieo mình xuống cửa biền Kì La tuẫn tiết năm mới 36 tuổi.
    Khi viết sách "Nam ông mộng lục" Hồ Nguyên Tường 1 đại tướng của triều Hồ bị bắt sang Yên Kinh có câu: "Than ôi ! chết vì tiết nghĩa là lí tưởng của kẻ sĩ đại phu. Thế mà có người còn lấy làm khó. Xưa nay, ít nghe có vị quan nào được như vậy. Ngô Miễn là đấng trượng phu chăng !".
    Sau cái chết của chồng, Vợ Ngô Miễn là Nguyễn Thị ngửa mặt lên trời than rằng: "Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngay nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữa ? nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao ? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ bạc thì thiếp không nỡ ! chi bằng xin theo nhau !".
    Nói xong, cũng nhảy xuống nước chết.
    Sử thần Ngô Sĩ Liên ca ngợi bà: "Vợ Ngô Miễn là Nguyễn Thị không những chỉ chết vì nghĩa mà thôi, câu nói của bà cũng đủ làm lời khuyên cho đời cho nên chép ra đây để nêu gương" được chép trong sử "Toàn thư".
    Ông có đền thờ ở làng Nhật Hi xã Xuân Thủy huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, là nơi ông lập ấp.
    Ở quê hương, nhân dân lập đền thờ ông ở làng. Nay có tên là đền Ngô Miễn (Ngô Tướng Công).
    Có đôi câu đối thờ ông như sau:
    Minh đức duy thanh kháp dữ Xuân Phương lưu vạn cổ.
    Chí thành khả cách trường yêu Thiên Phúc tụy tư dân.
    Xuân Phương là địa danh hiện nay của Xuân Hy - Xuân Mai.
    Thiên Phúc là để chỉ vùng đất Thiên Trường nơi quê hương thứ hai. Chữ Thiên Phúc còn có nghĩa là "phúc trời cho".
    Nghĩa là:
    Đạo đức cao thượng tưởng nhớ đến danh tiếng (của tướng công) xứng với Xuân Phương lưu vạn thuở.
    Lòng thành thực đến cực điểm gây cảm động, mong được dài lâu hưởng lộc giời, họp lại muôn dân.
    Ngôi đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

    TẢ TƯỚNG QUỐC TRẦN NGUYÊN HÃN
    (Ngày 01 tháng 2 Canh ngọ - 1390 - Ngày 26 tháng 2 Kỷ dậu - 1429)
    Ông là dòng dõi các vua Trần, cháu 4 đời quan Tư đồ triều vua Trần Nghệ Tông (1370 - 1372) Trần Nguyên Đán, cháu 7 đời Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải. Con ông Trần Án và bà Lê Thị Hoàn. Sinh ra ở địa đầu trang Sơn Đông. Nay là thôn Đa Cai xã Sơn Đông huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
    Ông có tuổi thơ trưởng thành ở xã Sơn Đông. Trước khi tìm vào Lam Sơn (Thanh Hóa) để tụ nghĩa, cùng Bình Định Vương Lê Lợi "trù mưu khởi binh" ông có 11 năm rèn luyện tìm minh chủ, chờ thời cơ tiêu diệt giặc Minh xâm lược. Ông sớm nhận ra con đường giải phóng dân tộc đúng hướng bởi ông có lòng yêu nước nồng nàn và lại là người "hữu học thức" .
    Năm 1417 ông vào Lam Sơn tụ nghĩa. Cuộc khởi nghĩa do Bình Định Vương xướng xuất, nổ ra ngày mồng 2 tháng giêng năm Mậu tuất (1418), ông được giữ chức quan Tư đồ. Suốt 10 năm kháng chiến chống quân Minh (1418- 1427), ông luôn luôn là người được Bình Định Vương tin tưởng, thường được dự bàn những việc bí mật". Cũng tức là ở trong bộ tham mưu của quân khởi nghĩa bên cạnh Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
    Truyền thuyết có truyền câu sấm: Lê Lợi vi quân Nguyễn Trãi vi thần, Tả tướng Gốm là ghi nhận sự không thể thiếu vắng của ông trong 3 người lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa, đó là sự thể nghiệm của con người "hữu học thức" nơi ông.
    Đồng thời, ông cũng là vị tướng tài "tinh binh pháp" như các chiến sĩ xông pha nơi hòn tên mũi đạn ngoài chiến trường, và luôn luôn là người chiến thắng.
    - Tháng 7 năm Ất tị (1425), ông đem quân vào giải phóng 2 xứ Tân Bình - Thuận Hóa, gồm một vùng đất dài rộng suốt từ phía Bắc tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lập căn cứ, tuyển binh lính làm hậu thuẫn cho công cuộc tiến quân ra đồng bằng Bắc Bộ, giải phóng Đông Đô.
    - Tháng 10 năm Bính ngọ (1426), ông chỉ huy mũi tấn công bằng quân thủy với hơn 100 chiến thuyền, bao vây phía Bắc thành Đông Quan đánh một trận "khói lửa ngút trời", khiến quân bố phòng của Vương Thông phải bỏ mặt trận rút vào thành cố thủ. Thành Đông Quan hoàn toàn bị cô lập với các thành bên ngoài như Điêu Điêu (Gia lâm), Thị Cầu (Bắc Ninh)... Sau trận này ông được phong chức Thái úy, là chức quan đứng đầu hàng quan võ.
    - Tháng 9 năm Đinh mùi (1427), để cô lập thành Đông Quan với viện binh của tướng Minh An Viễn hầu Liễu Thăng sắp tràn vào biên ải, ông được Bình Định Vương Lê Lợi sai cùng với các tướng tư mã Lê Sát, Lê Lí đánh thành Xương Giang.
    Ông chỉ huy mặt trận công thành, khoét đất đào đường hầm, mở đường đánh nhau với giặc, lại kết hợp các loại vũ khí chiến thuật như tên lửa, súng lửa, câu liêm, giáo dài, nỏ cứng 4 mặt đánh vào thành, nên chưa đầy 1 giờ (tức 2g GMT) thành Xương Giang kiên cố đã bị hạ. Các tướng giặc giữ thành như Kim Dận, Lý Nhậm đều tự sát chết.
    - Trong chiến dịch Chi Lăng Xương Giang tháng 9 cùng năm ấy, đón đánh Liễu Thăng, ông được cùng Lê Sát phục binh ở Chi Lăng, góp công lao lớn vào chiến dịch diệt viện, chém Liễu Thăng ở ải Chi Lăng - Rồi ông lại được Bình Định Vương sai đi chặn đường tiếp tế lương thực của giặc cho đoàn quân của Liễu Thăng. Nhiệm vụ được hoàn thành, ông thực sự đã có công lao to lớn trong toàn bộ chiến dịch - xứng đáng với 4 chữ lớn KHAI QUỐC NGUYÊN HUÂN (công đầu mở nước) mà đời ban tặng.
    Bởi vậy, trong cuộc hội thề ở phía Nam thành Đông Quan ngày 22 tháng 11 năm Đinh mùi, trong danh sách đoàn do Bình Định Vương Lê Lợi cầm đầu, tên ông được đứng sau liền tên vua, sử sách vẫn ca ngợi về việc này là "đủ để kính trọng như thế".
    Đất nước hết bóng giặc ngoại xâm, trở lại thanh bình, ngày 08 tháng 3 năm Mậu thân (1428) ông được phong chức quan Tả tướng quốc (Hữu Tướng quốc là thái tử Tư Tề, con trưởng của nhà vua).
    Sau đó, ông "khất quy hưu" (xin về hưu), trở về quê hương là ấp Đông Sơn (nay đổi là Sơn Đông), tiêu dao ngày tháng. Nhưng sau đó, có kẻ cáo ông mưu phản. Hoàng đế Lê Lợi sai người về bắt ông.
    Ngày 26 tháng 2 năm Kỉ dậu (1429), thuyền của ông rời bến nhà, trên đường về Kinh Đô. Đến bến Đông Hồ thuyền chìm. Ông và 42 người "gia thần nội thủ" (có sách chép là "lực sĩ xá nhân") đều chìm - chỉ có 2 người bơi vào bờ là được thoát.

  6. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN TRIÊM
    Ông người xã Phú Hoa huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, xã Sơn Tây. Nay là thôn Phú Đa, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường. Ông thi đỗ tạo sĩ (võ cử tương đương như T. S bên văn) làm chức quan thủ hiệu (đứng đầu) hiệu Nhưng nhất. Là đội đứng thứ nhất gồm 60 xuất ưu binh trong các đội bộ binh thị hậu, là binh ngạch từ đời Trung Hưng về sau. Được phong tước hầu: Chiêm Vũ Hầu.
    Tháng 2 năm Giáp thìn (Cảnh Hưng 45 - 1784) ưu binh tam phủ (Thiệu Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia nay thuộc tỉnh Thanh Hóa) nổi loạn nhân việc chúa Trịnh Tông nghi ngờ sai bắt số đông đang tụ tập uống rượu ở sân đền Vạn Thọ trong cung do vua Hiển Tông ban cho.
    Ông Nguyễn Triêm, theo kế của các ông Nguyễn Khản (người Hà Tĩnh. Đỗ T.S) và viên quyền phủ sự Dương Khuông (em Thái phi của Trịnh Sâm sinh ra Trịnh Tông) được chúa Trịnh Tông sai đem quân lính hiệu Phong Lôi đến bắt. Ông kéo quân thẳng tới bao vây chỗ quân dâng tụ họp ăn uống, bắng được 7 người giải về phủ đường trị tội.
    Ngày 15 tháng 2, bảy người bị khép vào tội loạn binh đều bị xử tử.
    Được tin ấy quân lính tam phủ sôi sục căm phẫn, kéo nhau đến vây bắt Nguyễn Khản, Dương Khuông và Nguyễn Triêm. Nhưng Nguyễn Khản đã nhanh chân kịp chạy đi Sơn Tây từ trước, còn các ông Nguyễn Triêm và Dương Khuông thì chạy vào trong phủ chúa. Họ bèn đùng đùng hò nhau phá sạch cả dinh của 3 người, trong giây phút, tất cả đều hóa thành bãi đất bằng.
    Biết tin ông Dương Khuông và Nguyễn Triêm ẩn náu ở trong phủ, họ chia quân chặn giữ cửa phủ, còn số đông thì kéo nhau xông vào trong phủ đường, yêu cầu chúa Trịnh Tông phải đưa 2 người ra cho họ xét xử. Chúa Trịnh Tông (do ưu binh tam phủ lập nên) bị ép vào thế bức bách, nhờ có thái phi Dương Thị vay lạy nên tha cho Dương Khuông. Còng ông Nguyễn Triêm thì nhất thiết phải giao lại cho họ.
    Bấy giờ ông đang ở trên lầu gác, chỉ tự vệ bằng 2 thanh kiếm, quyết liều cùng chết với quân Tam phủ.
    Chúa bị họ bức bách quá chừng, cực chẳng đã, sai dụ bảo ông rằng:
    - Hiện nay xã tắc đang nguy ngập chỉ còn một sợi tóc, chúa không bênh vực cho được nữa. Xin tướng quân dừng tiếc một cái chết để cho nhà chúa được yên. Đó là công lao muôn đời.
    Ông bất đắc dĩ phải xuống thang gác, bái yết chúa Trịnh Tông:
    - Chết thì chết, thần xin 2 tay 2 gươm, đánh nhau một trận to với chư quân, thần phải giết lấy vài trăm tên cho cùng chết với thần để chúa được hả giận mới được.
    Chúa Trịnh nói:
    - Như vậy thì chỉ làm kinh động đến Dương Phi (vì Phi là chị của Dương Khuông). Mà quả nhân đây cũng không tự giữ mình được.
    Nghe câu của chúa, ông bèn quẳng gươm xuống đất nói:
    - Như vậy còn làm gì được nữa ! Thần chỉ chết uổng mất thôi !
    Chúa Trịnh Tông khóc, từ biệt ông. Hứa hẹn rằng, sau khi ông chết, sẽ cấp cho một nghìn khoảnh ruộng làm thế nghiệp và phong làm phúc thần, lấy 10 làng làm dân giữ việc thờ cúng.
    Ông nói:
    - Bầy tôi vì chúa mà chết, dám đâu mong cầu tước lộc, thần chỉ mong rằng chúa hăng hái giữ vững kiền cương.
    Rồi chúa Trịnh Tông bèn chính tay viết 6 chữ: Trung Nghĩa, Tráng Liệt Đại Vương trao cho ông. Ông quỳ xuống nhận lĩnh, vê tròn mạnh giấy có 6 chữ ấy và nuốt, rồi lạy tạ đi ra.
    Khi qua điếm Tiểu Bút, các ưu binh lôi ra đánh, ông nói:
    - Ở đây là nơi đất cấm, không nên. Để tao đi ra ngoài cửa phủ ngồi yên đâu đấy, tha hồ cho chúng bay muốn làm gì tao thì làm.
    Ông bèn thong thả đi đến cầu. Ngồi yên, các ưu binh Tam phủ lấy gạch đá nện vào đầu ông. Máu chảy đầy cả mặt mũi, ông vẫn ngồi không nhúc nhích, lấy tay áo lau mặt, cười và nói:
    - Mình bây giờ không thi các cử nữa, thế mà vẫn còn phải thử xem có đảm hay không ! Khoái nhỉ ! Khoái nhỉ !
    Một ưu binh Tam phủ, từ đằng sau đâm ông một nhát thương dài, thế là ông chết.
    Ông là một quan võ, ứng xử như một kẻ sĩ có học, trung thành tuyệt đối với chúa, là người mà mình xuất thân tôn phù, lấy cái chết của riêng mình đề giữ an ninh cho cơ nghiệp nhà Chúa, tức là bảo vệ nhà nước của mình. Rất xứng đáng là bậc trung thần tiết liệt, đến nay tiếng thơm còn mãi với sử xanh.
    Đời sau tôn vinh ông - những chữ như sau:
    Bức hoành 3 chữ: LẪM NHƯ SINH
    Nghĩa là: Kính nể như khi còn sống.
    Cùng 1 đôi câu đối:
    Tiểu xú ô kiều đương nhật tử
    Đại trung lẫm liệt đáo vu kim.
    Nghĩa là:
    Dòng nước nhỏ đục bên cầu nơi ông mất giữa ban ngày.
    Tấm lòng đại trung trang nghiêm lắm, còn đến ngày nay.
    Theo nguồn tin từ dòng họ, thì ngôi mộ ông hiện còn ở quê.

    PHÙNG DONG OÁNH
    ( - 1748)
    Ông là người xã Ốc Trù, thuộc về di duệ Văn Thụy hầu Phùng Văn Minh, biệt cư ở xã Vĩnh Mỗ huyện Yên Lạc. Nay là thôn Vĩnh Mỗ huyện lị Yên Lạc. Ông là quan võ đời vua Cảnh Hưng (1740 - 1786), đóng đồn quân huyện Yên Lạc ở xã Vĩnh Mỗ (trị sở huyện Yên Lạc).
    Thời kì ấy, ở Sơn Tây, Nguyễn Danh Phương nổi lên rất mạnh mẽ, chiếm giữ núi Tam Đảo làm căn cứ lâu dài, tung hoành ở miền các huyện Bình Tuyền (Bình Xuyên) Yên Lạc, Tam Dương, Bạch Hạc (Vĩnh Tường) và Lập Thạch. Đến đây, dẫn quân về đánh chiếm trị sở huyện Yên Lạc tại xã Vĩnh Mỗ.
    Nguyễn Danh Phương là con người tài giỏi, gặp đối thủ là Phùng Dong Oánh, một viên tướng kiên cường, lại có lòng trung thành tuyệt đối với triều đình nhà Lê Trịnh, nên cuộc chiến đã kéo dài suốt 6 năm từ năm Quý hợi (1743) đến năm Mậu thìn (1748). Nhân dân quanh vùng khổ sở điêu đứng.
    Tháng 5 (Mậu thìn - Cảnh Hưng 9- 1748). Nguyễn Danh Phương lại dẫn quân tiến công đồn Vĩnh Mỗ, quyết tâm triệt hạ bằng được. Phùng Dong Oánh đã chiến đấu đến cùng, lập nhiều công lao trên chiến trận. Cuộc chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Danh Phương đem toàn bộ lực lượng quân sĩ đến vây bức. Còn ông thì không thông được tin tức với triều đình nên không được triều đình tiếp ứng, lực lượng ngày càng mòn mỏi kiệt quệ.
    Giữa trận tiền, một mình ông xông pha đốc chiến. Thân mình bị thương đâm tới 10 vết kiếm, nhưng ông vẫn không rời vị trí. Trước sức công phá dữ dội của Nguyễn Danh Phương, đồn bị vỡ, ông cuối cùng không chịu khuất, đã dùng dao tự tuẫn tiết.
    Cùng một lúc ấy, những người thân thuộc của ông, cùng binh sĩ theo ông chiến đấu và những người dân phu phục vụ ở đồn đều bị giết hại, con số tới gần 900 người. Nỗi oán hận ngùn ngụt không sao kể hết.
    Sau trận vỡ đồn Vĩnh Mỗ, ông trở nên là vị tướng nghĩa kiệt, ngay lập tức được nhà vua ban tặng 4 chữ Trung Nghĩa Khả Gia, (sự trung nghĩa vô cùng quý báu đáng khen thưởng). Lại được dự thăng chức vượt 3 bậc từ tổng binh đồng tri lên Đô chỉ huy sứ . Rồi lại thăng tới chức Khinh xa úy, trung ban.
    Tháng 10 năm ấy, lại được ban tặng là Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, Đô chỉ huy sứ ti Đô chỉ huy sứ Oánh Quận Công, thượng trụ quốc, thượng trật. Được cấp cho 10 mẫu ruộng ở 3 xã Vĩnh Mỗ - Tiên Mỗ huyện Yên Lạc và xã Đan Dương Thượng huyện Bạch Hạc (Vĩnh Tường) làm ruộng tế tự, cấp cho 20 hộ dân xã Vĩnh Mỗ lập đền thờ, gọi là TRUNG NGHĨA ĐƯỜNG, ghi tên vào sổ "Trung Nghĩa" để thỏa tiếng thơm nghĩa khí.
    Lại tặng tước vị cho 10 người thân thuộc có công lao, thăng chức cho 2 bậc. Ban cho con ông được thăng chức một bậc. Còn những người khác cùng ông chiến đấu, hơn 100 người đều được thăng chức một bậc. Những người có công phục vụ như kiếm củi, cắt cỏ trong 2 xã Vĩnh Mỗ, Tiên Mỗ đều được xá tô 5 năm, để bớt đi nỗi khổ cho họ.
    Di duệ của ông còn lưu giữ được tất cả 3 đạo sắc phong của triều Cảnh Hưng.
    NGUYỄN ĐÌNH MĨ
    (Chưa rõ năm sinh - năm mất)
    Ông là người xã Chi Long huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà thuộc Kinh Bắc. Nay là thôn Chi Đông xã Quang Minh huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc.
    Đầu đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1459), xuất thân làm chức quan chuyển vận sứ, là một chức quan cấp huyện ở huyện Thanh Oai (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Năm Thái Hòa thứ 4 (1446), ông được cử đi sứ nhà Minh, cùng đoàn với các ông Nguyễn Thúc Huệ và Trình Chân. Ông phụ trách tâu lên vua Minh về việc người Chiêm Thành vào cướp thành Châu Hóa (Thừa Thiên - Huế) và cướp bóc nhân dân nước ta trong những năm Giáp tí (1445) và Ất sửu (1446).
    Đi sứ về, ông được vào làm quan ở Nội mật viện, giữ chức thị lang ở Trung thư sảnh (T.T. chép là Trung thư hoàng môn thị lang. Đ. N. N. T. C. chép là khởi cư xá nhân). Thời kì ấy, nước Trung Quốc có sự thay đổi ngôi vua. Minh Anh Tông đi thân chinh miền Bắc, bị Dã Tiên bắt được - ở nhà, em vua là Thành Vương Kì Ngọc trong coi việc nước rồi tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Cảnh Thái.
    Sang năm thứ 2 (1451), nhà Minh sai sứ thần sang nước ta báo về việc lên ngôi ấy. Vua Lê Nhân Tông sai ông và 2 người nữa sang chức mừng về việc lên ngôi vua. Sứ đoàn ra đi vào ngày 18 tháng 10 mang theo bài biển chúc mừng có những câu rất nhún nhường: "...Mệnh nước mới ban, nơi nào chẳng phục. Thần cõi nam hẻo lánh, gặp thời thái bình ngửa lên cửa khuyết chín trùng trời mây xa cách; tưởng đến uy nhan gang tấc, chăm chú ngóng trông".
    5 năm sau, ngày 25 tháng 10 năm Bính tí (1456), vua Lê Nhân Tong lại sai đoàn sứ gồm 4 thành viên sang nhà Minh dâng nộp lễ cống hàng năm và tạ ơn, bởi lúc ấy, có sứ đoàn nhà Minh sang nước ta ban tặng cho vua áo, cổn và mũ miện của vua Minh Cảnh Thái, nên có lần đi sứ phúc đáp này. Đây là lần thứ 3 ông được cử đi sứ dưới triều vua Lê Nhân Tông.
    Tháng 12 năm Tân tị (1461), ông được vua Thánh Tông cất nhắc từ chức học sĩ viện Hàn Lâm thăng lên làm quyền Lễ nghị viện thượng thư. Sau đó được thăng lên tới chức thượng thư bộ Binh, luôn là người được vua Thánh Tông (1460 - 1497) ân cần chăm sóc. Nhà vua thường răn bảo rằng: "Người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm bậc để đi đến họa loạn. Ta và các ngươi đã thề với trời đất dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chắm không lơi, các ngươi chớ có quên đấy".
    Tuy nhiên, trong những năm đầu mới lên cầm quyền chính, vua Thánh tông không phải ngay một lúc đã ổn định được tư tưởng các quan vào bậc đại thần. Những người không cùng quan điểm với ông thường dâng sớ tâu hặc ông về tội xiểm nịnh (vì ông thường luôn luôn tâu việc, mỗi tháng đến 3 lần), cho ông là kẻ tiểu nhân không thể tin dùng.
    Trước triều đình và sức ép ngôn luận của trăm quan, tháng 7 năm Giáp thân (1464), vua Thánh Tông đành phải biếm chức quan của ông xuống làm tả thị lang bộ Binh, từ tòng nhị phẩm xuống tòng tam phẩm. Tuy nhiên, nhà vua vẫn tiếc tài năng và đức hạnh của ông. Trong lời dụ quan thiêm đô Ngự sử là Nguyễn Thiện vốn là người dâng sớ tâu hặc ông, vua Thánh Tông chỉ trích: "Khoảng năm Thái Hòa (1443 - 1453) và Diên Ninh (1451 - 1459) trên từ tể tướng, dưới thì trăm quan tranh nhau bôn lợi, hối lộ bừa bãi. Người bảo Nguyễn Đình Mĩ là kẻ tiểu nhân, không thể tin dùng. Ta lên ngôi báu đến nay đã 5 năm, Đình Mĩ bôn tẩu phục vụ rất chăm, dốc hết lòng sức, trước thì xiểm nịnh là thế, sau lại lương thiện là thế, thực có gì là hại đâu ? Hồi Lệ Đức hầu (Nghi Dân) ưa thích của quý vật lạ, Nguyễn Như Đổ và Trần Phong đi sứ sang Bắc mua sắm kể hàng ngàn, xoay sở đủ trăm cách. Còn như lòng trung của hai người đó thì ai biết? Ngươi hãy nghĩ cách học tập họ".
    Ông vẫn có chức quan học sĩ ở viện Hàn Lâm, chuyển làm quyền tả thị lang bộ Lại, kiêm Bí thư giám học sĩ. Tháng 3 năm Đinh Hợi đời Quang Thuận (1467) được lấy làm Cung Sự phủ Đại học sĩ.
    Đến tháng 10 năm Canh dần (1470), vua Thánh Tông lại chọn ông đi sứ, sang nhà Minh tâu bày về việc biên giới ở phía Nam luôn bị người Chiêm Thành quấy nhiễu. Đến năm Ất Mùi (1475) đời Hồng Đức, vua Thánh Tông lại một lần nữa cử ông đi sứ, cũng về việc biên giới phía Nam với nước Chiêm Thành.
    Cả thảy ông có 5 lần đi sứ sang nhà Minh (3 lần ở triều vua Nhân Tông và 2 lần ở triều vua Thánh Tông), bởi ông là người có tài, thông thạo điển chương pháp luật. Ông lại là người chăm lo việc nước, làm quan to đến bậc tòng nhị phẩm, và được triều đình sùng tín. Nhưng đồng thời ông cũng thường bàn việc trái với ý nhà vua, và nhất là thường hay bị đình thần mang lòng đố kị, nên vua Thánh Tông thường hay quở trách.
    Tuy nhiên, ông vẫn thực sự là người có nhiều đóng góp cho nước nhà dưới 2 triều Hoàng đế Nhân Tông và Thánh Tông là bậc quan nổi tiếng một thời.

  7. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Xin giới thiệu với các bạn trang web Văn hóa Vĩnh Phúc của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch http://vanhoavinhphuc.gov.vn/
  8. liu_tiu

    liu_tiu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    5.627
    Đã được thích:
    0
    Ở Vĩnh Phúc có những địa điểm du lịch nào nhỉ các bạn nhỉ
  9. changchaithonque

    changchaithonque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    7.688
    Đã được thích:
    0
    Hồ đại lải này,tam đảo này và một số hồ và núi nữa ứ biết tên.Thế mà!
  10. BMW550i

    BMW550i Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Bài viết:
    667
    Đã được thích:
    0
    Ngay gần Hà Nội địa điểm du lịch ổn đây nêu các dịch vụ có thêm

Chia sẻ trang này