1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Ko còn quan trọng nữa
    Mới hôm kia tôi mới ngộ ra, cả kho ashm nato đều yếu đuối, giá thì mắc gấp chục lần loại của TQ, Nga. Chủ yếu để lên tinh thần cho bọn chư hầu, như Nhật, Đài còn đếch thèm Harpoon, tự rèn ra XASM, HF-3 siêu âm, đầu đạn to. Bọn rồ Mỹ hay nâng bi QS Nhật lắm, nhưng khi nói Nhật cũng rèn Ashm siêu âm thì biến hết hahah :)) điển hình là thằng depair, quan thầy Mỹ cũng ghiền ashm siêu âm lắm, vẫn đang loay hoay rèn LRASM-B đấy
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Báo ĐVO đồng tình với phân tích của Bat_Lo_Quan ttvnol

    Bắn 4 tên lửa chống hạm Mỹ chưa chìm tàu cổ lỗ

    (Vũ khí) - Để đánh chìm chiến hạm cũ lớp Oliver Hazard Perry trong cuộc tập trận RIMPAC-2016 hôm 14/7, phải bắn tới 4 quả tên lửa Harpoon cùng lượng lớn tên lửa, ngư lôi.
    Chiến hạm siêu bền?

    Vụ bắn hạ chiếc tàu lớp Oliver Hazard Perry mang tên USS Thach (FFG 43) đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ diễn ra trong khuôn khổ cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2016 ở ngoài khơi Hawaii hôm 14/7.

    Con tàu này được kéo ra ngoài khơi cách Hawaii khoảng 100 km về phía Bắc, vùng bbieern này có độ sâu khoảng 4,5 km, bảo đảm không có người. Ngay sau đó, con tàu đã bị dội mưa tên lửa, bom và ngư lôi.

    Đầu tiên, chiếc USS Thach đã bị trúng 1 quả tên lửa Harpoon từ tàu ngầm của Hàn Quốc, sau đó là 1 tên lửa Harpoon nữa từ khu trục hạm HMAS Ballarat cùng 1 quả Hellfire từ trực thăng SH-60S của Hải quân Australia.

    [​IMG]
    Chiến hạm USS Thach hứng mưa bom đạn.
    Trong đợt tấn công tiếp theo, một tàu tuần tra của Mỹ "đóng góp" 1 tên lửa Harpoon và 1 tên lửa Maverick; tàu tuần dương USS Princeton còn tiếp tục phóng 1 tên lửa Harpoon, trong khi một trực thăng SH-60S khác bồi thêm một số tên lửa Hellfire nữa.

    Chưa hết, một chiếc F/A-18 của Mỹ còn thả 1 quả bom Mk 84, máy bay ném bom B-52 ném 1 quả bom GBU-12 Paveway trọng lượng 225 kg.

    Cuối cùng một tàu ngầm hạt nhân Mỹ phóng ra một quả ngư lôi Mk-48 với gần 2.500 kg chất nổ cực mạnh, bắn trúng mũi tàu tạo nên một cột nước khổng lồ. Sức mạnh của quả ngư lôi này làm phần thân gần mũi tàu bị thụt sâu vào bên trong với 1 lỗ thủng lớn.

    Theo thống kê của tờ Star Advertiser (ở Hawaii), người ta đã dùng đến hơn 10 loại vũ khí cực mạnh để đánh chìm tàu USS Thach, gồm 4 tên lửa diệt hạm Harpoon (phóng từ tàu ngầm, tàu chiến, máy bay), nhiều tên lửa Hellfire phóng từ trực thăng, 1 tên lửa Maverick từ máy bay P-3 Orion, 2 quả bom (từ F/A-18 và B-52), và 1 ngư lôi từ tàu ngầm hạt nhân.

    Điều đáng nói ở đây là sau khi hứng chịu số lượng bom đạn khổng lồ như vậy, con tàu vẫn trụ vững tới 12 giờ đồng hồ rồi mới chịu thúc thủ.

    Hay tên lửa không đủ mạnh?

    Sau cuộc tập trận, truyền thông thế giới đã hết lời ca ngơi chiến hạm lớp Perry, cùng với đó là sự nghi ngờ về sức mạnh của tên lửa Harpoon - vũ khí luôn được Mỹ gọi là sát thủ diệt hạm.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất Boeing, tên lửa Harpoon được phát triển, trang bị cho nhiều nền tảng: máy bay (AGM-84, không có tầng động cơ tăng cường nhiên liệu rắn); tàu chiến mặt nước (RGM-84, lắp tầng đẩy tăng cường); tàu ngầm (UGM-84, lắp tầng đẩy tăng cường và đặt trong container kín nước phóng qua ống phóng ngư lôi cỡ 533mm) và biến thể dùng cho khẩu đội phòng thủ bờ.

    Đạn tên lửa tiêu chuẩn Harpoon nặng 691kg (với tầng tăng cường), dài 3,8m (biến thể phóng trên không) hoặc 4,6m (biến thể phóng từ tàu chiến), đường kính thân 0,34m, lắp đầu nổ nặng 221kg.

    Tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tầm bay 124km, tốc độ bay 864km/h, pha cuối bay ở độ cao cực thấp, dùng đầu tự dẫn radar chủ động. Harpoon được phát triển với khá nhiều biến thể, chủ yếu cải tiến về hệ thống dẫn đường và động lực giúp tăng tầm bắn tên lửa.

    Ví dụ như biến thể phóng từ trên không AGM-84F Block 1D tăng tầm tới 315km, AGM-84H/K Block 1G/J có tầm 280km; biến thể phóng trên tàu chiến RGM-84F Block 1D tăng tầm tới 315km.

    Điều đặc biệt là Hải quân Mỹ từng nhiều lần khẳng định Harpoon có thể bắn chìm chiến hạm cỡ lớn chỉ với một phát bắn duy nhất. Tuy nhiên, sau khi đánh chìm chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry trong cuộc tập trận RIMPAC 2016, người ta hoàn toàn có lý do để nghi ngờ về sức mạnh của Harpoon.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ban-4-ten-lua-chong-ham-my-chua-chim-tau-co-lo-3314566/
    --- Gộp bài viết: 22/07/2016, Bài cũ từ: 22/07/2016 ---
    Cùng 1 tàu lớp FFG (Oliver Hazard Perry-class) được đóng từ những năm 1979-1981, nhưng chỉ 1 quả Exocet đã gây ra thiệt hại mạnh cho tàu Stark, 1 bay một mảng lớn cả phần trên đài chỉ huy, phần giữa thân tàu và phần dưới mép tàu, con tàu bị nghiêng thấy rõ, nước còn tràn vào tàu, trong khi có thể thấy rõ con Thach hoàn toàn ko bị tổn thương nặng, trừ vết móp ở mép mũi tàu gây ra chắc chắn bởi ngư lôi, con tàu cũng ko hề bị nghiêng, nước cũng ko hề bị tràn vào, quan trọng nhất là rất ít vụ nổ HE xảy ra, thường là sẽ có các khói màu đen, cam, đỏ nhưng trong video chỉ có pha đầu tiên được bắn từ P-3 (AGM-65), được bắn ra từ trực thăng (Mark 48 warhead nặng 290kg, so với Harpoon warhead chỉ có 221kg), cần lưu ý đầu đạn của Harpoon mạnh hơn Exocet, cả 2 đều có cơ chế tác động HE blast (Exocet cũ warhead chỉ nặng 165kg), Harpoon sử dụng ở RIMPAC là bản mới AGM-84F (Mach 0.9 = tốc độ của Exocet nhưng đầu đạn lên tới 227 kg), còn nữa Harpoon cũng dài hơn, nặng hơn, phạm vi xa hơn Exocet, nên khi phóng nếu nhiên liệu còn lại nhiều nó sẽ góp vô luôn vụ nổ của tên lửa đánh mục tiêu, mà diễn tập RIMPAC này thường sẽ ko sử dụng tầm bắn xa nhất (OTH) mà chủ yếu trong tầm 40km trở xuống, do đó Harpoon Block 1D mới toanh, được các chuyên gia đánh giá tệ cũng ko oan. Cuối cùng cần nhớ, ashm nato thường cận âm, tác động pha cuối thường vào thân giữa hoặc mép tàu vì hoạt động bay lướt biển cực thấp, tránh radar. HQ Nga, TQ, Iran, BTT vẫn còn nhiều tàu cũ, ko thiết kế với vật liệu nhôm, composite hoặc RAM, vd như Slava, 956-EM, Kirov, Type 052/051....hầu hết bằng hợp kim sắt, thép cứng, RCS to, nhưng những tàu này lại có cơ hội sống sót tốt hơn trước kho ashm vừa chậm vừa nhỏ vừa nhẹ của nato, tư duy thiết kế ashm nato lại ko chú trọng tới việc 1 hit to kill, mà chỉ làm tê liệt tàu, nên Exocet, Harpoon hay tới thế hệ NSM, LRASM vẫn công phá bằng HE, trong khi ashm Nga, TQ từ đời P-15, SY-1 đã dùng HEAT/shaped charge sau này kết hợp tốc độ siêu vượt âm/tác động động năng cao và đầu đạn cỡ lớn như P-270/700/800/1000, PJ-10, YJ-12/18, DF-21D để 1 hit to kill TSB dù ở bất kì góc độ va chạm nào

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    Còn thua cả NSM test (NSM warhead 124kg, Mach 0.9, ngắn và nhỏ hơn Harpoon, phạm vi cũng ngắn hơn 185km)

    [​IMG]

    Cũng là lý do tại sao NSM được HQ Mỹ chọn chứ ko phải Harpoon

    Khám phá tên lửa diệt hạm nước ngoài “mê hoặc” Mỹ
    Raytheon, Kongsberg to Build Naval Strike Missile in U.S



    P-800, P-270, YJ-12 test


    Lần cập nhật cuối: 22/07/2016
    imagic2 thích bài này.
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Hải quân Mỹ khó ruồng bỏ tên lửa NSM
    (Vũ khí) - Dù Hải quân Mỹ đã trao cho Boeing hợp đồng tích hợp tên lửa Harpoon lên tàu tuần duyên (LCS) nhưng Mỹ vẫn khó có thể ruồng bỏ tên lửa NSM.
    Thất bại ngay lần đầu

    Trang Defense News dẫn nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, hôm 19/7, tàu LCS Coronado lần đầu tiên phóng thử tên lửa chống hạm Harpoon Block IC từ ống phóng đặt phía trước boong tàu trong cuộc cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) gần Hawaii.

    Mục tiêu của quả tên lửa chống hạm là tàu chiến lớp Oliver Hazard Perry USS Crommelin (FFG 37), vốn đã được cho ngừng hoạt động, nằm cách vị trí tàu LCS Coronado khoảng 37 km.

    "Tên lửa được phóng đi khỏi tàu theo đúng kế hoạch", Scott Larson, sĩ quan chỉ huy tàu Coronado trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ Tư, khi vẫn đang ở trên biển. "Tên lửa trong có vẻ không gặp phải trục trặc về động cơ nhưng chúng tôi đã mất tín hiệu radar khi tên lửa bay ở tầm thấp".

    Trung tá Scott Larson nói: "Mặc dù tên lửa không bắn trúng mục tiêu nhưng đây không phải là dấu hiệu tiêu cực. Chúng tôi đã thử nghiệm thành công khả năng triển khai loại tên lửa như vậy và phóng tên lửa trong khi không gây thiệt hại trên tàu".

    Một trung tâm phân tích tác chiến hải quân độc lập hiện đang mô phỏng lại vụ phóng tên lửa và tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra khi tên lửa chống hạm được tàu LCS Coronado phóng đi.

    [​IMG]
    Tàu LCS-4 Coronado phóng tên lửa Harpoon.
    Rộng cửa với tên lửa NSM

    Trước khi tàu LCS Coronado có thử nghiệm thất bại với Harpoon, Hải quân Mỹ đã quyết định trao cho Boeing hợp đồng để tích hợp tên lửa chống hạm này lên tàu tuần duyên (LCS) của lực lượng này. Cùng với việc tích hợp tên lửa Harpoon, nền tảng quan trọng nhất của gói nâng cấp này là hệ thống kiểm soát vũ khí mở rộng (AHWCS) dành riêng cho loại tên lửa chống hạm này.

    Theo đó một cụm ống phóng tên lửa Harpoon không rõ số lượng sẽ được gắn phía trước boong tàu LCS ngay sau tháp pháo Mk 110 57mm của nó, và quan trọng là cụm ống phóng này có thể được tháo bỏ khi cần thiết.

    RGM-84D Harpoon là mẫu tên lửa chống hạm tiêu chuẩn có tuổi thọ lâu đời nhất của Hải quân Mỹ, nó được đưa vào trang bị từ những năm 1970 và được sử dụng cho tới nay với nhiều biến thể khác nhau.

    Trọng lượng của mỗi tên lửa Harpoon chỉ khoảng 691kg được trang bị đầu đạn nặng 221kg với tầm bắn hiệu quả lên tới 124km và có vận tốc di chuyển 864km/h.

    Được biết, trước khi công khai gói nâng cấp với tên lửa Harpoon, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm và có kế hoạch trang bị tên lửa đối hạm thế hệ 5 NSM do công ty Kongsberg của Na Uy sản xuất lên tàu LCS.

    Theo trang Navy Recognition, tàu tuần duyên tàng hình Coronado bắn thử tên lửa NSM tại căn cứ hải quân Point Mugu, bang California.

    Tên lửa NSM được thiết kế để nhận dạng mục tiêu qua lớp tàu. Khi khai hỏa từ một bệ phóng trên boong, nó sử dụng đầu dò hình ảnh hồng ngoại để nhận dạng mục tiêu và tận dụng khả năng cơ động cao cùng cơ chế bay lướt trên mặt biển để tránh hệ thống phòng thủ trên tàu đối phương và tấn công, Gary Holst, giám đốc cao cấp phụ trách Tác chiến Mặt biển của công ty Kongsberg nói.

    Tên lửa NSM có khả năng bay đủ để đánh bại "hệ thống phòng thủ cuối cùng" trên tàu chiến đối phương.

    "Một trong số các tính năng nổi bật của tên lửa này là khả năng tránh hệ các thống phòng thủ ở giai đoạn cuối nhờ trang bị radar dò thụ động, các công nghệ tàng hình và khả năng cơ động. Đặc biệt, nó được thiết kế để chuyên tấn công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt", đại diện nhà sản xuất cho biết.

    Hệ thống Vũ khí Phòng thủ Tầm gần (CIWS) của đối phương là lớp hỏa lực bảo vệ cuối cùng, có thể khai hỏa hàng nghìn viên đạn trong thời gian cực ngắn để đánh chặn, làm chệch hướng hoặc phá hủy tên lửa đang bay tới.

    Tên lửa NSM được thiết kế để đánh bại các vũ khí phòng thủ này nhờ khả năng cơ động nhanh giúp nó tránh bị đánh chặn và tiếp tục tấn công mục tiêu. Vũ khí này được thiết kế cấu hình tàng hình để tránh bị các hệ thống radar trên tàu địch phát hiện và sử dụng cơ chế bay lướt sát mặt biển hơn bất kỳ tên lửa nào hiện nay, Holst nói.

    "Nó được thiết kế để đối phó các hệ thống CIWS tối tân. Tên lửa NSM là một vũ khí có tốc độ hành trình cận âm có khả năng bay vòng chuyển hướng. Khi chuyển hướng, đầu dò ảnh hồng ngoại của nó vẫn được duy trì nằm ngang ổn định và bám bắt mục tiêu".

    Phiên bản bắn bằng xe trên mặt đất đã trang bị cho Quân đội Ba Lan. Phiên bản bắn bằng máy bay trực thăng đang nghiên cứu phát triển. Công ty Kongsberg vừa tuyên bố, họ còn đang nghiên cứu phát triển phiên bản phóng từ tàu ngầm cỡ nhỏ. Hiện công ty Kongsberg luôn coi Hải quân Mỹ là khách hàng tiềm năng của tên lửa NSM và tích cực chào bán.

    Căn cứ vào kết quả thử nghiệm lần này Hải quân Mỹ sẽ tính đến khả năng mua tên lửa NSM để trang bị cho tàu tuần duyên lớp LCS. Nếu kế hoạch này được thực hiện, tàu tuần duyên lớp LCS sẽ sở hữu sức mạnh có thể khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải khiếp sợ.

    Tuy nhiên, không rõ vì sao, tên lửa Harpoon được tin dùng trong khi đó số phận của NSM trên tàu LCS không thấy Mỹ nhắc đến. Nhưng sau khi tàu Coronado bắn hỏng Harpoon, rất có thể Hải quân Mỹ sẽ phải nghĩ lại.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/hai-quan-my-kho-ruong-bo-ten-lua-nsm-3314668/?paged=2
    imagic2 thích bài này.
  4. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Tôi thấy NSM và Harpoon thua xa Klub. Klub pha cuối tăng tốc lên 3M, khó bị đánh chặn hơn, dam cao hơn.
    beta22Bat_Lo_Quan thích bài này.
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Klub là để sửa sai cho Kh-35, Kh-35 đi theo tư duy của NATO, tức là hy sinh tốc độ, sức công phá chỉ để giảm khả năng bị phát hiện
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    CM-400AKG phần nào tái hiện nỗi sợ tàu sân bay của Liên Xô từ thời chiến tranh Lạnh.
    Khi đó Liên Xô đã thiết kế những tên lửa phóng từ trên không sử dụng cách đánh leo cao ( có thể tới 22-40km ) - bổ nhào cho 1 loạt các tên lửa của mình, để tăng cự ly và tốc độ tiếp cận mục tiêu lớn.
    Người Mỹ cũng có các loại tên lửa phóng từ trên không tầm xa, nhưng với những kẻ địch thời chiến tranh Lạnh và hiện nay chả có tới 2 tàu sân bay và gần như ko có lực đưa hạm đội tàu nổi tới gần lục địa Bắc Mỹ, việc thiết kế "sát thủ tàu sân bay" với Mỹ là không cần thiết

    Chính những tên lửa như KH-22, hay loại nhỏ hơn như KH-15 đã thể hiện lối tư duy này.

    Với hệ thống Aegis và cảm biến tối tân, các tàu chiến Mỹ có thể dễ dàng đánh chặn cách đánh nói trên, vì các mục tiêu ở độ cao lớn như vậy sẽ bị phát hiện ở cự ly rất xa,

    [​IMG]
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Ko phải sợ mà thể hiện trình độ thiết kế siêu việt, 1 phát bắn đủ loại khỏi vòng chiến hoặc bẻ đôi TSB

    [​IMG]

    Các loại Ashm NATO Exocet, NSM, AGM-84, LRASM ngược lại dù tín hiệu RCS và IR có thể nhỏ hơn, nhưng phải tốn nhiều đạn để diệt, đó mới tính làm thế nào để phá hủy được lớp giáp bảo vệ, trong khi giá thành chắc chắn đắt hơn loại của Nga, TQ lại còn ko thể thay đổi góc độ tấn công pha cuối, luôn là đánh vào thân dưới tàu, nhằm triệt tiêu khả năng phát hiện, phản ứng của CIWS, Short-SAM, nhưng cũng triệt tiêu đi khả năng 1 hit to kill. Còn ASHM siêu âm TQ, Nga ngoài những yêu điểm trên, thì còn lợi thế ở đa góc độ tấn công, trên đầu, lướt biển hoặc bắn chéo

    Thầy ko bàn tới Aegis nhé cháu, suốt chủ để này chỉ bàn về sức công phá của Ashm thôi. Về Aegis thì DF-21D là vũ khí mà Aegis (nếu tàu mẹ đi lẻ) e là bó tay, tầm bắn max 3000km, độ cao max 50km, tốc độ Mach 10 (có thể hơn ở pha bổ nhào), cần hơn 10 tàu DDG, CG để cùng tracking và lock 1 quả DF21D mới hiệu quả, chứ 1 tàu ko ăn thua

    Đọc ở đây: http://ttvnol.com/threads/thao-luan-ve-ten-lua-diet-tau-san-bay-df-21d-cua-tau.666489/page-2

    Cháu lại chém rồi, cháu chỉ dùm Ashm Mỹ nào vừa siêu âm, vừa top-attack/dive attack như Ashm siêu âm Nga, TQ cái, trừ những loại bom dẫn đường GPS, SARH, TV, laze hoặc IR có tầm phóng ngắn, độ cao thấp thì Mỹ đếch có loại tên lửa nào >300km mà dive attack cả, tất cả các loại tên lửa >300km của Mỹ từ trước tới nay đều có cánh (tăng RCS lớn), tốc độ chậm, thiết kế vật liệu nhẹ để giảm RCS như LRASM, ALCM, JASSM, LRASM nói đúng hơn chúng chỉ là đạn lượn, đều chỉ thả ở độ cao 9km trở xuống, cho dù phạm vi có 1000km cũng ko có sức phá hủy lớn với mục tiêu là tàu chiến

    Nga, TQ ko cần nhiều TSB bởi vì chính Ashm là những máy bay cảm tử mạnh nhất, lại tiết kiệm chi phí vận hành hơn FA18 + Harpoon
    Các lớp Kirov, Slava, Udaloy hoặc Sovremenny đều mang Ashm 1 hit to kill TSB, hiện nay các tàu mới của TQ cũng thiết kế toàn kim loại titan rất cứng, các dòng Type 052/054 đủ biến thể cũng trang bị Ashm 1 hit to kill TSB, các lớp tàu nhỏ Tarantul, Type 022 cũng dư sức đánh chìm TSB chỉ với 1 phát bắn

    TQ mới công khai thử nghiệm DF-21D thả từ máy bay vận tải, tương lai sẽ có phiên bản ADF-21D
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 24/07/2016
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Vừa mới dứt lời thì DVO đã kịp có bài viết ủng hộ quan điểm của thầy :)) hơn 2000 pót của cháu deparis chỉ nói nhảm là chính, nên truyền thông có thèm lấy ý làm gì :))


  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    đỡ 2 quả SM-6 chống hạm cũng vã mồ hôi rồi, SM-2 cũng có tính năng đối hạm.

    chứng minh tàu TQ toàn titan cái. Điên vừa thôi
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    SM-6 1 triệu quả thì dìm được con TYpe 052C nhé =)) ở đó là 1 quả, Mach 4 mà ko ramjet, đầu đạn thì chỉ vỏn vẹn 64kg, lại còn blast fragmentation. Kiến thức phổ thông cũng ngu mà ti toe

    http://www.oilchina.com/swzx/en_swzx_qyk_03.jsp?id=100383
    --- Gộp bài viết: 24/07/2016, Bài cũ từ: 24/07/2016 ---
    Chắc mày cũng ko biết TQ là là sản xuất titan và thép số 1 thế giới

    Trong các loại khoáng vật này, chỉ có ilmenit và rutil có giá trị kinh tế quan trọng, nhưng rất khó tìm với mức độ tập trung cao, theo thứ tự là 6,0 và 0,7 triệu tấn được khai thác trong năm 2011.[9] Các mỏ ilmenit chứa titan đáng kể phân bố ổ tây Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Mozambique, New Zealand, Na Uy, Ukraine và Nam Phi.[12] Khoảng 186.000 tấn titan kim loại được sản xuất năm 2011, chủ yếu ở Trung Quốc (60.000 tấn), Nhật Bản (56.000 tấn), Nga (40,000 tấn), Hoa Kỳ (32.000 tấn) và Kazakhstan (20.700 tấn). Tổng trữ lượng titan ước tính hơn 600 triệu tấn.[9]
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Titan#cite_note-USGS-9

    Thép
    Tổng sản lượng ngành thép năm 2010 của Trung Quốc: 627 triệu tấn
    Tổng sản lượng ngành thép năm 2010 của Mỹ: 80 triệu tấn
    Xếp hạng của Mỹ: 3
    http://www.vlxd-bd.com.vn/NewsDetails.aspx?newid=95
    Lần cập nhật cuối: 24/07/2016
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này