1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận: Phương pháp dạy và học ở trường ĐH!

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi kiman007, 26/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    Thảo luận: Phương pháp dạy và học ở trường ĐH!

    Trước tiên tôi mong muốn tôi và các bạn tham gia vào topic này với tinh thần xây dựng và lấy yếu tố khách quan đặt lên hàng đầu....
    Trước khi vào ĐH tôi luôn mơ ước rằng mình sẽ được học trong 1 môi trường học tập đúng nghĩa, hăng say, sáng tạo.... thu thập kiến thức thật tốt để làm việc.... tôi còn nghĩ đến chuyện sẽ chuẩn bị đầu tư từ đầu cho đề tài tốt nghiệp của mình! NHưng tất cả những gì diễn ra trước mắt làm tôi thật sự thất vọng!
    - Phải nói trước là tôi đang nhận xét với cách nhìn của mình nhưng vẫn đưa yếu tố khách quan lên hàng đầu....
    + Học: hầu hết SV chúng ta có cách học chưa đúng: đối phó (phải nói có đến 70% SV bách KHOA tới gần ngày thi mới học - các SV KTX đấy anh em ạ)
    +Dạy : còn rất nhiều thầy cô lên lớp đọc cho SV chép! Và thực sự thầy cô dạy chưa có cảm hứng- chưa có 1 phong cách dạy thực sự để có thể đào tạo những kỹ sư độc lập!

    Trên đây chỉ là những nhận xét sơ lượt 1 vài yếu tố nhỏ thôi, mình chưa thể viết nhiều vì nhận xét thì phải kiểm tra tính đúng đắn của nó - mong mọi người góp chút ý kiến để Xây dựng được 1 phương pháp học tập đúng nghĩa cho SV !
    (Dân bách khoa không học la không chịu được)
  2. Thefan

    Thefan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Học: thì 80% đến gần ngày thi mới học
    10% học đầy đủ trên lớp, về nhà học cầm chừng
    10% còn lại may ra mới học, nghiên cứu đầy đủ
    Dạy : quả thật có quá nhiều môn rất quan trọng đối với 1 ks tương lai , nhưng cách dạy vẫn ko thay đổi : đọc , ghi tóm lược trên bảng và chép, nếu tôi lấy cuốn giáo trình mà thầy cô dạy thì y chang cho đến cả cái ví dụ. Phần lớn thầy cô đều là Ts, thạc sĩ hay ks, nhưng hình như ko qua các khóa về pp sư phạm nên dạy rất khó hiểu .
    Nhưng mà cách thi mới quan trọng : ko cần biết anh học ai , học cái gì, dù cho ra đề mở sách, làm vẫn ná thở luôn.
    Có lẽ đây là khác biệt với các trường khác, Sv phải tự làm việc nhiều hơn nếu không muốn bị đào thải : thi rớt , học lại , rớt nhiều quá ->cảnh cáo -> ra trường sớm.
    To Be Or Not To Be
    Được Thefan sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 27/05/2004
  3. fermat_

    fermat_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc fer thấy dân KTX siêng lắm mừ.
    Hồi tớ ở dưới KTX D(HQG dười Thủ Đức, phòng học bao giờ cũng chật cứng, mà toàn là dân BK ko nhé. Tớ thấy dân BK học như thế là chăm chỉ lắm rồi. Đâu fải lúc nào cũng cắm đầu cắm cổ học là tốt đâu.
    Còn về việc dạy ở trường, fer nhớ có lần cô Tươi nói là kết quả thi phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự học. Vì thế việc giảng viên dạy dở thì phải chấp nhận thôi.
    Mà phải công nhận là đề thi HK BK thú kinh. Đề trắc nghiệm cắm đầu cắm cổ làm. Làm xong cũng chẳng biết chắc là đúng được mấy câu, chán. Mà sao lại cứ phải thi trắc nghiệm nhỉ.
    ới lại trường BK có 1 cái dở là ko khuyến khích sv nghiên cứu KH lắm. Thầy cô cứ nghĩ là sv đụng vào là hỏng, nên ko dám giao cho sv lam gì cả. Do vây sv hấu như ko có cơ hội nghiên cứu KH. Luận văn tốt nghiệp có lẽ là project nghiêm túc duy nhất trong 5 năm ĐH, đúng ko nhỉ.
  4. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề nói về chất lượng dạy thì thật là nhiêu khê! Chuyện này phải có sự đào tạo về chuyên môn của việc dạy Đại học cho những giảng viên - mà hầu hết chỉ qua 1 khoá sư phạm theo kiểu trợ giảng, xem những người đi trước... chứ chưa có sự đào tạo đúng mức về việc dạy học.... việc này càng nói thì cũng chỉ là 1 sự góp ý - cũng chưa thay đổi được gì...
    Vậy quan trọng hơn hết là xây dựng được phương pháp học tập thích hợp cho SV
    Hiện nay theo kiman thấy hiệu quả nhất vẫn là học nhóm - điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của SV mà mang lại nhiều kiến thức hơn.... tuy nhiên học nhóm hiện nay vẫn chỉ là học làm bài tập, thảo luận đồ án.... chưa có 1 sự đột phá tạo nên kết quả thật sự!
    Vậy các anh chị đi trước có kinh nghiệm gì xin truyền đạt và các bạn hiện nay suy nghĩ gì?
    Ta có thể học tập theo những phương pháp nào???
  5. Gresg

    Gresg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Là một người đi trước và rất búc xúc trước thực trạng giáo dục ĐH nên Gresg có vài điều chia sẻ với các bạn:
    Về cách học: Ngày trước, Gresg ấp dụng kiểu này và có điểm số khá: Trước khi bắt đầu năm học, Gresg mượn tập của một chị khoá trên( chị này học giỏi nên viết bài đầy đủ, sáng sủa và logique) để chuẩn bị. Trước khi đến trường, Gresg đều cố gắng xem lướt qua bài mình sẽ học trong ngày hôm đố để biết chỗ nào cân tập trung nghe giảng và nên hỏi giáo viên những cái gì trong bài học. Gresg thường ghi lại lời giảng của GV và ghi chú mà mình thấy hay bên cạnh trong tập của mình. Ở nhà, trước khi chuẩn bị bài cho ngày hôm sau, mình đọc lại bài đã học trong ngày và sửa chữa, ghi chú cho bài viết được hoàn chỉnh. Sau đấy dành thời gian để làm bài tập, đối với dân BK thì bài tập chiếm nhiều thời gian học nhất và qua bài tập giúp chúng ta hiểu rõ hơn lý thuyết. Đối với các môn cơ sở thì cần phải đầu tư nhiều thời gian hơn một chút, cần nắm rõ các khái niệm để có thể tiếp thu những cours kế tiếp nhanh hơn. Vào mùa thi, Gresg có một kinh nghiệm có thể coi là chìa khoá cho sự thành công( tức là thi đậu thôi nhé ): Ôn lại lý thuyết của môn học, tóm tắt lại theo từng chương một cách thực sự ngắn gọn, dưới dạng công thức càng tốt. Sau đó là sưu tập và giải đề thi môn học các năm trước (cái này thì bán đầy trong các phòng photo trong trường BK đấy thôi). Với cách học như thế, Gresg không tốn nhiều thời gian cho chuyện học lắm, chỉ bận rộn nhiều vào mùa thi và lúc làm đồ án môn học thôi. Vì vậy mình vẫn đi dạy kèm, đi làm thêm trong dịp lễ như mọi người vậy. Đấy chỉ là KN để không bị rớt ở trường BK thôi, chứ thật ra kiến thức thì mình thấy còn hổng nhiều chỗ. Một phần là do hệ thống giáo trình lạc hậu và chủ yếu là không liền lạc, logique, một phần do trình độ GV còn hạn chế hoặc không có tâm huyết, phần còn lại là do chính khả năng tự đọc tài liệu tham khảo bằng ngoại ngữ của Gresg khi còn học ở BK rất kém. Chính vì những lỗ hổng kiến thức đó mà Gresg vô cùng vất vả trong năm học cao học ở Pháp, phải làm quen với hệ thống ký hiệu của họ, phải đọc rất nhiều chỗ không có trong kiến thức của mình hồi ĐH. Thêm một khó khăn nữa là kiến thức toán cao cấp của mình được trang bị khá hời hợt ( lại do GV yếu và không biết nhiều về ứng dụng của Toán trong các môn khoa học kỹ thuật nên SV học xong rất dễ quên và không biết cái thứ toán mà mình vừa học có ứng dụng như thế nào trong ngành học của mình) nên Gresg đọc tài liệu của họ rất chậm bởi người ta dùng toán học làm công cụ để chuyển tải ý tưởng của vật lý học. Ngay đến bây giờ, dù đang làm luận án TS nhưng rất nhiều khi Gresg phải đọc lại toán cao cấp. Chỉ biết kêu trời khi mình học trong một hệ thống giáo dục còn lạc hậu hơn người ta từ 20 đến 30 năm.
    Về đội ngũ GV: đây thực sự là một yếu kém của nền GD nói chung và trương BK nói riêng. Thật buồn cười khi có nhiều người đứng trên bục giảng chỉ có trình độ kỹ sư. Không phải coi trọng bằng cấp, nhưng một người kỹ sư, dù là giỏi cũng không thể có kiến thức bao quát để dạy người khác làm kỹ sư. Một nguyên nhân khác của sự yếu kém này là một bộ phân (không còn nhỏ nữa )các vị GV đấy không thực sự tâm huyết với nghề, coi cái vị trí GVĐH là tấm giấy thông hành để làm ăn bên ngoài và lên mặt với người khác. Các bạn thử nhìn lại xem trong khoa của các bạn, có bao nhiêu thầy cô thực sự sống bằng nghề dạy học và nghiên cứu, có được mấy người có làm nghiên cứu (theo đúng nghĩa của nó ), thậm chí có mấy người cập nhật được kiến thức khoa học bên ngoài ? Đời sống lôi cấc vị GV khả kính của chúng ta ra đường cả rồi, họ đến các công trường, đến các xí nghiệp và các bàn nhậu nhiều hơn là ngồi trong phòng thí nghiềm, nhiều hơn là đọc tài liệu. Không thể đổ lỗi tất cả cho họ, cơ chế cứng nhắc, lương còn thấp nên họ không thể tập trung toàn bộ cho việc giảng dạy và nghiên cứu, vấn đề ở đây là cơ chế nữa các bạn ạ.Đó là với các thầy lớn tuổi, còn các thầy trẻ tuổi thì sao? Ở lại trường rồi bắt đầu nhởn nhơ, coi như có được một chỗ an nhàn, không bị đào thải lại được danh là GVĐH nữa, vì thế họ mất hết tính chiến đấu, mất sự cố gắng trong học tập mà họ từng làm rất tốt thời SV. Và rồi họ theo các thầy lớn tuổi để tập tành làm ăn nhiều hơn là đọc sách, luyên ngoại ngữ để tìm một suất học bổng đi du học, đáng buồn là đa phần mất đi tính năng động vốn có thời SV, họ ngồi chờ sung rụng ( đợi suất HBổng của nhà trường phân xuống các khoa hơn là tự lực mình tìm kiếm qua các trương ĐH nước ngoai, qua các tổ chúc quốc tế hay trên mạng). Tại sao họ lại như vậy? Câu trả lời là do họ làm việc không có một áp lực nào cả, do cơ chế không bắt họ phải làm việc. Nếu chúng ta đật ra một quy chế rõ ràng về việc giữ người ở lại làm giang viên thì sẽ tranh được tình trạng trì trệ này, cụ thể như sau: Hạn chế giữ lại SV vừa tốt nghiệp ĐH ( vì những người này hoàn toàn không thể giảng dạy ngay được mà còn cần phải đào tạo nữa ), giữ lại các học viên cao học có kết quả xuất sắc và tiến sĩ.Tốt nhất là tổ chức những cuộc thi rõ ràng, minh bạch để tuyển giảng viên với các tiêu chí đã được định sẵn trước đó. Ở nước ngoài, người ta chỉ giũ lại tiến sĩ để làm GV, mà phải qua một cuộc thi tuyển thực sự. Dối với những người đang là GV đại học thì phải đưa ra những quy chế để chọn lọc, loại bỏ những người không xứng đáng chứ không thể đã là GV thì ra sao thì ra, chả sợ bị mất việc như hiện nay được. Cụ thể thì có thể quy định: Nếu anh là GV mà mới chỉ có bằng KS thì nếu sau 3 năm nữa, anh chưa học xong thạc sĩ thì mời anh đi chỗ khác. Nếu anh đang là GV có bằng thạc sĩ thì nếu sau 6 năm nữa anh chưa bảo vẹ xong luận án tiến sĩ thì mời anh nhường lại vị trí GV cho người xứng đáng hơn anh. Nếu anh đã là TS thì để được tiếp tục đứng trên bục giảng thì ít nhát, sau mỗi 3 năm, anh phải có hai bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học uy tín thực sự trong nước( được hội đồng khoa học quốc gia chỉ định ) hoặc trên các tạp chí khoa học của thế giới. Với những cơ chế cụ thể như thế thì chúng ta hoàn toàn có thể có được một đội ngũ giảng viên có năng lực giảng dạy ĐH. Tất nhiên, đẻ thúc hiện được điều này cần có một chế độ lương bổng hợp lý để người GV tự nuôi sống được bản thân và gia đình. Các bạn đừng lo thiếu người đủ năng lực như Gresg vừa nêu trên. Hiện có rất nhiều người đã bảo vệ LATS ở nước ngoài, sẵn sàng về nước làm công tác giảng dạy nhưng lương thấp và môi trường ĐH không tạo được cho họ động lực để làm việc nên họ đành đi làm cho các công ty bên này, đành đi làm cho các viện NC và làm GV cho các trường ĐH bên này. Gresg quen một anh học xong TS bên này và làm Post Doc cho một viện NC bên này một năm, khi về khoa CNTT để giảng dạy thì được trả lương thử việc, trong khi đó khoa CNTT có được mấy người có trình độ TS, chưa nói là đã làm cho viện NC nước ngoài và giảng dạy ĐH ở bên này. Lương thấp và sự e sợ người có năng lực làm anh ta không trụ lại ở cái chức danh GV ấy nổi, anh ra làm GĐ cho một công ty tin học của Mỹ vói lương tháng vài ngàn USD và nơi đó anh có thể phát huy năng lực chuyên môn đã học.
    Còn nhiều thứ muốn chia sẻ vói các bạn nhưng mình phải về nhà ăn tối , hơn 10h đêm rồi, hẹn các bạn khi khác để trao đổi tiếp.
  6. moonyuppie

    moonyuppie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Gresg nói đúng đó, về cả cách học ở BK lẫn ở nước ngoài. Ngoài ra, mình muốn thêm vào cách để học cho tốt thì phải chịu khó đọc sách, nếu ko có tiền mua sách thì ráng mượn sách thầy đem về photo đọc.
    Còn nếu cái mà ở BK kô trang bị cho mình để mình gặp khó khăn khi đi học ở nước ngoài là suốt ngày chỉ có học lý thuyết kô à (mình học ngành quản lý), mà ít khi ứng dụng thực tế, cho dù có bài tập nhóm. Ngoài ra, mình nghĩ nên cho SV thi open book hết, vì như thế các bạn kô thể học vẹt và điều quan trọng là phải hiểu lý thuyết để giải thích thực tế. Ở BK thi đóng sách, mỗi lần thi là oải.
    Còn chuyện giữ SV giỏi mới tốt nghiệp lại trường thì mình kể cho nghe chuyện này, để thông cảm với mình. Mình tốt nghiệp cũng được huy chương, khi mà mình "xin" về trường sau khi tốt nghiệp cao học, đương nhiên là mình biết phải học GPA cao thì mới dám nói điều đó ra, thế mà bị từ chối 1 cái rẹt, vì nói là mấy khóa trước lỡ giữ nhiều SV quá nên hết chỉ tiêu. Chuyện đó chưa làm mình tức bằng sau khi biết tin là năm nay, khoa mình mới giữ 1 SV tuy tốt nghiệp loại xuất sắc nhưng trìnhđộ AV chưa đủ A nên kô thể đi học cao học ở nước ngoài được mà phải ở lại khoa học thêm ngoại ngữ, chừng nào đủ tiêu chuẩn thì đi học.
    Thế thôi. Tóm lại thì chăm+đọc nhiều+làm bài tập nhiều thì cũng có thể rinh học bổng rồi.
  7. Jeno

    Jeno Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi vậy đối với các bạn sinh viên còn đang học trong trường đại học thì nên học cách nào để có thể học tiếp ở nước ngoài với ít trở lực nhất (tức phải chuẩn bị gì từ lúc còn năm 2-3-4)?
  8. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Ôi khi nào chị tốt nghiệp thì hẵng xin về chứ lo gì. Mà khoa mình bi giờ bão hoà giảng viên rồi chị ơi. Mà cái chị chị nói được giữ lại khoa mà ko đủ trình độ Anh văn thì em nghĩ ko phải vậy đâu. Chị này GPA tới 9.87, hôm trước em lấy cái MSSV của chỉ xem bảng điểm thử thì thấy rất outstanding, gần như tất cả các môn đều được 10. Theo em thế là xứng đáng quá rồi. Học kiến thức chuyên môn thì mới khó chứ Anh văn theo em thì dễ thôi. Ngoại ngữ chẳng qua là học thuộc lòng, nếu có cơ hội đi nước ngoài thì sẽ lên rất nhanh thôi!
    Mà theo em chuyện đó chả quan trọng, quan trọng là khát khao truyền đạt kiến thức cho SV. Nhiều người background oustanding lắm nhưng mà SV complain ko ra gì luôn
  9. moonyuppie

    moonyuppie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Bé à, hồi nghe tin she được giữ lại trường, mình đã cũng tìm hiểu rồi. Thứ nhất là học khác thầy, she đó học giáo viên trẻ mới vừa tốt nghiệp AIT về nên có thể cách chấm điểm khác. Cụ thể là môn Quản lý chất lượng, K97 học thầy NGuyên Hùng thì coi như cả lớp chỉ có 1 người được học bổng học kỳ đó thôi và cuối kỳ thì chỉ có 1 người được A. Còn K98 học thầy khác, mình biết người này, hiện đã bỏ khoa QLCN sang dạy ở AIT, thì lớp K98 được A đến mấy người. Quá là bất công. She kia thì ko được đi học nước ngoài vì tiếng Anh kém là do thầy Thi nói đó và điều này được các classmate hiện đang học bên AIT chung với mình confirm rồi. Thế nên mới ấm ức cho đến giờ. Mà để đi học nước ngoài thì ít nhất phải luyện ngoại ngữ cho thật tốt, riêng đối với ai muốn học kinh tế thì phải luyện thêm khoản nói chuyện tiếng Anh trước đám đông nữa. Hồi trước mình học AV tại chức có 1 môn public speaking nên cũng giúp ít nhiều khi qua đây học.
    Nhân đây cũng muốn nói thêm điều này nhân tiện chuyện trên, đó là ở VN thì giảng viên thường chỉ yêu cầu SV đọc tài liệu bằng tiếng Việt, mà một số trong đó là sách dịch, thành ra khi ra nước ngoài đọc sách thì kô biết được từ chuyên ngành --> tốn thời gian và công sức hơn các bạn khác. Thêm nữa, thầy cô dạy thường có một số người không hoặc chưa có kinh nghiệm thực tế nên giảng bài không hấp dẫn và giáo viên ít có phân tích các vấn đề đang diễn ra trong xã hội có liên quan đến những cái đang học như thế nào. Nhưng điều này sẽ là thiệt thòi cho SV khi đi học nước ngoài vì thi đa số là open book và hỏi hãy nêu 1 ví dụ cụ thể, đương nhiên là mình không thể nêu ví dụ của 1 công ty TNHH con con nào đấy được, mà phải phân tích công ty nào lớn lớn 1 chút. Ví dụ hôm trước mình thi môn Modern Approach of Management for Public Organizations, may mà mình hồi đó và bây giờ lên mạng đọc báo thường xuyên nên mới hình dung ra được cái đại học quốc gia TPHCM như thế nào để mà phân tích trong bài, hoặc môn khác, ví dụ môn Marketing chẳng hạn, thầy cho 1 bài giới thiệu về 1 sản phẩm, nói là mình phân tích thói quen tiêu dùng của 1 thành phố nào đó trong danh sách thầy cho sẵn (thầy đã nghiên cứu trước về quốc tịch của SV nên mỗi nước nào có SV học trong course này, thầy cho 2 TP lớn để làm). Như thế khi thi xong mình hiểu nhiều hơn về lý thuyết, cũng như nếu mà phải đi làm ngay thì cũng đã hình dung công việc phải làm như thế nào. Sau khi thi xong thì thầy cô thường cho mình 1 tuần trước khi công bố điểm để coi lại bài, xem coi bài mình làm đưọc chấm có đúng không. Nếu mà thấy thầy hiểu sai ý mình thì mình có quyền phản biện lại bằng cách viết. Nếu mình đúng thì sẽ được chấm lại. Còn ở VN thì, à há, đừng hòng biết tại sao mình được chừng đó điểm. Nếu mà em bé được học thầy Vũ Thế Dũng thì sẽ biết ngay (trừ việc coi bài thi sau khi thi)
    Còn một điều khác so với học ở VN là ở nước ngoài mình dùng Internet cho việc học rất nhiều. Mình khai thác được từ Internet giáo trình của các trường khác. Khi mà mình không hiểu 1 vấn đề gì hoặc làm bài tập, ngoài việc đọc sách, mình luôn lên mạng coi xem người ta có suy nghĩ thế không hay đang có tranh cãi về vấn đề đó. Khi lên lớp thì giáo viên có thể yêu cầu mình attack hay defense về vấn đề đó, do đó AV phải luyện nói trước ở nhà (thông qua việc tham gia các CLB) cộng thêm phải chịu khó tìm tòi nữa là học được ở nước ngoài.
    Thế nhé, nhưng nhớ học vừa vừa để chơi nữa thì mới tốt.
  10. Gresg

    Gresg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0

    Được Gresg sửa chữa / chuyển vào 15:50 ngày 11/06/2004

Chia sẻ trang này