1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận: Phương pháp dạy và học ở trường ĐH!

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi kiman007, 26/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gresg

    Gresg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0

    Được Gresg sửa chữa / chuyển vào 15:48 ngày 11/06/2004
  2. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Thú thật là mình rất thích đọc mấy bài của anh Gresg. Lâu lắm rồi mới thấy box mình có mấy bài đáng để đọc và suy ngẫm như vậy. Mà sao anh lại xoá bài nhỉ? Đây là vấn đề mà mọi SV đều bức xúc mà. Hi vọng anh lại tiếp tục open share ha
  3. OS-King

    OS-King Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Mới vô năm nhất , còn ham ăn chơi cho nên một tuần trước khi thi mới bắt đầu học.
    Đến năm 4 thì tình hình cải thiện nhiều. Học trước khi thi một ngày .---> rớt te tua luôn.
    Người ta nói lấy thông minh rinh qua cần cù , rinh hết 4 năm mới biết mình ... hổng có thông minh --> chết chưa.
    Vậy nên anh em nhớ cố gắng học sớm sớm một chút , chứ để sát ngày thi thì có khi tiêu thật.
    Đời tôi te tua khi thi xong ...
  4. bigrules

    bigrules Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    tui nghĩ, chúng ta chỉ nên bàn về chuyện học như thế nào cho hiệu quả, còn chuyện dạy thì nói ra để tham khảo thui, chứ mà khui nữa thì đụng chạm nhiều lắm, mà có muốn nói nói đến rụng răng cũng không hết chuyện.
    có bác nào đọc qua các tài liệu về hội thảo phương pháp học tậm ở trường chưa? tui nghĩ, tui lắm bài phát biểu chuối cụ, nhưng cũng có 1 số rất đáng tham khảo với 1 số chúng ta , nhứt là mấy tay có máu lười
    còn bí quyết của "chúng tôi", tôi dùng từ chúng tôi vì ngày xưa tôi học và làm việc trong một nhóm hết sức tuyệt vơì, có thể vắn tắt 9 bí kiếp sau:
    1-sắp xếp kế hoạch cho cả hoc kỳ, bạn sẽ biết rằng mình chẳng phải thần thánh gì mà đi nghe giảng hết các giờ, đi những giờ cần đi và ghi chép những vấn đề cốt lõi.
    2-kỷ luật là vấn đề hết sức quan trọng nếu bạn muốn học tốt. Bạn chảng bao giờ tiếp thu hoặc nghe giảng tốt nếu như cứ lơ mơ nghĩ về cô nàng đầu bàn.
    3-tập ghi chép và tập ghi nhớ, và quan trọng nhất: tập cách đọc giáo trình sao cho khoa học (mở ngoặc ở đây, đây là các kỹ năng cần thời gian và rèn luyện, tui chẳng thể ghi ra đây được vì mỗi người mỗi cách. Gợi ý: tham khảo internet thí dụ: http://www.yorku.ca/cdc/lsp/readingonline/read1.htm)
    4-học nhóm là kỹ năng mang lại "lợi ích" tiềm tàng. Chia sẻ và phải chia sẻ là phẩm chất không phải ai cũng có.
    5-Tham khảo "bề trên" đã từng học, đã từng rớt. Hãy đặt nhiều câu hỏi quan tâm với các "chuyên gia". Bạn sẽ thấy ích lợi không ngờ.
    6-Học ngay sau khi nghe giảng. Nếu làm được điều này, bạn đã thành công đến một nửa trên đường chinh phục "học bổng"
    7-Phương pháp học không thể là một khuôn mẫu chung cho tất cả các môn. Vì, bạn phải học theo thầy nữa. Nghĩa là, Tùy theo yêu cầu nặng nhẹ, tuỳ theo môn học và cả phương pháp truyền đạt của thầy. Các bạn biết đấy, ở khoa CK có thầy Liễm nổi tiếng với môn Cơ Học Máy, ai học mà lạng chạng là tiêu.
    8-Giữ gìn sức khoẻ. Vì "Lộ diêu tri mã lực Nhật cửu kiến nhân tâm" mà. hehe
    9-Học để tốt nghiệp bằng đỏ hay học vì kiến thức sẽ là vấn đề khiến bạn đau đầu suốt thời sinh viên. Bạn phải chọn con đường đúng với mình và phù hợp với nghề nghiệp tương lai. Nếu chọn một trong hai, bạn sẽ có nguy cơ được cái này, mất cái kia. Cần phải cẩn trọng.
    Cám ơn đã đọc nhe.....hehe
    to moonyuppie: nghe nói nhà trường hạn chế tuyển CBGD từ năm 2002 rồi. Sau này chỉ tuyển Ms ỏ ME trở lên thui. Còn SV mới TN thì muốn được chọn thì còn kèm theo nhiều yếu tố nữa, ngoài chuyện xếp loại XS. Thời tui, thiếu gì kẻ TN GPA 3.8/4 vẫn bị thằng 3.5 xoàng xoàng cho đo ván !!
    to gres: bác viết hay lắm, tui tự nhiên thấy "nhột" hehe. Bác à, trường chúng là thuộc loại bự nhất nước, nhưng so với bên ngoài thì bé hạt tiêu. Cho nên, để yêu cầu cao hơn nữa ở thời điểm này là bất khả kháng, sinh viên chúng ta như thánh gióng, lớn như thổi, còn cơ chế của ta, cái trường của ta, thầy giáo chúng ta vẫn là cái áo bé tí ngày nào. Chúng choàng vào là bục rách ngay..hichic..Tự thân vận động vậy. Tôi bỗng nhớ đến một nhà văn: chim đại bàng thì tung cánh trời cao, chúng không thể lượn lờ dưới tán thấp cành cây.
    Được bigrules sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 12/06/2004
  5. Thefan

    Thefan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên báo Tuổi trẻ
    Cái "tội" thiếu tư duy sáng tạo
    TTCN - Đọc những lời tâm huyết của giáo sư Ngô Gia Hy, một người suốt đời cống hiến sự nghiệp cho khoa học, gửi đến giới trẻ chúng tôi, tôi đã dừng lại rất lâu. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần và suy nghĩ nhiều nhất ở ?ocái tội? thứ ba mà người trẻ dễ mắc phải trên con đường khoa học: thiếu tư duy sáng tạo, không biết phân biệt phải trái, không biết bất mãn với những gì đã học để tìm tòi cái mới.
    Thụ động, ngừng ở chữ nghĩa chỉ là thi cho đậu, không phải tiến vào khoa học. Thông tin, chữ nghĩa chỉ để tham khảo, phải vượt lên trên may ra mới tìm thấy sự thật.
    Tôi cho rằng đây chính là vấn đề mà rất nhiều SVHS, những người làm khoa học tương lai, đang gặp phải. Phương pháp học tập mang nặng tính sao chép, thiếu tư duy về những cái mới đã và đang dần dần làm thui chột khả năng sáng tạo vốn rất dồi dào ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên những căn nguyên dẫn đến ?ocái tội? thứ ba này không chỉ đến từ phía HSSV mà thiết nghĩ một phần quan trọng phụ thuộc vào những người có trách nhiệm tạo ra môi trường học tập cho chúng tôi.
    Ngay từ thời học phổ thông, ở những lớp đầu cấp HS đã quá quen với kiểu về nhà phải ?ogạo? thuộc bài chép để hôm sau lên lớp trả bài, đọc càng giống những gì thầy cô giáo cho chép thì càng nhiều điểm, mà điểm lại là tiêu chí đánh giá quá quan trọng nếu không muốn nói là duy nhất; còn thầy cô giáo thì đối mặt với chuyện ?ocháy giáo án?, phải làm sao để đạt cho được những chỉ tiêu, kế hoạch?
  6. Thefan

    Thefan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo...)
    Học tập suốt 12 năm trời trong một môi trường đầy tính khuôn sáo như vậy thì khó mà hình thành nên phong cách học tập thiên về tư duy sáng tạo ở HS. Ngay cả trong các kỳ thi tú tài, đại học, HS luôn được khuyến cáo là buộc phải học đúng theo chương trình giáo khoa, không được học thêm bên ngoài nêu muốn đạt điểm cao, làm cho HS cảm thấy ?osợ? khi muốn tự mình đến với những gì mới mẻ trong quá trình học tập.
    Đến khi vào đại học, hãy thử nhìn thời khóa biểu của một SV xem, hầu như quĩ thời gian của người nào cũng kín bởi những môn học từ lý thuyết đến thực hành, thí nghiệm. Chỉ thời gian đến trường không thôi cũng đã hết một ngày, chưa kể đến thời gian phải ngồi ôn lại để có thể nhớ hết những gì đã được dạy, thì chẳng còn khoảng nào mà dành cho tư duy sáng tạo. Nhiều người từng nói SV VN học nhiều gấp hai lần SV nước ngoài nhưng phần tiếp thu được thì lại thua kém nhiều.
    Bên cạnh đó phương pháp truyền thụ của giáo viên, người dẫn dắt tư duy cho SV: kiểu giảng viên đọc, SV chép cũng còn rất phổ biến. Đối với các SV thuộc khối, ngành kỹ thuật chắc chắn là không thể ngồi đọc các sách khoa học để rồi vắt óc sáng tạo cho ra những điều mới mẻ, mà phải gắn liền với trang thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm và những chính sách khuyến khích.
    Tuy nhiên trên thực tế hiện nay đầu tư cho mảng này còn chưa đáp ứng nhu cầu cho thực hành để lĩnh hội những gì đã học trên lớp, nói chi đến việc giúp SV tìm tòi, phát hiện cái mới. Số lượng HS, SV xuất sắc, đạt được các giải thưởng này nọ thật ra là một số rất ít, nếu nhìn vào đó rồi yên tâm thì quả là một thiếu sót lớn, vì đối tượng cần hướng đến là hàng triệu HS, SV trên cả nước đang thụ hưởng nền giáo dục hiện tại.
    Qua những gì vừa nêu, càng nghĩ tôi càng ?othấm? lời giáo sư Ngô Gia Hy, nếu không có những chuyển biến thật sự từ bản thân HSSV (những người học, đối tượng cần phát huy khả năng tư duy sáng tạo) và giáo viên, giảng viên (những người dạy và khơi nguồn sáng tạo) và nhà quản lý giáo dục (những người tạo điều kiện cho học tập, giảng dạy) thì cái ?otội? ấy sẽ ngày càng có nhiều người mắc phải.
    PHẠM TRỌNG CHINH
    ( ĐH Bách Khoa TPHCM)
    Được Thefan sửa chữa / chuyển vào 12:06 ngày 19/07/2004
  7. qlcn03

    qlcn03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm phương pháp học tập hiệu quả cho SV
    TTCN - Chủ Nhật, 18/07/2004, 08:00
    LÊ HÂN

    TTCN - Không hẹn mà nên, cả hai bài viết của GS Ngô Gia Hy và thạc sĩ Lan Anh trên TTCN số 27-2004 đều nhận được phải hồi từ phía các bạn đọc trẻ. Tòa soạn giới thiệu ý kiến sau.
    Với tư cách là một sinh viên đại học, tôi xin được góp ý kiến vào việc hình thành phương pháp học tập hiệu quả cho SV.
    Trước hết, xin khẳng định rằng việc tổ chức một lớp dạy ?ophương pháp học? cho SV là điều không khả thi và không hiệu quả, với những lý do sau:
    Phương pháp học tập là kỹ năng đòi hỏi rèn luyện lâu dài thông qua quá trình học và tự học chứ không thể truyền thụ một cách đơn giản, ngắn gọn bằng một khóa học. Chẳng hạn không thể qua một lớp huấn luyện viết mà SV có thể viết tốt tiểu luận. Muốn được như vậy, anh ta nhất thiết phải qua một quá trình viết đi viết lại các tiểu luận khác nhau và được sửa chữa đối chiếu thì mới hình thành nên một lối viết vững vàng.
    Phương pháp học là một hệ thống những kỹ năng mang tính cá nhân cao. Tính cá nhân ở đây bị chi phối bởi nhân cách, mục đích học, tương quan của cá nhân đó với môi trường xã hội. Đây là yếu tố làm cho phương pháp học không thể rập khuôn từ người này sang người khác.
    Chẳng hạn, SV có thể đặt mục đích học của mình là đạt điểm cao, thi đậu lên trên mọi tiêu chí khác (tôi tôn trọng và coi đây là một lý do hoàn toàn chính đáng). Cùng ngồi trong một lớp học nhưng phương pháp học của SV này có thể hoàn toàn khác một SV chỉ chuyên chú vào một kỹ năng, kiến thức nào đó anh ta muốn có được thông qua khóa học.
    Sự khác biệt thậm chí có thể ví như sự khác nhau giữa một kế toán và một nhà toán học: cả hai cùng sử dụng toán học làm công cụ. Nhưng nếu một bên chỉ chăm chú sao cho phù hợp, đúng đắn nhất thì bên kia lại chỉ mong muốn đảo lộn những cái công thức đã được coi là đúng đắn phù hợp.
    Cuối cùng, mở một lớp ?ophương pháp học? cho SV mà không có những cải cách toàn diện đối với giáo dục đại học thì vô hình chung chúng ta đang lặp lại lối mòn cũ: có học mà không có hành. SV được hướng dẫn những kỹ năng phương pháp học mới nhưng không thể áp dụng hoặc ?okhông cần phải áp dụng? trong môi trường học tập thiếu thốn, lạc hậu. Cụ thể như hướng dẫn cho SV dùng Power Point chẳng để làm gì khi mà chính nhiều thầy cô vẫn thích phương pháp đọc chép và máy chiếu thì không phải đâu cũng có.
    ***
    Theo tôi, điều kiện khách quan mà các nhà quản lý giáo dục (GD) cần thay đổi để tác động tích cực đến phương pháp học của SV là làm rõ tính mục đích của GD đại học. Mục đích của GD đại học là giúp SV đạt được một lượng kỹ năng, kiến thức cần thiết để phục vụ xã hội. Tính mục đích này vì thế mang tính xã hội cao và phải thể hiện trong thực tế dạy và học trên một số mặt như sau:
    Hệ thống đánh giá kết quả học tập phù hợp
    SV bao giờ cũng mong muốn điểm của mình cao nhất như có thể. Bắt SV coi nhẹ điểm số thì chẳng khác gì ép nhà buôn bỏ lợi nhuận. Nhà GD là cần luôn cập nhật, cải tiến thi cử sao cho ?ophù hợp? nhất. ?oPhù hợp? có nghĩa là: những gì SV làm để tăng tối đa điểm số của mình cũng là những gì anh ta cần làm để đạt được đến mức cao nhất những kỹ năng, kiến thức cần phải đạt được qua khóa học. ?oPhù hợp? cũng có nghĩa bảng điểm của SV phản ánh được mức độ có ích của anh ta đối với xã hội. Điểm số phải chuyển tải đến SV mục đích của GD, phải là động lực thúc đẩy SV tự tìm cho mình cách học tốt.
    Phát triển điều kiện cơ sở vật chất của dạy học
    Không có phòng thí nghiệm thì không thể cho SV thực hành. Không có sẵn nguồn tài liệu tham khảo thì không lấy đâu ra kiến thức mới để trang bị cho SV tìm tòi, khám phá. Lớp học đông đúc chật chội thì không có chỗ để thảo luận, làm việc nhóm. ?oCó thực mới vực được đạo? ?" tôi thiết nghĩ không cần bàn kỹ hơn về việc phải huy động các nguồn lực đầu tư mạnh hơn nữa vào GD.
    Thay đổi quan niệm về dạy, học và quan hệ thầy trò
    Ngót hai thế kỷ trước, những nhà tư tưởng lớn như Weber, Marx đã khẳng định rằng trên con đường chinh phục tri thức, ?ongười tiên phong? phải là trò chứ không phải là thầy. Trong điều kiện xã hội kinh tế hiện đại, SV là hạt nhân của GD. Với tiêu chí như vậy thì người thầy là người ?otạo điều kiện thuận lợi? cho SV.
    Họ phải không ngừng tìm hiểu SV có nhu cầu học cái gì, học như thế nào thì SV có thể đạt được những kỹ năng, kiến thức SV mong muốn một cách hiệu quả nhất (tôi không phủ nhận kiến thức truyền đạt từ người thầy có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu và năng lực học tập của SV).
    Có như vậy thì SV mới được trang bị chu đáo cho việc ?ohọc chủ động?. Vấn đề là ở chỗ quan điểm này trái ngược với ý thức hệ truyền thống đặt quyền uy tối thượng của lớp học vào người thầy. ?oGiang san dễ đổi, bản tính khó dời?, nhà quản lý GD cần xây dựng mô hình GD mà quan điểm trên có được chỗ đứng vững chắc đối với cả người dạy và người học.
    Ba tiêu chí trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau và nhất thiết phải phát triển đồng thời trong một môi trường GD được xã hội hóa cao: đánh giá của nhà trường về kết quả dạy học phải phù hợp với đánh giá của xã hội; việc dạy học phải gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của xã hội và phải tận hưởng những thành quả phát triển của xã hội. Nhất thiết không thể đổi mới phương pháp học của SV bằng cách tăng thêm giờ học vào thời khóa biểu đã vô cùng ngột ngạt của chúng tôi./.
  8. qlcn03

    qlcn03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp học tập đại học
    TRƯƠNG T. LAN ANH
    TTCN - Chủ Nhật, 11/07/2004, 08:00

    TTCN - Nếu các giảng viên đại học trước khi được phép đứng lớp phải đạt được chứng chỉ môn học ?ophương pháp giảng dạy đại học?, thì sinh viên cũng cần phải được trang bị về ?ophương pháp học tập đại học?.
    Xây dựng riêng một môn học về ?ophương pháp học tập đại học?
    Đây sẽ là một môn học thuộc nhóm cơ bản, hai tín chỉ, tập trung chủ yếu vào đào tạo kỹ năng nhiều hơn so với truyền đạt kiến thức. Mục tiêu là trang bị cho sinh viên kiến thức về các mô hình học tập khác nhau có thể áp dụng được ở bậc đại học (chiếm khoảng 30% khối lượng học, 70% sẽ thuộc về đào tạo kỹ năng), huấn luyện sinh viên làm quen với việc tự học và tự định hướng việc học của mình, tự tìm tòi tài liệu, chủ động lên kế hoạch học tập cho bản thân cũng như chủ động thảo luận về bài học với bạn học và giảng viên.
    Sinh viên sẽ được huấn luyện cụ thể về các kỹ năng nghe giảng, đọc sách và tài liệu, tóm tắt vấn đề, ghi chú bài giảng theo cách hiểu của mình (chứ không phải viết chính tả!), hệ thống hóa bài học, viết báo cáo khoa học, làm việc nhóm, thuyết trình...
    Đồng thời sinh viên cũng phải được làm quen với các phương pháp giảng dạy và học tập khác nhau, từ những cách truyền thống như nghe giảng trên lớp, đến việc học qua các bài tập tình huống, bài tập đóng vai, bài tập mô phỏng, học bằng video, bằng đi thực tế...
    Đối với môn học này, giáo viên không còn giữ vai trò là giảng viên trên lớp nữa mà đóng vai trò là người hướng dẫn, huấn luyện viên, người hỗ trợ cho quá trình học tập của sinh viên. Khi có được cả kỹ năng tự học và kỹ năng làm việc nhóm, và tiếp tục được trau dồi và ứng dụng trong những năm còn lại ở trường đại học, các sinh viên sẽ có thói quen chủ động và cầu tiến trong việc học.
    Những kỹ năng trên sẽ tiếp tục giúp các sinh viên không ngừng phát triển trên con đường nghề nghiệp của mình khi đi làm. Tuy nhiên, việc thiết kế một môn học như vậy sẽ đòi hỏi khá nhiều đầu tư cho điều kiện học và người phụ trách môn học sẽ phải nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.
    ***g việc giảng dạy ?ophương pháp học tập đại học? vào các môn học cơ bản và cơ sở của chuyên ngành

    Đây là phương án mà khoa quản lý công nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM đang cố gắng áp dụng trong hầu hết các môn học của khoa. Các giảng viên đều có dụng ý đưa các phương pháp làm bài tập cũng như các hình thức chuyển tải nội dung môn học theo nhiều cách khác nhau để luyện cho sinh viên các kỹ năng như ở phương án thứ nhất nhưng áp dụng cho chính các môn học chuyên ngành mà từng giảng viên đảm nhiệm.
    Như vậy cứ mỗi lần áp dụng một phương pháp giảng dạy và học tập mới, các giảng viên phải hướng dẫn sinh viên cách thức thực hiện từ dễ đến khó, kết quả kỳ vọng của giảng viên, thậm chí phải thực hành mẫu cho sinh viên học hỏi theo.
    Phương án này thuận lợi hơn phương án thứ nhất trong việc triển khai và đầu tư chi phí cũng như nhân lực chuyên môn. Sinh viên có cơ hội thực hành ngay trên các môn học chính thức của mình và rút kinh nghiệm nhanh chóng hơn.
    Tuy nhiên, phần khó khăn của phương án này là ở chỗ khối lượng kiến thức chuyên ngành phải chuyển tải trong từng môn học đã quá tải cho cả thầy lẫn trò, nên giảng viên không còn nhiều thời gian để cho sinh viên thực hành nhiều về các kỹ năng tự học và làm việc nhóm, đủ để có thể trở thành một thói quen hay một phong cách học tập của sinh viên.
    Do đó, muốn ***g việc huấn luyện phương pháp học tập đại học vào các môn học khác thì chương trình đào tạo cần thiết kế lại sao cho cả thầy và trò có thời gian hơn để thực hành các kỹ năng này. Cụ thể là sinh viên phải có thời gian nhiều hơn để tự học, tìm tòi tài liệu, làm các đề án môn học bám sát thực tế...
    Vấn đề còn lại
    Để tạo điều kiện cho việc đổi mới song hành này (đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên và đổi mới phương pháp học tập của sinh viên) được tiến hành có hiệu quả, chúng ta không thể không đề cập đến yếu tố môi trường đối với việc dạy và học: đó là sự nhất quán trong các quan niệm về quản lý giáo dục ở bậc đại học với hệ thống quản lý ở ban lãnh đạo nhà trường và các hội đồng khoa học.
    Để áp dụng theo phương án thứ nhất: cần có giảng viên chuyên nghiên cứu về lĩnh vực ?ophương pháp học tập và nghiên cứu ở bậc đại học? mà cho đến nay lĩnh vực này chưa được xem như là một môn học mà chỉ là một phương tiện.
    Để áp dụng theo phương án thứ hai: cần có những khóa huấn luyện dành cho giảng viên để có thể ***g được các bài huấn luyện kỹ năng của lĩnh vực này vào nội dung môn học chuyên ngành của họ.
    Bên cạnh đó cần có các biện pháp động viên các giảng viên, cần thiết kế bổ sung thêm một tỉ lệ nhất định thời gian giảng dạy dành cho việc huấn luyện các phương pháp học tập mới cho sinh viên. Và như vậy, việc đánh giá các giảng viên cần có điểm dành cho việc đầu tư thời gian và áp dụng phương pháp giảng dạy đa dạng đồng thời với hướng dẫn các phương pháp học tập thích hợp cho sinh viên tùy theo đặc điểm yêu cầu của môn học và khả năng tiếp thu của sinh viên.
    Đã mấy năm nay chúng ta thường xuyên đề cập đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng không phải cứ tăng cường áp dụng các phương pháp giảng dạy mới là ?ođổi mới?. Việc đổi mới ở đây phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu cần đạt được khi áp dụng mỗi phương pháp cụ thể, và hiệu quả của việc phối hợp các phương pháp giảng dạy đa dạng trong mỗi môn học cụ thể. Và mục tiêu dài hạn của tất cả những nỗ lực đổi mới trên phải nhắm vào việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và của cả xã hội.
  9. His_mother_new

    His_mother_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Em mới học xong năm nhất, chưa có thể họi là rành rẽ gì nhưng mờ cũng có đôi chút kinh nghiệm chia xẻ, hy vọng là được 1 chút bổ ích.
    Ở chuyên ngành thì có thể cách học này ko hiệu quả nhưng em thấy nó cực kì hiệu quả ở đại cương( và còn "phẻ" nữa). Đầu tiên trong học kì thì cứ học cầm chừng, hiểu bài là được đừng nghiêm trọng hóa vấn đề ở giai đoạn này, nhưng nói dzị chứ đừng bỏ luôn nhé. Rùi đến khoảng 2 tuần trước khi thi rùi học, nhưng lúc này thì phải học thật là cật lực, mọi thứ bia bọt rượu chè lúc nì là xa xỉ, chỉ học, ăn và học, và cũng đừng học rộng quá, học trọng tâm vô cái cho thi, mí cái trọng tâm phải thật vững, rùi đi thi, thi xong thì cũng quên luôn mí cái đó, nếu mọi chiện ổn thoả thì khỏi học lại nữa.
    EM đã áp dụng cách học này ở 2 học kì vừa rùi và thành công mỹ mãn, vừa khoẻ vừa ổn, 2 học kì đều có học bổng. Nhưng cách học này chắc chỉ áp dụng cho đại cương vì nếu học thế nì thì khi ra trường vô công ty làm ko bít gì hết, tại trả hết cho thầy rùi còn đâu

Chia sẻ trang này