1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 02/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46

    (tiếp)

    Những thay đổi đáng kể về giấc ngủ khi tuần trăng

    Nhiều nghiên cứu khác trước đây đã chứng minh mối liên quan giữa giấc ngủ của con người và chu kỳ của mặt trăng.

    Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ năm 2013 chia sẻ kết quả của một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ và chu kỳ của mặt trăng. Họ tìm thấy một số thay đổi đáng kể về mô hình giấc ngủ liên quan với trăng tròn:

    Giảm thời gian ngủ: trung bình các đối tượng ngủ ít hơn 20 phút trong kì trăng tròn

    Ngủ muộn: các đối tượng mất thêm trung bình 5 phút để rơi vào giấc ngủ tại hoặc quanh thời điểm trăng tròn.

    Giảm melatonin: Các đối tượng có nồng độ "hoóc môn ngủ" thấp hơn trong kì trăng tròn.

    Giảm chất lượng giấc ngủ: Các đối tượng cho biết họ ngủ kém ngon trong kì trăng tròn

    Thay đổi cấu trúc giấc ngủ: Các đối tượng có ít thời gian trong giấc ngủ sóng chậm và mất nhiều thời gian để đạt được giấc ngủ REM hơn khi gần đến kì trăng tròn.

    Nghiên cứu này thu hút được nhiều sự chú ý, vì nó gợi ý mạnh mẽ mối liên quan giữa sinh lý của con người lý và giấc ngủ với các giai đoạn của tuần trăng. Một số nghiên cứu khác sau đó đã báo cáo những thay đổi tương tự đối với mô hình giấc ngủ liên quan đến chu kỳ mặt trăng.

    Một nghiên cứu - cũng được tiến hành bởi các nhà khoa học Thụy Điển – thấy rằng khi gần đến kỳ trăng tròn, thời gian ngủ giảm trung bình 25 phút. Các nhà nghiên cứu thấy sự thay đổi về cấu trúc giấc ngủ, đặc biệt là sự thay đổi trong thời gian để đối tượng đi vào giấc ngủ REM ở quanh thời kì trăng non. Các đối tượng cũng phản ứng mạnh hơn với các kích thích của môi trường trong khi ngủ, trong giai đoạn trăng tròn.

    Một nhóm các nhà khoa học châu Âu, Canada và Mỹ cũng tìm thấy mối liên quan giữa chu kỳ mặt trăng và thời gian ngủ, hiệu quả và chất lượng giấc ngủ, và những thay đổi về giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ REM.

    Những phát hiện còn chưa thống nhất

    Nhưng không phải tất cả các bằng chứng đều chỉ rõ mối liên quan giữa giấc ngủ và chu kỳ mặt trăng, hoặc chứng minh sự thống nhất của mối liên quan.

    Một nghiên cứu gần đây trên hơn 2.000 nam giới và phụ nữ ở Thụy Sĩ không tìm thấy mối liên hệ giữa các giai đoạn của tuần trăng và thời gian ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ.

    Một nghiên cứu khác nằm trong số ít các nghiên cứu xem xét cụ thể giấc ngủ của trẻ em liên quan đến tuần trăng - thấy sự thay đổi giấc ngủ và mức độ hoạt động rất khác với nghiên cứu mới đây. Các nhà khoa học Đan Mạch đã nghiên cứu 795 trẻ em từ 8-11 và thấy rằng trẻ ngủ hơi nhiều hơn một chút-trung bình 3 phút - quanh thời điểm trăng tròn, chưa không phải ít hơn. Ngoài ra, mức độ hoạt động của trẻ cũng thay đổi liên quan đến mặt trăng, và trẻ hơi ít hoạt động hơn trong giai đoạn trăng tròn, giảm trung bình khoảng 4 phút hoạt động vừa phải hoặc mạnh.

    Mối liên kết trong văn hóa dân gian giữa giấc ngủ và hành vi khi thức với mặt trăng đã đi cùng chúng ta từ rất lâu. Chúng ta mới chỉ bắt đầu tìm hiểu một cách khoa học về mối liên quan này, và nó ảnh hưởng như thế nào đến mô hình giấc ngủ của chúng ta và của trẻ em. Chúng ta biết rằng các hình thức khác của đời sống động vật sở hữu sự liên kết sinh lý và hành vi đối với mặt trăng.
    Việc nghiên cứu thêm có thể cuối cùng sẽ cho biết liệu chúng ta có giống như vậy không?
    Một nghiên cứu trên tỉ lệ tử vong do đột quỵ bởi co giật trong tám năm cho thấy 70% ca tử vong là vào thời kỳ trăng tròn (Ảnh minh họa: Internet)
    Ngoài ra, họ cũng sản xuất ít melatonin hơn, có thể do ánh trăng sáng đã làm giảm các tín hiệu của giấc ngủ trong cơ thể con người. Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cho thấy các bệnh nhân ngủ ít hơn trong thời kỳ trăng tròn.

    Một nghiên cứu trên tỉ lệ tử vong do đột quỵ bởi co giật trong tám năm cho thấy 70% ca tử vong là vào thời kỳ trăng tròn (Ảnh minh họa: Internet)
    Ngoài ra, họ cũng sản xuất ít melatonin hơn, có thể do ánh trăng sáng đã làm giảm các tín hiệu của giấc ngủ trong cơ thể con người.
    Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cho thấy các bệnh nhân ngủ ít hơn trong thời kỳ trăng tròn.
    (còn tiếp)


  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46

    (tiếp)
    2. Mất kiểm soát nhẹ

    Các truyền thuyết cho rằng trăng tròn gây ra hưng cảm cho người bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn lưỡng cực (BIPOLAR DISORDER) và rối loạn tâm lý cho người bị mất ngủ. Theo một nghiên cứu, các biến đổi tâm trạng này do ánh trăng thay đổi trên bầu trời gây ra, tạo thành những chu kỳ mất ngủ ảnh hưởng lên tâm lý.
    Ánh trăng sáng có thể khiến đầu óc con người tỉnh táo hơn và ít trầm cảm hơn.

    Một nghiên cứu của Pháp cho thấy tỉ lệ tự tử vào thời kỳ trăng rằm ít hơn vào thời gian trăng non đầu tháng. Và nghiên cứu của Đức cũng cho thấy tỉ lệ tự tử của nam giới dưới 40 tuổi cũng tăng nhẹ vào thời kỳ trăng non.

    3. Tác động lên máu
    Lực hấp dẫn của mặt trăng có thể không chỉ tác động lên thủy triều mà có thể cả dung dịch trong cơ thể như máu, chất nhầy, hóa chất trong não...

    Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy bệnh nhân nhập viện liên quan đến xuất huyết tiêu hóa tăng đáng kể vào thời kỳ trăng tròn. Tuy nhiên, nghiên cứu khác lại cho rằng lực hấp dẫn mà người ở bên cạnh tác động lên nhau lớn hơn 1.000 lần so với mặt trăng.

    Dù vậy, một nghiên cứu khác vào năm 2013 dựa trên số liệu người phục hồi từ phẫu thuật chữa trị đứt động mạch chủ nguy hiểm đến tính mạng cho thấy trong thời kỳ trăng tròn, bệnh nhân ít nguy cơ tử vong hơn 79% so với thời kỳ trăng non. Phẫu thuật vào thời điểm trăng tròn cũng đi liền với thời gian phục hồi ngắn hơn.

    4. Tỉ lệ sinh
    Truyện dân gian cho rằng tỉ lệ sinh nở sẽ tăng vào lúc trăng tròn. Nhưng các nhà nghiên cứu đã xem xét 167.000 ca sinh và không thấy sự liên kết giữa trăng và sinh nở, cũng như giới tính của đứa trẻ.

    5. Gây ra co giật
    Một nghiên cứu trên tỉ lệ tử vong do đột quỵ bởi co giật trong tám năm cho thấy 70% ca tử vong là vào thời kỳ trăng tròn. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện rằng dù mặt trăng không tác động đến chứng động kinh nhưng đi liền với sự gia tăng các ca co giật không do động kinh.

    Nghiên cứu khác vào năm 2013 cho thấy động kinh tăng lên 11% vào lúc trăng tròn.
    Tương tự, khảo sát dữ liệu co giật vào năm 2008 cho thấy tỉ lệ này giảm xuống khi trời có nhiều mây và các nhà nghiên cứu cho rằng ánh trăng là "thủ phạm" gây ra tình trạng này.

    Theo Suckhoedoisong.vn
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Bí ẩn Chu kỳ mặt TRĂNG và sức khỏe con người

    Các Hiểm Họa có thể xãy ra vào các ngày TRĂNG rằm (Trăng tròn)

    Ẩn sau vẻ đẹp thơ mộng của chị Hằng là sức tàn phá ghê gớm mà xung lực mạnh nhất tập trung vào những ngày rằm (Trăng tròn).
    Các vụ động đất, các ca bộc phát bệnh tật thường gặp nhiều vào ngày này.
    Từ xưa đến nay, người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi vẻ đẹp thanh bình, hiền hòa, của chị Hằng trong những ngày trời trong gió mát. Thế nhưng, ít người biết được rằng ẩn giấu bên trong bóng hình thơ mộng ấy là một sức tàn phá ghê gớm khôn lường mà xung lực mạnh nhất được tập trung vào những ngày rằm (Trăng tròn) hằng tháng.
    TRĂNG rằm (Trăng tròn) không chỉ là thủ phạm gây ra những tai họa tức thời cho con người mà nó còn gieo mầm hiểm họa sâu xa ẩn khuất không dễ gì thấy được.
    Rõ nhất và cũng khốc liệt nhất là những trận động đất. Hầu hết các trận động đất lớn xảy ra trong suốt thập niên qua (1993-2003) xảy ra vào đêm của những ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày 15), hoặc dao động xung quanh các ngày đó.
    Trăng rằm (Trăng tròn) cũng ảnh hưởng khá toàn diện đến thể chất và tâm hồn của con người. Từ hơn 6.000 năm về trước, con người đã biết đến những tác động tiêu cực của ánh TRĂNG lên sự sống, gây ra những biến đổi rõ rệt về tâm sinh lý, đặc biệt là đối với phụ nữ thuộc bản thể Âm. “Dưới ánh TRĂNG rằm (Trăng tròn), phụ nữ dễ bị mê muội” - đó là lời cảnh báo được các nhà thông thái thời xưa ghi lại trong một ngôi đền cổ ở Ai Cập. Còn trên một chiếc bình cổ được tìm thấy tại Hy Lạp có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên đã mô tả: Tất cả các đồ vật đều ngả theo ánh TRĂNG.
    Trong một bài viết có nhan đề “Mặt TRĂNG có điều khiển tâm tính của bạn không?” đăng trên tạp chí Newsciences, tác giả Edga Zigler cho biết: Sở Cứu hỏa Phoenic thuộc tiểu bang Arizona (Mỹ) báo cáo, số cuộc gọi điện thoại tăng 25-30 lần vào những đêm TRĂNG rằm (Trăng tròn).
    Các vụ phạm tội và tai nạn cũng tăng vọt khi TRĂNG tròn. Do đó, cảnh sát Nhật và một số bang ở Mỹ đã có quy định tăng cường tuần tra vào những đêm TRĂNG tròn.
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    TÊN GỌI, TỪ NGUYÊN (Etymology) VÀ CÁC THUẬT NGỮ (Terminology)
    Hầu như tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta và các vệ tinh quay xung quanh chúng có những cái tên được lấy trực tiếp từ thần thoại Hy Lạp và La Mã. Ví dụ, Sao Hỏa (Mars) được đặt tên theo vị thần chiến tranh Ares, trong khi vệ tinh của nó là Deimos và Phobos được đặt tên theo những người con của Ares

    Ngoại lệ duy nhất khác với quy ước đặt tên này là tên của Trái đất (The Earth) và Mặt TRĂNG (The Moon). Mặc dù vậy vệ tinh của chúng ta vẫn có một cái tên liên quan đến thần thoại là Luna - tên nữ thần mặt TRĂNG của La Mã. Nhưng đến khi những vệ tinh của Sao Mộc được phát hiện bởi Galileo Galilei vào năm 1610 thì giới khoa học đã nảy sinh một vấn đề là không thể sử dụng danh pháp The Moon cho tất cả các vệ tinh tự nhiên được nữa.



    [​IMG]

    Đó là lý di vì sao Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) sau khi thành lập năm 1919 đã đưa ra hệ thống danh pháp hiện đại chuẩn mực cho toàn bộ vệ tinh đã tìm thấy và cái tên The Moon được sử dụng "để chuẩn hóa việc sử dụng các danh pháp của Mặt TRĂNG bao gồm cả những cái tên cổ đại".

    Thực chất nguồn gốc của từ Moon bắt nguồn từ những cái tên của hệ thống ngôn ngữ Châu Âu thời Trung cổ như Anh và Đức. Thời gian này dân chúng biết đến mặt TRĂNG thông qua những từ như moone, mone, mōna mǣnōn . Trong tiếng Anh ngày nay có những từ như "Iunacy" (thằng điên), hay "Moonstruc" (đồ hâm)... là bằng chứng về ảnh hưởng của mặt TRĂNG tới tâm lý con người. nhưng dần dần thì thế giới hiện đại thấy sử dụng quá nhiều tên cho một chủ thể khá là phức tạp nên IAU đã quyết định vệ tinh của chúng ta có một cái tên duy nhất là The Moon.

    Tham khảo: TodayIFoundOut

    Không giống như vệ tinh của những hành tinh khác, Mặt TRĂNG - vệ tinh của Trái Đất - không có tên riêng nào khác. Trong một số ngôn ngữ, Mặt TRĂNG của Trái Đất được viết hoa để phân biệt với danh từ chung "Mặt TRĂNG", nói đến các vệ tinh tự nhiên của các hành tinh khác như "the Moon" trong tiếng Anh[3] và "the moon".

    Từ moon ("Mặt TRĂNG" trong tiếng Anh) là một từ thuộc nhóm ngôn ngữ German, liên quan tới từ mensis trong tiếng Latin; từ này lại xuất phát từ gốc me- trong ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy (Proto-Indo-European), cũng xuất hiện trong measure (đo lường)[4] (thời gian), với sự gợi nhớ tới tầm quan trọng của nó trong việc đo đạc thời gian trong những từ có nguồn gốc từ nó như Monday ("thứ Hai" trong tiếng Anh), month ("tháng" trong tiếng Anh) và menstrual (hàng tháng/kinh nguyệt). Trong tiếng Anh, từ moon chỉ có nghĩa "Mặt TRĂNG" cho tới tận năm 1665, khi nó được mở rộng nghĩa để chỉ những vệ tinh tự nhiên mới được khám phá của các hành tinh khác[4]. Mặt TRĂNG thỉnh thoảng cũng được gọi theo tên tiếng Latin của nó, Luna, để phân biệt với các vệ tinh tự nhiên khác; tính từ có liên quan là lunar và một tiền tố tính từ seleno - hay hậu tố - selene (theo vị thần Hy Lạp Selene.

    • (còn Tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trongtiếng Việt, Mặt TRĂNG còn được gọi bằng những tên khác như ông TRĂNG, ông giăng, giăng, nguyệt, Hằng Nga, Thường Nga hay Thái Âm theo DỊCH LÝv.v...

    Theo trích dẫn Từ điển phổ thông Hán Việt bộ nguyệt 月 phồn và giản thể là
    1. (Danh) Mặt trăng, trăng. ◎Như: "tân nguyệt" trăng mới, "tàn nguyệt" trăng tàn, "nhật nguyệt" mặt trời và mặt trăng.
    2. (Danh) Ánh sáng trăng. ◇Đỗ Phủ : "Lạc nguyệt mãn ốc lương, Do nghi chiếu nhan sắc" 滿, (Mộng Lí Bạch ) Ánh trăng rớt đầy xà nhà, Còn ngờ là (ánh trăng) chiếu trên mặt mũi (của bạn).
    3. (Danh) Lượng từ: tháng (một năm có mười hai tháng). ◎Như: "sổ nguyệt thì gian" thời gian khoảng vài tháng.
    4. (Danh) Họ "Nguyệt".
    5. (Tính) Tròn như mặt trăng. ◎Như: "nguyệt bính" bánh trung thu, "nguyệt cầm" đàn nguyệt (hình tròn).
    6. (Tính) Mỗi tháng, hằng tháng. ◎Như: "nguyệt san" báo ra hằng tháng.

    Từ điển Thiều Chửu & Từ điển Trần Văn Chánh:
    ① Trăng, mặt trăng, nguyệt: Nguyệt thực; 滿 Trăng lặn quạ kêu sương toả đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc);
    ② Tháng, hàng tháng, nguyệt: Cuối tháng: Sản lượng hàng tháng; Nguyệt san;
    ③ Vật có hình tròn như mặt trăng: Đàn nguyệt, cầm trăng.

    Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
    Mặt trăng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chênh chênh bóng nguyệt xế mành, tựa ngồi bên triệnmột mình thiu thiu «
    — Một tháng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan có câu: » Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt « ( Tuế nguyệt là năm tháng )
    — Chỉ người đàn bà con gái. Thơ Hồ Xuân Hương có câu: » Anh đồ tỉnh anh đồ say, sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày «
    — Cũng chỉ hành động không đứng đắn giữa trai gái. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đừng điều nguyệt nọ hoa kia, ngoài ra ai lại tiếc gì với ai «

    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 04/08/2016
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    ( Tiếp & còn Tiếp)
    Trên đây là 1 số Các Từ_ghép với bộ Nguyệt月. Ngoài Các Từ_ghép trên còn số Các Từ Hán (CHỬ_VIẾT) đơn, hàm chứa bộ Nguyệt月

    Bộ thủ 月 - nguyệt có nghĩa là mặt trăng, tháng là 1 trong 214 bộ thủ phổ biến nhất trong 214 bộ thủ hán tự.. Những từ có bộ thủ này thường liên quan tới (CHỬ_VIẾT) những thứ có chu kỳ, tuần hoàn mặc dù không phải tất cả.
    Kanji Âm hán việt Nghĩa Tiếng nhật
    月 nguyệt mặt trăng, tháng, nguyệt getsu, gatsu
    明 minh quang minh, bình minh
    - Nhật (日) + Nguyệt (月) , có nghĩa là sáng & nghĩa khác là bình minh,
    tức là lúc mặt trăng lặn và mặt trời vừa mọc. mei, myoo
    脳 não bộ não, đầu não noo
    滑 hoạt trượt, giảo hoạt katsu
    肝 can tâm can kan
    態 thái trạng thái, hình thái, thái độ tai
    晴 tình trong xanh
    - Là sự kết hợp của 3 bộ thủ Nhật (日) + Nguyệt (月) + 土 thổ.
    Nằm trên đất mà ngắm Nhật Nguyệt chan hòa thì thật trong xanh, thanh bình... mei, myoo
    閒 Nhàn gồm chữ nguyệt 月và chữ môn 門 là cửa nhà.
    - Đứng trước của nhà mà ngắm ánh trăng vàng thì u nhàn, nhàn nhã quá,..!
    青 thanh xanh, thanh thiên
    - Nằm dưới đất 土 (bộ thổ) ngắm nguyệt 月 thì thật bầu trời thậ thanh bình .sei, shoo
    Lần cập nhật cuối: 20/08/2016
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Ngoài Bộ thủ trên & Để Biểu thị Lưỡng Nghi = Âm dương ( trong chữ Hán 陰陽 (阴阳) Mặt trăng _ Mặt trời bính âm: yīn yáng) Ng ta dùng 2 Bộ thủ 月 (nguyệt /Trăng) & Bộ thủ chư 日 (nhật). Bộ thủ & chư 日 nhật có nghĩa là mặt trời, ngày, nhật thực, nhật báo là 1 trong những bộ phổ biến nhất trong 214 bộ thủ hán tự.
    Sau đây là 1 số từ có hàm nghĩa Tâm sinh lý:

    Kanji Âm hán việt Nghĩa On-reading
    日 nhật mặt trời, ngày, nhật thực nichi, jitsu
    時 thời thời gian: Chữ thời (時) gồm bộ Nhật bên trái (日) với bộ Thổ (土) ở trên và chữ Thốn (寸) ở dưới.
    - Mặt trời (日) chiếu qua mặt đất(土) được mấy chốc (寸)
    - Theo quan niệm của dân gian xưa: chữ Thời 時 thường dùng đo vị trí của mặt trời của người xưa.
    Cổ nhân cho rằng bất kỳ mặt trời ở phương hướng nào thì đều thấy bóng của nó,
    người ta căn cứ sự di chuyển của bóng mặt trời để Xác định thời gian ji
    明 minh quang minh, bình minh
    - Nhật (日) + Nguyệt (月) , có nghĩa là sáng, còn có nghĩa khác là bình minh, tức là lúc mặt trăng lặn và mặt trời vừa mọc. mei, myoo
    昌 xương sáng sủa: Gồm 2 chữ NHẬT 日 (mặt trời )ghép với nhau, 2 mặt trời cùng tỏa sáng thì mọi thứ trở nên sáng sủa hơn shoo
    晴 tình trong xanh
    - Là sự kết hợp của 3 bộ thủ Nhật (日) + Nguyệt (月) + 土 thổ. Nằm trên đất mà ngắm Nhật Nguyệt chan hòa thì thật trong xanh, thanh bình... mei, myoo
    香 hương mùi hương, hương thơm: Trên là chữ HÒA 禾 (cây lúa). Dưới là chữ CAM 甘 (Ngọt) Khi cây lúa nếp non 禾 chín ,hạt gạo có vị ngọt 甘
    thì lúc ấy là lúc cây lúa tỏa ra hương thơm 香 nhất ( sau này chữ CAM 甘 được viết lại thành chữ NHẬT 日) koo, kyoo
    音 âm âm thanh, phát âm: Phía trên là bộ LẬP 立 (đứng lên): vẽ hình người đang đứng. Phía dưới là bộ NHẬT 日 (mặt trời).
    Khi mặt trời mọc 日, con người sẽ đứng dậy立, hoạt động và tạo ra âm thanh 音 on, in
  8. trungkhung

    trungkhung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2015
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    8
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    @trungkhung
    Cám ơn Bạn đả quan tâm _theo dõi & sốt sắn cổ vũ cách trình bày rất là fi truyền thống của các Bài viết về KD trên đây. Ng viết sẻ cố gắng k0 làm fụ lòng sự quan tâm _theo dõi & fê bình của các Bạn #, hẩu rộng thêm đường dư luận.:)]:drm1\m/:-bd
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Tản mạn về Chữ Hán (chữ_viết TQ)theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    [​IMG]
    [​IMG] Bài viết này có chứa các ký tự chữ_viết TQ (Hán tự). Nếu K0 có font chữ thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc các ký hiệu khác thay vì các chữ Trung Quốc hay Hán tự.

    Hiện nay có 2 cách viết tên của Chữ Hán (chữ_viết TQ) trong tiếng Hoa: phồn thể và giản thể

    Chữ Hán (chữ_viết TQ)
    , còn gọi là Hán tự (Chữ Hán (chữ_viết TQ) phồn thể>: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文) [1], chữ nho; Chữ Hán (chữ_viết TQ), là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc>.
    Chữ Hán (chữ_viết TQ) có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam>.
    Tại các quốc gia này, Chữ Hán (chữ_viết TQ) được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.
    [​IMG]

    Những quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của Chữ Hán (chữ_viết TQ).

    Nguồn gốc & TỪ NGUYÊN (Etymology)
    Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn như:



      • Muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ [​IMG] (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日;
      • Muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ [​IMG] (Ai Cập vẽ [​IMG]), sau thành chữ 月;
      • Muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ [​IMG], sau thành chữ 木;
      • Muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ [​IMG], Xuyên/ Sông, sau thành chữ 川;
    Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như



      • [​IMG]-nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày;
      • [​IMG]-nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một Mặt Trăng, nhưng thêm một ngôi sao: [​IMG].
    Cách cấu tạo của Chữ Hán (chữ_viết TQ) - Lục Thư (六書)

    Cũng như các chữ_viết khác trên thế giới, Chữ Hán (chữ_viết TQ) được hình thành từ các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là Chữ Hán (chữ_viết TQ) đã chọn một cách phát triển K0 giống các chữ viết khác trên thế giới. Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một Âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó. Còn với Chữ Hán (chữ_viết TQ), nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ. Và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng (xem thêm ở dưới). Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần K0 lớn trong Chữ Hán (chữ_viết TQ), nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống Chữ Hán (chữ_viết TQ).

    Chữ Hán (chữ_viết TQ) được hình thành theo các cách chính:

    • Chữ Tượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.
    • Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của con người, Chữ Hán (chữ_viết TQ) đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.
    • Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm Chữ Hán (chữ_viết TQ), cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc.
      Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). "Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.
    • Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên Chữ Hán (chữ_viết TQ), nhưng có thể nói là đa số các Chữ Hán (chữ_viết TQ) được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字).
      Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ Chữ Hán (chữ_viết TQ). Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biểu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (聲) là phần biểu diễn cách phát Âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát Âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".
    • Chữ Chuyển Chú (轉注文字): Các Chữ Hán (chữ_viết TQ) được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (藥), có nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), Âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Nhạc (樂) cũng có Âm là Lạc nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥) được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注文字).
    • Chữ Giả Tá (假借文字): Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát Âm được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).
    Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng Chữ Hán (chữ_viết TQ). Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書).
    Ref:
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Hán


Chia sẻ trang này