1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ma trận vũ trụ quan

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tuonghoangnam4488, 19/08/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Chào các bạn,

    Tôi viết bài viết này để chia sẻ một điều tôi cảm thấy rất quan trọng với đời sống con người. Tôi đã từng viết một bài trước đó để nói về điều này rồi. Đó là về mối quan hệ giữa ngôn từ và con số.

    Trong tâm trí chúng ta, cả vũ trụ chỉ là một hệ thống thông tin. Thông tin được ghi lại bằng hai loại ngôn ngữ là ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ số. Phần ý thức của con người sử dụng ngôn ngữ lời nói để lưu trữ và xử lý thông tin, còn phần vô thức sử dụng ngôn ngữ số. Điều này có nghĩa là phần ý thức của chúng ta hiểu về thế giới bằng ngôn từ, còn phần vô thức của chúng ta hiểu về thế giới bằng con số. Ngôn ngữ lời nói thì có thể được biểu diễn bằng ngôn ngữ số nhưng ngôn ngữ số thì không thể được biểu diễn bằng ngôn ngữ lời nói. Đó là lý do vì sao mà các chức năng của phần ý thức như khả năng suy luận không thể thấu hiểu các chức năng của phần vô thức như trực giác.

    Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thử nghiệm nhằm so sánh tính hiệu quả trong tư duy giữa phần vô thức và phần ý thức. Kết quả là phần vô thức của trí não luôn giải quyết các vấn đề phức tạp hiệu quả hơn rất nhiều so với phần ý thức. Ý nghĩ di chuyển rất nhanh, vậy tại sao bằng ngôn từ chúng ta thường nghĩ mãi chẳng ra vấn đề, thậm chí lại còn phản tác dụng. Lý do của điều này đó là vì con số thì đi thẳng còn ngôn từ thì đi cong. Ngôn từ chỉ tạo cho chúng ta ảo giác thẳng chứ thực ra nó vốn là cong. Nó cũng giống như chúng ta thấy mặt đất có vẻ thẳng nhưng thực chất Trái Đất là tròn. Đường thẳng do ngôn từ tạo ra chỉ là một phần nhỏ của một đường tròn lớn. Vì ngôn từ đi cong nên chúng ta thường chẳng tới được cái đích của mình khi tư duy những vấn đề phức tạp, những vấn đề hệ trọng, những vấn đề to lớn.

    Một trong những vấn đề rất hệ trọng, rất phức tạp và cũng rất to lớn đó là tìm kiếm chân lý. Chân lý có thể được coi là điều cơ bản mà chúng ta không được làm trái với nó. Một bài toán dù được giải với những phương pháp cao siêu đến mấy mà bị sai cơ bản thì kết quả cũng vẫn là sai. Hậu quả của việc chân lý chưa được tìm thấy chính là những gì đang diễn ra trên thế giới mà bạn và tôi đang chứng kiến ngày nay. Nhiều học giả từ ngàn năm nay đã cố gắng đi tìm chân lý. Nhưng thất bại trong việc tìm kiếm chân lý không phải là của các học giả mà đó là thất bại của chính ngôn từ. Vậy hãy cùng đi tìm kiếm chân lý với ngôn ngữ số xem sao.

    Chân lý là điều gì đó có thật. Cái chúng ta cần tìm là một con số có thật. Những cái ảo khi đụng độ với cái thật thì sẽ bị tan biến ngay. Hãy để các con số đụng độ lẫn nhau. Trận chiến này sẽ kết thúc rất nhanh trong tâm trí chúng ta. Trên đấu trường lúc này chỉ còn hai đấu thủ đó là số 1 và số 0. Những con số khác đâu rồi? Số 1 giết chúng rồi.

    Trừ số 0 và số 1, tất cả các số tự nhiên khác đều là bội số của số 1, tức là do số 1 nhân bản lên mà thành. Với lý do này, tất cả các số tự nhiên đó đều là ảo so với số 1. Chúng tan biến. Sự thật chỉ là một trong hai con số 1 và 0. Phải dùng tới các phép tính để biết con số nào là thật, con số nào là ảo. Phép tính chính là sự tương tác. Trong cuộc sống chỉ có hai loại tương tác là tương tác hỗ trợ và tương tác xung đột. Trong bốn phép tính cơ bản là cộng trừ nhân chia thì phép nhân và phép chia là biểu hiện cho sự tương tác xung đột, phép cộng và phép trừ biểu hiện cho sự tương tác hỗ trợ. Cho hai con số này xung đột với nhau, ta có 1 x 0 = 0. Khi đụng độ, số 0 thắng. Sự thật luôn mạnh hơn sự ảo. Vậy số 0 chính là thật. 1 = 1+0. Ảo và thật hòa trộn vào nhau. Cho dù sự ảo có che lấp sự thật thì sự thật vẫn luôn ở đó. Như vậy, con số 0 chính là giá trị của sự thật, và con số 1 chính là giá trị của sự ảo. Cặp đối lập thật/ảo đã xác định được giá trị của mình. Ngôn ngữ số đã tìm thấy chân lý thành công.

    Ngày xưa thời còn cắp sách tới trường, bạn được học về hai thể loại văn đó là văn miêu tả và văn bình luận. Trong hai thể loại văn này, văn miêu tả vừa đơn giản hơn vừa khách quan hơn là văn bình luận. Những thứ cụ thể là những thứ ai cũng nhìn thấy và chúng ta tin tưởng vào cái chúng ta thấy nên sẽ không có sự tranh cãi, yếu tố cảm xúc không gây nhiễu được. Nhưng văn bình luận luôn làm việc với những điều trừu tượng, do đó, cảm xúc luôn chi phối những gì chúng ta nhìn thấy. Văn bình luận luôn là chủ quan và phức tạp, không khiến ta tin tưởng. Do đó, việc ra quyết định trên cơ sở sự bình luận luôn là rất khó khăn. Sự bình luận là không thể xác minh. Khi chúng ta sử dụng chức năng biểu nghĩa của con số, con số sẽ xác định giá trị cho ngôn từ, giúp chúng ta tin tưởng vào những điều chúng ta nói. Khi đó, nó không còn là văn bình luận nữa mà sẽ là văn miêu tả. Văn miêu tả giống như là đi trên mặt đất, còn văn bình luận giống như bơi giữa biển khơi. Đi trên mặt đất sẽ cảm thấy vững trãi và có bước tiến, bơi giữa biển khơi sẽ dễ đuối sức và không cảm thấy có bước tiến.

    Tôi xin lấy một số ví dụ về xác định giá trị cho ngôn từ. Xét cặp đối lập động/tĩnh. Cho số 0 và số 1 cùng di chuyển một quãng đường dài 10 đơn vị. 1 x 10 = 10; 0 x 10 = 0. Cả hai đều di chuyển nhưng chỉ có số 1 là thay đổi giá trị, tức là vị trí, còn số 0 thì giữ nguyên vị trí. Vậy số 0 là không di chuyển, là tĩnh, và số 1 là chuyển động. Số 0 là thực, do đó tĩnh mới là thực, còn động là ảo. Chúng ta thực ra không chuyển động mà chỉ có cảm giác là đang chuyển động. Ta càng chuyển động nhanh, ta càng khó nhìn thấy sự thật. Muốn biết cảm nhận điều gì là thật cần phải dừng lại.

    Xét cặp đối lập nhanh/chậm. Trong 10 phút, số 1 làm được 10 đơn vị sản phẩm; số 0 cũng làm mà không được cái nào hết. Vậy số 0 là chậm, số 1 là nhanh. Nếu chúng ta nhanh, chúng ta dễ bị mê muội.

    Xét cặp đối lập tuyệt đối/tương đối. Với m là một biến số. Giá trị của m là tương đối. 1 x m = m; 0 x m = 0. Số 1 tương tác với biến số sẽ thành biến số, sẽ thành tương đối. Số 0 tương tác với biến số sẽ thành hằng số 0, vẫn là tuyệt đối. Vậy số 0 là tuyệt đối, số 1 là tương đối. Nhanh thì không thể tuyệt đối, nhưng chậm thì có thể. Chậm luôn mang lại kết quả chắc chắn hơn. Ta cứ đi nhanh rồi một ngày sẽ thấy thực ra mình vẫn chậm đó thôi. Cặp đối lập vô hạn/hữu hạn giống cặp này.

    Xét cặp đối lập tồn tại/không tồn tại. 1 x n = n; 0 x n = 0. Số 1 tương tác với số nào cũng có phản ứng, số 0 tương tác với số nào cũng không phản ứng. n + 0 = n; n + 1 = 1 + n. Kết hợp với số 0 thì không thấy thay đổi giá trị, với số 1 thì có. Vậy số 1 là tồn tại, số 0 là không tồn tại. Sự không tồn tại mới là thực, sự tồn tại chỉ là ảo. Chúng ta không tồn tại mà chỉ có cảm giác về sự tồn tại do sự tương tác của các quy luật vật lý. Cặp đối lập này giống cặp hữu/vô. Vô mới là thật, hữu chỉ là ảo. Khi thừa nhận trong tâm trí mọi thứ chúng ta có, kể cả thân xác lẫn tâm trí chỉ là ảo thì ta sẽ thấy sự thật.

    Xét cặp đối lập cân bằng/mất cân bằng. Ta đặt 9 số 1 vào một bàn cân và đặt 10 số 1 vào bàn cân còn lại, cán cân bị nghiêng. Ta đặt 1 con số 0 vào một bàn cân, và đặt 100 con số 0 vào bàn cân còn lại, cán cân thăng bằng. Vậy số 0 là cân bằng, số 1 là mất cân bằng. Bất cứ điều gì mang giá trị 0 đều làm cho mọi thứ cân bằng.

    Xét cặp đối lập nhiều/ít. Có nhiều số 0 cũng chỉ như có 1 số 0. Vậy số 0 là ít, số 1 là nhiều. Ít mới là thực, nên có nhiều cũng thành ra có ít. Có nhiều thì giá trị của từng cái không sâu sắc, là tương đối, không mang lại cho ta cảm giác có nhiều, thậm chí có lúc cảm giác như chẳng có gì cả. Ít là tuyệt đối. Cái duy nhất ta thừa nhận là mình có mới là cái đem lại giá trị tuyệt đối. Nó không bao giờ mất.

    Xét cặp đối lập vĩnh viễn/tạm thời. Cặp này giống cặp tuyệt đối/tương đối. Số 0 là vĩnh viễn, số 1 là tạm thời. Chữ hữu là tạm thời, chữ vô là bất diệt. 1 = 1+0. Muốn duy trì sự bền vững của chữ hữu, chỉ cần hướng về chữ vô.

    Xét cặp đối lập chủ động/bị động. Cặp này có liên quan đến cặp tồn tại/không tồn tại. Nếu không tồn tại thì chỉ có bị động thôi, chứ không chủ động. Số 0 là bị động, số 1 là chủ động. Sự bị động, hay sự tự động mới là thật. Sự chủ động chỉ là cảm giác. Chúng ta không ra quyết định, chúng ta chỉ hiện thực hóa những sự kiện tất yếu mà thôi. 1 = 1+0. Số 1 luôn phản đối số 0, nhưng số 0 thì luôn chấp nhận số 1. 1+0 = 1. Số 0 đi vào bên trong số 1 để tương trợ cho số 1. Hướng về sự bị động, ta sẽ có cảm giác chủ động mạnh hơn.

    Xét cặp đối lập hướng nội/hướng ngoại. Sự thay đổi ở bên ngoài là có thể nhận thấy, sự thay đổi ở bên trong là không thể nhận thẩy. Số 1 tương tác với số nào cũng thay đổi giá trị một cách rõ ràng, số 0 tương tác với số nào cũng không thay đổi giá trị, nói chính xác là có thay đổi cũng không thể biết được. Vậy số 0 là hướng nội, số 1 là hướng ngoại. Thế giới bên ngoài dẫu có thật đi chăng nữa nhưng chúng ta không sống ở thế giới đó mà chỉ sống trong thế giới quan của chính mình mà thôi. Nhìn ra bên ngoài, bạn không thấy sự thật mà chỉ thấy cái bạn tin bởi bạn vẫn chỉ sống trong tâm trí của chính mình. Cặp đối lập vô hình/hữu hình giải thích giống cặp này.

    Xét cặp đối lập thân xác/tâm trí. Cặp này liên quan đến cặp hướng nội/hướng ngoại. Số 0 là tâm trí, số 1 là thân xác. Thân xác là tạm thời, tâm trí là bất diệt. Vậy linh hồn phải có thật. Thân xác là tương đối, tâm trí là tuyệt đối. Năng lực của thân xác chỉ là hữu hạn, năng lực của tâm trí là vô hạn. Sự nhận biết từ tâm trí sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị và dễ dàng hơn so với sự nỗ lực của thân xác.

    Xét cặp đối lập nhu/cương. 1+0 = 1. Số 0 luôn chấp nhận số 1, còn số 1 luôn phản đối số 0. Số 1 là cương, số 0 là nhu. 1 x 0 = 0. Khi số 1 tấn công số 0 thì số 0 sẽ lấy nhu để chế ngự cương. Thân xác là cương, tâm trí là nhu. Sự nỗ lực chỉ dùng với thân xác, nó không thể dùng với tâm trí. Tâm trí thì phải càng thả lỏng càng tốt mới phát huy sức mạnh.

    Xét cặp đối lập hỗn độn và hài hòa. Số 1 có thể tăng số lượng, còn số 0 thì không thể. Sự rối loạn, hỗn độn chỉ có thể xảy ra trong một môi trường có nhiều phần tử chứ không thể xảy ra trong môi trường chỉ có một phần tử. Vậy số 1 là hỗn độn, số 0 là hài hòa. Nếu nhìn ra thế giới hữu hình bên ngoài, bạn sẽ chỉ thấy một thế giới hỗn độn, sự hài hòa là có thật nhưng nó nằm trong vô hình và chỉ có thể thấy bằng niềm tin của chúng ta. Thế giới hỗn độn là thế giới mà mọi thứ tồn tại một cách vô nghĩa, thế giới hài hòa là thế giới mà mọi thứ tồn tại đều có ý nghĩa của nó. Các thông tin từ thế giới bên ngoài được tiếp nhận vào trí não bạn nhưng nếu không được tiêu hóa, tức là được xử lý tốt, thì những thông tin này sẽ chỉ tồn tại như một điều dư thừa, vô nghĩa, vô lý và chúng sẽ phá hoại bạn. Khi mọi thành phần của hệ thống thông tin đều có ý nghĩa thì thế giới quan của bạn là hài hòa, và bạn sẽ thấy bình an. Số 1 và 0 sẽ giúp bạn xử lý thông tin một cách hiệu quả.

    Trên đây là giá trị của một số cặp đối lập tiêu biểu. Khi ngôn từ có sự trợ giúp của con số, việc tư duy trở nên đơn giản và thông suốt nhanh hơn. Ngôn ngữ số hướng tới sự thật nên nó luôn đáng tin cậy. Tuy nhiên, phần ý thức của chúng ta lại chỉ có thể dùng ngôn ngữ lời nói. Phải nói là sinh mệnh của bạn chính là lời của bạn và ngược lại, lời của bạn chính là sinh mệnh của bạn. Mọi tư tưởng đều được xây dựng bằng lời nói. Nếu hệ thống tư tưởng này sụp đổ, bạn sẽ sụp đổ theo nó. Chính con số sẽ giúp cho hệ tư tưởng của bạn không tan vỡ.

    Con số thể hiện vũ trụ thật, còn ngôn từ thể hiện vũ trụ quan. Nếu chúng ta chỉ tư duy bằng ngôn từ thì tâm trí chúng ta chỉ là một thế giới nơi có những luật lệ rõ ràng nhưng chủ quan, cứng nhắc. Nếu chúng ta kết hợp tư duy bằng cả ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ số thì tâm trí chúng ta sẽ là một ma trận vũ trụ quan. Ma trận là một cái gì đó trông bề ngoài có vẻ lộn xộn nhưng thực ra có tính trật tự. Bạn có thể thấy là luật pháp của con người là rõ ràng, dễ thấy trong khi tính trật tự của ma trận tự nhiên thì lại ẩn đi. Chúng ta chỉ có thể khẳng định tính trật tự này là có thật nhờ những tỷ lệ chính xác đến mức tuyệt hảo của tự nhiên. Ma trận gồm có hai mặt đối ngẫu và hai mặt này luôn xung đột và tương trợ cho nhau. Giá trị tương ứng của hai mặt này là 0 và 1. Số 1 đặt ra những bài toán, và số 0 giải những bài toán đó. Tất cả mọi thứ được sản sinh ra đều bị thử thách bởi số 1 và đều nhận được sự dẫn dắt của số 0. Đây là một trận chiến giữa 0 và 1. Có thể nói, các tiêu chuẩn trong vũ trụ đều được trui rèn liên tục qua thực chiến giữa hai thế lực mang giá trị 0 và 1 này. Các tiêu chuẩn đó sẽ không tồn tại mãi mà sẽ bị thay đổi. Không có tiêu chuẩn nào là vĩnh viễn để làm cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn khác cả. Vũ trụ này đã bền vững được nhờ kinh nghiệm. Và chính vì nhờ kinh nghiệm nên vũ trụ mới đang giãn nở rộng ra, sự sống mới luôn phát triển tới mức đa dạng như ngày nay.

    Chúng ta đều mong muốn tìm thấy một cái gì đó cố định để tựa vào nhưng thực tế lại không có thứ gì cố định mà mọi thứ luôn vận động, luôn xung đột. Tuy nhiên, trong thế giới của các con số, sự xung đột đó diễn ra dưới trạng thái tĩnh, an bình. Mọi thứ chỉ cần đo giá trị với nhau là đủ biết thắng thua rồi, do đó đây là những trận chiến không có đau thương. Trong thế giới của ngôn từ thì mọi thứ là tương đối cho nên các xung đột mang tính náo động hơn. Hai chiều hướng lý lẽ có thể đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán, giữa mọi người với nhau và cả bên trong chính nội tại của một người. Lời của con người có thể mang lại hòa bình cho cả thế giới mà cũng có thể hủy diệt thế giới. Lời nói có thể mang lại sự thú vị cho thế giới này. Chính ngôn từ tạo ra sự đa dạng cho tâm hồn chúng ta. Không có ngôn từ, sẽ không có câu chuyện nào cả. Nhưng về khả năng quản lý thế giới, dù là thế giới nội tâm của chúng ta hay là thế giới bên ngoài, thì chỉ có con số mới đảm trách được thôi.

    Ngôn từ thật là vi diệu. Nó đang tự khen mình đấy. Nhưng nếu không có sự dìu dắt của con số thì sự vi diệu đó chỉ là đồ trang sức mà thôi.
    quechi2903 thích bài này.
  2. hoongnt1

    hoongnt1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2016
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thử nghiệm nhằm so sánh tính hiệu quả trong tư duy giữa phần vô thức và phần ý thức. Kết quả là phần vô thức của trí não luôn giải quyết các vấn đề phức tạp hiệu quả hơn rất nhiều so với phần ý thức. Ý nghĩ di chuyển rất nhanh, vậy tại sao bằng ngôn từ chúng ta thường nghĩ mãi chẳng ra vấn đề, thậm chí lại còn phản tác dụng. Lý do của điều này đó là vì con số thì đi thẳng còn ngôn từ thì đi cong. Ngôn từ chỉ tạo cho chúng ta ảo giác thẳng chứ thực ra nó vốn là cong. Nó cũng giống như chúng ta thấy mặt đất có vẻ thẳng nhưng thực chất Trái Đất là tròn. Đường thẳng do ngôn từ tạo ra chỉ là một phần nhỏ của một đường tròn lớn. Vì ngôn từ đi cong nên chúng ta thường chẳng tới được cái đích của mình khi tư duy những vấn đề phức tạp, những vấn đề hệ trọng, những vấn đề to lớn.
  3. quechi2903

    quechi2903 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2017
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    3
    Ngôn từ thật là vi diệu. Nó đang tự khen mình đấy. Nhưng nếu không có sự dìu dắt của con số thì sự vi diệu đó chỉ là đồ trang sức mà thôi.
    Haha, bạn đúng là rất có khiếu hài hước. Theo mình, bất kỳ tác phẩm làm từ ngôn từ nào trở nên vĩ đại đều có sự góp mặt cả ngôn từ- như một cách truyền tải và con số- chân lý.
  4. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Đúng như bạn nói đấy! Mình chỉ viết câu này chỉ vì cảm thấy nó thích hợp để kết thúc bài này thôi, chứ thực ra mình cũng thích từ ngữ lắm. Mình nghĩ cặp khái niệm ngôn từ/con số nó khá giống với một cặp khái niệm khác đó là cây bút/trang giấy. Bạn có thấy vậy không?
    quechi2903 thích bài này.
  5. quechi2903

    quechi2903 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2017
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    3
    Ở một tầng nghĩa nào đó thì mình đồng ý với bạn về cặp so sánh cây bút/trang giấy. Như một cách nói khác của cây bút sẽ truyền tải ý tưởng từ trang giấy. Bạn có ý này trong sự so sánh đó không ạ?
  6. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Mình nghĩ hai cặp khái niệm này có tính tương đồng nhau về mặt liên tưởng, cũng đồng thời là hai điểm tựa quan trọng của bạn khi đả thông tâm trí. Người Đức có câu "Trang giấy kiên nhẫn hơn con người" (đọc trong "Nhật ký Anne Frank"). Một thông tin nào đó bằng ngôn từ sẽ luôn gắn liền với một cảm xúc nào đó. Có những thông tin gây ra những cảm xúc cực kỳ nặng nề. Với tâm trí bạn, những thông tin đó là nặng nề, nhưng với trang giấy, những thông tin đó chỉ đơn giản là một dòng mực uốn lượn thành chữ mà thôi. Mọi thông tin đều nhẹ như không trên trang giấy. Khi bạn viết mọi thứ ra trang giấy, tâm trí bạn sẽ có cảm giác như trút bỏ được gánh nặng. Nó sẽ hiểu là thông tin đã được lưu giữ ở một nơi khác nên không cần phải lưu giữ trong tâm trí nữa. Bên cạnh đó, chữ viết rất giống một bức tranh mô tả lại chính tâm trạng của bạn. Tâm bạn sao thì chữ bạn sẽ như vậy. Bạn để ý chữ viết của bạn lúc rối loạn tâm lý và lúc ổn định tâm lý sẽ có phần khác nhau.
    Mực trong cây bút biểu tượng cho những ức chế cảm xúc của bạn. Chúng cần được trút ra. Khi mực nằm trên trang giấy dưới dạng chữ viết hoặc tranh vẽ, chúng trở nên có ý nghĩa. Chúng được trang giấy nhìn nhận, trở thành vật trang trí đẹp đẽ cho trang giấy. Viết ra mọi thứ, bạn vừa gỡ bỏ gánh nặng trong tâm trí, vừa làm đẹp cho trang giấy. Bạn đã biến một năng lượng xấu thành một năng lượng tốt. Và năng lượng tốt đó sẽ được trang giấy truyền trở lại bạn như một sự đánh đổi hai bên cùng có lợi. Ngoài công dụng cân bằng tâm lý ra, cây bút/trang giấy còn có thể giúp bạn học thuộc lòng và nhớ lại thông tin đã tiếp nhận một cách hiệu quả hơn nếu bạn thay vì viết chữ thành hàng thì lại vẽ sơ đồ tư duy (mind map). Nhờ đó, việc tư duy phân tích trở nên dễ dàng hơn.
    Cây bút/trang giấy có thể nâng đỡ cho cảm xúc khá tốt, nhưng nói về khả năng đả thông tâm trí thì cây bút/trang giấy không thể bằng ngôn từ/con số. Nếu như ngôn từ/con số là bác sĩ thì cây bút/trang giấy có thể được ví như y tá, hộ lý mà thôi. Như đã nói ở trên, cây bút/trang giấy giúp bạn biến năng lượng xấu trong tâm trí bạn thành năng lượng tốt, giúp bạn quên đi nội dung của những thông tin nặng nề đó. Nhưng tác dụng này chỉ là tương đối. Nội dung của những thông tin đó không biến mất khỏi tâm trí bạn mà bạn chỉ tạm quên được chúng mà thôi. Khi những thông tin này chưa được xử lý thực sự, chúng sẽ vẫn là năng lượng xấu, gây nhiễu cho tư duy và dằn vặt cảm xúc của bạn.
    Ngôn từ phụ trách sự nhận thức cụ thể (logic), con số phụ trách sự nhận thức trừu tượng (liên tưởng, trực giác). Ngôn từ tiếp nhận thông tin, con số xử lý thông tin. Thân thể chúng ta sống ở thế giới thực, nhưng tâm trí chúng ta thì luôn ở thế giới quan. Vạn vật bao gồm cả chính mình đều chỉ là những khái niệm. Chúng lập khế ước với nhau để duy trì trật tự trong thế giới quan. Những khế ước này giống như các bộ luật vậy. Luật pháp cần phải được bảo vệ. Một số khái niệm phải đóng vai trò là trung tâm của thế giới quan, chúng hợp thành bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, giữa các khái niệm sẽ có những mâu thuẫn và không có khái niệm nào đủ tuyệt đối để gìn giữ trật tự của thế giới quan mãi được. Khi khế ước xã hội bị vi phạm, hỗn loạn xảy ra trong thế giới quan gây ra sự mệt mỏi cho tâm trí bạn.
    Ngôn ngữ số là tuyệt đối. Các khái niệm nếu lập khế ước với con số thay vì lập khế ước với nhau, thì trật tự thế giới quan sẽ bền chắc vĩnh viễn. Con số, mà đặc biệt là số 0, sẽ phân xử cho mọi mâu thuẫn giữa các khái niệm. Bên cạnh đó, một khế ước thường tạo lợi ích và cả sự ràng buộc cho cả hai bên. Nói cách khác, dù bên nào là chính thì cả hai bên đều phải hướng tới gìn giữ khế ước thì khế ước mới tồn tại được. Trong khế ước giữa ngôn từ và con số, bạn sẽ thấy toàn bộ mọi lợi ích sẽ do ngôn từ hưởng, còn toàn bộ mọi trách nhiệm giữ gìn khế ước sẽ do con số đảm nhiệm. Thực ra, con số vốn dĩ rất hư không, ngôn từ có cái hồn hơn. Nên chúng ta thấy môn Toán thì khô khan còn môn Văn thì đậm đà. Cũng giống như cây bút mang lại sự trang hoàng cho trang giấy, ngôn từ lại mang tới cái hồn, cái ý nghĩa cho con số. Cây bút mang lại vẻ đẹp bên ngoài cho trang giấy, ngôn từ mang lại vẻ đẹp bên trong cho con số. Con số đã hưởng lợi nhờ chăm sóc cho ngôn từ, còn ngôn từ thì có thể yên tâm vì con số là điểm tựa không thể bị hủy hoại. Con số chăm nom, sắp xếp cho từng khái niệm trong tâm trí chúng ta. Bạn sẽ có cảm giác như thể đang được chăm sóc từng giây từng phút vậy. Việc suy nghĩ cũng không còn nặng nề. Bạn có thể nghĩ mà không cần nỗ lực. Có những lúc, trước khi bạn kịp đặt câu hỏi, thì câu trả lời đã đến rồi.
    Nói tóm lại, hai cặp cây bút/trang giấy và ngôn từ/con số đều có tác dụng đả thông tâm trí, biến năng lượng xấu thành năng lượng tốt. Nếu kết hợp cả hai thì mình tin là cả người điên nặng trong trại tâm thần cũng có thể tỉnh lại.
    quechi2903 thích bài này.
  7. quechi2903

    quechi2903 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2017
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    3
    Anh ơi, em để . đây để anh biết là em sẽ quay lại đọc reply của anh nhé. Em đang ngâm rụ bài kia, reply phải để sang tháng sau em chiêm nghiệm anh ạ :-p:-p:-p:-p
    Lần cập nhật cuối: 12/10/2017
  8. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    :-D:-D;-)

Chia sẻ trang này