1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi qua những nẽo đường

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi thatwhy, 02/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Nỗi niềm Thành cổ!

    Quảng Trị - nắng vẫn còn gay gắt dù đã sang tháng 9. Tất cả như muốn hoá hơi, khô cong, chỉ có cỏ vẫn giữ một màu xanh, sao mà ngăn ngắt đến thế! Run rủi trong một chuyến đi xa, chiều nay, tôi ở giữa lòng Thành cổ Quảng Trị...
    ?oĐò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ - Đáy sông còn đó bạn tôi nằm - Lứa tuổi đôi mươi thành sóng nước - Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm?.
    Dòng sông máu của một thời trôi thật gần với nơi tôi đang đứng. Giờ thì tôi biết, chính giọng người đàn ông miền Trung nằng nặng đang nói về chiến tranh như rứt ruột ký ức kia đã gieo vào buổi chiều nay âm sắc của một thời. Anh kéo ngược lại thời gian và tôi - lớp người của hoà bình dường như lần đầu tiên lạnh người cọ xát với một phần khắc nghiệt của cuộc chiến ! Xuơng và máu!
    Chang chang nắng, tứ bề vẫn một màu cỏ xanh ngút, hương khói theo gió vẽ đường lên với trời... Người đàn ông không ngừng lời, giọng nghe như có nước...
    ?o81 ngày đêm ghi dấu Thành cổ Quảng Trị, bắt đầu từ 28/6 đến ngày 16/9/1972. Mỗi ngày địch huy động hai phần ba số máy bay ở ĐNÁ trút xuống 160 lượt bom B52 tương đương 328.000 tấn bom... san phẳng hoàn toàn thị xã và Thành cổ. Hơn 10.000 chiến sĩ trở thành liệt sĩ. Xét trên cục diện cuộc chiến, giữ được Thành cổ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các anh đã ngã xuống để viết nên một VN hào hùng. ở đây, liếp cỏ xanh đã trở nên nghĩa trang liệt sĩ không nấm mồ...!?
    Tôi từng được nghe bài hát Cỏ non Thành cổ, từng có lần được xem những thước phim tư liệu về cuộc chiến đấu nơi này... tất cả đã trở thành lịch sử! Giờ trước mắt tôi, cỏ non Thành cổ hiện hữu là đây. Cỏ xanh vốn tự ngàn đời, nhưng làm sao có thể một nơi nào có được liếp cỏ của những chàng trai cô gái tuổi đôi mươi, như chốn này?
    Người đàn ông đưa tôi đi chiều ấy - anh Trần Khánh Khư - Trưởng ban quản lý Khu di tích Thành cổ Quảng Trị thuộc lớp trai trẻ một thời. May mắn hơn, anh không chỉ có cơ hội để trở về mà còn được gắn bó với mảnh đất đã trở thành máu thịt với anh! Giờ đây, ngoài công việc quản lý và hướng dẫn khách tham quan, anh dành nhiều thời gian với tâm nguyện tìm lại quá khứ cho những người nằm lại với đất. Chút một, chút một, anh lọc từ đổ nát hoang tàn tìm cho những người đồng đội một nơi chốn máu mủ để về. Nghe đâu đây, cuộc sống ?obên ấy? vẫn song hành...!
    Thành cổ đã bị vùi trong đổ nát và được hồi sinh khi Nhà nước quyết định tu bổ lại, xây dựng nơi đây thành di tích lịch sử quốc gia. Di vật của lịch sử thật khó có thể tìm lại được khi mà bom đạn đã băm vùi, thế mới thấy xót xa cho khu bảo tàng không có nhiều hiện vật nơi đây. Còn lại là khu trung tâm tưởng niệm, với lớp lớp ý tưởng, đa nghĩa bởi ba tầng Thiên- địa- nhân, với thuyết âm Dương... in bật trên cái nền không gian mênh mông của di tích. Thiêng liêng thấm lại chốn này!... Nhưng để là một di tích văn hoá xứng với tầm cần phải có thì Thành cổ dường như vẫn thiếu điều gì...?
    Anh Khư không bác bỏ câu hỏi của tôi. Quả thật anh đang đau đáu tâm trạng chờ đợi sự hoàn thiện cho khu di tích, chờ đã lâu và cũng chưa biết cái đích đến bao giờ?
    Từ năm 1998, một dự án đầu tư 11,5 tỷ được phê duyệt để xây dựng khu di tích Thành cổ. Đến nay, phần việc xây dựng khu tưởng niệm trung tâm, khu bảo tàng, làm đường nội bộ, kè hào, làm cổng đã xong nhưng còn phần việc quan trọng -gói thầu mỹ thuật vẫn trong tình trạng nằm chờ vốn! Trong khi đó, chính gói thầu mỹ thuật sẽ giúp cho di tích lịch sử này mang đậm đấu ấn văn hoá. 6 cụm tượng đài, 81 phiến đá lớn khắc ghi những ngày đêm máu lửa, bia khắc danh những chiến sĩ đã hi sinh, tái tạo lại ngôi nhà Tứ đình -nơi ngày xưa vua thường đến làm lễ, mạng lưới hầm hào quân sự... tất cả đang ngổn ngang trên giấy. Nơi này, vẫn chỉ còn liếp cỏ xanh... chờ đợi!
    Cỏ Thành cổ đã trở nên biểu tượng sống. Nhưng tự thân cỏ không thể nói lên tiếng lòng mình. Nếu thiếu đi người hướng dẫn như anh Khư thì dễ gì đời sau có thể cảm nhận được Xương Máu đằng sau sắc xanh hiền hoà của Cỏ?!
    Lần đến Thành cổ, tôi vô tình còn được chứng kiến phút trở về của một người lính chiến đấu tại vòng ngoài Quảng Trị những ngày ác liệt năm xưa: Anh Hà Duyên Lục - đại đội 8 tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 sư 304. 84 tay súng và chỉ có 6 anh em trở về. Anh thương binh 3/4 dành dụm mãi để có được ngày hôm nay trở lại thăm chiến trường xưa, mắt mờ đục rịn nước, không thể nói điều gì...
    Anh Khư nói, mỗi tháng khu di tích tiếp từ 2.500-3.000 khách đến tham quan, và trong đó còn có người lính năm xưa trở lại...
    Tôi rất muốn có thể đưa được chút kỷ niệm từ Thành cổ về Hà Nội nhưng anh Khư bối rối cười, ở đây tiếc quá chẳng có gì. Những bưu thiếp, hay ấn phẩm văn hoá về Thành cổ Quảng Trị hết đã lâu đang chờ in lại. Làm di tích ở đây dường như vẫn chỉ có tấm lòng là chính. Trong khi khai thác văn hóa cũng là một cách để lưu dấu Thành cổ ở lại lâu hơn với người có cơ hội đến đây. Anh bảo, Quảng Trị còn khó khăn quá. Đó cũng là một lý do, nhưng chạnh nghĩ những tính toán lâu dài hẳn là cần thiết ngay từ lúc này. Tôi nhớ đến khu di tích địa đạo Củ Chi, nhớ đến cuộc sống kháng chiến hầm hào ngày xưa được người ngày nay tái hiện vừa gần gũi vừa thiêng liêng làm sao. Nhớ đến cả những món đồ lưu niệm rất riêng của một thời... Những điều ấy đâu có quá xa vời đối với Thành cổ Quảng Trị hôm nay!?
    Thơ, ca, nhạc, hoạ... làm nên tượng đài nghệ thuật cho Thành cổ Quảng Trị. Tôi chỉ là người đến sau, bút lực mỏng không đủ để làm giàu thêm vốn nghệ thuật ấy, nhưng tự tâm muốn viết về mảnh đất tôi được đến hôm nay. Với ước vọng, di tích lịch sử quốc gia Thành cổ sẽ sớm được hoàn thiện. Thời gian chẳng thể ngừng, mai này, xin người vẫn nhẹ bước khi đặt chân nơi liếp cỏ Thành cổ! Cỏ, trời - 2 sắc vẫn xanh. Chiều, vơi nắng, chầm chậm về...!

    Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
  2. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Khe Gió - Khe tình yêu

    Ở vùng đất Quảng Trị nắng gió thừa thãi này, những địa danh mộc mạc liên quan đến gió nắng thường được nhắc đến với một thái độ chẳng mấy mặn mà. Nhưng khe Gió - nơi phong cảnh hoang sơ hữu tình - lại là nơi được các đôi tình nhân và du khách ưu ái.
    Khe Gió nằm ở khoảng cây số 21 quốc lộ 9, cách phía dưới cầu Đầu Mầu một đoạn, rẽ vào đồi 241, một địa danh lịch sử của chiến dịch đường 9 Nam Lào. Đứng tại ngã ba này có thể nhìn bao quát toàn cảnh khe Gió. Đó là một khe suối và một thung lũng nhỏ nằm giữa hai dãy núi cao chạy theo hướng đông, đông bắc tạo nên một lòng máng hút gió từ sông Ba Lòng, Đakrông thổi về. Gió nơi đây thổi rất mạnh, nhất là vào mùa hè và cái tên "khe Gió" bắt nguồn từ đấy.
    Chúng tôi để xe lại bên quốc lộ, rồi đi bộ theo đường đất chừng non cây số, rồi lại băng qua mấy nương rẫy, tiếp đó là lội suối suốt chặng đường còn lại hơn một cây số nữa. Tính thời gian chỉ mất hơn một tiếng đồng hồ, nhưng cảm giác thú vị thì thậm chí những chuyến đi dài cũng không thể sánh được. Mùi cỏ dại trên đường đất thơm ngái, làn nước trong vắt của con suối làm ta tỉnh người. Nơi đây hoàn toàn chưa có tác động của bàn tay con người, chúng tôi bảo nhau nếu con đường được đầu tư còn dễ đi hơn nữa. Nhưng thật ra, với vẻ hoang sơ này, cũng chẳng phải đầu tư nhiều, về cơ bản lối du lịch kiểu khám phá mà chúng tôi đang đi là thú vị nhất: lội suối, men theo vách đá, qua suối sâu, đá trơn... Dọc đường, cứ nắm tay nhau, cùng dìu đỡ nhau đi trong khung cảnh thiên nhiên của núi rừng Trường Sơn. Như thấy vẳng trong không gian tiếng gió đại ngàn dâng lên ***g lộng. Càng đi sâu vào khe Gió, cảnh lại càng đẹp. Bàn tay tạo hoá đã ưu ái nơi đây, có cả hồ tiên nữ tắm, có bãi đá như mời gọi dừng chân. Nói một cách hình ảnh: khe Gió là cả một "hòn non bộ suối" với chất liệu kiến tạo là đá-nước-cây. Đá ở đây nhiều tầng nấc, hình thù. Nước suối trong veo mát rượi chảy quanh năm. Cây ở đây là cây rừng nguyên sinh, nhiều dáng như bonsai bám cheo leo vào vách đá. Cảnh đẹp khe Gió thật muôn màu, muôn vẻ và nhiều cung bậc.
    Chúng tôi cứ đi, lưng áo đẫm mồ hôi mà hồ hởi quên cả mệt nhọc, tuồng như thiên nhiên nơi này đã "thu về" tất cả những nhọc mệt, và đổi lại cho người ta cảm giác sảng khoái, khoẻ khoắn. Anh cán bộ địa phương tên Bình hôm đó là "hướng dẫn viên du lịch" cho chúng tôi biết, nơi đây mùa hè có rất đông học sinh, thanh niên trong vùng tới tham quan, vui chơi. Nhiều đôi lứa trở về từ đây đã nên vợ nên chồng. Nghe vậy mấy anh cán bộ du lịch phấn khích vẽ ra viễn cảnh sẽ mở các tour du lịch cho khe Gió, nào là tour lứa đôi, tour giảm béo, phục hồi sức khoẻ... Ý tưởng nào cũng hay, cũng dễ thành hiện thực, vì chắc chắn rằng nhiều người đã, đang, và sẽ yêu quý vẻ đẹp của khe Gió như chúng tôi...

    Theo báo Lao Động

Chia sẻ trang này