1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao Công an và Lực lượng Thanh niên xung kích Đà Nẵng hay kiểm tra các phuơng tiện giao thông mà

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi yeubarca, 09/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeubarca

    yeubarca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Vì sao Công an và Lực lượng Thanh niên xung kích Đà Nẵng hay kiểm tra các phuơng tiện giao thông mà không vi phạm gì?

    Thời gian gần đây, Cảnh sát giao thông và lực lượng Thanh niên xung kích Đà Nẵng hay tổ chức phối hợp kiểm tra các phương tiện giao thông ( chủ yếu là xe máy ) trên các tuyến đường. Người dân hoàn toàn đồng tình và ủng hộ với chủ truơng trên, nhưng duờng như hai lực lượng này đã lạm dụng vấn đề này để chặn bắt các phương tiện giao thông.

    Một người dân bình thường đang đi trên đường, không vi phạm bất cứ luật lệ nào tại sao phải dừng lại để kiểm tra giấy tờ? Đúng là Cảnh sát giao thông thì có quyền yêu cầu các phương tiện cho kiểm tra giấy tờ , nhưng khi đó đòi hỏi lực lượng Cảnh sát giao thông phải cho dừng tấc cả các phưong tiện để kiểm tra không chừa một ai , như thế mới là công bằng, tại sao kiểm tra tôi mà không kiểm tra người khác?

    Nhiều người đã tỏ ra bức xúc khi bị dừng lại để kiểm tra giấy tờ, công việc thì bị trể nãi , gây ra những ức chế không cần thiết khi tranh cãi với Cảnh sát giao thông, đó là chưa kể những tác động tâm lý xấu của người dân đối với lực lượng công an (hễ thấy công an là sợ )

    Các lực lưọng này hay đứng ngay trưóc cổng trưòng Trần Phú, công viên 29-3,...thưòng có một chiếc xe tải lớn đi kèm ( điều này có thể làm cho chúng ta hiểu rằng khi nào chất hết đầy các xe máy bị tạm giữ thì mới về!).Các chú Công an giao thông hay cho các chú Thanh niên xung kích đi kèm, và các chú Thanh niên xung kích này lại có vẻ dựa hơi các chú Công an để ra vẻ ta đây.

    Xin nói cho các anh Thanh niên Xung kích rằng các anh không có quyền dừng các phương tiện giao thông lại , chỉ có Cảnh sát giao thông hoặc thanh tra giao thông mới có quyền như thế. Theo quyết định số 146/2001 (http://www.danang.gov.vn/downloads/VBPQ/2001/QD_146_2001.htm) thì các anh chỉ có quyền đề xuất cho cơ quan chức năng xử lý các vi phạm hành chính hoặc các anh có quyền tạm giữ các phương tiện khi các phuơng tiện đó vi phạm. Như vậy ,việc Thanh niên xung kích cho dừng các phương tiện giao thông mà không có lỗi vi phạm rõ ràng là hành động tự ý, dựa hơi Cảnh sát giao thông, kể cả các anh đòi kiểm tra giấy tờ của chủ phưong tiện cũng là hành động vi phạm quyền tự do, bất khả xâm phạm của mọi công dân mà Pháp luật đã bảo hộ.

    Nhằm giữ gìn Trật tự giao thông , nhất thiết không cần phải gặp phưong tiện nào cũng đòi hỏi kiểm tra giấy tờ , chúng ta mong muốn rằng các ngành , các cấp có liên quan sẽ có nhiều biện pháp khác.


    Được yeubarca sửa chữa / chuyển vào 08:30 ngày 09/07/2004
  2. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Đây là căn bệnh nan y và hiện tại thì y học chưa có phác đồ điều trị. Căn bệnh này không chỉ riêng lực lượng Công an và Thanh niên Xung kích Đà Nẵng mắc phải mà hầu như toàn bộ đội ngũ hành pháp, không ít thì nhiều, cũng bị nhiễm. Và do đó, chúng ta hãy tập sống chung với những căn bệnh như thế để cuộc sống của mình được thoải mái hơn.
  3. yeubarca

    yeubarca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0

    ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    -------------------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------------------


    Số: 146/2001/QĐ-UB

    Đà Nẵng, ngày 26 tháng 9 năm 2001
     
    QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
    Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố Đà Nẵng
    --------------------------
     
    ỦY BAN NHÂN DÂN
     
    - Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
    - Căn cứ Quyết định số 126/2001/QĐ-UB ngày 22 tháng 8 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thành lập Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố Đà Nẵng;
    - Xét đề nghị của trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền và Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố,
     
    QUYẾT ĐỊNH
     
    Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố Đà Nẵng.
     
    Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
     
    Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố Đà Nẵng căn cứ Quyết định thi hành.
     


    Nơi gửi:
     
    -
    -
    - Các ngành, đoàn thể;
    - CPVP;
    - Lưu VT, VX, PC.

    TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH
    (Đã ký và đóng dấu)
    Huỳnh Năm
     
     
  4. yeubarca

    yeubarca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0

    ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    -------------------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------------------
     
    QUY CHẾ
    Tổ chức và hoạt động của
    Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố Đà Nẵng
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 146/2001/QĐ-UB
    ngày 26 tháng 9 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng
     
    CHƯƠNG I
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1: Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là LLTNXK) được thành lập theo Quyết định số 126/2001/QĐ-UB ngày 22 tháng 8 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng, là đơn vị thực thi nhiệm vụ của UBND thành phố giao, có chức năng chủ yếu góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
     
    Điều 2: LLTNXK là một đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Chủ tịch UBND thành phố và sự quản lý về hành chính của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Đà Nẵng, được sử dụng con dấu và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước thành phố Đà Nẵng để giao dịch.
     
    CHƯƠNG II
    NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
    LỰC LƯỢNG THANH NIÊN XUNG KÍCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
     
    Điều 3: LLTNXK có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    1. Hướng dẫn, phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức và cá nhân trong việc nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của UBND thành phố trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị;
     
    2. Phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên tiến hành kiểm tra, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi pnạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị, vệ sinh môi trường;
     
    3. Thực hiện nhiệm vụ xung kích trong các hoạt động xã hội hoặc khi có thiên tai theo yêu cầu của UBND thành phố;
     
    4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thành phố giao;
     
    5. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo công tác theo quy định.
     
    Điều 4: LLTNXK có một số quyền hạn sau:
    1. Xây dựng, triển khai kế hoạch công tác, huấn luyện và tổ chức lực lượng để thực hiện nhiệm vụ được giao;
     
    2. Phát hiện, yêu cầu người có hành vi vi phạm hành chính chấm dứt ngay hành vi vi phạm, lập biên bản, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý một số hành vi vi phạm hành chính theo Danh mục hành vi vi phạm kèm theo Quy chế này;
     
    3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, hoặc tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan đề bảo đảm việc thực hiện quyết định xử phạt;
     
    4. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, đội viên LLTNXK được lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính (theo danh mục hành vi vi phạm kèm theo Quy chế này), báo cáo ngay cho Ban Chỉ huy LLTNXK để xem xét, giải quyết theo nhiệm vụ được giao.
    Trường hợp cần tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hoặc giấy tờ có liên quan của người vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, người lập biên bản phải ghi rõ trong nội dung biên bản;
  5. Delta

    Delta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    740
    Đã được thích:
    0
    Thấy TNXK ở mình có quyền bắt phạt những trường hợp vi phạm, huýt còi bắt đứng lại khi có vi phạm rõ ràng nhưng khác hẳn với CSGT vì TNXK ta có thể thổi còi bất cứ trường hợp nào (kể cả ko có 1 biểu hiện vi phạm nào).
    Nói tóm lại TNXK có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ là sai về thẩm quyền, TNXK chỉ là lực lượng tham gia giúp CSGT trong bắt và phát hiện những phương tiện vi phạm nhưng họ không có quyền trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính.
    Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 15/2003/NĐ CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm : Lực lượng Công An (CSGT, CS Trật tự, CS Quản lý hành chính, Cán bộ chiến sĩ Công An Nhân Dân thi hành nhiệm vụ..), Tranh tra GT, Chủ tịch UBND các cấp, còn ngoài ra thì không còn có lực lượng nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cả. TNXK ko thuộc một trong những thành phần trên vì vậy việc họ tự ý xử lý vi phạm hành chính là không đúng với thẩm quyền.
    Được delta sửa chữa / chuyển vào 18:15 ngày 09/07/2004
    Được delta sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 09/07/2004
  6. yeubarca

    yeubarca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với bác vè các ý kiến trên, Lực lượng TNXK không có quyền xử phạt các vi phạm hành chính lại càng không có quyền ra lệnh cho các phương tiện giao thông dừng lại.
    Hehe, chắc diễn đàn chúng ta nên tạo chủ đề: " Tư vấn Pháp luật " hay " Những điều cần làm ngay" để tấc cả mọi người công khai bày tỏ quan điểm của mình, phát hiện những trường hợp bất công trong xã hội, biểu dương người tôt, việc tốt.
    Một ngày nào đó, bác nguyenbathanh sẽ ghé thăm diễm đàn của chúng ta thôi!
  7. Person_Gay

    Person_Gay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Nè đựng nói bậy đó chứ, tui nói Công An vào bắt mí bác bây giờ. hihihii nói nữa đi (tui cũng chẵng thích mấy thằng đó cho lắm)
  8. yeubarca

    yeubarca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Đà Nẵng , ngày 16 tháng 8 năm 2004.
     
    Kính gởi : Ông Trưởng Phòng Cảnh sát Giao thông Tp. Đà Nẵng.
    Đồng kính gởi: Báo Đà Nẵng.
     
    Tôi tên là yeubarca: ngụ tại xxx.
     
    Trước tiên cho phép tôi bày tỏ sự thông cảm đối với lực lượng Cảnh sát Giao thông trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông , đem lại sự bình yên cho nhân dân. Tôi trân trọng những cố gắng toàn lực lượng Công an nhằm giảm tai nạn giai thông, tránh những nỗi đau mất mát trong từng gia đình và xã hội.
     
    Tuy nhiên tôi và một số người dân kịch liệt phản đối vấn đề dừng các phương tiện Giao thông trên đường phố để kiểm tra.
     
    Mấy tháng gần đây, lực lượng Cảnh sát Giao thông kết hợp với lực lượng Thanh niên xung kích Thành phố tổ chức phối hợp thực hiện việc dừng các phương tiện đang lưu thông để kiểm tra giấy tờ tạI một số khu vực trong nội thành Tp Đà Nẵng. Tôi hoàn toàn hoan nghêng những việc làm đó nếu những việc đó góp phần giữ gìn trật tự giao thông và giảm số vụ tai nạn. Nhưng điều tôi và nhân dân xung quanh những khu vực mà CSGT hay làm nhiệm vụ ( khu vực Đài Truyền hình , khu vực Điện Biên phủ?) không đồng tình là vì sao không phải dừng tấc cả các phương tiện lại để kiểm tra mà chỉ làm đối với một số người , còn đối với một số khác thì không? Như vậy liệu có công bằng không?
     
    Một người đang tham gia lưu thông trên đường phố bình thường thì có vi phạm gì không mà phải bị kiểm tra? Riêng cá nhân tôi, ít nhất từ đầu năm đến nay đã bị lực lượng Cảnh sát Giao thông kiểm tra ít nhất là 3 lần. Những người khác quanh khu vực chúng tôi sinh sống cũng thế. Họ cho rằng làm như thế đã ảnh hưởng đến công việc của họ vì họ không vi phạm gì và thật sự họ nơm nớp lo sợ khi đến những khu vực kiểm tra.
     
    Thưa ông, trong thời đại hiện nay, liệu ông có hình dung rằng sáng nào khi ra đường chúng ta đều phải xuất trình một cái gì đó để cho ai đó kiểm tra thì mới được yên ổn hay không?
     
    Chúng tôi cho rằng chỉ khi nào người tham gia giao thông vi phạm luật lệ giao thông thì mới được phép dừng họ lại, còn nếu không làm sao các ông biết ai vi phạm hay không mà bắt người ta dừng lại. Còn nếu các ông có đợt kiểm tra thì tấc cả đều phải bị tạm dừng , đừng để người không bị tạm dừng cười người bị tạm dừng là ngu ( vì thấy CSGT mà không ?oné?) như thế mới gọi là công bằng.
     
    Tôi được biết trên các tuyến đường quốc lộ, lực lượng CSGT đang rất thiếu ( Báo Đà Nẵng - số 2166 ngày 16-06-2004) , thay vì các ông ở trong nội thành thì tăng cường lực lượng kiểm tra ngoài đó thì hiệu quả sẽ cao hơn .
     
    Với tinh thần trách nhiệm của một công dân , tôi gởi lá thư này đến ông Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông và báo Đà Nẵng nhằm góp phần xây dựng một Xã hội phồn vinh và công bằng. Tôi mong muốn được cùng ông tranh luận trên báo Đã Nẵng , cơ quan ngôn luận của Nhân dân Tp Đà Nẵng. Nếu những gì là không hợp lý và công bằng , xin ông hãy bãi bỏ ngay lập tức.
     
    Tôi xin trân trọng cảm ơn và mong chờ .
     
      Kính thư.
     
     
     
     
  9. pv_linh

    pv_linh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bạn " yeubarca" thân mến.
    Tôi là người ở rất xa bạn nhưng những ý kiến mà bạn đã nêu trên diễn đàn này đã làm tôi cảm thấy rất gần gũi với bạn. Những điều mà tôi suy nghĩ tư rất lâu nhưng không biết tỏ cùng ai. Tôi hy vọng những cư dân của địa phương tôi cũng sẽ tham gia " Rộng Đường Dư Luận " về vấn đề này. Rất tiếc tỉnh tôi chưa có diễn đàn ô tô xe máy như ĐaNang,NhaTrang... của các bạn. Có lẽ đây là việc tôi phải làm cũng nên ...!!??
    Một lần nữa xin ủng hộ ý kiến của bạn, chúc bạn vui khẻo, xiết chặc tay, chào thân ái .
  10. Delta

    Delta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    740
    Đã được thích:
    0
    Nói chung việc CSGT đứng tại các chốt cửa vào TP (như ở ĐBP, ĐTH) để kiểm tra các phương tiện GT ra vào TP việc làm này được nhân dân hoan nghênh vì đã giảm thiểu được phần nào tình trạng tai nạn và ách tắc GT... nhưng đối với việc dừng các phương tiện GT lại để kiểm tra mà ko có 1 biểu hiện vi phạm gì thì điều này cần phải xem lại.
    Việc dừng các phương tiện GT lại để kiểm tra chỉ khi chúng có các biểu hiện sau đây :
    Tốc độ tối đa của các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trừ xe ưu tiên theo Điều 20 Luật Giao thông đường bộ) khi tham gia giao thông trên các tuyến quốc lộ 1 A và 14B không vượt quá 40 km/h. Đối với các tuyến đường khác trong thành phố, tốc độ ở một số tuyến sẽ hạn chế từ 15 km/h đến 30 km/h (có quy định cụ thể từng tuyến đường).
    Ko đội mũ bảo hiểm khi tham gia trên các tuyến đường Quốc lộ.
    Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy và các loại xe khác có kết cấu tương tự trên đường mà buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, vượt ẩu, sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh, điều khiển xe dàn hàng ngang chạy cùng tốc độ trên đoạn đường dài từ 50 m trở lên; điều khiển xe chạy tốc độ cao từ trong nhà, ngõ, hẻm ra đường chính và ngược lại; điều khiển xe đi hàng ngang từ hai xe trở lên; điều khiển xe chạy tốc độ cao từ trong nhà, ngõ, hẻm ra đường chính và ngược lại; điều khiển xe đi hàng ngang từ hai xe trở lên; điều khiển xe khi chưa đủ 16 tuổi, tổ chức đua xe gắn máy, đua xe môtô trái phép.
    Trường hợp vừa đi xe vừa nghe điện thoại di động; dừng, đỗ sai quy định; xe không có gương chiếu hậu, dùng còi sai quy định...
    Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng cũng nghiêm cấm xe công nông lưu thông trên đường quốc lộ, xe ôtô chở quá tải, quá khổ, cơi nới thùng không đúng quy định, thải khói quá giới hạn cho phép, việc điều khiển xe trong tình trạng dùng rượu bia, ma tuý và các chất kích thích khác.
    To yeubarca : Phản ứng của bác Thượng tá Đào Hồng Bôn ra sao khi đọc thư của bạn
    Được delta sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 19/08/2004

Chia sẻ trang này