1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. lamali6

    lamali6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    215
    :-D:-D:-D:-D:-D Kém thế, không thấy các bạn Nga vang từ lâu đã tố cáo Mẽo và Phương Tây chống lưng cho IS à :-D:-D Không Thây Mẽo và Liên Quân ném bom IS toàn ở ngoài sa mạc à, đánh trận giả với IS à, Mẽo ném bom 2 năm không bằng Nga 4 tháng là đã thắng lợi à ......... :-D:-D:-D
    NamtuocLexusGX460yankme119 thích bài này.
  2. vodka_putinka

    vodka_putinka Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2014
    Bài viết:
    1.271
    Đã được thích:
    4.720
    Bọn Mỹ này lại lo bò trắng răng à ? Đời nào mà Thổ tả dám bỏ Mỹ theo Nga kể cả khi Mỹ nó cho Gàn vào M113 hay rải thảm Itstambul nhé . Cho dù nó có đào xới mả tổ nhà thổ lên thì cũng phải theo nhé .... :))
    Bài báo này sai định hướng của của trưởng ban tuyên giáo ôn vật rồi :))
    Lão già Gulen sẽ là vật tế thần cho Thổ tả đây :))
    Lo Thổ Nhĩ Kỳ ngả về Nga, Mỹ tìm cách giữ mối quan hệ
    Phó tổng thống Mỹ đến Ankara để níu giữ mối quan hệ đang lung lay về việc dẫn độ giáo sĩ lưu vong bị cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ.
    [​IMG]
    Phó tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

    Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/8 đến thủ đô Ankara, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính bất thành hồi tháng trước.

    Ông Biden sẽ tìm cách chuyển đến thông điệp rằng Mỹ đánh giá cao Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là một đồng minh quan trọng trong Khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), giữa lúc có những dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy cách tiếp cận của hai nước đối với xung đột ở Syria có thể "lệch pha", theo AP.

    Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hôm 23/8 rằng họ đã họp với các quan chức Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao Mỹ ở Ankara trước thềm chuyến thăm của ông Biden.

    Mỹ bất an

    Căng thẳng âm ỉ giữa hai nước bùng lên kể từ sau vụ đảo chính ngày 15/7 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các lãnh đạo Mỹ đã giận dữ khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc Mỹ hỗ trợ hoặc chống lưng cho vụ đảo chính. Khi Mỹ ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc này, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ phàn nàn rằng Washington chậm trễ trong việc ủng hộ Ankara vào thời điểm nước này cần giúp đỡ nhất, cho dù Mỹ đã bày tỏ quan điểm ủng hộ ông Erdogan khi vụ đảo chính xảy ra.

    Bình luận viên Josh Lederman của AP nhận định Mỹ cảm thấy khó chịu trước những động thái "tán tỉnh" ngoại giao gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Nga và Iran, hai nước đối thủ của Mỹ. Các động thái này cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ, đang trong tình thế túng bí, có thể suy tính lại mối quan hệ đồng minh với phương Tây nhằm duy trì sự ổn định trong khu vực.

    Hồi đầu tháng này, ông Erdogan đến Moscow để thúc đẩy quan hệ và có thể tìm kiếm sự phối hợp nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria, điều mà Moscow đã không thể đạt được với Washington. Sau chuyến viếng thăm Iran bất ngờ của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vào tuần trước, báo chí địa phương loan tin ông Erdogan có kế hoạch thăm Tehran vào ngày 24/8, tức cùng ngày mà ông có lịch gặp ông Biden.

    "Bằng cách xích lại gần Nga và Iran, rõ ràng Tổng thống Erdogan đang gửi đi thông điệp rằng ông không vui trước thái độ của phương Tây. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn tiếp tục ở lại NATO và mong mỏi gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nhưng bầu không khí đang trở nên xấu hơn nhiều so với trước khi vụ đảo chính xảy ra", Bulent Aliriza, nhà phân tích ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở Washington, nhận định.

    Bình luận viên Josh Lederman cho rằng Mỹ từng xem ông Erdogan như một lãnh đạo quan tâm đến việc thúc đẩy dân chủ và hợp tác với Mỹ. Sự lạc quan đó đã bị dội một gáo nước lạnh khi ông Erdogan phát động chiến dịch trấn áp báo chí và các quyền tự do khác, cũng như tập trung chống lại phe nổi dậy đòi ly khai người Kurd, một động thái có thể gây tổn hại cho nỗ lực chống IS, vì chính quyền Mỹ đang hậu thuẫn lực lượng người Kurd ở Syria để chống IS.

    Các lo ngại của Washington về nhân quyền và dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng gia tăng kể từ khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt giam và sa thải hàng chục nghìn binh sĩ, cảnh sát, giáo viên và nhà báo sau vụ đảo chính bất thành. Washington đã cẩn trọng không chỉ trích công khai Ankara để tránh gây tổn hại cho thông điệp ủng hộ chung mà Mỹ dành cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

    Tình hình an ninh dễ vỡ của Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện rõ trong cuối tuần trước, khi một kẻ đánh bom tự sát giết ít nhất 54 người tại một đám cưới ở thành phố Gaziantep, sát với biên giới Syria. Đó là vụ tấn công đẫm máu nhất trong năm nay được thực hiện bởi IS hoặc đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức đấu tranh đòi quyền tự trị cho người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.

    Mỹ càng lo ngại hơn khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim dường như đang cởi mở với khả năng Tổng thống Syria Bashar Assad tiếp tục đóng một vai trò trong chính phủ chuyển tiếp. Trong nhiều năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều kêu gọi phế truất ông Assad và kiên quyết không chấp nhận ông là một phần của chính phủ Syria trong tương lai.

    Yêu cầu khó

    Theo bình luận viên Josh Lederman, đổ gãy trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là vấn đề lớn đối với Mỹ, nước mong Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi cách tiếp cận chung nhằm chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) và ứng phó chủ nghĩa cực đoan khắp Trung Đông. Nằm giữa châu Âu và châu Á, Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới với Iraq, Iran và Syria, nơi các tay súng IS có thể vào Thổ Nhĩ Kỳ và những kẻ được IS tuyển mộ có thể đến Syria sau khi đi qua Thổ Nhĩ Kỳ.

    Tuy nhiên, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ không hóa giải được vụ tranh cãi về giáo sĩ Gulen, người sống lưu vong ở bang Pennsylvania trong 17 năm qua. Gulen bác bỏ bất cứ sự liên quan nào đến mưu đồ đảo chính nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết yêu cầu Mỹ dẫn độ Gulen ngay lập tức.

    Giới chức Mỹ cho biết cuộc trao đổi hôm 23/8 ở Ankara liên quan đến việc thành lập một tổ của Bộ Tư pháp Mỹ có giao nhiệm vụ đánh giá các đòi hỏi về yêu cầu dẫn độ ông Gulen của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ nói rằng trong chuyến thăm lần này, ông Biden dự định nói với các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ rằng các cáo buộc công khai của họ về sự liên can của Mỹ trong vụ đảo chính sẽ không giúp ích cho mục tiêu của họ.

    "Mọi người mong muốn ông Gulen phải được giao trả cho Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức. Nếu yêu cầu dẫn độ bị khước từ hay trì hoãn, tôi e ngại rằng điều này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng", Gulnur Aybet, giảng viên quan hệ quốc tế ở Đại học Bahcesehir, Thổ Nhĩ Kỳ, nói.

    Xem thêm: Bị phương Tây ghẻ lạnh, Thổ Nhĩ Kỳ quay đầu tìm cố nhân

    Hồng Vân
    Lần cập nhật cuối: 25/08/2016
    Massulopbopp thích bài này.
  3. lamali6

    lamali6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    215
    Bậc thầy về lừa đảo :
    Mỹ thừa nhận có thể không kích nhầm một số dân thường:-D:-D:-D:-DNga đầu đất cũng nên học thầy Mẽo về khoản này :-D:-D:-D:-D
    chứ cứ suốt ngày phủ nhận mọi cáo buộc, xxxx nó tin

    Máy bay Mỹ tấn công IS ở Raqqa, Syria có thể đã giết một số dân thường trong cuộc không kích ngày 23.8 - Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM) cho biết.

    "Các báo cáo cho thấy một chiếc xe có vẻ không phải là xe quân sự đã đi vào khu vực mục tiêu sau khi máy bay thả bom" - tuyên bố của CENTCOM ngày 24.8 viết. Cuộc không kích diễn ra trước đó một ngày nhằm vào một kho vũ khí gần thủ phủ tự xưng Raqaa của IS. "Những người trên xe có thể đã chết vì cuộc không kích".

    CENTCOM thông báo rằng các quan chức thuộc bộ tham mưu Mỹ sẽ xem xét sự cố này và quyết định có điều tra hay không.

    Raqqa bị IS kiểm soát từ tháng 3.2013 và được tuyên bố là thủ phủ của vương quốc Hồi giáo do IS thành lập năm 2014. Tháng 10.2014, Mỹ mở cuộc không kích chống IS. CENTCOM điều phối cuộc chiến chống IS từ trụ sở chính ở Tampa, bang Florida.
    NamtuocLexusGX460Lefan_1 thích bài này.
  4. vodka_putinka

    vodka_putinka Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2014
    Bài viết:
    1.271
    Đã được thích:
    4.720
    Thì nhờ mèo ném bom 2 năm nên IS mới phình to đấy :)) , Nga ko nhẩy vào thì giờ nó tuyên bố độc lạp và là thành viên LHQ roài =))
    Haiphongfun thích bài này.
  5. vodka_putinka

    vodka_putinka Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2014
    Bài viết:
    1.271
    Đã được thích:
    4.720
    Văn hóa khác nhau nên ko phải cái gì cũng giống nhau hết . Vụ Mèo Lai nếu ko có phóng viên tố cáo thì làm gì có thảm sát dân thường mà toàn VC thôi . :))
    engkhoi thích bài này.
  6. nhatkyholo

    nhatkyholo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    222
    Nói mới nhớ giờ anh Xẻng có công nhận vụ nào thảm sát gì đâu nhỉ :-D:-D:-D, Đang góp sức cùng đồng minh tiêu diệt người dân trong nước mà thôi :-D:-D:-D
  7. filber70

    filber70 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2015
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    2.735
    Cuộc chiến tại Darayya sắp kết thúc

    [​IMG]

    Vào chiều qua phái viên của quân đội chính phủ Syria ( SAA ) đã gặp gỡ với thủ lĩnh phiến quân tại thành phố phía Tây Ghouta này nhằm thỏa thuận đưa ra hiệp ước hòa bình , theo đó FSA sẽ rút khỏi thành phố dưới sự giám sát của các tổ chức quốc tế và được hưởng lệnh ân xá miễn trừ chiến tranh từ Hội đồng Ả Rập

    Gần 800 phiến quân vẫn còn bám trụ tại Darayya sau 5 năm chiến đấu , theo phe phiến quân thì khoảng ít nhất 3.000 phiến quân tử trận tại đây . Tình hình Darayya giờ đã hầu như ưu thế nghiêng hẳn về phe chính phủ khi sư đoàn thiết giáp số 4 chỉ còn cách 500m để cắt đôi thành phố , nếu cắt đôi thì cũng báo hiệu sự sụp đổ của phiến quân tại đây
    Hy vọng hiệp định nhanh chóng thông qua và Darayya sẽ được giải phóng và người dân trở về sinh hoạt bình thường
    engkhoi, Massu, kachiusa074 người khác thích bài này.
  8. RapidArrow

    RapidArrow Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    1.678
    Còn Tin pu thì bị Tập Cận Bình thuần hóa
  9. Blockbuster01

    Blockbuster01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Bài viết:
    1.505
    Đã được thích:
    4.597
    Mình hỏi bạn Ivan :" Sao QOX không bắn rớt mấy cái Flycam Tàu đi, để nó cứ do thám hoài làm sao tấn công thành công". Ivan tra lời: "Tại tụi nó không nhìn thấy được và bắn cũng khó trúng"

    Coi lại cái Clip Pansir bắn hình như cũng chẳng trúng. bác @kuyomuko giải đáp giúp với


    Flycam Tàu hiệu DJI bán tràn lan cho phỉ ờ Syria mà bữa mình có nhắc đến.
    Massu, meo-uNamtuocLexusGX460anCUT thích bài này.
  10. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.632
    Đã được thích:
    18.482
    Đúng là văn hoá khác nhau nên mới có chuyện một chính phủ chống lưng cho cả một nền thể thao xài doping. Văn hoá khác nhau nên mới có chuyện bạn cùng hội cùng thuyền phải chửi thẳng mặt là khoe khoang ít thôi, nói ít đi, làm nhiều vào không bố méo cho mượn sân bay bây giờ. Văn hoá khác nhau nên anh em bạn bè rào dậu cửa nhà cẩn thận rồi chạy sang ôm chân kẻ thù hết. Văn hoá khác nhau nên mới từ một cường quốc hạng 2 trong vòng có vài chục năm tụt xuống cường quốc hạng 5 - 6 nhưng vẫn quay tay miệt mài rằng không ai trên thế giới này được phép bỏ qua ta ... và ....

    Đúng là thứ văn hoá của lũ nô lệ kiêm thằng kẻ cướp :))
    --- Gộp bài viết: 25/08/2016, Bài cũ từ: 25/08/2016 ---
    Mịa. Đúng kiểu quay tay đặc trưng của Nga lợn. Méo bắn được nó thì kêu nó không nhìn thấy được =))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này