1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nếu được lựa chọn...

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi babicinamon, 09/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Speechless!
  2. VKDN

    VKDN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng em ko hiểu thật ra cái topic này nói gì nữa.
  3. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Trời, nói 1 câu làm chị bùn wá cưng. Thui được, chính chị cũng ko được hỉu rõ cho lém , nên bi giờ đành thu hẹp chủ đề lại vậy...
    NẾu được lựa chọn, bạn sẽ sống ở Vn hay 1 nước nào khác ?
    Vậy là rõ rồi há cưng ....
  4. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 vài ví dụ để cho tranh luận thêm hấp dẫn...
    Vì sao du học sinh ?ongại? trở về?



    A.Đ, cô gái có bằng tiến sỹ khi mới 25 tuổi tâm sự: Khi bảo vệ luận án tiến sỹ ở nước ngoài, tôi chỉ thấy những người thầy của mình rất nghiêm khắc và công bằng, không thấy có ai ngạc nhiên vì ?oTiến sĩ gì mà trẻ thế?. Trong khi đó, ở Việt Nam sự đối xử không công bằng với những trí thức là phụ nữ và thái độ thiếu tin tưởng, thậm chí xem thường người trẻ tuổi là câu trả lời cho câu hỏi vì sao nhiều du học sinh xuất sắc đã không về nước.
    Vào học hệ cử nhân tài nZng để... đi nước ngoài
    Người phụ trách hệ cử nhân tài nZng ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên cho biết: ?oCác em được tuyển lựa đầu vào rất kỹ. Những em đZng ký vào đây hầu hết là những HS đoạt giải cao trong các kỳ thi chọn HSG quốc gia, quốc tế và khu vực. Một số khác là những TS có điểm thi tuyển đầu vào cao, có thành tích học tập xuất sắc ở phổ thông?.

    Có nghĩa là mặt bằng chất lượng đầu vào rất sáng sủa. Minh chứng là sau 1-2 nZm học, nhiều SV hệ tài nZng của trường đã thi được học bổng du học tại các trường danh tiếng của nước ngoài.

    Sau khi kiểm tra kiến thức, các SV này đã được sắp xếp vào học chương trình tương đương với SV nZm thứ 2, thứ 3. Đó là điều đáng tự hào. Nhưng vấn đề đáng nói là các SV trên nói gì về tương lai?

    Một SV kiến trúc học tại Pháp, 28 tuổi, sắp lấy bằng tiến sỹ cho biết: ?oEm không biết khi về có một môi trường tốt để làm việc không? Ở đây, em đang có cơ hội việc làm. Một nZm làm việc ở đây có thể bằng nhiều nZm làm việc tại VN. Vấn đề không chỉ là thu nhập cao, mà là sự rút ngắn thời gian trưởng thành và cơ hội sáng tạo?.

    Có rất nhiều SV giỏi du học và đạt kết quả xuất sắc trong học tập ở nước ngoài hiện đang "đứng giữa đôi dòng nước" như vậy. SV Việt Nam hiếu học, chZm chỉ, thông minh, nhưng vẫn thiếu những cơ hội thực sự.

    A.Đ, một trong số những du học sinh có được tấm bằng tiến sỹ ở lứa tuổi ngoài 20, với đề tài thuộc lĩnh vực môi trường từ Quebéc, Canada trở về cho biết: ?oNhững gì chúng em được học và muốn làm thì rất khó thực hiện ở VN. Sự thiếu thốn các điều kiện thực hiện, và hàng loạt những vấn đề tế nhị khác về vấn đề thủ tục hành chính, về kinh phí, về con người và đặc biệt là sự nhìn nhận thiếu công bằng đối với những trí thức trẻ đã khiến những SV giỏi không muốn trở lại môi trường làm việc ở VN sau khi tốt nghiệp?.
    Một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở hệ cử nhân tài nZng - ĐHQG HN cho biết: Một số em xuất sắc thi được học bổng du học vẫn gửi e-mail về cho tôi, nhưng hầu như không thấy em nào đề cập đến chuyện trở về.

    Một số SV hệ cử nhân tài nZng, chuyên ngành Tin học, Vật lý tại trường này cho biết: Học ở hệ đào tạo đặc biệt này nZm đầu tiên, chúng em thấy có sự khác biệt so với hệ đại trà. Tuy nhiên càng học sâu hơn, chúng em càng thấy thiếu thốn nhiều thứ trong việc học tập, đặc biệt là nghiên cứu khoa học. NZm thứ 2, nhiều người trong chúng em chỉ chZm chZm vào một mục tiêu thi lấy học bổng du học.
    Và du học xong thì không trở về hoặc nếu có cũng không có cơ hội để cống hiến. Đó là cái vòng luẩn quẩn của nhiều trí thức trẻ có tài.
    Bao giờ có một đề án thu hút nhân tài ở tầm quốc gia?
    Không kể hàng trZm SV giỏi đã được tuyển chọn học các chương trình đào tạo đặc biệt trong nước, hàng nZm còn có hàng trZm SV khác tốt nghiệp các chương trình đào tạo ở nhiều trường ĐH nước ngoài trở về. Đó là nguồn nhân lực có thể đóng góp tốt cho các lĩnh vực kinh tế xã hội, nếu như có những cơ chế để tạo một môi trường cho họ làm việc, sáng tạo và phát triển.
    Theo con số mà Bộ GD&ĐT cung cấp thì hiện có trên 3 vạn lưu học sinh du học theo các con đường: Hiệp định giữa hai Chính phủ, với học bổng của các tổ chức nước ngoài, học bổng của Chính phủ trong khuôn khổ đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật của các cơ sở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước (đề án 322) và du học tự túc.

    Hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng chỉ nắm được con số du học sinh đi theo đề án 322, với 120 du học sinh đã tốt nghiệp trở về nước. Số còn lại, do cá nhân HS, SV tự liên hệ, không thông qua Bộ GD&ĐT nên khó nắm được con số đi cũng như số trở về.

    Đến nay, chưa có một điều tra nào về thực trạng việc làm của những du học sinh, sau khi tốt nghiệp các trường ĐH nước ngoài trở về. Đây là vấn đề lớn, nhưng nhiều nZm qua đã chưa được đặt ra một cách nghiêm túc.

    Những ưu đãi hiện hành với "người tài" mới chỉ mang tính nhỏ lẻ, do các địa phương, các cơ quan đặt ra, tuỳ theo tình hình mà thực hiện, không phải một cơ chế ở tầm vĩ mô có khả nZng khuyến khích những người có nZng lực phấn đấu trong học tập và cống hiến theo yêu cầu ở các lĩnh vực kinh tế xã hội.

    Những nZm gần đây, một số địa phương cũng có những chính sách thu hút nhân tài. Hà Nội có hẳn một đề án thu hút nhân tài. Nhưng đáng tiếc là hiệu quả của việc triển khai thực hiện không đáng kể.

    "Chính sách thu hút nhân tài của Hà Nội" lại chỉ nhắm vào những người có thâm niên trong tuổi nghề và tuổi đời, có tiếng tZm, ít chú ý đến lớp trẻ. Một tiến sỹ trẻ ngành môi trường ở Canada về kể: Tôi được nhận vào một trường đại học, vừa tham gia nghiên cứu khoa học, vừa làm trợ giảng. Chỉ một thời gian ngắn làm việc tôi nhận thấy có hai điều bất ổn: Sự đối xử không công bằng với những trí thức là phụ nữ và thái độ thiếu tin tưởng, thậm chí xem thường người trẻ tuổi. Đó là những nguyên do khiến nhiệt huyết của giới trẻ bị mai một. Tôi hiểu vì sao nhiều du học sinh xuất sắc đã không vào làm việc tại cơ quan Nhà nước hoặc các trường đại học.

    A.Đ, cô gái có bằng tiến sỹ đã nhắc ở phần trên cũng kể một câu chuyện đáng buồn thế này: Tôi có một cơ hội làm Post doctor, nhưng điều kiện để được làm luận án là tôi phải được một cơ quan, nơi đang công tác giới thiệu. Tôi đề đạt vấn đề này với trường đại học, nơi tôi vừa được nhận làm việc. Nhưng tôi đã bị nhiều người phản đối, với lý do "Chúng tôi đầu hai thứ tóc còn chưa dám làm post doctor nữa là còn trẻ, thiếu kinh nghiệm như cô!".

    Tôi cảm thấy buồn, vì 25 tuổi, khi bảo vệ luận án tiến sỹ ở nước ngoài, tôi chỉ thấy những người thầy của mình tỏ ra nghiêm khắc, và công bằng, không thấy có ai ngạc nhiên vì "Tiến sĩ gì mà trẻ thế".
    Trở lại vấn đề "môi trường cho những nhân tài", từ những câu chuyện buồn mà du học sinh kể ở trên, có thể thấy, để tạo một cơ hội cho những trí thức trẻ có nZng lực phát triển, điều đầu tiên phải nghĩ đến là thay đổi nhận thức, thay đổi sự nhìn nhận về giới trẻ, thay đổi quan điểm tuyển dụng và sử dụng người trong lĩnh vực lao động trí óc. Sau đó mới là các điều kiện về thiết bị, máy móc, cơ chế làm việc và đãi ngộ.

    Nếu bây giờ chúng ta chưa nghĩ đến một giải pháp thu hút, sử dụng các trí thức trẻ có nZng lực, bao gồm cả những SV tốt nghiệp trong nước và du học sinh từ nước ngoài trở về thì một ngày không xa, có thể nhìn thấy ngay sự lãng phí quá lớn.

    "Chất xám chảy máu tại chỗ" là điều người ta đã nói đến, nhưng lại vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngZn lại.


  5. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Những nhà quản lý ?osợ? du học sinh về



    ?oĐối trọng? với những lưu học sinh có bằng thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài về là nhan nhản những tiến sỹ bảo vệ trong nước. Dù biết mười mươi có những người hoàn thành luận văn bằng con đường sao chép, ?oluộc? lại đề tài của người khác nhưng các vị lãnh đạo vấn phải tiếp nhận, thậm chí đón tiếp tưng bừng vì họ là ?ocon ông này bà nọ?.
    Trong báo cáo trước Quốc hội của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có nêu con số 120 du học sinh theo diện học bổng Chính phủ về nước đã được Bộ liên hệ trở lại cơ quan cũ hoặc tìm việc làm - trên tổng số ước lượng khoảng 3 vạn du học sinh. Đó là tỉ lệ quá thấp. Chưa kể cơ chế làm việc ở nhiều cơ quan chỉ tạo điều kiện cho những trí thức trẻ du học về một chỗ làm việc theo ý nghĩa hành chính mà không tạo cho họ cơ hội để lao động, sáng tạo.

    Chuyện ông Phó Giám đốc nhà xuất bản và 4 cán bộ du học

    Mang chuyện ?ochảy máu chất xám? này trao đổi với ông Phó Giám đốc một nhà xuất bản (PGĐ NXB) ở Hà Nội, ông cho biết: ?oCơ quan tôi có 4 người thi được học bổng sang Pháp, Canada. Tổ chức cấp học bổng phía nước ngoài rất thận trọng, yêu cầu chúng tôi phải có cam kết là sau khi họ học xong, cơ quan phải nhận họ trở lại làm việc.

    Chúng tôi tán thành điều kiện này ngay, vì trong điều kiện mở rộng hợp tác xuất bản với các nước, chúng tôi đang rất cần những cán bộ đào tạo ở nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 1 người quay trở lại làm việc ở NXB, một người ?ochân trong chân ngoài? nên tôi yêu cầu họ phải dứt khoát, rốt cuộc họ chìa ra 1 lá đơn ?oXin ra khỏi biên chế nhà nước?. Hai người kia thì xin tiếp được học bổng ở lại làm luận án tiến sỹ, nghe đâu đãu có cơ quan ở Pháp nhận làm việc?.

    Vấn đề ở chỗ NXB đã tiếp nhận họ như thế nào? Hay vẫn là cảnh nhận quản lý 8 tiếng, hưởng lương vài trăm ngàn, còn trong giờ hành chính để họ ngồi chơi, tán gẫu, chơi game?

    Vị PGĐ thừa nhận: Đúng là như vậy nhưng đó lại đụng đến vấn đề cơ chế. Chúng tôi phải gánh một đội ngũ cồng kềnh, phương án sản xuất là phải đi trong một ?ohành lang? Bởi thế, trước mắt, chúng tôi không thể phá lệ trả lương cao gấp 3-4 lần bình thường cho những người giỏi hoặc đồng ý một giải pháp công việc do họ đề xuất.

    Một vấn đề tế nhị mà vị PGĐ này không nói ra. Đó là ?ođối trọng? với những lưu học sinh có bằng thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài về là nhan nhản những tiến sỹ bảo vệ trong nước. Dù biết mười mươi có những người hoàn thành luận văn bằng con đường sao chép, ?oluộc? lại đề tài của người khác nhưng vấn phải tiếp nhận, thậm chí đón tiếp tưng bừng vì họ là ?ocon ông này bà nọ?.

    Họ dốt chuyên môn nhưng giỏi trong đường đi nước bước để len lỏi, leo lên những chức vụ quan trọng. Trong môi trường thiếu cạnh tranh công bằng, thiếu sự khuyến khích mang tính thiết thực đối với người tài, việc nhân tài bỏ đi là lẽ đương nhiên.

    Để đạt được mong muốn, nhiều nhà quản lý phải đi qua hàng trăm sự bó buộc của cơ chế, của tiền lệ để cuối cùng vẫn là sự ?othất thoát chất xám?. Đó là chưa kể những cơ quan, DN không đặt vấn đề ?onhân tài? là yếu tố cần thiết cho sự phát triển.

    Vào các trường ĐH: càng khó

    Nhân một lần trao đổi với người quản lý hệ cử nhân tài năng của trường ĐH Quốc gia HN, vị này cho biết: Nhiều SV sau khi học xong năm đầu tiên đã thi được học bổng du học. Các em đó đều có học lực xuất sắc, khi chuyển sang học ở các trường nước ngoài, phần lớn được xếp vào học trình độ tương đương năm thứ 2, 3. Có em sau một năm đã có nơi nhận làm việc.

    Các em vẫn thường xuyên liên hệ với các thầy cô ở trường cũ. Nhưng chưa có em nào ngỏ ý trở về trường làm việc sau khi tốt nghiệp bởi ngay nhà trường cũng chưa có chính sách thu hút nhân tài. Ví dụ: không thể cấp nhà, phương tiện làm việc?

    Đây là tình trạng chung của nhiều trường ĐH. Hiện nay việc chuyển các viện nghiên cứu vào trong trường học mới chỉ nằm trong ý tưởng của các nhà quản lý. Bởi vậy,việc tiếp nhận các trí thức trẻ có trình độ vào trường nhưng không cho họ cơ hội để nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực cũng là nguyên nhân khiến nhiều du HS sau khi tốt nghiệp không muốn quay trở lại trường cũ.

    Cần một đề án thu hút nhân tài quốc gia

    Hiện nay, chưa có một cơ chế khuyến khích người tài làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề. Một số tỉnh, thành phố cũng đã đặt ra vấn đề này. HN cũng đã thông qua cả một đề án thu hút nhân tài cho thủ đô. Nhưng việc triển khai thực hiện không hiệu quả. Đặc biệt là các đề án chỉ quan tâm đến những người có thâm niên công tác, có tên tuổi ở một số lĩnh vực mà thiếu một cơ chế với những hướng dẫn cụ thể nhằm thu hút trí thức trẻ.

    Về điều này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung phát biểu: Đến lúc chúng ta phải nghĩ đến việc thu hút trở lại đối với những du học sinh tốt nghiệp ở nước ngoài. Đơn cử việc xây dựng đề án tầm quốc gia nhằm thành lập những trung tâm chất lượng cao, tạo điều kiện về kinh phí, thiết bị thí nghiệm, môi trường làm việc. Bên cạnh đó là việc xây dựng một cơ chế ưu đãi xứng đáng với những trí thức trẻ có năng lực, học lực xuất sắc

  6. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Ai da, Mon này đúng là suy nghĩ sâu sắc quá. Lựa chọn cái gì, chứ chuyện này có gì đâu mà lựa chọn. Ai thích ở đâu thì ở đó. Ai quen đâu thì ở đó. Ai thấy chỗ nào mình có thể phát huy được khả năng của mình thì...ở đó , hi..hi..
    Ai ở nước ngoài làm ăn khấm khá, bớt chút tiền tiêu xài lặt vặt, gửi về VN đóng góp cho GDP nước nhà, vậy là tốt rồi.
  7. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy mà cũng nói được. Ai đi ra nước ngoài học thì chẳng bảo là thích ở lại, ko muốn về.Còn người khao khát về thì về lại thất vọng, vì nước mình hoàn toàn ko giống như những gì mình tưởng tượng.Vậy có phải đáng buồn ko, đáng bàn ko. Sự lựa chọn này cũng quan trọng , mà cũng ảnh hưởng lắm chứ. Vì nếu như ở lại nước ngoài, thì có điều kiện phát triển tốt hơn, nhưng mà rồi khi về già thì lại muốn về VN để được an nhàn. Áp lực công việc ở đây wá nặng khiến con người ta thường xuyên bị sì trét ( bởi dậy nên mới lên net cãi nhau ^__^ )...Nhưng nếu ở lại, Vn sẽ bị chảy máu chất xám nặng...

Chia sẻ trang này