1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa Uchi - Soto trong ứng xử của người Nhật

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi Diephn, 31/08/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Diephn

    Diephn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2016
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao trong tiếng Nhật lại có khiêm nhường ngữ và tôn kính ngữ? Bạn có thắc mắc tại sao khi nói về những người trong gia đình mình với người khác thì không cần thêm hậu tố -san sau tên? Không chỉ là một thói quen trong giao tiếp, câu trả lời của hai câu hỏi trên nằm trong nét văn hóa Uchi-Soto, một nét văn hóa đặc trưng ăn sâu vào con người Nhật. Hãy cùng Nhật ngữ Kosei tìm hiều về nét văn hóa này với bài viết dưới đây nhé.



    Uchi-soto trong tiếng nhật là sự phân biệt giữa “trong nhóm” (uchi, 内) và “ngoài nhóm” (soto, 外). Sự phân biệt giữa các nhóm này là một phần căn bản trong tập quán xã hội Nhật Bản, thậm chí phản ánh trực tiếp trong ngôn ngữ tiếng Nhật.

    Điều cơ bản của văn hóa này xoay quanh việc phân chia mọi người vào “trong nhóm” hay “ngoài nhóm” Khi nói chuyện với ai đó ở ngoài nhóm, người ngoài nhóm được tôn kính, còn người trong nhóm thì khiêm nhường. Điều này phản ánh trong tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ, cũng như những động từ liên quan đến nhận và cho trong tiếng Nhật.

    Một trong những điểm phức tạp trong quan hệ uchi-soto nằm ở việc các nhóm không cố định, có thể chồng chéo lên nhau hoặc thay đổi theo thời điểm, theo tình huống. Các nhóm soto-uchi có thể biểu diễn bằng các vòng tròn giao nhau. Vị trí của một người trong nhóm và quan hệ với những người khác phụ thuộc vào vai vế, tình huống và thời điểm. Chẳn hạn như, mỗi người thường có một gia đình, một công việc, và các nhóm, các tổ chức khác mà họ tham gia. Vị trí của họ trong nhiều nhóm và nhiều mối quan hệ với các nhóm khác nhau thay đổi vào hoàn cảnh cụ thể.

    Như vậy, một nhân viên trong công ty có thể giữ vị trí được tôn kính trong công ty đó, nhưng lại là người khiêm nhường trong các mối quan hệ với khách hàng của công ty.

    Trong môi trường làm việc, có một ví dụ điển hình như sau: Các nhân viên dưới quyền một quản lí là người trong nhóm đối với anh ta, người quản lí có thể sử dụng ngôn ngữ thông thường với họ. Ông chủ của người quản lí đó, hoặc là nhân viên của bộ phận khác, đều là người ngoài nhóm và anh ta phải dùng kính ngữ. Tuy nhiên, khi đi đàm phán với người của công ty khác, toàn bộ người trong công ty của người quản lí kia lại là người trong nhóm, và công ty đàm phán kia là ngoài nhóm. Như vậy, việc anh ấy nói về công ty của mình, thậm chí là cả ông chủ của công ty mình mà không dùng tôn kính ngữ là vẫn được chấp nhận.

    Một ví dụ khác, khi nói chuyện với cấp dưới, người quản lí có thể lược bỏ đuôi –san sau tên, anh không thể làm như vậy đối với cấp trên của mình. Mặt khác, khi nói chuyện với người ngoài, với bất kì người nào không có quan hệ với công ty mình, anh ấy có thể bỏ mọi hậu tố trong tên để nói về người đó, bao gồm cả cấp trên.

    Tuy nhiên, khi người quản lí nói với một cấp dưới về gia đình của người cấp dưới đó. Anh đề cập tới gia đình của người cấp dưới, có nghĩa là “trong nhóm” của người cấp dưới, nhưng không bao gồm người quản lí, trong trường hợp này người quản lí dùng kính ngữ với cấp dưới. Còn khi người quản lí đề cập đến gia đình của bản thân, là người “trong nhóm” so với bản thân, thì có thể dùng ngôn ngữ thông thường.

    Khi này, người quản lí và cả người cấp dưới sẽ giống nhau, gọi gia đình của bản thân là kazoku và gia đình của người còn lại làgo-kazoku (thêm tiền tố kính ngữ go).

    Thêm một ví dụ nữa về ngôn ngữ, với động từ “ăn” có thể có các dạng sau

    • taberu (ăn, ngôn ngữ dùng thông thường)
    • itadaku (ngôn ngữ khiêm nhường, nghĩa đen là “nhận”, được sử dụng nói về bản thân hay người trong nhóm)
    • meshiagaru (ngôn ngữ tôn kính, dùng để nói về người ngoài nhóm)
    Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ Nhật, uchi-soto còn mở rộng ra tới những hoạt động xã hội. Chẳng hạn như trong gia đình Nhật Bản, người có vai vế lớn nhất, thường là ông bà, sẽ là người đi tắm đầu tiên, sau đó là những người còn lại trong gia đình xếp theo vai vế.

    Tuy nhiên khi có khách thăm nhà, vị khách sẽ được mời tắm trước tên. Tương tự, nếu khách ở lại qua đêm sẽ được chuẩn bị, sắp xếp chỗ ngủ tiện nghi nhất, mặc dù điều này sẽ gây bất tiện lớn cho những người còn lại trong gia đình. Điều này là một vấn đề khó cho những người phương Đông ở Nhật Bản, khi họ là những người được dạy rằng cần phải lịch sự từ chối những tiếp đãi ân cần dành cho mình nhưng gây bất tiện cho người khác.

    ———————————-
    TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT KOSEI
    Đăng kí tư vấn và trải nghiệm khóa học tại link: https://goo.gl/agSFfm
    Cơ sở 1: Số 11 Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3 – Ngõ 6, Phố Đặng Thùy Trâm, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
    Hotline: 0966 026 133 – 046 6868 362
    Email: nhatngukosei@gmail.com
    Website: http://nhatngukosei.com/

Chia sẻ trang này