1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo giùm bạn: Tin giáo dục Đại học khắp nơi !

Chủ đề trong 'Đại học Đà Nẵng (DNU)' bởi rockheart, 27/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rockheart

    rockheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Đọc báo giùm bạn: Tin giáo dục Đại học khắp nơi !

    Bắt buộc thi tốt nghiệp ĐH môn khoa học Mác - Lê-nin
    22:32'' 23/02/2004 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Theo quyết định vừa được bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký chiều nay, sinh viên hệ chính quy các trường ĐH, CĐ phải thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, số môn thi tốt nghiệp sẽ tăng lên thành 3 môn.
    Quyết định này áp dụng với sinh viên từ khóa tuyển sinh năm 2002 trở đi và có hiệu lực sau 15 ngày (tính từ ngày đăng công báo).

    Đây là quyết định bổ sung quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp ĐH, CĐ hệ chính quy đã có từ năm 1999 (gọi tắt là Quy chế 04). Mục bổ sung này sẽ thành khoản 4, điều 13 (điều 13 của Quy chế 04 hiện có 3 khoản).
    Các môn học của bộ môn khoa học Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện đang được giảng dạy tại tất cả các trường ĐH, CĐ gồm: Triết học Mác - Lê- nin, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học.Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh

    Theo Quy chế 04, những sinh viên không thuộc diện được trường giao làm đồ án tốt nghiệp hoặc khóa luận tốt nghiệp và sinh viên các trường cao đẳng sẽ phải thi tốt nghiệp. Nội dung thi gồm hai phần kiến thức: kiến thức cơ sở của ngành và kiến thức chuyên môn. Nội dung của mỗi phần kiến thức được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc và học phần tự chọn của ngành học. Mỗi phần kiến thức cấu trúc thành 3 học phần, mỗi học phần có khối lượng tương đương 5 đơn vị học trình đối với trình độ đại học và 4 đơn vị học trình đối với trình độ cao đẳng.

    Vào đầu học kỳ 2 năm học cuối khoá, trường công bố nội dung của các học phần này để sinh viên lựa chọn và đăng ký. Ở mỗi phần kiến thức, sinh viên đăng ký và thi theo một trong ba học phần do trường qui định.

    Trước đó, trong năm 2002, đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập các bộ môn Khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường ĐH, CĐ, môn chính trị trong các trường THCN và dạy nghề" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là lần đầu tiên các vấn đề cơ bản của việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường được Chính phủ trực tiếp đề cập.

    Như vậy, sinh viên theo học ĐH, CĐ từ năm 2002 trở đi sẽ thi tốt nghiệp ba môn thuộc các phần: Khoa học Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Kiến thức cơ sở của ngành và Kiến thức chuyên môn.
    ...
    Thi tốt nghiệp ĐH môn Mác - Lê-nin bằng vấn đáp
    18:55'' 21/07/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Sinh viên ĐH, CĐ từ khóa tuyển sinh 2002 trở đi sẽ phải thi tốt nghiệp với môn khoa học Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

    Đó là nội dung của hướng dẫn thực hiện quyết định của bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ sung quy chế xét công nhận tốt nghiệp. Tất cả sinh viên ĐH, CĐ, nếu đủ điều kiện thi cuối khoá đều phải dự thi một trong các học phần thuộc các môn khoa học Mác ?" Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

    Nội dung thi gồm hai phần: kiến thức cơ bản và vận dụng tổng hợp. Phần kiến thức cơ bản kiểm tra các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của một trong các môn khoa học Mác ?" Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo giáo trình dùng chung. Phần vận dụng tổng hợp: liên hệ với thực tiễn về đất nước và ngành học. Các nội dung trên được cấu trúc thành ba phần học do hiệu trưởng các trường quy định.

    Sinh viên có thể thi theo các hình thức: thi viết hoặc thi vấn đáp.

    Điểm thi cuối khoá các môn khoa học Mác ?" Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh được tính vào điểm trung bình chung học tập toàn khoá và xếp loại tốt nghiệp. Đầu năm học cuối khoá, hiệu trưởng công bố các học phần thi, nội dung và hình thức để sinh viên đăng ký thi theo một trong ba học phần do trường quy định.

    (Hạ Anh - ViệtNamNET)
  2. rockheart

    rockheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điện, nước tăng - sinh viên kêu trời
    20:44'' 24/07/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) ?" Đó là các sinh viên ở trọ tại khắp nơi trên địa bàn TP.HCM. Ghi nhận về những cách ứng phó và... kinh nghiệm của các bạn trẻ này khi chung sống với thời... điện, nước leo thang về giá cả.
    Đi thuê nhà, hãy hỏi... giá điện, nước
    Phòng tắm kiêm nhà vệ sinh vốn nhỏ lại càng nhỏ hơn khi tất cả thau, chậu trong nhà đều được tận dụng để chứa nước. Nguyễn Minh Nguyện, trọ ở đường Kha Vạn Cân, Thủ Đức giải thích: ?oTụi em dùng nước giặt quần áo, rửa chén để dội bồn cầu. 9.000đ/m3, phải tiết kiệm thôi?.
    Cường nửa đùa nửa thật: "Tới thuê chỗ nào, em cũng hỏi xem giá điện nước tính ra sao. Vì nhiều người đứa chỉ chăm chăm hỏi giá phòng, tưởng thuê được phòng rẻ nhưng? bé cái lầm. Từ ngày giá nước rục rịch tăng, các chủ nhà trọ đã đồng loạt tăng giá nước, điện. Tụi em muốn tìm thuê chỗ nào có nước giếng, tiền nước sẽ giảm bớt...".
    Không chỉ một mình Cường rút ra cho mình bài học đó. Cả tháng nay, nhiều sinh viên đi mướn nhà đều quan tâm đến tiền điện, nước. Nói như bạn Nguyễn Quang Minh thuê nhà ở đường Trần Bình Trọng, Bình Thạnh: ?oPhải hỏi thôi, nhiều chủ nhà lờ chuyện tiền điện nước, dọn đến rồi mới ra giá?. Minh kể về một kinh nghiệm của mình: Trước khi thuê nhà này, Minh đã hỏi kỹ giá điện, nước. Đến chừng dọn đến, chủ nhà lại tăng với lý do ?ođông người quá, bác phải tính theo... giá kinh doanh chứ?. Được biết, Minh và nhóm bạn dự định hết tháng này sẽ trả nhà. Mang hết đồ đạc gởi nhà bạn. Nghỉ hè xong, tính tiếp...
    Dò hỏi qua nhiều sinh viên, được biết hiện nay, nhiều bạn đang xài nước với giá chín-mười ngàn đồng/m3. Thậm chí, bạn Nhi (sinh viên trường ĐH dân lập Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM) đang phải trả tiền nước cho chủ nhà với giá 15.000đ/m3. Cũng có nhiều bạn đang chi 50-70 ngàn đồng/tháng/người cho việc tắm giặt. Các bạn Như Ngọc, Minh Trang ở trọ đối diện trường ĐH dân lập Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM cho biết: ?oTrước đây, chủ nhà tính tiền nước 30.000đ/người/tháng. Từ đầu tháng 7, tiền nước tăng gấp đôi. Đã vậy, không được xài nước thoải mái. Đến giờ cao điểm, phòng nào gần nhà chủ thì có nước tắm. Mấy phòng sau ráng chờ hoặc xin phòng trước... mở nhỏ vòi?.
    Đó cũng là kinh nghiệm của nhiều sinh viên. Nếu chịu khó về các quận Gò Vấp, Tân Bình,... thuê nhà mới hy vọng có giá nước rẻ để xài. Bởi các hộ gia đình ở đây đa số sử dụng nước giếng, nên tiền nước sẽ tính vào tiền điện hoặc được tính với giá rẻ hơn chút đỉnh.
    Bạn Nguyễn Thái Học (thuê nhà ở Lê Quang Định, Bình Thạnh) than thở: ?oHình như đồng hồ điện bị... ma đuổi. Phòng chỉ có một cái quạt, một bóng đèn, một máy tính ít hoạt động mà tháng nào cũng trăm mấy ký điện. Tiền nhà 600 ngàn, tiền điện khoảng 300 ngàn đồng nữa là quá "căng"!?. Ở chỗ Học sử dụng nước giếng nên mỗi người phụ thêm 30.000 đồng để bơm nước. Cũng là? giá điện trên trời. Bạn Lê Minh Hải (ở trọ khu đối diện Bến xe miền Đông) cho biết: ?oPhòng năm đứa, mỗi tháng phải trả từ 200-250 ngàn đồng tiền điện. Mỗi phòng có đồng hồ riêng, xài bi nhiêu trả bấy nhiêu?. Còn Trương Thị Mỹ Linh, học trung cấp ở trường CĐ Công nghiệp IV, thuê nhà ở đường Trần Quý Cáp thì kể: ?oĐến thuê nhà, mới hay chủ nhà câu điện, bơm nước từ bên hàng xóm. Tháng vừa rồi, sáu đứa phải trả 315 ngàn đồng tiền điện. Mỗi lần bơm nước, phải chạy qua nhà hàng xóm xin bật cầu dao, phải canh chừng lúc có người ở nhà mới bơm được?...
    Tiết kiệm kiểu? sinh viên
    Hai thau bự chứa đầy nước đen đen. Thau nhỏ chứa nước vo gạo. Nguyễn Minh Nguyện tính toán: ?oNước này (chỉ vào hai chậu lớn) đủ dội toa-lét nửa ngày. Còn nước vo gạo thì để... rửa chén, rất tốt?! Cách đây hai tháng, ông chủ nhà chỉ tính 4.000đ/m3 nước. Nhưng tháng vừa rồi, bốn anh em Nguyện phải trả 252.000 đồng tiền nước. Nguyện còn chua thêm: ?oChị thấy có oan không, tháng này phải? xì-tốp bớt mới được. Vẫn biết là sử dụng lại nước giặt quần áo thì không tốt, nhưng không làm thế thì có mà chết với thằng tiền nước. Cũng may, mấy hôm nay trời mưa, tụi em chia nhau hứng nước mưa để sử dụng?.
    Tưởng chỉ có Nguyện mới nghĩ ra những chiêu tiết kiệm nước "độc" như vậy. Nhưng, khi đến thăm nhà của nhóm bạn Linh, Tinh, Huyền,? (ở đường Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp), mới thấy đúng là ?ocái khó ló cái khôn? ở khắp các sinh viên đi thuê nhà. Năm cô bạn phải dùng chiêu? giặt quần áo chung để tiết kiệm nước. Cô bạn tên Huyền, chị cả của nhà trọ cho biết: ?oMỗi đứa giặt có một-hai bộ quần áo cũng tốn ba thau nước bự. Giờ năm đứa giặt chung, cũng tốn nhiêu đó?. Chưa hết, nước vo gạo luôn được các bạn tận dụng để rửa rau hoặc rửa chén. Còn Linh thì chia sẻ: ?oEm mới từ Định Quán (Đồng Nai) lên. Ở nhà, quen xài nước thoải mái. Giờ phải tiết kiệm từng ca nước, khó quen. Nhưng nhờ vậy mới biết quý trọng nước. Hồi ở quê, em đâu biết nước Sài Gòn đắt đỏ như vầy. Mấy chị lớn còn chọc là em phải trả tiền điện gấp đôi, tại em... ở nhà suốt ngày. Trong khi đó, hai chị Huyền, Tinh đều tận dụng những gì có thể ở trên trường?.
    Có lẽ chỉ có những sinh viên - mà là sinh viên nữ mới nghĩ ra kiểu tiết kiệm như dân ở nhà trọ của Liễu, Thoa, Diễm (đang ôn thi, quê Đắc Lắc). Chỉ có... đại tiện mới chịu xả nước. còn lại là múc nước dội. Thoa nói: ?oMỗi lần xả, tốn cả khối nước. Cứ làm siêng, dội vài ca là hết mùi?. Và không chỉ những thành viên trong phòng mới phải tuân thủ nguyên tắc ấy. Khách quen đến chơi cũng được các bạn phổ biến "nội quy".
    ?oCắm vào là mất hai ngàn đó nha!? - Tuyết Sương (trọ 429/?/? Huỳnh Văn Bánh, Phú Nhuận) chỉ vào chiếc tủ lạnh mà nói. Sương tiếp: ?oChị em đi lấy chồng, mua tủ mới nên cho em cái này. Nhưng để trong nhà cho có chứ đâu dám xài. Điện một ký ba ngàn đồng, bật đèn còn không dám, nói chi cắm tủ lạnh. Thỉnh thoảng, chủ nhà còn ghé kiểm tra xem có chạy tủ lạnh không!?.
    Có những nhóm sinh viên rủ nhau tập thói quen ngủ không bật quạt, hạn chế xem ti-vi và mở máy tính, còn ban ngày thì... không nên ở nhà để đỡ xài điện. Nói như Tuyết Sương, thì: ?oTháng sau hơn tháng trước 1-2 ký thì chấp nhận được. Chứ hơn chục ký là phải xét lại. Giá điện cao nên tụi em thường có cảm giác đồng hồ quay nhanh?.
    Điện, nước đều tăng giá. Đồng ý rằng những người kinh doanh phòng trọ cũng phải theo giá thị trường, nhưng vẫn còn nhiều sinh viên, người ở trọ phải trả những chi phí ấy với giá cắt cổ. Rồi đây, sẽ phải thêm một món tiền mà nhiều sinh viên phải tính toán.
    (Đoan Trúc - Vietnamnet)

Chia sẻ trang này