1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những người Tuyên Quang đang xa quê, bạn nhớ điều gì nhất???

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi cho_xu_beo_mum_mim, 02/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tony_Teo_ban_ca_keo

    Tony_Teo_ban_ca_keo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2006
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    NGHE NHẠC THOI BAO CAP VA CAU CHUYEN EM LAM KE HOACH NHO.
    "Em đi giữa biển vàng nghe mênh mang trên đồng lúa chín..." Khá thú vị ngay cả khi nghe vào lúc 2h sáng này. Nó gợi nhớ về quá nhiều điều đặc biệt là cái thời "Vui tung tăng hớn hở em làm kế hoặch nhỏ".
    Lúc bấy giờ đội viên nào mà có nhiều giấy báo, sách vở cũ nhất lớp mà đem nộp thì y như rằng được tuyên dương. Quần áo cũ khó để có mà nộp, hai đầu gối còn tích kê như hai cái ti vi "nép tuyn" của Nga thì lấy đâu ra mà góp. Bao xi măng nghe chừng ổn hơn, có đội viên toàn "chai xanh chai đỏ, chai bỏ bờ ao, chai vứt bờ rào đem đi nộp tuốt". Đội viên Tèo lúc bấy giờ cũng vậy, sách cũ cất đi để hai năm sau thằng em nó học, vở cũ cũng cất kỹ chả tội gì đem nộp kế hoặch. Vậy mà vẫn vượt kế hoặch mới lạ. Bài kiểm tra bà già chấm xong là "em xin", chạy lên xưởng in chỗ ông già làm lấy cái đầu giấy thừa cắt đi cũng vượt năng xuất.
    Chỉ biết là vượt và vượt. Mặt rất hớn hở, lắm lúc Tèo còn nhẩy chân sáo theo điệu "hương lúa chín khăn quàng bay". Kể cũng lạ, làm "kế hoặch nhỏ" thì phải nhớ tới " việc tốt việc hay chi đội em có ngay" vậy mà em lại cứ thích cái " mênh mang trên đồng lúa chín", và nhớ về nó nhiều hơn.
    Nhưng "em đi giữa biển vàng" còn gắn nhiều với những ngày đội viên Tèo lao động. Trường có phải được xây đâu, toàn đắp đất cả vì thế năm nào cũng phải lao động. "Lao động là vinh quang", khẩu hiệu thì nhiều vô kể nhưng chả nhớ gì sấc nhớ mỗi câu này không à.
    Để có thể có một bức tường trước tiên các đội viên phải cài, đan nứa thành từng ô, việc này phần nhiều là do bố đội viên hoặc mẹ nói nôm na là các bác phụ huynh mần.
    Đội viên nữ thì cho làm việc nhẹ là đi lấy rơm về, đội viên nam xuống ruộng lấy bùn lên gần "công trường". Sau đó lấy rơm của đội viên nữ chộn với bùn của đội viên nam thành một hỗn hợp tạm gọi là vữa. Rơm chộn với bùn sẽ nhét qua các ô nhỏ đan bằng phên nứa, sau đó lấy tay xoa đều. Có chỗ đội viên nam đứng ngoài, đội viên nữ đứng trong hoặc ngược lại, cứ xoa xoa cho nó dày bằng kích thước mà cô giáo bảo là được.(bác nào học Bình Thuận chắc nhớ vụ này) Mà ngộ thiệt, có nhiều chỗ mới cho rơm qua còn chỗ hổng vô tình tay Tèo chạm phải ngón tay đội viên nữ mà cũng "tê tê" ứ chịu nổi (mặc dù tầm đó chỉ học lớp 5 là cùng).
    "Em đi giữa biển vàng" có trên loa phát thanh, có ở những sinh hoạt khác thời bấy giờ. Nghỉ hè cũng vậy, trong lúc "cái trống trường em ngày nào cũng nghỉ, suốt ba tháng liền" và "trống nằm ngẫm nghĩ"" để rồi đội viên hay phải hỏi : "buồn không hả trống?" thì "em đi giữa biển vàng" vẫn ngân lên mỗi ngày, thậm chí nó là nhạc hiệu của chương trình nào đó em không tài nào nhớ nổi. Nhưng lạ, không phải là thói quen, nghe đấy mà đâu có chán, nghe rồi lại muốn làm kế hoặch nhỏ hay lao động vô cùng.
    Ca từ đơn giản, nhưng rõ ràng bài hát thời bao cấp ấy khó có thể quên được. Còn hôm nay là gì?. Đã bao lần giật mình bởi ông con trai 3 tuổi rưỡi hát vầng trăng khóc, cũng rung giọng khác nào mấy chú trên tivi. Choáng hơn có hôm cu cậu chơi cả hip hop, để ý kỹ mới thấy nó bắt chước hệt 1 chương trình đài Đồng Nai tuyên truyền an toàn giao thông. Cu cậu hát thế này: Gặp đèn đỏ đừng có mà đi thẳng, ô ze ze!
    Càng ngày càng thấy ít được nghe như em đi giữa biển vàng, chi đơn cử 1 câu chuyện hơi ngoài nhạc 1 chút đó là truyện tranh thiếu nhi. Nhà văn viết truyện thiếu nhi nhưng phải nhắc tên sản phẩm, lấy tên nhân vật làm nhãn hàng cho sản phẩm mới ra đời, điều đó không khó hiểu như trẻ con ngày nay có thể hát: "còn gì vui thích hơn khi được ăn sữa chua Vinamil..."
    Ôi nhạc thiếu nhi thời bao cấp nay còn đâu!!!
  2. ThuLam

    ThuLam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Bài viết:
    2.308
    Đã được thích:
    0
    20 tháng 11 rồi, nhớ thầy cô ghê....
    20 tháng 11 rồi, nhớ thầy cô ghê....
    Lớp 1 cô Diệm- sát thủ hút thuốc lá, chuyên cầm 1 cái gậy đập bồm bộp vào tay học sinh, chẳng biết thầy u mình có biếu cô gì ko (chắc là không, hồi ấy ở TQ chưa có tiêu cực, hoặc trong mắt tớ chưa có tiêu cực) hay tại vì chữ mình sinh ra đã đẹp rồi, con người mình đẻ ra đã là cô Tấm rồi, nên sẽ không có ai đánh mình vì mục đích dạy dỗ cả... Chẳng hiểu sao, sau khi học xong em ko có cơ hội gặp lại cô nữa... Nghe nói cô bị bệnh tim, cũng có thể là bệnh phổi vì khói thuốc...
    Chẳng biết nữa, chỉ biết là cô chưa bao giờ dành cho em một tình cảm đặc biệt, đôi khi có thể gọi là dửng dưng... Thế nhưng cô lại là cô giáo mà em yêu kính nhất...
    Ngày đầu tiên đến lớp, cô đã hỏi " ai có thể xung phong hát một bài nào"Em đã giơ tay, không những hát mà còn múa, bài "Cờ hòa bình bay phấp phới"... đang hát thì quên lời, cô đã nhắc em đồng thời vỗ tay để các bạn cổ vũ...
    Từ bé em đã có cái thói cho rằng cái gì mình cũng đã biết nên chẳng bao giờ để ý kỹ lời dặn dò của cô, chẳng thế mà người ta viết chữ O một ô ly trên bảng thôi thì em viết chữ O kín cả bảng, người ta viết các chữ số cao 2 ô ly trong vở thì em cho rằng như thế rất tốn nên lúc nào vở toán của em cũng toàn các con số lí nha lí nhí trong một ô ly, thế mà chỉ được 9 thôi cũng làm em đi thắc mắc (tính đòi hòi có từ bé rồi đấy)... cô không nói nhiều chỉ mở vở của bạn Kiên Chuột cho em xem, điểm 10, và các chữ số rất rõ ràng sạch đẹp... Bây giờ mới hiểu được rằng, đừng có cho rằng mình biết tuốt, hãy quan sát sung quanh, và đúng thôi chưa đủ...
    Cô ơi, cô biết không, cuộc đời không như người ta mong chờ nên học sinh của cô không phải tất cả đều thành đạt giỏi giang, có bạn đi xuất khẩu lao động, có bạn ở nhà trồng lúa trồng rừng, có bạn đào quặng, có bạn đi buôn... thậm chí còn có bạn nghiện hút, đi tù, và có bạn bị tâm thần nữa...
    Nhưng tất cả em cam đoan là nét chữ đều rất đẹp, những người chứ đẹp nhất em biết đều là học sinh của cô... Nét chữ, nết người... câu đó theo một khía cạnh nào đó nó không đúng, cô là người cho chúng em những nét chứ đầu tiên nhưng tính cách của con người phải hình thành qua rất nhiều giai đoạn, những bài học làm người đầu tiên của cô chẳng thể đi theo đến suốt cuộc đời... Vì vậy cô đừng buồn nếu học sinh cô tham lam, học sinh cô độc ác, học sinh cô là kẻ lừa thầy phản bạn... Đó là lỗi của cuộc đời, lỗi của con người...
    Em tự hào về cô, cũng giống như em tự hào về ông ngoại em- một bác thợ rèn, 2 người là những người em yêu quý và kính trọng nhất cuộc đời này. Nhưng cô chắc chắn không nhớ em, bởi vì em nợ cô một lời cảm ơn chân thành nhất....
  3. ThietDK

    ThietDK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Ngày bé (lớp 1) mình cũng ăn khá nhiều cú vụt của cô Cát-mặc dù mình khá ngoan.Tại mình tiếp thu bài trên lớp chậm, vào thẳng lớp 1 mà không học vỡ lòng mà; Đến cuối lớp 1 và sau đó 10 năm thì toàn xếp 1.
    Cô thích vụt mình vì ngành GD tỉnh bố mình là đầu lãnh....Ngày xưa thế! giờ đừng hòng.
  4. pth295

    pth295 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0

  5. quangsdtq79

    quangsdtq79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Ngày 20/11, thời tiết thường se lạnh cuối Thu, chớm Đông, mọi thế hệ học sinh lại rộn ràng về thăm Thầy cũ, Trường xưa và lại tựu trường, họp lớp, ai không về được chắc hẳn cũng không khỏi nhớ nhung, xao xuyến.
    Trường cũ Kỳ Lâm (giờ chắc đã thay tên rồi), là một trường làng đúng nghĩa, phần lớn là các bạn ở trong làng ra học cùng với một số ít con em nhà cán bộ ở gần đó. Thời mình tuy cũng đã qua kỳ bao cấp rồi, nhưng Trường vẫn nghèo lắm và còn chút hơi hướng của bao cấp, cũng phải thôi, những năm 80-90 là thời kỳ khó khăn nhất của ngành giáo dục, nhiều Thầy Cô phải bỏ nghề để về chạy chợ kiếm sống. Trường chỉ có khoảng 18 lớp học từ lớp 1 đến 9, môt nửa là nhà tranh, vách đất, nền cũng bằng đất, bụi mù mịt, bụi ngập hết cả bàn chân.
    Đúng như bạn gì nói ở trên, bọn mình cũng phải làm kế hoạch nhỏ, cũng đi tìm giấy vụn, vỏ chai để nộp, nhưng Trường mình gần nhiều rừng nên đến mùa Trường còn bắt học sinh nộp mấy trăm bông chít để bán cho những người làm chổi coi như là đóng góp cho trường. Đi vào rừng lấy chít khá vất vả, tay bị lá lau, lá chít cắt đứt te tua là chuyện bình thường, nhưng mà vui. Trường xưa, lớp học xây cũng chỉ xây một tường cao hơn 1m, bên trên để trống nên đến mùa Đông rét mỗi học sinh lại phải đóng góp 2 phên nứa để che mưa dầm, gió bấc. Cứ mỗi dịp Hè đến, lại phải đi khuôn bàn ghế tập kết vào một lớp nào đó rồi lấy cành tre dào kín lại đề phòng dân quanh đó lên khuôn bàn ghế về làm củi đun. Khuôn bàn ghế xong, lại ra kiếm mỗi người một cục gạch làm ghế ngồi nghe Cô giáo tổng kết, đọc điểm phẩy và xếp hạng.
    Kỷ niệm còn nhiều, các Thầy Cô mình cũng còn nhớ rất nhiều, nhưng đúng là lâu quá rồi chưa về thăm được trường làng Kỳ Lâm đó. Nhân tiện, gửi em Thulam, nếu anh nhớ không nhầm thì cô giáo em tên là Diện chứ không phải là Diệm dâu nhé.
    Xin mạn phép viết câu thơ hồi đi học hay đọc, xin lỗi các bạn Nông trường nhé.
    "Trường Kỳ Lâm vừa râm vừa mát
    Trường Nông Trường bát ngát *** trâu"
  6. quangsdtq79

    quangsdtq79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Gửi Thulam, anh viết xong mới nhớ ra là hình như trường mình có 1 cô Diện và 1 cô Diệm thì phải nhỉ. Mà em có học trường Kỳ Lâm không?
  7. blue_bell

    blue_bell Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Tèo làm tớ nhớ hồi cấp 1 quá! Hôm nào ra HN, rảnh đi cafe tớ hát lại cho Tèo nghe. Bài tủ đấy.
  8. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Tớ chẳng phải người Tuyên Quang nên tớ chẳng biết, nhưng gái Tuyên nhà tớ nói là khi xa quê thì nhớ nhà nhất.
    Tớ hỏi là nhớ cái gì trong nhà nhất thì nói là nhớ giếng nước nhất và cười đầy ẩn ý.
    Ai đó cho tớ biết giếng nước ở Tuyên Quang có gì đặc biệt không?
  9. hedwigt2007

    hedwigt2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Thật là dở khi phải bày tỏ thích ai, khen ai về những bài viết.
    Nhưng cứ mỗi khi đọc bài của bạn xù là mình lại muốn nói một câu : giản dị & sâu sắc.
    Lại sắp đến một Giáng Sinh nữa rồi-Mong trời sẽ lại thật lạnh để có nhiều người được cặp kè bên nhiều người-suýt soa : "Lạnh không".
    Năm trước bọn Police đi tuần bằng một cái xe gì đó mà cái còi hụ kêu vang trời ( có thể âm thanh nó có cường độ tới 100dB), từ ngõ giữa phố Xuân Hoà mà có thể làm dân Gốc Nhội phải giật cả c mình.Có lẽ chiêu này để doạ bọn gây rối và bọn đua xe...Nhưng buồn, dân theo Crixtô có lẽ ghét vì nó làm mât tính linh thiêng ngày Chúa giáng thế.
    Ở Vườn thánh lúc nào cũng thế : người ta không cảm thấy khu mộ đó lạnh lẽo bởi nó nằm vào giữa một điểm quần cư đông đúc- Và bởi ai ai cũng quen quen cái không khí dương hoà âm thuận của ngày lễ rước nến . Ai đó thử mang máy ảnh và chụp với kiểu "tốc độ B" (Manual) xem- hay ra phết đấy.
    Chỉ lạ là sao đêm 24/12 nào cũng thế: người tàn tật và ăn xin lại đến nhà thờ nhiều thế- Họ tin vào nhiều lòng trắc ẩn của Người chăng (?).
    ...Mỗi năm cứ đến mùa này là mình lại nhớ đến kỷ niệm thủa hàn vi : Ngày đó mới phải bỏ Tuyên Quang để về Hà Nội-cuộc sống khó khăn, trời!....Ngày Phương vào lớp 1 thì mẹ nó phải đi công tác xa , bố nó trốn việc 2 tiếng buổi chiều để phóng xe về buổi tối, kịp thu xếp buổi khai trường cho con. Lại phải gửi thằng bé suốt gần 2 năm trên bà ngoại ở Trung Môn. Buổi đầu đến lớp , bố mẹ ngồi chung lớp với các ông con- ngắm cô-sao hay thế :" Em bây giờ vẫn ngỡ cô giáo là cô Tiên".
    Thật sự lúc đó mình mới cảm nhận được ý nghĩa ảnh hưởng của việc cha mẹ dắt tay bọn trẻ đến trường ngày đầu tiên dii học là thế nào.
    Nô en năm Phương lớp 1, Bố nó lại trốn về lần nữa để nó ngồi lên cổ và đi chơi nhà thờ.Thằng nhóc nào lần đầu trèo lên núi Cố ngắm thị xã buổi tối mà giấu được cảm xúc được chiếm Thượng Phong đâu...ăn một số loại kẹo bánh và phở phiếc gì đấy, đêm đợi con ngủ- bố lại lên đường.
    Thằng nhóc ấy năm nay 14 tuổi rồi, sao nó nhiều bạn gái thế. Học giỏi, đá cầu, đá bóng tốt-chơi Skate Board khá liều lĩnh; Cao1.58 Thấp hơn mẹ 5 cm ( Cỡ sịp thì bằng bố).
    Điều quan trọng là năm nay nó biết đưa ra ý kiến :" Con thấy thật là sai lầm khi người ta chỉ nghĩ đến dựng tượng Mẹ Việt Nam anh hùng thôi - Bố cũng anh hùng đấy chứ lị"
  10. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Một điều cũng quan trọng không kém là chú nhóc cũng thật sai lầm khi đưa ra ý kiến đó mà không chịu nghĩ rằng nếu chỉ đơn giản như thế thì biết bao tượng Bố Việt Nam anh hùng trong lòng mỗi chú nhóc được dựng lên.
    Có khi còn có ba, bốn hay năm... chú nhóc cùng dựng một tượng giống nhau ở ba, bốn hay năm... nơi khác nhau ý chứ .
    Chuyện .

Chia sẻ trang này