1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một nghiên cứu mới, mời các bạn tham gia!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi backkhoahn, 19/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. putch

    putch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2012
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    6
    Trên trang bìa của cuốn sách "Con đường mới của vật lý học", bác Toàn có để biểu tượng thái cực lưỡng nghi là đủ hiểu triết lý sâu xa của "Nghiên cứu mới" này của bác ấy rồi mà bạn?

    Thứ nhất, bạn hiểu sai về cấu trúc của neutron rồi; nó không phải được cấu tạo từ proton + electron đâu, mà là ở trạng thái tự do, nó nhanh chóng bị phân rã thành hai hạt ấy thôi.
    Thứ hai, làm gì có chuyện "hạt e gồm hai hạt" bao giờ đâu? Và cũng có hạt nào tên là "ezitron" đâu bạn? Vì e (electron) - là hạt cơ bản không có cấu trúc, không thấy bị phân chia trong tất cả các va chạm.
    Lifecare thích bài này.
  2. putch

    putch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2012
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    6
    Lần trước, tớ trả lời bạn là theo vật lý hiện đại - sách viết thế! Nhưng vừa rồi, vào blog của bác Toàn thấy có bài mới đăng trong đó bác ấy viết:
    "33- Neutron – là một dạng hạt sơ cấp cấu tạo từ một positron được bao quanh bởi số lượng tối ưu các DR và một electron bám ở bên ngoài, vì vậy, nó có điện tích bằng không bên ngoài bán kính tác dụng điện, tức là một hạt trung hòa về điện, nhưng không bền do electron bám bên ngoài là hạt “bị động” dễ bị lấy đi mất, hay còn gọi là phân rã thành proton và electron."
    Tức là thay vì cấu tạo từ 3 hạt quark thì lại từ proton và electron - vậy là bạn đúng rồi?
    Lifecare thích bài này.
  3. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Bác đùa à, hạt proton và neutron theo vật lý hạt (mô hình chuẩn) được tạo từ 3 quark cơ mà, người ta đã chứng minh đụợc sự tồn tại của các hạt quark qua LHC máy gia tốc hạt nhân.
    Lifecare thích bài này.
  4. Lifecare

    Lifecare Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2016
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    25
    Bạn nói lại rõ hơn được không? hoặc cho đường link? xin cám ơn.
  5. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Đây bạn:
    "Do một hiệu ứng gọi là sự giam hãm màu, các hạt quark luôn (hay ít nhất kể từ ngay sau vụ nổ lớn) dính lại với nhau, và chúng nó cấu thành hạt tổ hợp có màu tích trung hoà (hạt hadron) chứa hay là một hạt quark và một hạt phản quark (cấu thành một hạt meson), hay là ba hạt quark (hạt baryon). Hạt protonneutron quen thuộc là hai hạt baryon có khối lượng thấp nhất." - https://vi.wikipedia.org/wiki/Mô_hình_chuẩn#Fermion
    "Mỗi neutron gồm hai quark xuống và một quark lên." - https://vi.wikipedia.org/wiki/Neutron
    Giản đồ phân rã neutron thành proton, electron, antineutrino nhưng họ không kết luận neutron gồm những hạt này, nó chỉ là dạng khác, vì thành phần của proton (up down up) và neutron (up down down) đều chứa 3 quark - https://vi.wikipedia.org/wiki/Neutron#/media/File:Beta_Negative_Decay.svg
    Lifecare thích bài này.
  6. putch

    putch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2012
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    6
    Chứng minh gì đâu bạn! Ngày xưa tìm mãi không thấy thì người ta nghĩ ra lý thuyết "tự do tiệm cận" bảo rằng không thể tìm được quark ở trạng thái tự do vì khi các quark ở gần nhau (tiệm cận) thì chúng tương tác với nhau rất yếu gần như tự do, nhưng khi ra xa nhau thì lực hút giữa chúng tăng đột biến mạnh tới mức không gì có thể tách chúng ra được. Còn bây giờ, lại bảo là tìm thấy quark tự do bên ngoài hadron nhưng thực ra chỉ là một đống photon (bức xạ gama) và neutrino bung ra từ va chạm proton trong LHC rồi bảo rằng do quark phân rã ra mà có? Thử hỏi quark là hạt cơ bản rồi thì lẽ ra không còn thể phân chia được nữa chứ? Để ngụy biện, người ta lại bảo rằng đó là do quark (hạt có khối lượng) biến thành năng lượng (hạt không có khối lượng) theo công thức E = mc^2?
    Tóm lại thí nghiệm trên LHC không phải là chứng cứ thực nghiệm mà chỉ là sự suy diễn kết quả thực nghiệm sao cho phù hợp với một lý thuyết nào đó mà thôi - nó không đáng tin cậy!
  7. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Thế chắc bác phải trao đổi với các nhà khoa học thôi, em không bằng được tầm với bác rồi :3
  8. putch

    putch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2012
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    6
    Đọc được ở chỗ bác Toàn rằng proton được cấu tạo từ dipol-R và positron và neutron là từ proton và electron thì trong các va chạm trong LHC xuất hiện các photon và neutrino là đúng rồi vì theo bác ấy thì dipol-R ở trạng thái tự do sẽ chính là các neutrino còn sự kết hợp giữa electron với postron thành ra photon cũng là đúng rồi còn gì? Tức là chỉ có electron với postron là các hạt cơ bản không bị phân chia thôi và những hạt bay ra sau va chạm vẫn chỉ là những hạt đã có sẵn bên trong các hạt trước khi va chạm mà không hề có sự chuyển hóa nào từ vật chất (có khối lượng) thành năng lượng (không có khối lượng) cả!
  9. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Với em thì em vẫn tin tưởng vào giới khoa học phương Tây hơn, dựa vào những gì họ giải thích được và thành quả từ quá khứ tới giờ. Còn việc bác chưa hiểu về các thí nghiệm của CERN cộng thêm chưa hiểu về thuyết sắc động lực học lượng tử và mô hình chuẩn thì việc phủ nhận nó không phải là việc của bác, và khi nào bác Toàn có bài báo được đăng quốc tế về vấn đề này (được giới khoa học công nhận), thì mới có đủ uy tín để tin, còn em không hiểu được rồi, nếu được chọn thì em cũng sẽ tìm hiểu 2 cái trên trước khi xem thuyết của bác Toàn. Còn sự phân rã không đồng nghĩa với thành phần bác ạ, ví dụ như 1 electron + 1 phản electron thì tạo ra 2 photon.
    Nói chung, khoa học phương Tây là thực nghiệm, người ta chỉ kết luật những gì người ta thấy, đưa ra giả thiết và ốp vào kiểm tra lại. Nhiều khi chưa vào được đến bản chất và còn mâu thuẫn, người ta chỉ đưa ra được phương trình liên hệ giữa 2 thứ với nhau, nhưng nó vẫn trở thành một kiến thức khoa học, vì nó đúng, chứ người ta không kết luận xa hơn những gì người ta thấy. Như chũng ta đã học, sóng là liên tục, hạt là gián đoạn, vậy mà nó là cùng một vật, người ta gọi là lưỡng tính, chứ người ta khống suy diễn ra thực chất nó là hạt, biểu hiện tính chất sóng hay ngược lại, nói thêm để biết phương pháp của họ.
    Lần cập nhật cuối: 11/09/2016
  10. putch

    putch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2012
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    6
    Bạn thử xem đoạn video dưới đây xem thế nào: Có phải "người ta không kết luận xa hơn những gì người ta thấy" không?

Chia sẻ trang này