1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chao moi nguoi.sao k co thay ai noi chuyen va dong co oto va xe may het vay?

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi dong_co_moi, 22/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. teppiyayni

    teppiyayni Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    thế sao ko sx dc tăng áp ? có gì khó khăn à ???với lại tăng áp có như là nitro ko ? xem fim xe đua có cả nitro , tăng tốc trong 1 thời gian ngắn .... pác DOT chỉ giúp lun nhe
  2. dot

    dot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, Teppi có vẻ sành điệu về đua xe đây nhưng kiểu xe đua Nitro race car không phải là loại xe mà người lái ngồi lên đó rồi lái giống như đua xe công thức 1 đâu nhé. Đây là kiểu xe đồ chơi (toy), trên đó có gắn động cơ chạy bằng Nitro-gas hoặc Nitro-methane và được điều khiển từ xa bằng sóng radio (giống như kiểu chơi lái máy bay ấy). Tui không sành lắm về loại động cơ này nhưng tôi đoán chắc người ta có thể sử dụng một kiểu tăng áp nào đó chăng? tất nhiên sẽ không phải là tăng áp Tuabin-máy nén rồi, vì động cơ quá bé, rát khó chế tạo thiết bị tăng áp phù hợp. Nhưng tăng áp kiểu cộng hưởng hay tăng áp tốc độ thì có thể lắm.
    Tui có nói là người ta không sản xuất động cơ tăng áp đâu, trên thế giới các động cơ ô tô du lịch (passenger car) ngày nay hầu như đều có trang bị tăng áp bằng cách này hay cách khác. VN mình thì chưa sản xuất được động cơ kiểu này nhưng nhập ngoại thì đầy, nhất là các loại tăng áp không sử dụng tua bin-máy nén (tăng áp cộng hưởng, tăng áp sóng áp suất, tăng áp quán tính...). Ah, có một điều thú vị thế này nhé, khái niệm tăng áp cho động cơ không phải là mới đâu nhé, nó ra đời chỉ sau chiếc động cơ đầu tiên được phát minh chưa đầy 10 năm thôi, nhưng công nghệ của nó thì phát triển không ngừng, riêng tăng áp cho động cơ ô tô du lịch thì khá mới mẻ đấy.
    Còn đối với tăng áp tuabin-máy nén thì nếu Teppi đã từng đến thăm một đơn vị khai thác mỏ nào đó ở Quảng Ninh chẳng hạn, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy thế nào là hình thù của một bộ tăng áp Tuabin-máy nén lắp trên xe tải nặng (heavy duty vehicle). Tuy nhiên điều kiện làm việc ở mỏ, chế độ chăm sóc không đến nơi đến chốn nên sau một thời gian thì động cơ tăng áp nhưng lại kém hơn động cơ thường, Teppi có biết bà con công nhân mình sửa chữa bằng cách nào không? hehe, tháo vứt quách cái bộ tăng áp đi cho đỡ vướng... công nghệ tiên tiến được áp dụng như thế đó, haha.
  3. songoku84

    songoku84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
  4. dot

    dot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tui phải đính chính mấy dòng vì songoku84 viết mà lại chèn vào bài viết có ký tên của tui??, hề hề, không sao, tui đã cho hiển thị lại nội dung songoku84 viết bằng paragraph in nghiêng chữ màu đỏ để mọi người dễ phân biệt
    Một thông tin nữa cũng xin đính chính hộ songoku84 luôn nhé, công trình nghiên cứu áp dụng khí ga cho xe máy được thực hiện tại trường ĐHBK Đà nẵng là đúng, nhưng chủ nhiệm đề tài, tác giả Trần Văn Ga không phải là hiệu trưởng đâu nhé, thời đó Prof đấy là hiệu phó, còn bây giờ thì đang là hiệu trưởng thật, nhưng không phải là ĐHBK Đà nẵng nữa.
  5. Kuleshov

    Kuleshov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Một thông tin nữa cũng xin đính chính hộ songoku84 luôn nhé, công trình nghiên cứu áp dụng khí ga cho xe máy được thực hiện tại trường ĐHBK Đà nẵng là đúng, nhưng chủ nhiệm đề tài, tác giả Trần Văn Ga không phải là hiệu trưởng đâu nhé, thời đó Prof đấy là hiệu phó, còn bây giờ thì đang là hiệu trưởng thật, nhưng không phải là ĐHBK Đà nẵng nữa.
    [/quote]
    ================
    Chào tất cả mọi người. Vào diễn đàn này thật là thú vị. Đặc biệt có bạn dot trả lời rất nhiều vấn đề hay. Mình cùng muốn tham gia cùng các bạn. Mình tự giới thiệu: Hiện nay mình đang là NCS ngành ÔTÔ và là thành viên của hội KS ôtô Hàn quốc. Mình muốn vào tham gia cùng các bạn những vấn đề kỹ thuật cao và các nguyên lý của tất cả các loại động cơ và ô tô hiện nay
    Đầu tiên mình nói về thông tin của GS Bùi Văn Ga. Đề tài nghiên cứu chuyển đổi sử dụng xe máy và oto dùng khí hoá lỏng được tiến hành từ năm 1997. Đã thành công trên xe máy. Năm 1999 chạy thử nghiệm xe Super Cub50 của Nhật đạt công suất 80% so với chạy bằng xăng. Xe đã vượt được dèo hải vân khi chạy thử nghiệm trên đường. Các chỉ tiêu vè ô nhiêm môi trường rất tốt. Chỉ có điều nó phải thực hiện một số cải tiến cho bộ chế hoà khí và bình chứa nhiên liệu (lớn hơn so với bình xăng-nên lúc thử nghiệm phải đặt phía sau- giống người đi bán ga). Đây chính là hạn chế lớn đối với xe ga hiện nay. Còn đối với oto. Chương trình nay đang tiến hành bước đầu. Sắp tới sẽ cho thử nghiệm trên taxi trong thành phố. Tuy nhiên, loại otô này phải sử dụng được đồng thời cả xăng và ga.
    Ai cần thông tin thêm minh sẽ giải thích tiếp.
    =======
    Còn hiện nay GS Bùi Văn Ga (tên thật là Bùi Văn Gà) đã lên hiệu trưởng trường ĐHBK Đà nẵng. GS Ga là người duy nhất làm TSKH của ngành động cơ đốt trong.
  6. dot

    dot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả mọi người. Vào diễn đàn này thật là thú vị. Đặc biệt có bạn dot trả lời rất nhiều vấn đề hay. Mình cùng muốn tham gia cùng các bạn. Mình tự giới thiệu: Hiện nay mình đang là NCS ngành ÔTÔ và là thành viên của hội KS ôtô Hàn quốc. Mình muốn vào tham gia cùng các bạn những vấn đề kỹ thuật cao và các nguyên lý của tất cả các loại động cơ và ô tô hiện nay
    Đầu tiên mình nói về thông tin của GS Bùi Văn Ga. Đề tài nghiên cứu chuyển đổi sử dụng xe máy và oto dùng khí hoá lỏng được tiến hành từ năm 1997. Đã thành công trên xe máy. Năm 1999 chạy thử nghiệm xe Super Cub50 của Nhật đạt công suất 80% so với chạy bằng xăng. Xe đã vượt được dèo hải vân khi chạy thử nghiệm trên đường. Các chỉ tiêu vè ô nhiêm môi trường rất tốt. Chỉ có điều nó phải thực hiện một số cải tiến cho bộ chế hoà khí và bình chứa nhiên liệu (lớn hơn so với bình xăng-nên lúc thử nghiệm phải đặt phía sau- giống người đi bán ga). Đây chính là hạn chế lớn đối với xe ga hiện nay. Còn đối với oto. Chương trình nay đang tiến hành bước đầu. Sắp tới sẽ cho thử nghiệm trên taxi trong thành phố. Tuy nhiên, loại otô này phải sử dụng được đồng thời cả xăng và ga.
    Ai cần thông tin thêm minh sẽ giải thích tiếp.
    =======
    Còn hiện nay GS Bùi Văn Ga (tên thật là Bùi Văn Gà) đã lên hiệu trưởng trường ĐHBK Đà nẵng. GS Ga là người duy nhất làm TSKH của ngành động cơ đốt trong.
    [/quote]
    Hoan hô bác Cu Lé Cộp, có bác nữa thì tui yên tâm quá rồi. Tui chỉ mong càng có nhiều người nhảy vào diễn đàn này trao đổi cho vui cửa vui nhà...
    Nhìn cái Nick của bác sao thắc mắc thế , tên thì rất Nga ngố, mà lại làm NCS ở Hàn, còn viết tiếng Việt thỏi thế nữa chứ
    Chắc bác có nhiều kinh nghiệm hay lắm, nhớ tranh thủ vào box này post nhiều nhiều bài cho anh em học hỏi với nhé.
  7. dot

    dot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá không thấy ai vào đây trao đổi gì cả nhỉ . Tui đang có một vấn đề nhờ mọi người giúp sức đây.
    Bác nào biết về dao động của hệ trục khuỷu động cơ đốt trong thì chỉ giáo cho tui vài đường với. Cả một đống tài liệu đây tui đọc mà cứ loạn cả lên, rối rắm quá.
    Kính các bác 1 cốc
  8. Kuleshov

    Kuleshov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    ============================
    Cái này đúng là chuyên môn của tôi rồi. Khi tôi làm THS thì luận văn của tôi về lĩnh vực này đấy. Thế bạn muốn bắt đầu từ đâu vậy?
    Dao động xoắn của trục khuỷu động cơ đốt trong và các hệ trục truyền động nói chung có thể dẫn đến gãy trục khuỷ trong quá trình động cơ làm việc. Có 2 bài toán chúng ta cần giải ở đây đó là: tính dao động tự do nhằm mục đích xác định vùng tần số xẩy ra dao động cộng hưởng(số vòng quay nguy hiểm) để chúng ta tránh nó trong quá trình sử dụng hoặc ta thay đổi để nó nằm ngoài vùng làm việc của động cơ. Bài toán thứ 2 là ta phải xác định biên độ dao động sau đó tính ứng suất xoắn. Còn phương pháp để mô hình hoá bài toán về dao động có thể đi theo 2 hướng phổ biến hiện nay đó là: Phương pháp động lực học chất điểm và PP động lực học hệ nhiều vật.
    ...sơ qua vậy, nếu bạn cần chi tiết hơn tôi sẽ trình bày tiếp
  9. thonau

    thonau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác. Lần đầu vào đây thấy rất vui vì gặp đc bác dot và bác Kuzinhetxốp (bác thông cảm em gọi thế cho giống 1 chú hậu vệ Liên xô những năm 80), 2 bác chắc đúng người trong ngành, kiến thức khá sâu, bác xốp lại còn đang làm PhD ở Hàn xẻng nữa. Em muốn nhờ 2 bác 1 việc: em cần 1 số tài liệu học tập (ko fải tiếng Việt, vì tiếng Việt em cũng có nhiều), cụ thể là bằng tiếng Anh về ngành ô tô nhất là cho các môn: cấu tạo, động lực học ô tô, điện và điều khiển trên ô tô (nếu các bác có các môn khác càng ok). Các bác có thể cho em địa chỉ để download hoặc gửi mail cho em vào anhlt.hut@gmail.com.
    Tiện đây em cũng hỏi luôn 2 bác trước học trường nào ở VN, khoá bao nhiêu ạ, biết đâu mình cũng biết nhau tí chút. Bác Xốp thì qua cái tên đề tài của bác em đoán bác học động cơ chứ ko fải ô tô đúng ko ạ
  10. The_Hunter156_new

    The_Hunter156_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Cac Bac oi! thấy các bác có vẻ dam mê xe thế này, mà cộng thêm với việc các bác có khá nhiều kiến thức kĩ thuật, chi bằng chúng ta hợp sức la`m một forum về ô tô xe may'' nhỉ.Em cung rất khoai'' về ô tô xe máy, nhưng kô được am hiểu như các bác.
    Ai tán thành thì lên tiếng cái nhỉ.

Chia sẻ trang này