1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về các nước Bắc Âu. Trang 8, 9, 10: thông tin chung về các nước. Bài mới: Các em bé Thụy

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi sun_forever, 24/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Thứ Bảy, 19/04/2008, 08:22 (GMT+7)
    Thư Copenhagen


    Thái Tử Đan Mạch Tiến Thoái Lưỡng Nan​
    TT - Khi đại thi hào Anh William Shakespeare mở đầu bài độc thoại nổi tiếng của hoàng tử Đan Mạch Hamlet trong bi kịch Hamlet với câu "to be or not to be, thats the question" (*), hẳn ông không thể ngờ câu nói này lại có ngày vận vào một ông hoàng Đan Mạch trong đời thật.
    Tháng 10-2007, khi thái tử Đan Mạch công bố ý định ứng cử vào chủ tịch đoàn Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), ông đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của chính phủ và báo chí nước này. Trước đây cũng đã có một số thành viên các hoàng gia châu Âu có chân trong IOC như công chúa Anne nước Anh, ông hoàng Albert Công quốc Monaco, thái tử Willem- Alexander của Hà Lan.
    [​IMG]
    Gia đình thái tử Frederik, vợ thái tử Mary, hoàng tử Christian và công chúa Isabella - Ảnh: Berlingske Tidende​
    Khách quan mà nói, thái tử Frederik vài năm gần đây có hơi lu mờ trước người vợ xinh đẹp của mình. Do vậy, nhiều người Đan Mạch tỏ ra phấn khởi khi vị vua tương lai bày tỏ ý muốn được hoạt động trong một môi trường thể thao quốc tế.
    Ý định của thái tử Frederik bỗng trở nên khó thực hiện sau khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao Đan Mạch Brian Mikkelsen tuyên bố sẽ không dự lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh vào tháng tám tới đây (theo gương thái tử Charles nước Anh và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy). Quyết định này của ông Mikkelsen khi được Thủ tướng Anders Fogh Rasmussen ủng hộ, đã đưa Frederik vào tình thế khó khăn vì nếu không dự lễ khai mạc thì sẽ không thuận lợi cho việc ứng cử vào IOC, còn nếu đi dự thì bị xem như mâu thuẫn với quyết định của chính phủ.
    Một số đại biểu Quốc hội Đan Mạch như ông Simon Emil Ammizboel - đảng Cấp tiến - cho rằng tự thân thái tử sẽ quyết định có đi hay không vì hoàng gia là một thực thể phi chính trị nên quốc hội hay chính phủ không thể quyết định thay cho ông. Số khác quan niệm không nên gom chính trị vào thể thao vì như vậy là đi ngược lại tinh thần Olympic.
    Các đảng phái trong quốc hội chia phe tranh cãi rất hăng nên để dung hòa, Thủ tướng Rasmussen đưa ra đề nghị thái tử Frederik đi dự lễ khai mạc thế vận hội với tư cách cá nhân. Nhưng gợi ý này cũng bị nhiều người phản đối kịch liệt. Đồng minh thân thiết của liên đảng cầm quyền, bà Pia Kjaersgaard - chủ tịch đảng Nhân dân Đan Mạch - gọi đây là chuyện "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" nên ngày 15-4, Thủ tướng Rasmussen tuyên bố nếu Chính phủ Đan Mạch chính thức không tham dự lễ khai mạc thì thái tử Frederik cũng sẽ không tham dự.
    Điều làm nhiều người Đan Mạch quan tâm không phải là chuyện "đi hay ở nhà? của thái tử Frederik, mà là việc ông bị cuốn vào những cuộc bàn cãi chính trị. Đã vậy, chính phủ nước này còn lập một tổ tư vấn cho thái tử gồm các chuyên gia của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - thể thao với mục đích để hỗ trợ ông này trong các vấn đề chính trị, chuẩn bị cho việc ứng cử vào IOC. Nhiều người lo ngại điều này sẽ tạo ra một tiền lệ không hay là một vị vua tương lai phải chịu sự chi phối của các đảng phái đang cầm quyền. Nhật báo Berlingske đã vẽ tranh biếm thái tử Frederik là một con rối đang bị giật dây!
    Đối với giới doanh nghiệp Đan Mạch thì đây là chuyện chẳng mấy vui. Trong năm 2007, Đan Mạch nhập từ Trung Quốc 32 tỉ kr. (5,72 tỉ USD) hàng dệt may, đồ chơi, hàng điện tử gia dụng và xuất sang nước này 14 tỉ kr. (2,5 tỉ USD) chủ yếu là thực phẩm chế biến. Các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như Danfoss, Novo Nordisk, Novozymes, FLSmidth, Carlsberg... đều có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Một động thái tẩy chay về mặt chính trị quả là không có lợi cho họ, nhất là trong tình hình kinh tế Đan Mạch đang trên đà đi xuống và còn bị một số nước Hồi giáo tẩy chay sau vụ khủng hoảng biếm họa. Theo IMF, tỉ lệ tăng trưởng của Đan Mạch từ tháng 10-2007 đến nay là 1,5% - thấp thứ nhì khối EU, chỉ hơn có Ý (1,3%) và thấp thứ bảy trên toàn thế giới.
    Tới nay hoàng gia cùng thái tử Frederik chưa lên tiếng về quyết định sau cùng của thái tử về việc dự lễ khai mạc thế vận hội cũng như việc ứng cử vào IOC. Đối với nhiều người Đan Mạch thì thái tử của họ không đáng bị lâm vào hoàn cảnh khó xử như hiện nay vì khi ông bày tỏ ý định tham gia IOC, chẳng thấy chính phủ hay báo chí nước này đá động gì đến nguy cơ thể thao bị chính trị hóa! Quế Viên
    (từ Copenhagen)
    -------------
    * GS Đỗ Khánh Hoan (ĐH Văn Khoa Sài Gòn) dịch là "sống hay không sống, vấn đề là đây" còn thi sĩ Bùi Giáng dịch - rất Bùi Giáng là "tồn tại hay chẳng tại tồn".
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=253517&ChannelID=2
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 20/04/2008
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0

     
    Vừa rồi tôi có đọc một số bài viết của nhà văn hóa Hữu Ngọc về đất nước và con người Thụy Điển. Các bài viết này in trong quyển Mảnh trời Bắc Âu, nhà xuất bản Thế giới năm 1997. Để bổ sung thêm thông tin về Thụy Điển, tôi sẽ đưa dần các bài viết này lên box, bao gồm:
    Bài 1. Cuộc hành trình của dân tộc Thụy Điển, từ lớn lên thành cường quốc quân sự đến quốc gia hoà bình - trung lập; từ nghèo đến giàu có
    Bài 2. Lễ hội dân gian
    Bài 3. Tìm hiểu tâm tính Thụy Điển
    Bài 4. Quan niệm Thụy Điển về tội phạm và trấn áp kẻ sai trái
    Bài 5. Vấn đề nam nữ chung sống không cưới xin ở Thụy Điển
    Bài 6. Các em bé Thụy Điển sống thế đấy
    Bài 7. Kỷ niệm ấm lòng về Thư viện Hoàng gia

    được Tuan_Ngoc_Pham sửa chữa / chuyển vào 21:26 ngày 07/07/2008
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    1. CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA DÂN TỘC THỤY ĐIỂN
    Từ lớn lên thành cường quốc quân sự đến quốc gia
    hoà bình - trung lập; từ nghèo đến giàu có ​
    Chặng đường tiền sử
    Xưa kia, lãnh thổ Thụy Điển là toàn miền Bắc Âu (Scandinavia) bị một lớp băng khổng lồ bao phủ. Theo các nhà địa chất học Thụy Điển, vào khoảng 12.000 năm trước Công nguyên, ở phía nam miền ấy, băng bắt đầu tan. Những con người đầu tiên xuất hiện; họ là những bộ lạc săn bắn theo vết băng tan mà tiến dần lên phía bắc. Trong khi ấy ở Việt Nam, con người đang từ cuối thời đại đồ đá cũ (văn hoá Sơn Vi) chuyển sang thời đại đồ đá giữa (văn hoá Hoà Bình) và mới (văn hoá Bắc Sơn).
    Những bộ lạc hoang dã trên đất Thụy Điển đã đấu tranh với thiên nhiên và đặt nền móng văn minh: họ tìm ra lửa, biết cách đánh đá lửa, làm đồ gốm để chứa đựng, nuôi súc vật, bắt đầu trồng trọt. Khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, người ta đã biết định cư trồng trọt và làm những khu mộ táng bằng cách xếp đá lớn thành hình thuyền.
    Về sau họ học được ở các dân tộc người phía nam cách sử dụng sắt ở đáy các hồ, ao, đầm lầy. Họ chưa biết cách khai thác quặng sắt.
    Những thế kỷ đầu Công nguyên, các tộc người quanh vùng hồ Mọlaren, gọi là người Svear hay Suiones chiếm ưu thế và khuất phục các tộc rợ Goth. Tên Svear hay Suiones sẽ trở thành Sverige (Thụy Điển, đọc theo phiên âm Hán Việt của từ tiếng Anh là Sweden). Trồng trọt phát triển, những làng đầu tiên xuất hiện, đến nay còn giữ nguyên tên cũ. Nước Thụy Điển đã sơ bộ hình thành trên một lãnh thổ do vương quyền thống nhất.
    Chặng đường Viking
    Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XI, những tộc người Viking đã thoát khỏi tình trạng biệt lập trên bán đảo Scandinavia. Tập trung ở các bờ biển bắc thành phố Stockholm ngày nay, họ tung hoành trên biển khơi, có khi với hàng trăm chiếc thuyền. Họ cướp bóc, buôn bán, khám phá đất lạ (1), chiếm đất, học hỏi những kỹ thuật và tư tưởng mới của Đông Âu vùng Nga, để chế phía đông Bizance, và Tây Âu (Pháp, Anh, Đức).
    Chặng đường xây dựng một quốc gia Trung cổ (thế kỷ I - XV)
    Sau một thìơi bão táp, đến một thời tương đối yên ắng hơn. Thụy Điển thôi hướng về miền Đông Âu (lãnh thổ Nga), mà hướng về miền Nam và miền Tây châu Âu. Ngay từ thế kỷ IX, những nhà truyền giáo mang Ki-tô đến từ Đức và Anh. Đến thế kỷ XI, Olof Skửtkonung là vua đầu tiên theo đạo Ki-tô. Nhiều nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ XII và XIII, mới đầu bằng gỗ, sau bằng đá; đến ngày nay còn tồn tại vài trăm nhà thờ ấy. Toà Giám mục được thiết lập ở Uppsâl (1164). Như vậy là Thụy Điển gia nhập vào cộng đồng Ki-tô giáo La Mã.
    Một số yếu tố chính trị và kinh tế giúp cho Thụy Điển sát nhập vào khối kinh tế văn hoá châu Âu, dứt khỏi tình trạng cô lập ở tít xa Bắc Âu. Trước tiên phải kể đến ảnh hưởng lớn của Hansa (Liên đoàn các thành thị thương mại Bắc Đức). Qua đó, nông dân và người làm ruộng Thụy Điển sẽ bán cho châu Âu sắt, bơ, da thuộc? Về tình hình trong nước, Thụy Điển vẫn giữ được tính chất quốc gia thống nhất vững chắc, mặc dù các triều đại luôn luôn tranh chấp nhau. Lãnh thổ gần như ngày nay, có thêm cả Phần Lan. Các vua được bầu theo một số quy định: bên cạnh vua còn có một Hội đồng bao gồm đại diện các nhà quý tộc lớn.
    Đến thế kỷ XIII, nhiều bộ luật tổng hợp các luật địa phương, quy định tỉ mỉ sinh hoạt chủ yếu lúc đó ở nông thôn. Thí dụ, một con ngựa nằm ba lần vào một đồng lúa, một con lợn vào ăn lúa ba lần ở một cánh đồng, người chủ ngựa hay chủ lợn phải đền cho chủ đồng lúa một đấu thóc đúng như thóc cánh đồng ấy.
    Đến thế kỷ XIV, văn hoá phát triển mạnh và chịu ảnh hưởng Pháp; có sinh viên đi học ở Paris. Thánh Birgitta là nhà văn nữ đầu tiên. Sau 1350 ít lâu, đã có một bộ luật chung cho cả nước nhằm bảo vệ hoà bình và an ninh cho mọi người; kẻ nào sử dụng bạo lực trong nhà thờ, trong một cuộc họp các người tự do, hoặc đối với phụ nữ không ai bảo vệ hay nhà cửa tư nhân, thì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, bị mất hết của cải và quyền lợi khác. Bộ luật chung ấy còn là một thứ hiến pháp quy định quyền hạn nhiệm vụ của vua, Hội đồng và nhân dân.
    Như vậy là dân chủ đã có truyền thống từ rất sớm. Nông dân Thụy Điển sớm có một vai trò chính trị mà nông dân các nước khác chưa có; nông dân có ruộng đất và tự do, là một lực lượng chính trị đáng kể. Ngay từ thế kỷ XV, Nghị viện Thụy Điển (Riksdag) đã có bốn thành phần: quý tộc, tăng lữ, tư sản (thị thành) và nông dân - có tính chất khác các nước châu Âu như ở Pháp chẳng hạn.
    Cuối thời Trung cổ (thế kỷ XIV - XV), để chống lại ảnh hưởng Đức, các nước Bắc Âu có khuynh hướng thống nhất thành một quốc gia chung Bắc Âu. Năm 1397, nữ hoàng Đan Mạch và Na Uy Margarethe đã sát nhập Thụy Điển (Phần Lan từ trước thuộc Thụy Điển) vào ?oKhối liên hiệp Kalmar?. Nhưng Liên hiệp này không bền do mâu thuẫn kinh tế nội bộ: Thụy Điển cần bán kim khí qua Hansa trong khi vương quyền lại liên minh với nước Anh chống Đức và Hansa (đầu thế kỷ XV). Dân vùng mỏ nổi loạn chống lại nhà vua muốn chuyên chế. Thụy Điển tự cắt khỏi Đan Mạch. Nghị viện Thụy Điển Riksdag ra đời. Vương quốc Đan Mạch tìm cách chiếm lại Thụy Điển.
    Chặng đường củng cố, bành trướng, trở thành cường quốc (thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVIII)
    Thế kỷ XVI, một nhà quý tộc Thụy Điển khởi nghĩa chống lại Đan Mạch, thắng trận (1523) và được bầu làm vua Thụy Điển năm 27 tuổi, tên là Gustav I Vasa (1523 - 1560). Ông có công củng cố vương quốc, khiến Thụy Điển thành một nước mạnh và thống nhất. Ông quyết định ngôi vua sẽ thừa kế, không bầu nữa. Ông khuyến khích công thương nghiệp, giải phóng kinh tế khỏi sự thống trị của Hansa, tịch thu của cải đất đai của Giáo hội Công giáo La Mã; đạo Tin lành Luther thành quốc giáo cho đến nay. Các vua kế vị ông tiếp tục chống Đan Mạch và mở rộng bờ cõi.
    Sang thế kỷ XVII, cháu gọi Gustav I Vasa bằng ông là Gustav II Adolf trị vì từ 1611 đến 1632. Có tài về chính trị và quân sự, ông tạo Thụy Điển thành một cường quốc quân sự. Ông tham gia về phía Tin lành một giai đoạn trong Chiến tranh Ba mươi năm (1618 - 1648) là chiến tranh tôn giáo ở châu Âu, chủ yếu giữa các vua chúa Công giáo La Mã và Tin lành trên lãnh thổ Đức. Ông chiếm được rất nhiều đất ở Đức nhưng chết trận.
    Con gái ông là Kristina mới sáu tuổi, lên ngôi Nữ hoàng, được một Hội đồng nhiếp chính (tể tướng Oxenstierna) rất giỏi giúp đỡ; Thụy Điển thắng chiến tranh Ba mươi năm, được đất và tiền bồi thường. Thời nữ hoàng trị vì, triều đình là một trung tâm văn hoá huy hoàng (2). Đột nhiên, năm 28 tuổi, bà thoái vị, vì bà theo Công giáo; về sau bà sang Rôma ở.
    Các vua thừa kế tiếp tục củng cố đất nước. Do chinh chiến, quý tộc đòi trả công và được chia nhiều đất đai. Nhưng nhà vua biết dựa vào các giai cấp khác trong Nghị viện mà lấy lại nhiều đất cho mình và cho các nông dân tự do.
    Vào đầu thế kỷ XVIII, triều đại vua Karl XII (1697 - 1718), một thiên tài quân sự, chấm dứt giai đoạn Thụy Điển là cường quốc quân sự. Trong cuộc chiến tranh phương Bắc, mới đầu ông thắng liên minh Nga - Đan Mạch - xứ Đức Saxon. Cuối cùng, ông bị thua Nga, tử trận năm 36 tuổi. Thụy Điển phải cắt phần lớn đất chiếm được trước đó cho Nga.
    Giai đoạn hơn 50 năm giữa thế kỷ XVIII (1718 - 1771) thường được gọi là ?oThời đại của Tự do?. Tính chất quân chủ chuyên chế của mấy vị vua trước đó đã tiêu tan. Nghị viện trở thành yếu tố chủ yếu của chính quyền; các đại diện của bốn thành phần nhân dân quyết định đường lối đối nội, đối ngoại quan trọng trong khi nhà vua chủ toạ Hội đồng có vai trò hành pháp.
    Mặc dù có tình hình tranh chấp đảng phái và sự thối nát của các chính khách, giai đoạn này mang lại thịnh vượng kinh tế, văn hoá và khoa học. Tư tưởng tự do của triết học ánh sáng ngự trị. Thụy Điển tự hào đã sản sinh ra một số nhân vật văn hoá nổi tiếng thế giới: nhà vật lý Anders Celsius, người chế ra nhiệt kế bách phân, nhà tự nhiên học Linné (3), nhà triết học Swedenborg (4). Năm 1766, Thụy Điển là một trong những nước đầu tiên ban bố luật tự do báo chí.
    Chặng đường các vua Gustav (1771 - 1814)
    Thất bại của cuộc chiến tranh chống Nga chấm dứt sự tranh chấp giữa phe hoà và phe chiến: vua Gustav III làm đảo chính, trở lại chế độ quân chủ chuyên chế.
    Nhà vua có vai trò một minh quân phát triển nghệ thuật. Bản thân ông cũng là diễn viên và viết kịch. Theo vua chúa Pháp, ông xây dựng sân khấu quốc gia Thụy Điển (5) và thành lập Viện Hàn lâm Thụy Điển. Ông bị ám sát bằng súng lục sau 19 năm trị vì, trong một cuộc khiêu vũ đeo mặt nạ ở rạp ô-pê-ra Hoàng gia. Gustav IV, không có tài như cha, theo nước Anh và bị lôi cuốn vào chiến tranh chống Hoàng đế Pháp Napoléon và Nga. Nga chiếm Phần Lan của Thụy Điển. Quân nhân và quý tộc nổi loạn chống vua Thụy Điển, vua phải lưu vong, nhường ngôi cho karl XIII (1808). Sau đó, hiến pháp mới lại chia quyền giữa nhà vua và Nghị viện.
    Chặng đường hiện đại hoá từ thế kỷ XIX
    Karl XIII không có con, chỉ định tướng Pháp (của Napoléon) là Bernadotte kế vị, lấy tên là Karl XIV; Karl IXIV điều đình sát nhập được Na Uy vào Thụy Điển.
    Ông và các con chủ trương theo một chính sách hoà bình, trung lập; từ 1814 đến nay, Thụy Điển không tham gia một cuộc chiến tranh nào. Thụy Điển phát triển kinh tế mau và theo chính sách tự do buôn bán (1888). Đợt công nghiệp hoá lớn đầu tiên xuất hiện vào những năm 1870. Cơ cấu kinh tế được cải thiện do thiết lập đường sắt, nhà máy thuỷ điện; từ đó xây dựng được những xí nghiệp cơ khí hoá sản xuất gỗ xẻ, bột giấy, sắt, thép, chủ yếu để xuất khẩu. Lâm nghiệp ở miền Bắc và miền Trung có vai trò chỉ đạo công nghiệp. Dân số tăng nhanh (đến 1850, 90% ở nông thôn). Nông nghiệp bắt đầu được hiện đại hoá: các làng dân ở tập trung bị phân tán ra thành những trang trại lớn ở rải rác và khai thác được đất đai rộng hơn. Do đó nảy sinh một tầng lớp vô sản nông thôn. Một cuộc di cư rộng lớn diễn ra khoảng giữa thế kỷ XIX và lên đến cao điểm vào thập kỷ 1880 - 1890. Người Thụy Điển sang Mỹ là nơi còn nhiều đất cày cấy. Từ 1850 đến 1910, một triệu người bỏ nước ra đi.
    Chặng đường thế kỷ XX
    Như vậy đầu thế kỷ XX, Thụy Điển vẫn còn là nước nghèo. Cho đến 1910, phong trào di cư sang Mỹ mới đình lại. Ngoài ra, nhiều nông dân không di cư đã phải bỏ nông thôn ra tỉnh kiếm việc trong nền công nghiệp đang khởi động. Công nghiệp hoá đã tạo ra giai cấp công nhân mà đời sống vẫn thiếu thốn. Do đó các phong trào nhân dân tha hồ nảy nở: phong trào thức tỉnh tôn giáo, phong trào chống nghiện rượu, phong trào hợp tác, và nhất là phong trào công nhân. Đảng Xã hội - Dân chủ thành lập từ 1889 không ngừng hoạt động xây dựng Công đoàn mạnh. Từ 1908 đến 1921, Đảng Xã hội - Dân chủ và Đảng tự do đã thực hiện được một số yêu cầu của phong trào công nhân: phổ thông đầu phiếu, ngày làm việc tám tiếng. Năm 1923, chính phủ Xã hội - Dân chủ nắm quyền; một hệ thống bảo hiểm xã hội được phác ra.
    Khuynh hướng hoạt động xã hội ấy được đẩy mạnh sau Đại chiến II và được tất cả các đảng phái đồng tình.
    Tăng trưởng kinh tế nhanh hơn bao giờ hết, đặc biệt vào thập kỷ 50 và 60. Các tầng lớp trung lưu chiếm lại đa số dân. Người dân Thụy Điển có cuộc sống dồi dào, trong một ?oxã hội tiêu thụ?. Mức lương thực tế tăng, nên quốc gia chịu đựng được một khu vực phúc lợi và phục vụ công cộng không ngừng mở rộng.
    Nhưng vào những thập kỷ 70 và 80, kinh tế Thụy Điển cũng bị ngưng trệ hơn, như trên thế giới nói chung. Tuy phân phối lợi nhuận ở Thụy Điển ít chênh lệch hơn so với nhiều nước khác, mức sống nhiều tầng lớp nhân dân chững lại hoặc có khi giảm xuống. Có những bộ phận nhân dân phản đối công quỹ rót vào phúc lợi công cộng; tuy vậy chẳng ai muốn từ chối hưởng phục vụ công cộng. So với thế giới, mức sống người dân Thụy Điển vẫn ở loại cao.
    Năm 1973, vua Karl XVI Gustav lên ngôi. Hiến pháp 1975 chỉ còn cho ông một vị trí danh dự. Lãnh tụ Xã hội - Dân chủ Olof Palme lên làm Thủ tướng (1969 - 1970) phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế. Các đảng đối lập tấn công và nắm quyền trong 6 năm (1976 - 1982). Olof Palme lên làm Thủ tướng lại. Ông đề ra một chương trình tiết kiệm, phá giá đồng cu-ron 16%. Ông bị ám sát năm 1986. Năm 1991, Đảng Xã hội - Dân chủ bị hại trong cuộc tổng tuyển cử, liên minh của các Đảng Trung - Hữu nắm chính quyền.

  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Đôi điều về chính sách đối ngoại
    Chính sách đối ngoại Thụy Điển gồm ba yếu tố. Yếu tố thứ nhất là trung lập đã từ lâu được quần chúng nhân dân ủng hộ. Chính sách ấy chủ trương không liên kết vào thời bình để khỏi tham gia vào thời chiến.
    Khi Thế chiến I cũng như Thế chiến II bùng nổ, Thụy Điển lập tức tuyên bố trung lập. Trong suốt Thế chiến II, Thụy Điển bị bao vây sau khi Liên Xô đóng quân ở Phần Lan (tháng 11-1939) và nước Đức Quốc xã chiếm đóng Na Uy và Đan Mạch (tháng 4-1940). Chính phủ liên hợp do Đảng xã hội - Dân chủ lãnh đạo đã theo một chính sách mềm dẻo để đạt được mục tiêu không bị lôi cuốn vào cuộc chiến. Tuy vậy, cũng có ý kiến trách là chính phủ đã quá nhân nhượng để Quốc xã Đức điều động quân từ một số mặt trận qua lãnh thổ của mình. Sau thế chiến II, Thụy Điển không tham gia Hiệp ước Bắc Đại tây dương OTAN.
    Yếu tố thứ hai của chính sách đối ngoại Thụy Điển là quốc phòng vững và không liên kết. Trong Thế chiến II, quốc phòng được tăng cường, tất cả công dân nam đều phải phục vụ trong quân đội; ý kiến chung của toàn dân là sẽ phải xây dựng quốc phòng mạnh để có thể trung lập trong tương lai. Những năm 80, chi tiêu quốc phòng khoảng 7% ngân sách chính phủ trung ương. Muốn có quốc phòng mạnh, Thụy Điển phải có công nghiệp vũ khí độc lập và vững chắc; mặc dù trung lập, Thụy Điển cũng bán một số vũ khí hạn chế ra ngoài (không được bán cho các nước đang tham chiến hay những nước chà đạp lên nhân quyền), để cho công nghiệp vũ khí không bị lỗ và tinh xảo hơn qua cạnh tranh quốc tế.
    Yếu tố thứ ba của chính sách đối ngoại Thụy Điển là tinh thần quốc tế. Thụy Điển đã tham gia Liên hiệp quốc ngay khi thành lập vì tổ chức này có cam kết không ngả theo bất cứ cường quốc nào. Thụy Điển đã tích cực đóng góp vào vấn đề hoà giải quốc tế của Liên hiệp quốc. Mặc dù trung lập, Thụy Điển chủ trương bảo vệ quyền các quốc gia nhược tiểu được tự quyết, không bị các cường quốc chi phối. Thái độ có nguyên tắc này thể hiện trong hành động can thiệp vào nhiều cuộc xung đột quốc tế. Nổi bật là việc Thụy Điển sớm tố cáo chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và góp phần quan trọng thức tỉnh dư luận quốc tế.
    Trong khi vấn đề Cam-pu-chia, thông tin Thụy Điển cũng sớm tố cáo trước công luận những tội ác của bọn Khơ-me đỏ, do đó phần nào giúp cho thế giới thông cảm hơn với Việt Nam.
    Thụy Điển là một trong những nước hiếm có trên thế giới bỏ ra hàng năm 1% tổng sản lượng quốc dân để giúp các nước đang phát triển. Viện trợ của Thụy Điển không kèm theo điều kiện chính trị, ít khi có kèm theo điều bắt buộc tiêu thụ một ít hàng hoá hay sử dụng tổ chức phục vụ của Thụy Điển.
    Riêng đối với Việt Nam, viện trợ của Thụy Điển rất đều từ khi chiến tranh kết thúc. Chúng ta đều biết là Thụy Điển viện trợ cho bệnh viện nhi Olof Palme, bệnh viện đa khoa Uông Bí cho thợ mỏ, nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy điện Thủ Đức, nhà máy giấy Tân Mai? và nhiều lĩnh vực khác nhau: y tế, bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, kinh tế, tư pháp? Đánh một que diêm Thống Nhất, lại ánh lên một ngọn lửa Thụy Điển!
    ------------------
    (1) Có thuyết cho là họ đã đổ bộ sang châu Mỹ vào thế kỷ X, bốn thế kỷ trước C. Columbia
    (2) Xem: Truyền thống văn học nữ giới và Selma Legerl
    (3) Xem: Linné, ***** môn tự nhiên học, nhà văn ?odu ký?
    (4) Xem: Swedenborg ?ovị tiên tri phương Bắc?
    (5) Xem: Tản mạn về âm nhạc Thụy Điển

  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    PHỤ LỤC
    Những mốc quan trọng của lịch sử Thụy Điển

    * Thế kỷ VIII - XI: thời kỳ người Viking (cướp bóc, buôn bán, chiếm đất, thám hiểm).
    * 994 - 1022: vua đầu tiên theo đạo Ki-tô, Olof Skửtkonung.
    * 1060 - 1130: triều đại họ Stenkil
    * 1156 - 1560: triều vua Thánh Erik Jedvardsson (Thánh bảo trợ Thụy Điển)
    * 1164: Xây dựng Toà Giám mục Uppsala
    * 1250 - 1266: Triều Birger Jarl, vua sáng lập triều Folkung (đóng đô ở Stockholm, sát nhập Phần Lan vào Thụy Điển); chế độ phong kiến bắt đầu tan rã.
    * 1319 - 1363 triều Folkung sát nhập Na Uy với Thụy Điển
    * 1363 - 1389 triều vua Albert von Mecklemburg
    * 1397 ở tỉnh Kamar, nữ hoàng Margarethe người Đan Mạch hợp nhất Thụy Điển (gồm cả Phần Lan), Đan Mạch và Na Uy.
    * Liên đoàn các thành thị thương mại Bắc Đức là Hansa ở biển Baltic có ảnh hưởng lớn về trao đổi buôn bán và văn hoá.
    * 1440 người Thụy Điển bắt đầu muốn tách khối liên hiệp Kalmar mà ba nước đã lập năm 1397; họ đoàn kết chung quanh những anh hùng dân tộc Sture.
    * 1520 - 1523 Gustav Vasa khởi nghĩa chống Đan Mạch.
    * 1523 Gustav I Vasa được bầu làm vua Thụy Điển. Ông phế bỏ độc quyền thương mại của Hansa. Ông tuyên bố lấy giáo phái Tin lành Luther làm quốc giáo.
    * 1544 Gustav I Vasa quyết định ngôi vua có tính thừa kế, không bầu nữa.
    * 1560 Jean I Vasa mở đường cho việc thiết lập Đế chế Thụy Điển ở vùng Baltic.
    * 1607 - 1611: triều vua Karl IX.
    * 1611 - 1632; triều vua Gustav II Adolf (đặt chế độ Nghị viện, xây dựng quân đội hùng mạnh, do đó, trong cuộc chiến tranh Ba mươi năm ở châu Âu, 1618 - 1648, Thụy Điển làm chủ vùng Baltic).
    * 1632 - 1654: triều nữ hoàng Kristina; tầng lớp quan liêu quý tộc nắm quyền. Hiệp ước kết thúc chiến tranh Ba mươi năm (1648) cắt đất cho Thụy Điển
    * 1654 - 1660: triều Karl X Gustav: Thụy Điển bành trướng đất đai.
    * 1660 - 1697: triều Karl XI.
    * 1697 - 1718: triều Karl XII; chiến tranh phía bắc, oanh liệt nhưng tốn phí
    * 1718 - 1771: thời đại của Tự do; ảnh hưởng triết học ánh sáng của Pháp. Kinh tế phát triển.
    * 1720 - 1751: Thụy Điển mất hết đất đai ở Đức và vùng Baltic. Chiến tranh chống Nga thất bại (1741 - 1743).
    * 1771 - 1792: triều vua Gustav III, mới đầu có vai trò ?oanh quân?, sau đó đi theo chế độ độc đoán (1789). Nhà vua bị ám sát.
    * 1792 - 1809: triều Gustav IV Adolf, thù địch với nước Pháp cách mạng và Đế chế Napoleson. Nga liên minh với Pháp; Thụy Điển mất Phần Lan (1808). Nhà vua thoái vị.
    * 1809 - 1818: triều Karl XIII. Tiếp tục chống Pháp. Chấp nhận tướng Pháp Bernadotte kế vị mình (1810); Bernadotte liên minh với Châu Âu chống Napoleson (1812).
    * 1815: sát nhập Thụy Điển - Na Uy.
    * 1818 - 1844: triều Bernadotte (danh hiệu Karl XIV). Chính sách tự do, kinh tế phát triển.
    * 1844 - 1859: Oscar I theo chính sách của vua cha.
    * 1859 - 1872: triều Karl XV; hiến pháp tự do.
    * 1872 - 1907: triều Oscar II, Đảng Xã hội - Dân chủ thành lập (1889). Công đoàn năng động xuất hiện (1898). Na Uy tách khỏi Thụy Điển (1905).
    * 1907 - 1950 triều Gustav V. Luật pháp chính trị - xã hội tiến bộ nhờ có Đảng Xã hội - Dân chủ (chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển xuất hiện).
    * 1950 - 1973 triều Gustav VI Adolf. Đảng Xã hội - Dân chủ mất thế dần, các đảng đối lập trung và hữu lên dần. Thụy Điển không vào khối Thị trường chung châu Âu; ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
    * 1973 vua Karl XVI Gustav lên ngôi.
    * 1975 hiến pháp 1975 chỉ còn để lại cho nhà vua một chức năng danh dự.
    * 1976 Olof Palme, Thủ tướng Xã hội - Dân chủ từ 1969 từ chức sau khi Đảng của ông thất bại trong cuộc bầu cử (tháng chính năm 1976).
    * 1976 - 1982 Đảng Xã hội - Dân chủ mất chính quyền; 1976: Thrbjửr Fọlldin lên làm Thủ tướng.
    * 1978 Ola Ullsten, lãnh tụ Đảng Tự do lên làm Thủ tướng
    * 1982 Đảng Xã hội - Dân chủ lại thắng phiếu và nắm chính quyền.
    * 1986 Olof Palme bị ám sát.
    * 1991 Đảng Xã hội - Dân chủ thất bại, các Đảng Trung - Hữu nắm chính quyền.

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 10:05 ngày 12/06/2008
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    2. LỄ HỘI DÂN GIAN

    Tối 13 tháng Chạp 1991, ở Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội.
    Khách khứa, phần nhiều là người Thụy Điển và các bạn Việt Nam hay ngoại quốc thân tình, nhiều người Việt Nam cộng tác với sứ quán, đứng nói chuyện với nhau trong phòng khách. Họ được mời uống rượu ngọt đã hâm nóng trong những cốc nhỏ và ăn các loại bánh dân dã.
    Bỗng đèn tắt. Các em bé Thụy Điển đội nến hoặc cầm nến xếp hàng vào phòng, vừa đi vừa hát.
    Lễ Nữ thánh Lucia, lễ ?ovào mùa đông?, bắt đầu. Thời tiết Việt Nam còn nóng trong khi ở Bắc Âu trời đã giá lạnh, đôi nơi có tuyết rồi. Theo truyền thuyết Trung cổ, đêm đó là đêm dài nhất trong năm. Vì vậy, phải cho người và vật ăn thêm kẻo đói. Trời tháng Chạp rất tối; lễ này biểu tượng niềm hy vọng ánh sáng mặt trời sớm trở lại sau mùa đông. Nữ thánh Lucia đầy hào quan đến sớm gọi người ta dậy. Từ cuối thế kỷ XVIII, có tục các thiếu nữ ăn mặc quần áo trắng dài, đội mũ miện óng ánh, bưng thức ăn đến. Vào những năm 20 của thế kỷ này, có tờ báo mở cuộc thi chọn nữ thánh Lucia cho thủ đô, do đó có tục lệ mới ấy.
    Sáng ngày lễ nữ thánh Lucia, ở các địa phương, cơ quan, trường học đều có chọn nữ thánh Lucia riêng, ăn mặc như trên, bưng khay cà-phê, bánh mì nhỏ có nghệ hoặc rượu vang nóng. Theo sau cô là các thị nữ đồng phục như vậy, các chàng trai thị vệ mặc đồ trắng, đội mũ giấy hình chóp. Người ta hát các bài ca Lucia truyền thống.
    [​IMG]
    Hình minh họa: http://www.starsforeurope.com​
    ở Thụy Điển, một nước còn giữ nguyên truyền thống nông dân và tôn giáo, có nhiều lễ hội dân gian như kiểu lễ Nữ thánh Lucia. ở khắp mọi nơi trên thế giới lễ hội dân gian đều bắt đầu từ thời tiết, tôn giáo hoặc sinh hoạt kinh tế xã hội. Có khi một trong những yếu tố ấy nổi bật lên, có khi tất cả những yếu tố ấy quyện vào nhau. ở Việt Nam, điển hình nhất là Tết Cả, Tết Nguyên đán: đây là một lễ hội của người nông dân trồng lúa, vất vả quanh năm nên cần một thời gian cho đất cùng người được nghỉ ngơi, một dịp đón mừng tiết xuân, tương cảm với trời đất, lễ Bụt và thần thánh, nhớ đến ông bà tổ tiên, thắt chặt mối quan hệ gia đình và làng xóm.
    Ở Thụy Điển, ngày nay 83% dân cư ở thành phố, chỉ có 4% sống về nghề nông. Nhưng cách đây một trăm năm, thành phố còn rất ít, dân cư chủ yếu là nông dân. Do đó sinh hoạt xóm làng được đánh dấu bởi những lễ hội dựa vào thời tiết các mùa trong năm. Nước Thụy Điển có chiều dài hơn 1.600km từ nam lên bắc, do đó có khí hậu rất đa dạng; địa hình cũng đa dạng, từ miền Nam với đồng bằng và đồi đến miền Trung với các thành phố, vùng nông nghiệp và công nghiệp, hồ rộng, miền Bắc với đồi và rừng, có truyền thống công nghiệp rừng và mỏ; đi xa hơn nữa lên miền bắc là đất hoang lạnh lẽo mênh mông, dân cư thưa thớt ở các thung lũng. Quan hệ con người ?" hay có khi thiếu cả quan hệ con người ở những vùng quá ít dân ?" cũng ảnh hưởng đến những lễ hội vì lễ hội mang tính cộng đồng; người dân ở các bờ hồ và bờ biển đông nên có ý thức cộng đồng hơn là ở các vùng rừng thưa người. Các lễ hội gắn với mùa trong năm phát triển và được gìn giữ tốt hơn ở những nơi làng mạc gần nhau. Các lễ hội ấy ít nhiều có nguồn gốc tôn giáo; mặc dù ngày nay, tôn giáo ở Thụy Điển không còn giữ vai trò quan trọng nữa, nhưng vẫn là yếu tố kết tinh nhiều truyền thống; chỉ xin kể lễ rửa tội, lễ cưới, lễ tang hiện vẫn phổ biến. Tuy từ thế kỷ XVI, giáo phái Tin lành Luther đã thay thế cho Công giáo La Mã, nhiều nghi lễ của đạo này vẫn tồn tại trong các lễ hội theo mùa.
    Đời sống hiện đại với thông tin bùng nổ đã khiến cho các lễ hội truyền thống mất tính chất riêng biệt địa phương ?" xưa kia dĩ chí có lễ hội cho từng gia đình lớn ?" bây giờ rất nhiều nét phong tục tập quán địa phương đã được phổ biến toàn quốc; đài, vô tuyến dạy các bài đồng ca trước đây do ông bà bố mẹ truyền lại cho con cháu, báo chí phổ biến cách làm một món ăn đặc sản địa phương. Hiện tượng này có cái không hay là làm mờ tính đa dạng của các địa phương, nhưng lại có cái hay là bảo vệ tốt hơn các truyền thống dân tộc. Dưới đây, xin giới thiệu một số lễ hội dân gian Thụy Điển.
    Tết đầu năm: ở Thụy Điển, ngày Tết đầu năm không phải là lễ hội quan trọng nhất. Nhưng vì theo trình tự thời gian trong năm, xin nói đến Tết trước.
    Tối hôm 31 tháng chạp, thường người ta mời một vài người bạn đến chơi đợi giao thừa trước máy vô tuyến, đợi mười hai tiếng chuông nửa đêm báo năm cũ đã qua, năm mới đã đến.
    [​IMG]
    Chúc mừng năm mới
    Hình minh họa: http://www.starsforeurope.com​
    Skansen ở trung tâm thủ đô là nơi người ta thường tụ tập vui chơi, nghe đọc vào lúc nửa đêm bài thơ của nhà thơ Anh Tennyson (Ten-ni-xơn):
    ?oChuông hỡi, hãy vang lên để đuổi cái cũ, để mang lại cái mới!?
    Từ những năm 20, bài thơ này được đọc ở radio lúc đó vừa mới xuất hiện. Về sau, nghi lễ ấy được truyền qua vô tuyến nên nhiều người ở nhà theo dõi trên màn ảnh nhỏ trong đêm giao thừa. Lễ giao thừa có xu hướng trở thành lễ trong nhà mặc dù các cửa hàng ăn chật cứng, nhiều nơi đốt pháo bông. Đêm đó có phong tục đun chì chảy ra rồi đổ xuống nước lạnh: tuỳ theo hình cục chì, người ta đoán tương lai. Xưa kia, trong đêm tối, nông dân xuất hành ra ngõ hay ra đồng; nếu nghe thấy tiếng lưỡi hái phạt cỏ thì năm mới được mùa; nếu nghe thấy tiếng dao chạm nhau thì sẽ có binh đao, chiến tranh.
    Lễ Carêm: (tuần chay, Fastlag och fasta): trước kia, Thụy Điển theo Công giáo La Mã và người ta ăn chay trong 40 ngày trước lễ Phục sinh. Từ khi đất nước theo đạo Tin lành, một số nghi lễ Công giáo còn tồn tại, đặc biệt là lễ Trước Tuần chay, trước thời kỳ tuần chay ăn ít. Đó là thời gian ăn uống lu bù, ăn nhiều mỡ nhiều thịt; ngày thứ ba trước Tuần chay còn gọi là Thứ Ba béo; ngày đó, ở những tỉnh miền Bắc, người ta làm hổ lốn rau và thịt; ở miền Nam, người ta làm bánh semla (tẩm bột rán), hiện thường có bán ở các hiệu bánh. Đó là một thứ bánh sữa cắt đôi, nhồi hạnh nhân nhào kem, thường thả vào sữa nóng và rắc quế.
    Người ta cũng hái cành bu-lô đính lông xanh đỏ rồi cắm vào lọ cho đến lễ Phục sinh. Có thể tục lệ này gắn với sự tích Chúa Giê-xu bị đánh bằng roi trước khi đi tới nơi chịu cực hình. Do đó, ngày xưa, vào ngày thứ sáu Thánh, chủ nhà cầm cành cây giả vờ đánh thân nhân và kẻ ăn người ở.
    Lễ Phục sinh (giữa 22 tháng ba và 25 tháng tư): lễ này thường niệm đức Chúa Giê-xu sống lại sau khi đã chết và mang một số nét chung cho các dân tộc theo đạo Ki-tô, tuy vốn là những tập quán của các dân tộc theo dị giáo khác đạo Ki-tô, trứng Phục sinh vẽ màu sặc sỡ, các mụ phù thuỷ đi tìm quỷ dữ. Ở Thụy Điển, tuần lễ Phục sinh vẫn còn có không khí trầm trầm; người ta tránh làm lễ cưới, lễ rửa tội; mới vài năm nay, các rạp chiếu phim mới bắt đầu hoạt động vào ngày thứ sáu Thánh. Tuần lễ bắt đầu bằng chủ nhật các Cành cọ: người ta vẫn giữ tục cắt cành liễu để trong nhà. Để chống các mụ phù thuỷ và tai hoạ chúng mang lại, có tục bắn súng chỉ thiên, vẽ những bùa chữ thập và ngôi sao lên cửa, treo chiếc hái và chiếc rìu xếp hình chữ thập lên trên các súc vật. Trẻ em ăn mặc giả làm phù thuỷ đi bấm chuông các nhà, trao cho người lớn một mảnh bìa có vẽ trang trí, gọi là ?obức thư lễ Phục sinh?, chúng được thưởng bánh kẹo; có khi người ta lén đút thư lễ Phục sinh vào hộp thư hay dưới cánh cửa. ở một số tỉnh miền Tây, người ta thi nhau trong làng trong phố xem ai đốt đống lửa to nhất tối hôm thứ bảy Thánh. Trong dịp lễ, nhất là đêm trước hôm lễ Phục sinh, người ta thường ăn trứng, đặc biệt trứng luộc (nhiều khi vỏ vẽ màu).
    [​IMG]
    Các em bé Thụy Điển trong lễ Phục sinh
    Hình minh họa: http://www.nwt.se​
    Ngày 1 tháng tư: đây là ngày cho phép làm đủ mọi trò để đùa rỡn người khác. Trẻ em đánh lừa người lớn, cho ?ovào vòng? rồi hát:
    ?oTháng tư, tháng tư, cá trích ngốc nghếch,
    Thế là tớ lừa được chú mình??
    Ở nơi làm việc, có người được báo là phải đi trả lời điện thoại số X; lẽ dĩ nhiên đó là số điện thoại của một người không quen biết. Báo chí ?ophịa? ra một loạt tin đăng rất trịnh trọng. Có lần, vô tuyến giới thiệu phương pháp biến hình ảnh đen trắng thành ảnh màu bằng cách căng một mảnh bít tất ny-lông trước màn ảnh nhỏ; khán giả loay hoay cả tối mất công toi.
    30 tháng tư: ngày hội vào xuân (Valpurgis). Ngày 30 tháng tư ở Thụy Điển, mùa xuân xuất hiện đã được vài tuần ở miền Nam nhưng chưa có mặt ở miền Bắc lạnh lẽo. Nhưng theo phong tục, ngày 30 tháng tư là ngày vào xuân, đặc biệt là ngày hội của sinh viên. ở vài thành phố, có trường đại học, nhất là ở Uppsala, hàng nghìn sinh viên đội mũ lưỡi trai trắng chỉ dùng cho lễ hội, tụ tập nhau vào buổi chiều để nghe các bài ca và diễn văn về mùa xuân; sau đó, họ dự các cuộc vui tổ chức trong thành phố. Nhân dân cũng thường họp quanh đống lửa gọi là lửa hội miền Vallborg để hát đồng ca; tục lệ này gốc ở miền Đông.
    [​IMG]
    Mùa xuân ở Angelholm, Thụy Điển
    Hình minh họa: http://www.nwt.se​
    Ngày 1 tháng năm: ngày 30 tháng tư được coi là lễ hội đầu xuân ở thành phố, ở nông thôn, lễ này lại tổ chức vào ngày 1 tháng năm (hội họp và giải trí ngoài trời).
    Ngày nay, ngày 1 tháng năm còn là ngày hội quốc tế lao động.
    Lễ Chúa lên trời (Kristi Himmelsfọrds dag): là lễ tưởng nhớ Chúa Giê-xu lên trời 40 ngày sau khi phục sinh; lễ tổ chức vào ngày thứ năm, tuần lễ sáu sau lễ Phục sinh. Ngày xưa, thanh niên đi lễ, đi dã ngoại rồi về nhảy ở vựa lúa hay ngoài trời. Ngày nay, người ta cũng đi chơi ngoài trời; người ta dậy từ 3, 4 giờ sáng rồi tụ tập trong rừng nghe chim cu cu hót, có thể là lần đầu tiên trong năm. Nếu tiếng chim từ phía đông, phía tây vọng lại thì là điều lành; từ phía nam, phía bắc thì là điều gở. Người ta mang theo cà-phê và bánh mì, có thể chơi nhạc hoặc hát, hoặc khai mạc mùa câu cá. Từ năm 1938, lễ này còn được coi là lễ hội của phong trào chống nghiện rượu.
    Lễ Chúa Thánh thần hạ trần (Pinst, Pentecote): ngày chủ nhật của tuần thứ bảy sau lễ Phục sinh, để tưởng niệm Chúa Thánh thần xuống với các tông đồ của Chúa Giê-xu. Ngày nay, người ta thường tổ chức đi chơi ngoài trời, tranh trí trong nhà bằng cành lá và hoa. Nhiều cặp chọn ngày ấy để làm lễ cưới.
    Hội các bà mẹ: chủ nhật cuối cùng của tháng năm (bắt nguồn từ tục lệ ở bên Mỹ, nhập vào Thụy Điển vào năm 1919). Hôm đó, nhà cửa được trang hoàng, các con mang bữa điểm tâm đến tận giường mẹ, không để cho mẹ làm gì cả, tặng mẹ thơ và bài hát. Các con xin lỗi mẹ vì không được ngoan lắm, hứa sẽ ngoan hơn. ở xa, các con gửi thư và điện mừng về cho mẹ. Vì tặng phẩm hầu như bắt buộc, giới công thương nghiệp đã làm bán nhiều tặng phẩm.
    [​IMG]
    Ngày lễ của mẹ
    Hình minh hoạ: http://www.mothersdaycentral.com​
    Ngày Quốc khánh hay Hội cờ (ngày 6 tháng sáu): Thụy Điển vốn không có ngày Quốc khánh, ngày hội linh đình của toàn dân như ở các quốc gia khác. Cuối thế kỷ trước, Arthur Hazelius (Actua Ha-dê-li-ux), người sáng lập ra Viện Bảo tàng ngoài trời ở Stockholm lấy tên là Skansen có đề ra ngày 6 tháng sáu là ngày có nhiều sự kiện lịch sử: vua Gustav Vasa (Gu-xtap Va-xa) lên ngôi (1523), ngày tuyên bố hiến pháp (1809), ngày công nhận cờ quốc gia (1919). Từ năm 1983, ngày hội cờ được đánh dấu bởi nhiều tập quán mới: các trường đều tham gia, khắp nơi treo cờ, nhà vua trao cờ cho các hội, ở các thị trấn có diễu hành, diễn văn, âm nhạc? Tính chất quân sự dần dần mất hẳn.
    [​IMG]
    Quốc kỳ Thụy Điển
    Hình minh hoạ: http://www.acatinthekitchen.com​
    Lễ thánh Giăng ?" Hội mùa hè: đây là lễ hội rất quan trọng đối với một nước khí hậu lạnh nên rất thèm ánh nắng ngày hè. Hội còn có tên là Hội giữa hè (Midsommar) tuy không thật đúng nghĩa vì ở Bắc Âu, miền bắc lúc đó mới vào hè. ở miền Nam, mặt trời chỉ lặn trong vài giờ trong ngày hôm ấy; ở miền Bắc, mặt trời không lặn, sáng suốt đêm.
    [​IMG]
    Tại Thụy Điển, đêm trắng bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8.
    Hình minh hoạ: www.imagebank.sweden.se​
    Ngày 24 tháng sáu là ngày lễ thánh Giăng Bap-ti-xtơ. Những năm 50, lịch Thụy Điển được cải cách; lễ thánh Giăng được quy định vào ngày thứ bảy gần ngày 26 tháng sáu nhất.
    Buổi sáng hôm trước ngày lễ, người ta trang hoàng nhà, nhà thờ, xe hơi, phòng họp, phòng nhảy bằng hoa, lá, cành. Mỗi làng, mỗi thành phố đều dựng cột thánh Giăng làm bằng một cây thập tự to trang trí hoa lá; người ta nhảy chung quanh cột, đến tối lại tiếp tục nhảy trong vựa lúa hay ở bến sông. Dân thành phố đi chơi nông thôn. Người thủ đô thường đi các đảo hay thăm Skansen là Viện bảo tàng ngoài trời có xây nhiều nhà cổ.
    [​IMG]
    Mid summer Kiss
    Hình minh hoạ: www.sweden.se​
    Món ăn ngày lễ hội là cá trích ăn với khoai tây mới bới nấu thìa là; tráng miệng bằng quả dâu. Đêm thánh Giăng có nhiều tục lệ mê tín dân gian. Nếu ai lấy được sương đêm đầy lọ thì dùng làm thuốc chữa được bách bệnh; một số lá cây cũng có thể dùng làm thuốc rất hiệu nghiệm. Trai gái đi hái bảy hay chín loài hoa ở bảy cánh đồng hay bảy bờ hồ, làm thành bó hoa cho xuống dưới gối, đêm nằm mơ sẽ thấy mặt người vợ hay chồng tương lai. Có thể ăn ?ocá trích trong mơ? hay ?obát canh trong mơ?.
    Lễ ăn tôm: tục lệ này xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, khi chính phủ cấm câu tôm mỗi năm trong một thời gian. Ngày bắt đầu được phép câu (ngày thứ tư của tuần thứ hai trong tháng tám) trở thành lễ hội. Hôm sau, có thể mua tôm ở chợ và ăn tôm ở các tiệm ăn. Người ta định một tối nào đó sau ngày lễ để họp nhau trên gác sân hay ban-công, dưới những đèn ***g đèn xếp. Ai cũng đội mũ giấy nhố nhăng và đeo yếm dãi khi ngồi vào bàn ăn tôm nấu thìa là, chỉ ăn với bánh mì và pho-mát, uống bia hay một cốc rượu trắng. Có nhiều bài hát chuốc rượu ở lễ hội rất Thụy Điển này.
    Lễ các Thánh (Alla helgons dag, Toussaint): từ năm 1952, lễ các Thánh được phục hồi để đáp ứng nhu cầu của nhân dân muốn có một ngày tưởng niệm người chết. Lễ này vẫn được giữ ở các nước châu Âu theo Công giáo, nhất là qua hai cuộc Thế chiến có rất nhiều người chết. Lễ tổ chức vào ngày thứ bảy liền sau ngày 30 tháng mười. Vào ngày đó, gia đình đi viếng mộ, đặt lên mộ những vòng cành lá lim sam (sapin, một loại cây thuộc họ thông, thường được dùng làm cây Noel). Buổi tối, người ta thắp đèn nến bên các ngôi mộ.

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 18/06/2008
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0

    Tục ăn ngỗng Mac-tin (Martin gas): lễ thánh Martin vào ngày 11 tháng mười một, tưởng niệm cả thánh Martin de Tour (Mac-tin đơ Tua) lẫn thánh Luther mà lễ chính rơi vào ngày 10. Xưa kia, lễ này rất quan trọng đối với nhà nông và người buôn bán vì đó là lúc công việc đồng áng hết thu sang đông, đồng thời cũng là lúc khoá sổ tiền nong. Nhân dịp ấy, người ta thường ăn ngỗng. Ngày nay, ngày 11 tháng mười một, ở tiệm ăn hay ở nhà, tiệc ngỗng bắt đầu bằng món xúp đen nấu bằng tiết ngỗng.
    Ngày hội các ông bố (Fars dag): vào ngày chủ nhật của tuần thứ hai trong tháng mười một. Sáng kiến này ở Thụy Điển bắt đầu từ trường học, đã lan sang các nước Bắc Âu khác. Các cửa hàng có bán tặng phẩm. Các con còn nhỏ vẽ và làm đồ vật xinh xinh tặng bố, mang bữa điểm tâm đến giường bố, kèm cả bánh ngọt và quà tặng (nhiều khi là cà-vạt).
    [​IMG]
    Happy Father Day
    Hình minh hoạ: www.tv.com​
    Lễ mùa vọng (Avent): lễ báo hiệu lễ Giáng sinh. Ngày chủ nhật đầu của Mùa vọng, nhà thờ rất đông. Trong thời gian lễ, phố xã và các nơi công cộng được trang trí bằng hoa, đèn và cây linh sam. ở nhà, cứ mỗi chủ nhật, người ta thắp một ngọn nến; thành thử ra đến lễ Giáng sinh thì có bốn ngọn nến trên cây đèn bốn nhánh. Vào những năm 30, người ta bán những lịch đặc biệt. Đài và vô tuyến có buổi phát thanh riêng cho trẻ em. ở các cửa sổ có treo các ngôi sao bằng bìa, bằng rơm hay bằng kim khí có thắp nến ở trong hoặc các cây nến chùm năm, bảy nhánh.
    Lễ Chúa Giáng sinh ?" 24 tháng mười hai: đây là lễ hội dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Học sinh nghỉ hai tuần.
    Tục lệ cây thông Noál nhập vào Thụy Điển từ thế kỷ XVIII, nhưng chỉ thực sự phổ biến từ thế kỷ XIX. Vài ngày trước lễ, các gia đình bố trí cây Noál được trang trí bằng tràng dây óng ánh, bóng thuỷ tinh, kẹo, vật nhỏ bằng rơm, nến hay bóng đèn điện. Người ta vẩy nước cố giữ cây được cho đến lễ Knut hai mươi ngày sau lễ Giáng sinh. Ngoài trời có trồng cây Noál thắp sáng.
    Ngày 24, người ta nghỉ ngơi: trước đây nhà nông nghỉ, chỉ làm việc trông nom gia súc mà thôi. Bữa cỗ Noál có món Smửrgasbord và cái món đặc biệt như giăm-bông, chân giò, cá thu khô nấu (lutfisk), gạo nấu sữa, còn có tục ăn bánh mì thả vào nước giăm-bông.
    Sau bữa ăn, ông già Noál (tomte) xuất hiện. Theo truyền thuyết, có chỗ ông cũng gần như ông Táo quân Việt Nam; ông sống dưới sàn nhà và chuồng bò và bảo vệ người và súc vật. Một người trong gia đình đóng giả ông già Noál (mặc áo khoác đỏ hay xám, đội mũ nhọn, đeo bộ râu dài) mang một bị quà đến.
    Buổi sáng ngày lễ, người ta đi nhà thờ làm lễ rất sớm. Ngày xưa, đi lễ về, người ta thi nhau đi về nhà bằng xe ngựa hay xe trượt tuyết; ai về nhà trước thì năm ấy được mùa to. Hội lễ tổ chức thân mật trong gia đình. Tiệc tùng chỉ làm từ ngày hôm sau, có khi kéo tiếp đến mấy tuần lễ sau đó.
    [​IMG]
    Can''t take more of the Christmas food
    Hình minh hoạ: http://kari.smugmug.com/​
    Lễ Chúa Hiện thân (Trettonhelg): ngày 6 và 7 tháng giêng, theo sự tích Chúa Giê-xu hiện thân trước ba vua pháp sư. Học sinh còn đang nghỉ lễ Giáng sinh nên có nhiều người lớn xin nghỉ để tổ chức lễ (diễn kịch ba vua pháp sư, con trai mặc áo trắng đi diễn như dịp lễ nữ thánh Lucia).
    Lễ Knut: trước kia trùng ngày với lễ trên. Sau khi lịch Thụy Điển cải cách, thì lễ vào một tuần sau, coi như chấm dứt lễ Giáng sinh: như lễ ?ophá cỗ? Trung thu ở ta. Trẻ con mời bạn đến uống nước chanh, ăn bánh, chơi vui rồi hát và lấy các thứ trang trí cây Noál trước khi vứt cây ra khỏi nhà.

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 19/06/2008
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    3. TÌM HIỂU TÂM TÍNH THỤY ĐIỂN​
    Tôi đang lang thang trước cổng trường Đại học tổng hợp Stockholm thì gặp một thanh niên người I-ran, tiến sĩ lịch sử Thụy Điển, cư trú chính trị ở đây đã bảy năm. Qua câu chuyện tán gẫu, anh nhận xét là người Thụy Điển có đầu óc tổ chức tuyệt vời - đến nay họ còn giữ được tài liệu về tên tuổi, của cải từng người dân ở nhiều xã đạo từ thế kỷ XVII; anh còn thấy là người Thụy Điển không ưa hoà mình vào xã hội, nhưng không phải vì thế mà không tử tế.
    [​IMG]
    Một người I rắc tìm cuộc sống mới ở Stockholm
    Hình minh họa: www.daylife.com/photo/07e24pJ7Diena​
    Từ biệt anh thanh niên I-ran, trên đường ra ga điện ngầm, tôi nhớ tới lời mào đầu của giáo sư xã hội học Goran Therborn (Gô-ran Tec-booc) ở Goteborg, trước khi ông trình bày ý kiến của mình về tâm tính Thụy Điển. Ông cho là trong lĩnh vực này, phải rất thận trọng, nếu không sẽ đi đến chỗ khiên cưỡng, gán ghép, rơi vào đầu óc chủng tộc; đây là một lĩnh vực rất tương đối, thay đổi tuỳ theo từng thời kỳ lịch sử, theo vùng, theo cả từng cá nhân. Ông nhấn mạnh một số đặc điểm dân tộc Thụy Điển: tính bình quân khá rõ trong phân phối lợi tức, bình đẳng nam nữ, hiệu quả qua năng động đua tranh, tính tổ chức, tổng thể đi đôi với tính độc lập và cá nhân cao, thích chính sách của cải hợp lý, tính nông dân, tính dè dặt ngần ngại với người lạ, tính thích đơn lẻ?
    Một hôm, trước khi ăn cơm tối, ngồi nói chuyện với giáo sư xã hội học Edmund Dalhstrom (Et-mun Đan-strôm) ở Goteborg, tôi lại nêu vấn đề tính dân tộc Thụy Điển. Ông nhấn mạnh là có nhiều nét chung cho các dân tộc Bắc Âu cùng một nền văn hoá và lịch sử Scandinavia. Ông nhắc lại một số đặc điểm mà giáo sư Goran Therborn đã nêu, rồi cười nói:
    - Người Thụy Điển ?otránh va chạm?, sợ va chạm, đến mức nhà văn Mỹ Susan Sontag (Xu-dơn Xơn-tac)(1) phải kêu lên: ?otính tránh va chạm của người Thụy Điển hầu như có tính chất bệnh hoạn?. Do đó mà chính trị hướng về trung lập, không bảo thủ mà cũng chẳng cách mạng, cứ lừa lựa đứng giữa?
    Tôi nói đùa:
    - Thế là nhại thuyết Trung dung của cụ Khổng à?
    Ông đứng dậy, quay ra sau lưng rút một quyển sách - phòng sinh hoạt gia đình rất đẹp của ông đặt những giá sách chật ních. Đó là cuốn Tâm tính Thụy Điển viết bằng tiếng Thụy Điển của "ke Daun (Ê-cơ Đaon), giáo sư dân tộc học ở Stockholm(2) . Sau đây tôi xin lược một số ý chủ yếu theo bản tóm tắt tiếng Anh của nhà xuất bản này.
    Những năm 80, ở Thuỵ Điển, các giới nghiên cứu bắt đầu lại chú ý đến tính dân tộc Thuỵ Điển vì nhiều lý do. Trước hết do hiện tượng quốc tế hoá thế giới ( lao động di cư, hàng triệu người bị nạn, quan hệ buôn bán tăng vọt, phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ?) ở Thụy Điển , 10% dân số là người nhập cư, họ mang đến nhiều mẫu văn hoá khác, do đó phải hiểu mẫu Thuỵ Điển để quan hệ xã hội có lợi nhất. Muốn kinh doanh cho tốt trên thị trường quốc tế, cần hiểu tâm tính, nền văn hoá của bạn hàng khác mình như thế nào. Ngoài ra, hiện có khuynh hơi bi quan về tương lai xã hội nên người Thụy Điển thích nhìn vào bên trong và trở về nguồn gốc của mình.
    [​IMG]
    Trẻ em nhập cư ở Thụy Điển
    Hình minh họa: www.thelocal.se​
    Về mặt giao tiếp xã hội, người Thụy Điển tỏ ra ngần ngại, dè dặt, thích tự chủ, không lệ thuộc người khác, thích đơn lẻ. So sánh sinh viên Thụy Điển với sinh viên Mỹ, thi sinh viên Mỹ không dè dặt hay giấu sự dè dặt ấy, nếu không họ sẽ bị coi là thiếu thông minh tháo vát. Trái lại, sự dè dặt ở Thụy Điển lại được đánh giá là có cân nhắc suy nghĩ, có lẽ cũng do tâm lý họ hướng về nội tâm. Cũng có thể vì vậy họ thích yên ổn; trong nói chuyện, nhiều người không thích đặt câu hỏi, tránh thảo luận sâu vấn đề, trừ khi trong gia đình bè bạn - ấy là loại trừ chuyện trò về nghề nghiệp hay về các đề tài họ thành thạo. Có ranh giới rõ rệt giữa việc công và việc tư (gia đình, bè bạn). Tính thích yên ổn còn thể hiện qua khía cạnh: tránh va chạm và phản ứng mặt đối mặt. Mỗi người phải ứng xử (hành động, ăn mặc, nói năng?) đúng với bản sắc tầng lớp xã hội của mình. Có thể có một nguyên nhân nữa của sự dè dặt trong giao tiếp xã hội là vì họ phải đối phó với cái mới trong một xã hội thay đổi quá nhanh; tình trạng biến đổi giai cấp, vùng nông thôn chuyển sang thành thị.
    Người Thụy Điển tha thiết với độc lập cá nhân hơn người Phần Lan, Ý, Mỹ. Họ thích đi dạo chơi một mình, dĩ chí sống một mình. Sinh viên thích sống lẻ, do đó cư xá sinh viên được bố trí theo hướng đó. Trái lại, sinh viên Mỹ thích có bạn ở cùng phòng. Giáo dục trẻ em đề cao tính độc lập và tự chủ. Nhu cầu độc lập cá nhân và tự chủ có ảnh hưởng gì đến tỉ lệ ly dị cao và đến hiện tượng nam nữ chung sống không cưới xin, đó là vấn đề cần nghiên cứu.
    Cũng như người Nhật, người Thụy Điển thích đi đến thoả thuận. Giáo dục trẻ con Thụy Điển nhấn mạnh đến tránh va chạm. Phong cách quản lý Thụy Điển tránh đối đầu, xung đột, nặng nề điều đình thương lượng.
    Lương thiện cũng là một nét hay của Thụy Điển, mặc dù những năm gần đây cũng bị thách thức nhiều (trốn thuế). Lương thiện không hiểu riêng vấn đề về của cải, là một truyền thống được đề cao. Sáu mươi phần trăm người Thụy Điển cho nói dối là xấu (tỷ lệ Đan Mạch: 13%, Phần Lan: 22%, Na Uy: 38%, châu Âu - Địa Trung Hải: 26%).
    Giống như người Nhật, người Thụy Điển không ưa biểu lộ cảm xúc: họ ít hôn nhau, vuốt ve, nói lời tình cảm, ngay trong gia đình. Người nước ngoài thấy nhiều người Thụy Điển ít nói, ít bắt chuyện.
    Người Phần Lan so với người Thụy Điển nóng tính hơn. Khi không được cái mình muốn, 19% người Thụy Điển nổi cáu (tỷ lệ Phần Lan: 31%). Người Thụy Điển tương đối ít xúc cảm hơn, và phản ứng xúc cảm không mạnh bằng một số dân tộc khác. Khi được tin tổng thống Kennedy bị ám sát, số người Mỹ khóc nhiều gấp đôi số người Thụy Điển khóc khi được tin thủ tướng Olof Palme bị ám sát.
    Nhiều người nước ngoài nhận xét là người Thụy Điển sống nghiêng về lý tính, dư luận từ lâu đã bị chủ nghĩa duy lý chi phối. Người Pháp đọc thơ Thụy Điển ngạc nhiên thấy ?ongôn ngữ sao cụ thể thế, những nhận xét sao chính xác thế?. Người nước ngoài nhận thấy người Thụy Điển thích lập luận, bằng vào sự việc và cụ thể hơn là óc tưởng tượng tư biện và cảm tính, do đó mà họ kế hoạch hoá có hiệu quả, có khả năng điều đình, thoả thuận trên cơ sở lý tính. Từ những năm 30, đường lối chính sách Thụy Điển nổi tiếng về tính hợp lý và những biện pháp thực tiễn. Cũng do đó, mà người Thụy Điển nghiêm túc, ít hồ hởi, họ không hay cười đùa rỡn như người Mỹ. Cũng vì chú trọng sự việc và luôn trình bày thẳng sự việc, họ hình như còn ít đất cho hài hước và bóp méo sự việc mua vui. Điều này cũng không thích hợp cho tư duy tư biện; khoa học xã hội Thụy Điển gắn liền với sự việc cụ thể.
    Nhiều người nước ngoài cho tính tình người Thụy Điển u buồn, không vui. Điều này không hợp với nhiều người Thụy Điển tự đánh giá mình là ?ovui vẻ?, ?osung sướng?. Quan niệm ?ovui? và ?ohạnh phúc? có thể khác ở Thụy Điển, một nước đặt tính chất hợp lý và phúc lợi vận hành trên tính nhạy cảm và các giá trị phi vật chất (tôn giáo, nghệ thuật, tiếp xúc cá nhân). Mặt khác, tính ?ou buồn? của người Thụy Điển - nếu có - thường được giải thích bằng hai yếu tố: khí sắc Bắc Âu và nhà thờ Tin lành Luther; tôn giáo này có tính ?othan gi? hạn chế thú vui, tiện nghi vật chất. Mặc dù Thụy Điển đã là nước mà chính trị tách rời khỏi tôn giáo khá triệt để, những hạn chế này vẫn khá mạnh trong những giá trị văn hoá vẫn có tính tôn giáo làm nền.
    Còn người Thụy Điển tự nhận thấy mình thế nào? Học sinh (tuổi 15-16) thấy chủ yếu người Thụy Điển sống ?ocăng thẳng?, ?ocó tính thể thao?, ?oăn mặc đẹp?, ?ohiện đại?. Những đại diện nhân dân có tính chất chung (16-74 tuổi) nêu lên đặc tính: ?oghen tị?, ?ocứng nhắc?, ?ocần cù?, ?oyêu thiên nhiên?. Một số người kinh doanh nêu mấy điểm: ?otổ chức tốt?, ?ođáng tin cậy?, ?ohợp lý?, ?ocó hiệu quả?.
    Sau khi nêu lên một số đặc điểm dân tộc Thụy Điển. "ke Daun tìm nguồn gốc giải thích. Ông nói ngay là cho đến nay, chưa có phương pháp nào đáng tin cậy gỡ ra những đầu mối thật chính xác trong mớ bòng bong lịch sử. Dù sao, cũng có một số suy diễn có lý như sau:
    Có nhiều nhà nghiên cứu tìm thấy lý do là người Thụy Điển phải thích nghi tâm lý trong cuộc đấu tranh qua nhiều thế kỷ chống một thiên nhiên ác nghiệt của một miền rộng lớn, nhiều sông ngòi, hồ, biển, dân cư thưa thớt tản mạn. Do đó nảy sinh đầu óc thực tế, tìm những biện pháp thực tế để sinh tồn. Mặt khác, cuộc sống ở nông thôn cổ vất vả quá nên ít có thì giờ nghỉ ngơi, giải trí, chuyện trò thoải mái, thể hiện tình cảm dồi dào, tuy rằng đời sống nông dân Bắc Âu không phải chỉ xoay quanh công việc đồng áng.
    Ở làng xóm Thụy Điển, không có quán (pub) như ở Anh, quán nhậu như miền Nam châu Âu. Những cuộc vui chung có tính chất xã hội đều tổ chức nhân dịp lễ tôn giáo. Cuối thế kỷ XIX, những phong trào quần chúng (một số nhà thờ Tin lành ly khai, chống nghiện rượu, phong trào công nhân) đều là những dịp hoạt động xã hội (diễn thuyết, âm nhạc, lễ hội? nhưng cũng chỉ là yếu tố phụ. Cuối thế kỷ XIX, những con người chịu giáo dục nghiệt ngã của đạo Tin lành Luther ấy kéo ra thành thị ào ạt nhất là sau Đại chiến II. Quá trình công nghiệp hoá và thành thị hoá đến chậm, nhưng từ những năm 50 thì như vũ bão. Quần chúng đi ra tỉnh từ nửa thế kỷ nay gồm những người ít nói năng, hướng về thực tế, tìm cái gì được việc để ứng xử.
    Cần tìm thêm trong lịch sử những lý do giải thích tính dè dặt, yên lặng, nghiêm nghị? Tuy ngày nay số người Thụy Điển xa ?otính cách nông thôn? ngày càng nhiều, nét điển hình ấy vẫn còn khá đậm.
    Tổ chức hành chính Thụy Điển từ thế kỷ XVI - XVII đã là của một quốc gia trung ương tập quyền nên do đó về tổ chức đã đi vào kỹ thuật cao hơn nhiều nước, cuộc sống hiện đại lại càng đẩy nhanh khuynh hướng ấy. Hệ thống chặt chẽ này đòi hỏi các công dân phải ngang nhau: xếp hàng, điền vào chỗ trống ở một tờ khai, tiếp xúc bằng thư hay điện thoại với bộ máy chính quyền. Vì vậy, tiếp xúc xã hội giảm đi nhiều. Gặp nhau vì công việc bớt đi. Một người Thụy Điển dè dặt, ngại ngùng tiếp xúc xã hội không bị lép vế như người dân ở Pháp chẳng hạn. ở Thụy Điển, những yếu tố bè bạn, quen biết, có tài hấp dẫn, tài lập luận bị hạn chế tối đa bởi tổ chức.
    Hệ thống xã hội Thụy Điển ngăn cách cái chung và cái riêng. Nhiều người nhập cư có quan hệ rất tốt với người Thuỵ Điển ở nơi làm việc, tưởng có thể phát triển quan hệ giao du ngoài công việc nhưng không phải thế. Có nhà nghiên cứu giải thích nét đặc trưng này bằng những cải cách ruộng đất rộng rãi vào thế kỷ XVIII-XIX: những mảnh đất nhỏ của cá thể được tăng cường thành ruộng đồng lớn, và những công trình xây dựng của trang trại trước kia ở sát nhau trong phạm vi làng được chuyển đến ruộng đồng của cá thể. Trước kia công việc đồng áng cần phải phối hợp với nhau thì sau đó thôi không cần nữa. Trung tâm tập thể chuyển sang hộ gia đình.
    Đa số nông dân sống độc lập. Mặc dù có những biến chuyển xã hội lớn (dân số tăng trong thế kỷ XIX, công nghiệp hoá tăng nhịp độ ở cuối thế kỷ ấy), những quan hệ xã hội dưới góc độ này chịu ảnh hưởng rất hạn chế qua nhiều thế hệ. Không có chiến tranh và cách mạng, không bị chiếm đóng quân sự của nước ngoài, đó là những điều kiện có ảnh hưởng đến tâm tính Thụy Điển. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự phát triển của Nhà nước đặt trọng tâm vào phúc lợi nhân dân và bảo hiểm xã hội.
    ?oKhí hậu tinh thần? này có thể giải thích tại sao ít có va chạm cá nhân trong đời sống hàng ngày. Người Thụy Điển tương đối không thành thạo khi phải tranh luận hùng hổ hay chống lại một sự tấn công. Khi gặp một việc hỗn láo, họ phản ứng chậm, có phần vì tiếng Thụy Điển ít từ chửi rủa. Họ tránh những cuộc đụng độ công khai, muốn tìm những biện pháp thương lượng.
    Xã hội Thụy Điển luôn biến chuyển, do đó tâm tính cũng biến chuyển. Người nhập cư nhiều từ sau Đại chiến II đã làm nổi bật một số biến chuyển. Trước kia, người Thụy Điển hình thức, cứng nhắc và dè dặt hơn; ngày nay, họ thoải mái trong ứng xử hơn. Đời sống công cộng, giải trí và công việc mang màu sắc quốc tế hoá cao. Xu hướng ấy, với tác động của 10% dân số là người nhập cư, ảnh hưởng thế nào đến tâm tính Thụy Điển - đó là vấn đề cần nghiên cứu tiếp.
    ------
    (1) Đã sang Việt Nam và viết cuốn bút ký về Hà Nội thời Việt Nam chống Mỹ.
    (2) Xuất bản năm 1989, Nhà xuất bản Raben và Slogren, Stockholm.
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 27/06/2008
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    4. QUAN NIỆM THỤY ĐIỂN VỀ TỘI PHẠM VÀ TRẤN ÁP KẺ SAI TRÁI​
    Sống một tháng ở Thụy Điển, tôi chưa hề gặp đám đánh nhau nào, dĩ chí chưa thấy người ta sừng sộ với nhau. Nhưng chắc là có những cái tiêu cực mà mình chưa thấy. Chẳng thế mà bà chủ trọ của tôi dặn tôi đi đâu nên khoá cửa ra vào hai khoá, đề phòng bọn nghiện ma tuý phá phách. Có điều thấy rõ là nhiều bức tường đẹp, nhà ga xe điện, nơi công cộng có một số nơi bị vẽ bậy bằng những loại bút to mực ăn chặt. Nhưng so với Paris thì không thấm vào đâu.
    Đi ngoài đường thấy rõ một xã hội có tổ chức. Tất cả dùng điện, không có công an chỉ huy giao thông. Rất là hiếm thấy bóng dáng người cảnh sát đội mũ chào mào và mặc đồng phục xanh tím thẫm. Vậy mà ai lên ngồi hàng ghế trên của ô-tô riêng mà bị phát giác quên không khoác qua vai dây an toàn thì bị phạt đến năm sáu trăm cu-ron.
    Thụy Điển muốn áp dụng một chính sách nhân đạo về trừng phạt kẻ phạm tội. Người ở tù được ?onghỉ phép ngắn hạn? để về nhà. Trong năm 1988-1989, hơn 43.000 tù nhân được phép ấy, chỉ có 1.300 là dây dưa. Con số như vậy có chấp nhận được không, nhất là tù nhân đi phép lại tái phạm thì sao! Có dư luận cho là ?ocông lý? kiểu ấy quá ư lỏng lẻo; người ta đặc biệt chỉ trích chính phủ về một vụ xảy ra vào mùa xuân 1988; một tù nhân bị kết án chung thân vì tội do thám nước ngoài, đã lợi dụng nghỉ phép tẩu thoát ra nước ngoài.
    Trong những năm 80, mỗi năm trung bình xử tù 15.000 người. án nặng nhất - tù chung thân - thường xuyên thành tù 12 đến 16 năm.
    Tội thường bị tù nhất là say rượu (uống rượu nhiều tuy không say) mà lái xe ô tô.
    Ở Thụy Điển, cũng như ở nhiều nước khác, ma tuý là một vấn đề xã hội lớn. Nhiều trường hợp gây tội và dùng bạo lực do ma tuý và rượu gây ra. Thí dụ năm 1988, có 129 vụ giết người do nguyên nhân ấy (năm 1985 chỉ có 79 vụ). Ma tuý cũng gây trộm cướp. Từ 25 đến 50% tù nhân là người nghiện ma tuý. Nhiệm vụ công an và toà án là đấu tranh chống ma tuý mà vẫn được bảo vệ nhân phẩm và có chế độ ?okhông khắt khe?.
    [​IMG]
    Tỷ lệ cướp giật /100.000 dân ở Thụy Điển
    Hình minh họa: http://micpohling.wordpress.com​
    Quan điểm tội phạm ở Thụy Điển là không những phải trị tội mà còn giáo dục phạm nhân để đưa họ trở lại cuộc sống bình thường. Phạm nhân tội nhẹ đều có hy vọng chỉ ở một nửa hạn tù, phạm nhân trọng tội thì hy vọng chỉ ở hai phần ba hạn tù, nếu họ cư xử tốt trong thời hạn tha có điều kiện.
    Quan điểm ?omở ra xã hội? cho phép một số phạm nhân không phải ngồi tù mà được hưởng chế độ được tự do có theo dõi kiểm soát.
    Người ta đang nghiên cứu thay hình thức phạt tiền và cầm tù bằng lao động có ích lợi công cộng, như trông nom công viên, bảo vệ môi trường?
    Trái với nhiều nước trên thế giới, bồi thẩm không chỉ cho ý kiến là người bị truy tố có tội hay không, mà còn cùng những thẩm phán chuyên nghiệp định mức hình phạt.

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 21:46 ngày 07/07/2008
  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    5. VẤN ĐỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG KHÔNG CƯỚI XIN Ở THỤY ĐIỂN ​

    Cô kỹ sư Nelsson (Nen-xon) 27 tuổi, tóc nâu vàng, mắt xanh, điển hình cô gái Thụy Điển, tuy người không cao như đa số thiếu nữ ở đây. Cô thích độc lập trong cuộc sống. Cũng như các thanh niên đã đi làm, cô không ở với mẹ mà cô rất quý. Cô lấy tiền gia tài bố để lại mua một căn hộ 700.000 cu-ron ở thủ đô Stockholm, trong khi mẹ là thư ký, khoảng trên năm mươi tuổi, ở một mình một biệt thự sáu - bảy buồng, trên một miếng đất rộng hơn 200m2, chỉ cách thủ đô 25 phút tàu điện (đúng nửa giờ một chuyến). Bà mẹ cô cho là mẹ con sống riêng thế là lẽ dĩ nhiên, vì bà cũng muốn có độc lập của bà.
    Tôi hỏi cô về hôn nhân và nam nữ:
    - Tôi được biết nam nữ ở đây ăn ở với nhau không cưới xin là chuyện bình thường?
    - Hiện tượng ấy đã đi vào phong tục. Người ta cũng không để ý xem cặp nào chung sống tự do hay có làm lễ cưới hay không vì đó là chuyện riêng của mỗi cặp.
    - Về phần cô thì thế nào?
    - Hẳn là tôi cũng chung sống tự do khi gặp người hợp. Sau độ hai năm, thấy ổn, chúng tôi sẽ làm lễ cưới, nhất là nếu có con. Quá trình này phổ biến đối với nam nữ thanh niên ngày nay. Họ bắt đầu chung sống vào tuổi 25. Mấy năm gần đây, lễ cưới và gia đình lại được đề cao.
    Ở thành phố Goteborg, tôi trọ tại một gia đình, ông chủ bà chủ khoảng 40 tuổi. Bà Amita (A-mi-ta) là một nhà giáo Thụy Điển rất trí thức, hiểu biết rộng, suốt ngày hoạt động nhà trường và xã hội, tối mới về. Ông Gachon (Ga-sông) là người Pháp gốc ở vùng rượu vang Bêaun miền Nam, là một người nấu bếp, một dân lao động chân tay mới học hết sơ học. Năm 1978, nhân nghỉ hè ở Tây Ban Nha, họ gặp nhau và yêu nhau. Lúc ấy bà 24 tuổi, ông 28 tuổi, bà bảo ông sau khi học ở Pháp xong: ?oNếu anh muốn biết nước tôi, thì hãy sang với tôi?. Thế là ông theo bà đi Thuỷ Điển, họ ở với nhau không cưới xin đã hơn chục năm nay và cảm thấy hạnh phúc. Họ không có con.
    - Thế hệ tôi, - bà nói, - quan hệ chung sống không cưới là việc tự nhiên, cần gì phải có lễ Nhà thờ hay đăng ký chính quyền.
    Bà cho là sống như vậy đỡ nhàm và tôn trọng nhau hơn.
    Tôi hỏi riêng ông:
    - Sự chênh lệch văn hoá có cản trở tình cảm giữa ông bà không?
    - Không, chúng tôi bổ sung cho nhau. Nhà tôi cái gì cũng biết, tôi rất phục bà ấy. Nhưng tôi lại tháo vát. Những việc chân tay về nhà cửa tôi làm tất. Sang Thuỵ Điển, tôi học tiếng, làm thợ nhà máy ô-tô Volvo, đến nay tôi đã để rành tiền làm chủ một cửa hàng buôn đồ bạc từ Thái Lan; chúng tôi tôn trọng nhau. Tuy ở cùng một căn hộ, nhưng khi không chung chăn gối, người nào ở buồng người ấy, làm việc của mình, không cần cho nhau biết trừ trường hợp đặc biệt. Kinh tế riêng; ngay cả về chính trị, chúng tôi có trao đổi với nhau, nhưng vẫn độc lập: bà ấy trước đay hoạt động cho Việt Nam rất hăng; sắp tới bà bầu cho Đảng tả, tôi bầu Đảng ÔN hoà bảo thủ.
    Phong trào nam nữ chung sống không cưới xin không phải chỉ đặc trưng cho Thuỵ Điển mà nét sống chung của Tây Âu va Mỹ độ ba trục năm nay. Đay là kết quả một quá trình biến diễn bao gồm nhiều yếu tố phức tạp: sự giải phóng phụ nữ khỏi gánh nặng nội trợ, phụ nữ ngày càng tham gia nhiềuvà lao động và các hoạt đọng xã hội, kinh tế độc lập, sự phát triển của cá nhân, cuộc cách mạng ******** v.v.
    Đặc biệt ở Thụy Điển, việc nam nữ sống chung không cưới xin chiếm tỷ lệ phần trăm nhất thế giới, có lẽ chỉ kém Greenland và vùng Ca-ri-bê. Những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, nhiều người dân lao động ở Stockholm đã chung sống nam nữ không đăng ký; cho nên đã có thành ngữ "sống theo kiểu Stockholm"; nhưng đó là do nghèo nên không có tiền cưới .
    Ngày nay, lý do lại khác. Hơn 80% thanh niên mở đầu cuộc sống nam nữ bằng chung sống không cưới. Bốn mươi sáu phần trăm trẻ em sinh ngoài giá thú và hưởng quyền lợi không khác gì trẻ em mà cha mẹ có giá thú; ở trường học và xã hội cũng không có gì phân biệt. Ngoài những lý do chung giải thích sự phát triển của hiện tượng chung sống không giá thú, ở Thụy Điển còn có một lý do riêng về tính chất dân tộc. "Một số nhà xã hội học giải thích hiện tượng ấy là người Thụy Điển lo mất sự toàn vẹn của cá tính và độc lập tính; "Giáo dục và đào tạo nhằm tạo cái mà người ta gọi là những cá thể tự chủ, biết điều và độc lập. Những mối quan hệ gia đình ở đây không chặt bằng ở nhiều nước khác".
    Không nên hiểu một cách đơn giản "chung sống tự do" chỉ là do bừa bãi, thỏa mãn dục tình, vô trách nhiệm. ở Thụy Điển, dường như lý luận về chủ trương này trên bình diện đạo đức xã hội đã xuất hiện cách đây một thế kỷ rưỡi trong một tác phẩm của nhà văn lãng mạn - hiện thực lớn của thế kỷ XIX: Almqvist (An - mơ - quixt), 1 793 - 1 866. Cuộc đời của ông là một tấm bi kịch : xuất thân từ một gia đình nông dân vì yêu thiên nhiên kiểu Rousseau (Rut-xô), thầy giáo, mục sư, làm báo, trốn sang Mỹ vì bị cáo giác là có âm mưu giết chủ nợ, trở về Đức sống với một tên giả cho đến khi chết. Bộ Sách hoa tầm xuân (1 832 - 1 850) gồm mười sáu tập với đủ thể loại phản ánh các sắc thái của chủ nghĩa lãng mạn và báo hiệu các khuynh hướng của văn học hiện đại. Trong bộ ấy, có cuốn tiểu thuyết ngắn Được; thế là ổn (bản Anh dịch là Sara Videbeck, bản Pháp là Sara). Đây là một tác phẩm chuyển sang khuynh hướng hiện thực, đồng thời là một bản tuyên ngôn và tranh luận chống lại hôn nhân, chủ trương quan hệ tự do nam nữ xây dựng trên thông cảm tâm hồn, ăn ở và kinh tế độc lập. Những tư tưởng cấp tiến ấy bị đả kích dữ dội khiến cho Almqvist phải bỏ nghề sư phạm mà đi làm báo. Tiểu thuyết Được, thế là ổn kể về một cuộc gặp gỡ trên tàu thuỷ giữa hạ sĩ quan Albert (An-be) và Sara (Xo-ra), cô gái đảm đang thay mẹ trông nom một xưởng làm kính cửa. Do thấy mẹ bị khổ vì bố, cô không muốn cưới xin để giữ độc lập tính. Albert và Sara yêu nhau trong chuyến đi và trao đổi ý kiến về tình yêu và hôn nhân. Sara nói:
    - Anh yêu em, em yêu anh, điều đó là thật. Chúng ta cùng có chung điều đó. Được thế là nhiều lắm, anh Albert ạ. Chúng ta có hơn nhiều người khác đấy. Nhưng nếu chúng ta muốn có chung một mớ điều không cần thiết, thì điều gì sẽ xảy ra, em xin nói cho anh biết. Nếu anh lấy căn nhà nhỏ của em, phương tiện sinh sống của em, của cải và tiền bạc của em(1) - bản thân chúng không đáng là bao, nhưng giá trị rất cao đối với em - thì làm sao mà em có thể chối cãi là em sẽ bắt đầu cảm thấy bất bình, vì anh có thể không biết cách quản lý những thứ đó. Em tưởng tượng là anh khó mà xoay xở vì anh không có kinh nghiệm trông nom nhà cửa và làm ăn.
    Anh sẽ không bao giờ nhẫn tâm nói cho em biết, và em sẽ bắt đầu âm ỉ suy nghĩ về những gì anh có thể nghĩ về em. Rồi mặc dầu anh không bao giờ nói với em, em cũng sẽ tự suy ra điều ấy hay đoán ý anh. Hẳn là em sẽ mất ngủ, do đó em lại ngày càng có nhiều vết chân. Vâng, anh Albert, khi sắc đẹp bắt đầu mất, thì người ta xấu đi nhanh lắm. Em đã chứng kiến điều này ở nhiều người. Lúc đó thì anh sẽ xử sự ra sao? Nếu anh thuộc loại người tử tế nhất, anh sẽ cố gắng dùng lời ngọt ngào an ủi em, mà dù anh muốn nói gì thì những lời đó cũng trống rỗng đối với tai em vì em sẽ chỉ thấy là anh nói dối để làm em hài lòng. Cái đó chỉ ******** thế tồi đi chứ không khá hơn. Lâu dần anh cũng ngán, em chắc là vậy, vì dù sao, anh cũng chỉ là con người như em. Nhưng em dám chắc là anh sẽ không ưa em có phần là vì nhan sắc em tàn tạ, nhưng phần lớn vì tính em thành cáu kỉnh, rầu rĩ, tai ác, và rồi cuối cùng, có thể em trở nên ngu si đần độn. Điều ấy anh mới khó mà chịu nổi.
    Thường thì những lời thề thốt yêu đương chỉ là những từ trống rỗng khi không ai giữ được điều không ai giữ nổi. Em muốn nói về tình yêu sâu lắng trong tâm, là điều duy nhất đáng giá, và nó sẽ mất đi không gì cứu vãn nổi, nếu đôi bên không chịu được nhau nữa. Từ nãy, em đã nói em khiến anh không chịu nổi em; nhưng cũng có thể là anh cũng sẽ làm cho em không chịu nổi anh. Vậy thì những lời thề vàng đá khi lễ cưới mang lại sự an ủi gì? Đó chẳng qua chỉ là một chức tước mà không có vị trí thực, chỉ là một tấm biển trưng ra ở cửa hiệu, khách vào hỏi mua thứ hàng quảng cáo ở bên ngoài, nhưng trong không có bán. Khách sẽ làm gì? Khách tức giận đi ra và nhổ vào biển?
    Albert: Sara, em nhầm nếu em nói là mọi đôi vợ chồng chỉ biết có ác độc và bất hạnh.
    - Sara hỏi:
    - Mọi đôi ư? Không, em có thấy một hai cặp sống hạnh phúc, nhưng đấy không phải là do được ban phước khi lễ cưới, phước này có làm được gì trong mọi trường hợp khác đâu, nhưng vì họ toàn tâm toàn ý với nhau, hay ít nhất tới mức cần thiết, và cái đó mới có hiệu nghiệm.
    (?) Nhưng nói cho cùng, thề rồi được ban phước khi lễ cưới thì cũng chẳng hại gì chứ? - Albert nói.
    - Có hại chứ, vì lễ chấp nhận vợ chồng cho hai người chỉ sẽ là phương tiện huỷ hoại lẫn nhau; người ta còn tuyên bố và nhấn mạnh là họ phải chung sống và dày vò nhau từ đó (?) Cũng như vậy, em dám nói: cầu nguyện một cách vô ích là có hại, và trong nhiều trường hợp, một sự tai hại khủng khiếp.
    (Bàn tiếp về chung sống không cưới xin, Albert nêu vấn đề của cải và chuyện làm ăn).
    - Sara ạ, chúng ta hãy thoả thuận với nhau thế này nhé: anh và em sẽ quản lý lấy công việc riêng của mình. Anh không để cho em chỉ huy công việc của anh, cũng như em không để anh kiểm soát công việc của em. Chúng ta chỉ chung nhau có mối tình. Nhưng giá dụ một người trong chúng ta thiếu thốn, không đủ phương tiện sống thì sao?
    - Trong trường hợp ấy, tình yêu không sẵn sàng giúp đỡ ư? Sara nói, - Nếu anh bị khó khăn, chả nhẽ em không cho được anh khi em còn của và biết anh chẳng phải là người hoang phí! Mà nếu em sẽ rất nghèo, có thể là anh sẵn sàng cưu mang em ít nhiều chứ?
    - Trời ơi! Sara, sao em có thể nói thế được? Nếu tình cảm ấy là của đôi bên, sao chúng ta không chung của cải với nhau?
    - Không được, có một sự khác lớn giữa hai điều. Nếu em biếu anh tiền hay cái gì đó, anh có thể sử dụng tuỳ theo ý muốn. Sẽ không gì tai hại; cái đó là của anh như những cái anh có trước đấy. Nếu anh hỏi ý kiến em về cách sử dụng cái đó, em sẽ trả lời anh, anh sẽ tuỳ thích theo lời gợi ý đến đâu cũng được. Như vậy, mặc dù là của biếu, anh vẫn tự do; công việc của anh không bị gián đoạn, nguyên tắc luân lý của anh không bị suy chuyển. Cũng như vậy, nếu anh muốn cho em món quà gì, anh cũng theo cách ấy - một thứ quà thuần khiết và vô tư của tình yêu - để cho em vui thích hay sử dụng, đó sẽ là sở hữu của em, em được dùng theo ý muốn hay nhu cầu. Những món quà đi lại như vậy là sự giúp đỡ thực sự cho nhau, chứ không phải là những phương tiện huỷ hoại nhau như những mớ bòng bong trong đời sống hàng ngày khiến người ta luôn bị mắc vào với nhau.
    (?) Em tin là đàn ông đàn bà không bao giờ nên sống dính vào với nhau, vì những người yêu nhau thường gây sự, làm bực mình, và cuối cùng huỷ hoại nhau nhanh hơn là những người không để tâm quá đến nhau như vậy và nhìn nhiều sự việc một cách khách quan.
    (?) Vậy thì không những chúng ta sống riêng mà còn ít gặp nhau nhiều chẳng là điều tốt hay sao?
    Sara trả lời với một cái nhìn không buồn phiền:
    - Vâng, anh Albert, anh thấy là (vì công việc) anh phải đi đây đi đó nhiều phải không?
    - Anh phải đi, không tránh được.
    - Em sẽ rất vui nghĩ về anh khi anh không có nhà! (?) Rồi anh sẽ về và mỗi lần về sẽ được hoan nghênh gấp đôi.
    - Trời ơi là trời!
    [​IMG]
    Hình minh họa: http://images.cafepress.com
    Bằng cách ấy, tình yêu sẽ bền mãi. Anh sẽ đỡ thấy em rầu rĩ đủ kiểu, ngu đần, khó chịu, - vâng, vào những lúc hoàn toàn không cần thiết phải gặp nhau. Và cả anh nữa, cũng sẽ có những lúc như vậy, vì anh Albert ạ, anh cũng là một con người, em cũng khỏi gặp anh những lúc đó.
    - Trời ơi! Sara, anh không hiểu nổi nữa - điều đó sẽ đi đến đâu? Chúng ta sẽ có thể quên nhau mất?
    - Hừ!
    - Thể xác họ gần nhau, nhưng linh hồn họ thì xa cách. Như Kinh thánh nói: ?oKẻ đó thờ phụng ta với đôi môi, nhưng lòng y thì xa ta!?
    (?) Albert: Thôi được, anh sẽ không gặp em, thăm em quá nhiều, Sara ạ. Nhưng nếu anh có thể thuê buồng nhà em, ngồi đó làm việc riêng của anh, thì không có gì trên trái đất này, kể cả em, có thể ngăn anh hoạ bức tranh em, trước mắt anh, - không phải bằng bút vẽ, anh không làm được. - Ô! Nếu anh có thể làm được! Và nếu em ốm, anh sẽ xuống ngồi bên giường em.
    - Điều đó còn tuỳ theo tính chất bệnh, anh Albert thân mến ạ! Em thích cô hầu Mary (Ma-ri) bên em hơn, Mary thông thạo hơn.
    - Trời ơi! Đấy là anh nghĩ vậy thôi; thế giả sử anh ốm thì sao?
    - Thế thì vấn đề hoàn toàn khác. Em sẽ lên buồng anh và suốt ngày đêm ngồi bên giường anh nếu cần. Anh sẽ đóng cửa hàng, treo biển: ?oĐi vắng?. Anh thấy có khác chứ! Nếu người đàn ông ốm, thực sự ốm, bị nằm liệt giường, - trông nom người ốm không phải là chuyện không thích, chuyện chán ngấy, em hiểu rõ việc ấy quá. Nhưng nếu người phụ nữ bị liệt giường vì bệnh lao, hay bệnh gì đó tương tự, nên để họ một mình, anh Albert ạ. Nhưng nếu có điều gì xảy ra với em, em không ngăn cản anh ở lại thành phố, ở lại nhà em, ở ngay tầng trên em. Mà nếu em?
    - Trời! Sao vẻ mặt em lại thế?
    - Trường hợp em sắp chết, em muốn anh xuống buồng em - ngay trước khi em chết, - đến với em, - vì em muốn bàn tay anh là cái cuối cùng em sẽ hôn trong cõi đời này?

    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 21/07/2008

Chia sẻ trang này