1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic dành cho ngày trở về...Bạn sẽ về Việt Nam? Bài viết mới của kíta và diep_vi_hb đã chuyển vào đ

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi pna, 24/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    To @kista: đọc những lời khuyên từ bạn đồng nghiệp của bạn thấy hơi chung chung. Ví dụ như
    người Á Châu theo hệ nho giáo, nhất là những người Việt có một thói quen là khi làm gì đó người ta thường hay khoả lấp bằng những đám sương mù huyễn hoặc nào đó và/ hoặc thường nghĩ về những điều ko thực tế (giống như tôi làm cái này là vì lý tưởng, v.v.), hay là mơ về cái gì thần kỳ có thể xuất hiện trong 1 đêm"
    hay
    Vì vậy cuộc chơi này là công bằng, và do đó (chúng) tôi sẽ đối xử với anh nngang hàng!"
    Bạn có thể cho giải thích rõ ràng hơn những lời khuyên đó được đưa ra trong trường hợp nào? Quan hệ về mặt công việc giữa bạn và ông thầy đó? Tại sao làm việc với ông thầy đấy trong 4-50 ngày bạn lại có kinh nghiệm bằng vài năm lăn lộn? Theo tôi khi xong làm một việc gì đó cần phải có thời gian suy nghĩ những gì đạt được và không đạt được rồi mới rút ra kinh nghiệm. Kinh nghiệm là thứ rút ra sau khi hoàn thành công việc.
    Các bài viết dài đề nghị bạn và các bạn khác nên xuống dòng giữa các đoạn để dễ đọc hơn. Tôi đã dãn các đoạn trong bài viết của bạn, mong bạn không phật lòng.
    Đơi các bài viết tiếp theo của bạn!
  2. kista

    kista Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Giải thích cái này thì có lẽ là tôi chưa có thời gian để (suy nghĩ & thực hành thêm) đưa ra cách thức lô-gíc và ko gây nhầm lẫn. Cái mà tôi ngại nhất là khi mình chưa có đủ "tầm" để bàn cụ thể về thì rất dễ dẫn đến "lộng ngôn" (nói quá, bao biện,....), vì vậy cứ tạm để đấy cái đã.
    Nhưng có một thực tế là khi tôi mang cái quan điểm này làm cơ sở để xem xét lại (bước sơ đẳng nhất của "minh sát") những cái mà mình đã & đang làm thì thấy có nhiều thứ rất hay, rất lạ, không có gì cao siêu nhưng bao năm qua mình vẫn lặp lại (đại khái như việc khi mình cần vượt sông thì nên tập trung vào việc đóng thuyền-bè sao cho có thể chở mình, chứ không nên tập trung vào việc chống lại các con sóng - vì sóng luôn thay đổi-).
    Vả lại bây giờ tôi cũng bận, vì cùng lúc tôi muốn làm nhiều thứ,..., thời gian chẳng còn nhiều nữa,...
    * Ơ mà tôi hiện nay tôi thì luôn có ý định (đã triển khai) việc làm outsourcing (in-sourcing cũng Ok) và xin bà con chú ý là outsourcing ko chỉ là làm về software đâu nhé ! (vẽ thuê AutoCAD cũng là 1 dạng outsource). Ai có ý gì hay thì mình post/PM để trao đổi!
  3. sapa_2k

    sapa_2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Dc Kista cũng vất vả nhỉ? Nhà tớ thấy ở đâu cũng vậy, cũng tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Có điều cuộc sống vốn đã phức tạp thì đôi khi mình cũng phải linh hoạt mà chèo chống, mà bươn chải chứ khả năng mình đến thế, điều kiện và hoàn cảnh lại không thuận buồm xuôi gió thì chả dễ gì mà thành công thành cán. Nhà tớ cũng chinh chiến ở cái xứ Bắc Âu lạnh tê người khi mùa đông tới được mười mấy niên rồi, cũng phải chấp nhận thôi. Cho dù biết rằng đời làmấy tí, nhớ nhà lắm cũng đành phải chấp nhận thôi . Một khi mình đã lựa chọn cho mình con đường để đi thì cho dù ở đâu cũng thế mình phả i cố gắng mà theo đuổi cái tiền đồ đó vậy.
    Nhà tớ đôi khi cũng có ý định trở về làm vie.c tại quê nhà nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy mình không đủ khả năng hơn nữa cũng chỉ có ý định làm công tác xã hội thì phù hợp hơn chứ các nghành khác thì có lẽ chả bon chen được.
    Dc thỉnh thoảng vào đây chia sẻ tí tẹo với anh em nhé, tớ cũng cố gắng theo dõi thường xuyên để cập nhật thông tin đấy!
    Chúc vui
    Sapa
    ...
    Được Sapa_2k sửa chữa / chuyển vào 04:56 ngày 26/04/2006
    Được Sapa_2k sửa chữa / chuyển vào 04:57 ngày 26/04/2006
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Nhân đọc bài viết của kista trên cương vị quản lý lại nhớ đến một đoạn sách vừa đọc. Gửi cho mọi người cùng xem. (Đoạn này tôi lấy trong quyển Quality Management của Bo Bergman).
    Leader and leadership
    Manager vs. Leader ?" a comparison
    In recent years, the role of Leader has come to replace the earlier notion of Manager in the general discussion. This is not jus a linguistic change, but and indication that those who are *****cceed in leading our companies need a new way of working. Management is not the same thing as leadership.
    The tra***ional boss wants to have people accept his own solution to a problem. He does not mind giving orders and deciding for himself what should be done. A leader, on the other hand, wants to develop new approaches to problems, in cooperation with co-workers and colleagues and to find new possibilities. A leader specifies the direction of travel, create possibilities for the co-workers and colleagues and delegates responsibility and powers. A good leader inspires other to exercise leader ship.
    It is important to be able to utilize and develop the competency in the organisation an to inspire the employees to participate in different ways. This, naturally, does not mean that a leader never make a decision, but the leader makes decisions after having generated commitment and support in the organisation. Thereby a leader acquires his legitimacy ?ofrom below?, while the boss adduces legitimacy ?ofrom above?.
    A good characterization of the difference between the tra***ional boss as compared with the leader is as follows
    The Boss drives his men, The leader inspires them.
    The Boss depends on authority, The Leader depends on goodwill.
    The Boss evokes fear, the Leader radiates love
    The Boss say ?oI?, the Leader says ?oWe?.
    The Boss shows who is wrong, The Leader shows what is wrong.
    The Boss knows how it is done, The Leader knows how to do it.
    The Boss demand respect, the Leader commands respect.
    So be a Leader not a Boss
    Dịch
    Gần đây vai trò của người lãnh đạo đã thay thế cho khái niệm người quản lý. Đây không chỉ là sự thay đổi về mặt từ ngữ mà là một dấu hiệu cho những người muốn thành công trong việc lãnh đạo công ty thì cần phải có một cách làm khác.
    Một ông chủ truyền thống là người muốn những người khác tuân theo quyết định của mình. Ông ta đưa ra mệnh lệnh và quyết định những việc cần làm. Trên một phương diện khác, người lãnh đạo đưa ra những cách thức mới để giải quyết một vấn đề, hợp tác với đồng nghiệp và cộng sự để tìm ra những khả năng mới. Người lãnh đạo vạch ra đường lối, tạo ra những cơ hội cho những người cùng làm cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn. Một người lãnh đạo tốt sẽ khuyến khích những nguời khác thể hiện kỹ năng lãnh đạo.
    Điều quan trọng ở đây là việc sử dụng và phát triển những khả năng tập thể và khuyến khích các nhân viên thực hiện những cách làm khác nhau. Điều đó không có nghĩa là người lãnh đạo không bao giờ ra quyết định mà là ra quyết định sau khi có những ủng hộ và cam kết từ tập thể. Người lãnh đạo đạt được tính danh chính ngôn thuận từ bên dưới trong khi đó ông chủ đạt được từ bên trên.
    Sự khác nhau giữa ông chủ truyền thống và người lãnh đạo thể hiện như sau
    · Ông chủ chỉ đạo nhân viên, lãnh đạo khuyến khích họ
    · Ông chủ phụ thuộc vào quyền hạn, lãnh đạo phụ thuộc vào sự tín nhiệm
    · Ông chủ toát ra sự sợ hãi, lãnh đạo tỏa ra tình thương yêu
    · Ông chủ nói ?oTôi?, lãnh đạo nói ?oChúng tôi?
    · Ông chủ chỉ ra ai sai, lãnh đạo chỉ cái gì sai
    · Ông chủ biết vần đề được giải quyết thế nào, lãnh đạo biết vấn đề đó làm thế nào
    · Ông chủ đòi hỏi sự tôn trọng, lãnh đạo yêu cầu sự tôn trọng.
    Vì vậy hãy là người lãnh đạo thay vì làm ông chủ.
    Theo cụ Nguyễn Du thì
    Thiện tai ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.​
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 05:27 ngày 05/05/2006
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Vì sao tôi chưa "chuồn" khỏi cơ quan Nhà nước ​
    (VietNamNetJobs) - Làm việc hơn 10 năm ở một trong những Bộ kinh tế mạnh nhất nước, dù có bằng thạc sĩ, có một chỗ một công việc ổn định... nhưng tôi đã muốn chuyển ra ngoài làm từ lâu. Tuy nhiên, dù đã có không ít lời mời hấp dẫn với mức lương gấp 5- 10 lần thu nhập hiện tại, tôi vẫn chưa đủ...can đảm để chạy khỏi cơ quan Nhà nước.
    [​IMG]
    Đã chán lắm rồi​
    Đây là tâm trạng của riêng tôi nếu không muốn nói là nỗi niềm của hầu hết những chuyên viên đã có nhiều năm gắn bó với môi trường làm việc công sở. Lương thấp, điều đó thì khỏi phải bàn, bởi với hệ sống lương 3,33, sau hơn 10 năm làm việc, tổng thu nhập 1 tháng của tôi (có thêm 150.000 đồng tiền ăn trưa) là chưa đầy 2 triệu đồng, không bao giờ đủ chu cấp cho một gia đình nhỏ với 4 người ở giữa thủ đô. Nếu là Vụ trưởng, Vụ phó thì ngoài lương cao, còn có thêm thu nhập chấm mút này khác, còn những chuyên viên quèn như tôi, muốn có thêm thu nhập thì chỉ có nước đi... ăn trộm.
    Bạn đừng tưởng tất cả các chuyên viên cơ quan Nhà nước suốt ngày chỉ ngồi đút chân vào gầm bàn đọc báo, lướt web và chờ...tan tầm. Đáng buồn đúng là có nhiều người như vậy thật. Tuy nhiên công việc của một Bộ quan trọng như chúng tôi vẫn phải chạy đều đặn, có nghĩa là vẫn phải có một số người làm việc thực sự. Tôi nằm trong số này. Vì là người được việc nên các công viêc quan trọng của Vụ tôi đều được giao đảm trách. Nào thẩm định các dự án, dự thảo các văn bản, đến chuẩn bị các hồ sơ cần thiết thiêu yêu cầu của Vụ trưởng và Bộ trưởng,vv... Trong các kỳ họp Quốc hội, nếu Bộ trưởng phải trả lời chất vấn thì việc ở lại cơ quan đến 7- 8 giờ tối, thậm chí làm việc thông đêm là rất bình thường.
    Tuy vậy, điều khiến những người được việc như tôi chán nản nhất chính là việc bị đánh đồng với như người lười nhác, cơ hội. Chúng tôi phải gánh việc cho nhóm đông người này nhưng chế độ đãi ngộ (thậm chí chỉ là danh hiệu lao động tiên tiến hay chiến sĩ thi đua) cũng không hơn gì họ. Có khi cơ hội thăng tiến, tăng lương trước hạn của họ lại nhỉnh hơn vì họ thuộc nhóm ?o4C?(con cháu các cụ cả!).
    Tôi có năng lực, cũng đã ?ovào qui hoạch? nhưng cơ hội được cất nhắc thì rất xa mờ vì Vụ trưởng và Vụ phó của tôi mới 45 tuổi. Còn 15 năm nữa họ mới về hưu...
    Nhưng chưa dám nhảy việc
    Hai năm gần đây, nạn chảy máu chất xám ở Bộ tôi diễn ra chóng mặt. Hầu hết những cán bộ được cử đi đào tạo nước ngoài đều tìm cách ?onhảy? ra ngoài làm. Các công ty chứng khoán, doanh nghiệp, văn phòng đại diện nước ngoài, thậm chí là doanh nghiệp tư nhân trong nước đều chào mời họ với mức lương hậu hĩnh. Sau một thời gian ngắn, những người này trở lại thăm cơ quan với một ?ophong độ? hoàn toàn khác: quần áo đắt tiền, xe đẹp, nhà cửa tiện nghi,vv... Họ than thở là đã sai lầm trụ lại cơ quan này quá lâu và khuyên tôi nên ?orút quân? thật nhanh.
    Nếu đồng ý, với kinh nghiệm trong lĩnh vực của tôi, việc có thu nhập từ 500 - 1000 USD/tháng là trong tầm tay. Thế nhưng đến giờ tôi vẫn chưa dám nhảy việc. Vì tôi sợ.
    Tôi sợ mình đã quá quen thuộc với một môi trường làm việc cực kỳ ổn định, ít áp lực nên không thể thích nghi được với môi trường làm việc hiện đại, thay đổi liên tục, nhiều áp lực hơn bây giờ.
    Tôi sợ chỉ được cầm 1000 USD trong vài tháng, sau đó vì lý do nào đo, tôi bị đuổi việc và vợ con tôi sẽ không biết trông cậy vào ai.
    Tôi sợ du ở trong Nhà nước mình được đánh giá là có năng lực nhưng khi ra làm ngoài, chưa chắc tôi đã được coi là được việc.
    Tôi sợ ra làm ngoài dù lương cao nhưng chưa chắc tôi đã thăng tiến được. Còn ở đây dù sao thì cơ hội vẫn còn...
    Càng suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc tôi càng ngộ ra một điều: Tâm lý cầu an có lẽ là bệnh của hầu hết những người làm trong môi trường hành chính sự nghiệp.
    Vì tôi đã nhiễm cái bệnh này nên dù rất ngán môi trường làm việc nhà nước mà tôi vẫn chưa dám... bơi ra thị trường./
    Khánh Duy
    http://jobs.vietnamnet.vn/default.aspx?tabid=583&vnnID=1038465
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tâm Thế Người Việt
    HOA TỬ NGẠC​
    Đã từng có một thời gian chúng ta bàn luận sôi nổi về đề tài Việt Nam đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới. Còn mỗi người dân trong lòng một đất nước, một dân tộc thì sao? Tôi cho rằng mỗi con người ấy cũng có một vị trí và một tư thế đứng trước mặt những con người, những dân tộc từ những đất nước khác tới. Vị trí và thế đứng ấy được quyết định bởi một điều khác sâu lắng hơn, tiềm ẩn hơn trong mỗi con người, và tôi tạm gọi là? tâm thế.
    Tâm thế chung của người Việt thế nào?
    Tôi đã có một thời gian đi du học ở một nước Phương Tây. Những ngày đầu bỡ ngỡ xứ người, thế giới xung quanh nhiều cái quá mới mẻ, quá lạ lùng. Tôi háo hức tìm hiểu và học hỏi. Nếu trong giao tiếp có ai hỏi tôi: ?oBạn từ đâu tới??, tôi sẽ tự hào trả lời không cần suy nghĩ: ?oTôi là người Việt Nam.? Bởi vậy tôi rất ngạc nhiên khi có một người bạn đồng hương khi được hỏi câu hỏi trên đã trả lời vô cùng trôi chảy: ?oTôi tới từ? Trung Quốc.? Khi chỉ còn hai người với nhau, tôi hỏi bạn tôi tại sao trả lời thế. Người bạn tôi nhún vai đáp: ?oỞ lâu đi sẽ biết.?
    Tôi quen dần với môi trường cuộc sống mới và có nhiều bạn bè trong cộng đồng du học người Việt. Tôi đã bắt đầu nhận thấy người Việt chúng ta có nhiều điểm? xấu xí, đặc biệt trong cái cộng đồng du học sinh nhỏ bé chúng tôi. Bạn bè tôi chia sẻ cho nhau kinh nghiệm? trốn vé tàu, kinh nghiệm? mua ?oattendance? để trốn học (nơi tôi học người ta quy định tỷ lệ tối thiểu một học sinh được phép vắng mặt trong các buổi lên lớp). Tôi thấy tỉ lệ du học sinh người Việt học lực kém trong các trường khá lớn
    Tôi đã gặp nhiều người Việt ở xứ người ba bốn năm, cá biệt một số cô chú Việt Kiều ở xứ người thậm chí hai ba chục năm, vẫn không nói nổi một câu sinh ngữ. Tôi cũng thấy nhiều anh chị chú bác người Việt đã nhập tịch xứ người khai báo gian dối, ăn trợ cấp thất nghiệp ?owelfare? để rồi đi làm chui lấy tiền mặt, trốn thuế, mua xe đẹp, ăn nhà hàng sang và huyênh hoang với người dân bản xứ. Tôi đã thấy nhiều người Việt lợi dụng tình đồng hương thân thiết để lừa dối nhau rồi bỏ mặc bạn bè trong lúc nguy khó. Tôi cũng thấy không ít bạn du học có điều kiện gia đình quan chức, tài chính dư dả nhưng không biết tận dụng cơ hội học tập mà chỉ biết ăn chơi đập phá, để rồi khi hỏi ra mới biết gia đình cho đi du học chỉ để? ?ocho nó hư thì hư? xứ khác??!
    Tôi còn thấy nhiều lắm?
    Niềm tự hào giảm dần? rồi tăng lên!
    Thế rồi cái sự tự hào người Việt trong tôi cứ giảm dần theo thời gian. Tôi chưa tới mức chối bỏ cội nguồn như người bạn nói trên của tôi khi được hỏi thăm xứ xở. Nhưng tôi không còn cái sự tự hào ?obồng bột ngây thơ? thủa mới sang xứ lạ nữa. Mỗi khi được hỏi tôi chỉ bình thản trả lời: ?oVâng, tôi tới từ Việt Nam.? Vâng, nó cũng bình thản như khi được hỏi: ?oBạn tới đây bằng gì??, và tôi trả lời: ?oTôi tới bằng xe bus.?
    Một lần tôi kể sự thay đổi đó với một anh lớn tuổi hơn, anh cười và bảo: ?oEm đã lớn lên rồi đó?. Rồi anh nói thêm: ?oLớn lên, nhưng tâm thế thấp đi một chút.? Tâm thế? Lần đầu tiên khi đó tôi nghe và đã phải nghĩ về danh từ này.
    Một thời gian sau khi tốt nghiệp tôi đi làm ở xứ người. Tôi làm việc cùng với những người da trắng bản xứ, những người nhập cư từ các sắc tộc khác như Hàn Quốc, Libanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Phillippine? nhiều lắm. Hay tự gọi đùa là ?oLiên Hợp Quốc?, chúng tôi bình đẳng tuyệt đối trong mọi quan hệ công việc cũng như đời thường. Thậm chí có đôi lúc tôi còn hơi ngấm ngầm tự kiêu ngạo một chút vì cho rằng mình ham học hỏi nên kiến thức hiểu biết chung phong phú hơn những con người xung quanh ấy. Tôi lại nghĩ về từ ?otâm thế? và nhận ra tâm thế tôi đã hồi phục sự cân bằng cần thiết có lợi cho cuộc sống riêng của tôi. Tôi không còn ít nhiều mặc cảm ?otự ti dân tộc? như quãng thời gian thuần đi học lúc trước nữa. Hay là ?ocon người tôi đã lớn lên một chút? và ?otâm thế cũng lớn lên một chút?? Khi xưa tôi nghĩ ?otâm thế? là một cái gì đó ?orất của riêng mình.? Tới thời điểm này tôi lại thấy ?otâm thế? thuộc về một cái mặt bằng chung của môi trường cộng đồng mà chúng ta thuộc về.
    Tâm thế sau khi trở về
    Tôi về nước và làm thuê cho một công ty nước ngoài với mức lương 600 USD/tháng. Một thời gian ngắn sau, mức lương của tôi được tăng lên 800 USD. Tôi biết trước đó chính công việc tôi đang làm do mấy người nước ngoài thay nhau đảm trách, mức lương của họ từ 4000 USD tới 6000 USD chưa kể phụ cấp nhà cửa, trong khi hiệu quả công việc của tôi (có thể do một số điều kiện khách quan nhất định khác nữa) cao hơn hẳn những người tiền nhiệm.
    Một lần tôi hỏi ông giám đốc người nước ngoài: ?oTại sao công việc tôi như thế? so với những người tiền nhiệm như thế? mà mức lương như thế?? Câu trả lời khá thẳng thắn là: ?oHọ? international standard? còn bạn là? local standard? Tôi rất tự ái hỏi lại rằng: ?oStandard or nationality??. Và lại là một câu trả lời thẳng thắn khác: ?oIt?Ts almost the same.?
    Tôi quả thật khá tự ái nhưng tự lý giải cho mình rằng cái ?ogiá? sức lao động của mình không phải do mình muốn là được mà nó do cung và cầu của ?othị trường lao động? hiện hành quy định. Thế nhưng làm việc lâu hơn một chút, tôi chợt nhận ra mình càng ngày càng hòa mình sâu hơn vào một ?ocộng đồng làm thuê người Việt?, nơi mà mọi suy nghĩ chung đều cho rằng ?oxếp Tây oai hơn xếp Việt?, hay nói thẳng thắn bằng ngôn ngữ của tôi, ?ođẳng cấp người Tây cao hơn đẳng cấp người Việt.?
    Có bạn có thể cho rằng tôi ?otự ti thái quá? mà suy diễn ra như vậy. Không, tôi chỉ nói cái suy nghĩ chung của cộng đồng người Việt cùng làm thuê cho công ty đó. Cái suy nghĩ ấy nó thể hiện ra bằng hành động cụ thể. Khi ăn trưa người nước ngoài hay người Việt đều như nhau, nhà ăn ngồi cùng một loại bàn ăn. Lạ thật, người Việt mình cứ tự nhiên ngồi cùng một đám chen chúc nhau xa xa để ăn trưa, mấy bàn ăn vị trí trung tâm thì? mặc nhiên để dành cho người nước ngoài dù công ty chẳng hề có quy định phân biệt nào như thế cả.
    Thời gian đầu tôi hay bê đĩa đồ ăn ra ngồi với mấy người nước ngoài, vừa ăn vừa nói chuyện. Những ánh mắt người Việt nhìn tôi? lạ lắm. Đôi lúc tôi cũng ăn cùng với họ và cũng ít khi để ý tới chuyện này. Nói chung lúc đó tôi có cảm giác cá nhân mình không được hòa đồng lắm thì phải, kể cả cộng đồng người Việt hay người nước ngoài trong công ty.
    Tới một hôm đi nhậu với đồng sự người Việt, bia rượu vào nên thân thiết nhau hơn, một số người mới ?othổ lộ tâm tình? và ?ogóp ý? với tôi với tôi, nội dung đại để như sau: ?oAnh mới vào công ty mà kiêu ngạo quá nên nhiều người không thích.? Tôi ngạc nhiên hỏi lại vì tôi thấy tôi có kiêu ngạo gì đâu? Và câu trả lời đơn giản tới mức? sững người như sau: ?oAnh ngồi đó với đám tụi nó khác gì coi đám tụi này? đẳng cấp dưới?? Cha mẹ trời đất ơi! Tôi không bao giờ mảy may có một ý nghĩ như thế và cũng chưa bao giờ để ý tới cái chỗ ngồi ăn trưa? quan trọng tới thế. Khi trước tôi chỉ đơn giản nghĩ tại các cộng sự không vững tiếng Anh nên? ngại nói chuyện.
    Cái ?otâm thế? chung của người Việt chúng ta làm thuê cho công ty đó như thế, trách gì ông giám đốc người nước ngoài lại chẳng ?ophang? vào mặt tôi những câu như thế? Càng sau này làm việc, cảm giác khó chịu của tôi càng tăng. Tôi không thể hòa nhập được vào cả hai hoặc? một trong hai cộng đồng. Một thời gian ngắn sau thì tôi nạp đơn xin nghỉ việc.
    Nỗ lực bị phụ bạc
    Làm việc cho các công ty nhà nước khi đó thì tôi không muốn lắm vì thu nhập hơi thấp. Làm thuê cho các công ty nước ngoài thì cảm giác của tôi không thoải mái. Vậy nên tôi quyết định ra riêng, lập một công ty chuyên môi giới hàng xuất khẩu. Tin tưởng ở khả năng marketing tìm khách hàng nước ngoài của mình, lại thấy khá nhiều công ty sản xuất ở Việt Nam khi đó có tiềm năng và thực lực sản xuất hàng xuất khẩu mà không có đủ tiềm lực marketing cần thiết, tôi không hề hồ nghi sự thành công của ?odoanh nghiệp nhỏ đầu đời? của mình. Tôi lại càng tự tin hơn khi phát hiện ra khá nhiều văn phòng nước ngoài tại Việt Nam chuyên chỉ làm nghiệp vụ môi giới đó và rất thành công. Tôi chẳng kém gì họ cả nếu không nói là ưu thế hơn họ. Tôi cũng hiểu biết, có quan hệ và khả năng như họ tại thị trường nước ngoài, tôi lại ưu thế hơn mình là người Việt, biết tiếng Việt, hiểu địa bàn và thị trường Việt.
    Một điều đáng tiếc chính cái điều tôi tưởng ưu thế đó lại là yếu thế khiến tôi không thành công trong doanh nghiệp đó. Cùng mang một cơ hội xuất khẩu hàng tới cho một doanh nghiệp sản xuất, một ?oông Tây mũi lõ? lập tức được cả công ty rôm rả chào mời, nhân viên phi báo lãnh đạo, phần nhiều được đích thân chủ doanh nghiệp ra tiếp dù phải? hoa chân múa tay. Còn một người ?obản xứ đồng tộc? thì gặp được người thực sự có trách nhiệm và quyền quyết định quả không đơn giản, thường qua vài lần hẹn gặp, giải trình cơ hội cho nhân viên đại diện trước rồi mới tới được? sếp.
    Công việc không dừng ở đó. Nghề môi giới hàng xuất khẩu, nhu cầu trả lời nhanh chóng thông tin về thay đổi mẫu mã, tính và báo giá, thông tin chất liệu sản phẩm? cho khách hàng rất quan trọng, gần như quyết định sống còn sự tồn tại và thành công của một doanh nghiệp môi giới. Và cái ?oưu điểm người Việt? của tôi còn gặp bất lợi hơn nữa. Trong ngành hàng tôi là môi giới, thường thì một ?okhách hàng ngoại quốc? được trả lời thông tin trong vòng một ngày rưỡi tới hai ngày, còn ?obản xứ đồng tộc? tôi thì thường năm ngày tới một tuần, thậm chí nhiều lúc bị? quên. Tình trạng xảy ra đâu chỉ một công ty mà nhiều công ty sản xuất khác nhau khiến công ty bị mất uy tín với doanh nghiệp nước ngoài không phát triển được như ý muốn. Lúc đó tiềm lực tài chính nhỏ quá, chứ không tôi đã? thuê quách mấy ?oông Tây mũi lõ?, tây ba-lô cũng được, thay tôi đi làm việc.
    Lúc trước chỉ đơn giản là ?otự ái dân tộc? trong tâm lý làm việc thôi, còn khi doanh nghiệp đổ tâm sức vào nó không thành công, tôi thấm thía hơn nỗi buồn? là người Việt. Cảm giác tự ti của tôi tăng lên và ?otâm thế? tôi tụt xuống một tầng nữa.
    Có một vài chuyển biến nhỏ?
    Từ đó tới nay, một thời gian tương đối dài đã trôi qua. Kinh tế Việt Nam đã khá lên rất nhiều, và tôi thấy rõ ràng cái ?otâm thế? của người Việt của chúng ta cũng khá lên rất nhiều. Những ?ohiện tượng thể hiện bản chất? như tôi gặp khi xưa không còn phổ biến nữa, nhiều bạn trẻ ngày nay ngẩng đầu ngang hàng bước đi cùng các doanh nhân nước ngoài. Tôi đã nhìn thấy cái ?otâm thế? hơn hẳn của họ so với thế hệ chúng tôi chỉ cách đây hơn mười năm thôi, dù đôi lúc không khỏi cảm thấy họ cũng có nét tự hào ?ongây thơ? như tôi hồi trẻ. Phải nói đó là một điều đáng mừng.
    Nói vậy nhưng đó mới chỉ là một phần. Kinh tế, dân trí, xã hội, thể thao, chống tham nhũng, chống tệ nạn xã hội hay rất nhiều mặt khác chúng ra vẫn còn đang thua kém tầm chung ngay cả các nước xung quanh chúng ta chứ chưa nói tầm chung thế giới. Bởi thế, hiện tượng ?otâm thế? kém cỏi dẫn tới trạng thái tự ti hoặc tự tôn thái cực vẫn còn rất nhiều.
    Tôi có một vài anh bạn lập doanh nghiệp khá thành đạt, thuê vài nhân viên nước ngoài với mức lương cao ngất chạy đi chạy lại trong văn phòng công ty. Tôi hỏi họ công ty có nhu cầu thực sự thuê nhân viên người nước ngoài không? Họ trả lời rằng KHÔNG? Hỏi: Tại sao lại thuê? Đáp: Giải quyết khâu ?ooai?. Người Việt mình thích thế.
    Không chỉ một người. Mấy người được hỏi đều trả lời như thế.
    Tôi lại cũng có vài người bạn thuộc giới? làm thuê cao cấp làm đang làm thuê cho một số công ty ?ođẳng cấp? nước ngoài tại Việt Nam. Tôi hỏi họ: So trình độ nhân viên người Việt của mình với người nước ngoài thế nào? Họ trả lời: Ngày xưa người nước ngoài giỏi hơn, người Việt học hỏi và làm theo. Bây giờ phần lớn người Việt giỏi hơn. Tôi chưa kịp mừng thì họ nói tiếp: ?oTụi này có ý tưởng, nghĩ ra mọi thứ và thực hiện mọi thứ nhưng phải cần? một ông Tây làm báo cáo.? Đúng là chưa kịp mừng đã nghe? xót xót.
    Và cũng không chỉ một người. Mấy người được hỏi đều trả lời như thế. Mấy anh bạn giám đốc kia, mấy anh bạn ?olàm thuê cao cấp? kia không phải là không hơn người. Nhưng họ cùng thuộc về một cộng đồng người Việt có ?otâm thế? chung thua kém các dân tộc khác. Cá biệt một số người tự luyện cho mình một ?otâm thế? vượt trội lên, nhưng họ cùng lúc phải vượt lên trên cả cái cộng đồng chung họ vốn là một thành viên đó. Tôi không muốn bình luận một số thiểu số cá biệt mà muốn nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn áp dụng cho đa số. Tâm thế người Việt chúng ta đã khá hơn, nhưng vẫn còn? kém lắm.
    Tạm kết
    ?oTôi có một ước mơ!? ?" đó là câu nói nổi tiếng của Luther King. Tôi cũng muốn dùng câu nói ấy để mong ước cho không chỉ năm mới này, tâm thế của người Việt mình, của chính tôi, của chính các bạn sẽ được nâng lên, trở thành động lực chính yếu giúp tâm thế của đất nước thực sự được nâng lên. Nếu không, mọi cố gắng cũng chỉ là vô vọng, và đất nước sẽ chỉ đạt được những vị trí cao, chứ chưa hẳn đã có một vị thế, tâm thế cao trên trường quốc tế!
    Nguồn: tạp chí X-cafe số 1

  7. diep_vi_hb

    diep_vi_hb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Hihi, bạn Kista đi du học + làm ăn về (phỏng ạ?) mà bức xúc quá hỉ?
    Mình cũng lo lắng là nếu (có thể được) sang TĐ học roài về, ko biết có ứng dụng được cái gì để làm nghề ở quê nhà không.
    Việc ko quay trở lại TĐ được vì có nhìu ràng buộc liệu liên quan zì đến mối quan hệ VN - TĐ ko Kista?
    Cái việc khắp nơi ngập tràn không khí "phấn khởi, hân hoan, tin tưởng,vững chắc,..." chắc là việc mà báo chí, truyền thông Việt Nam không thể không làm trong xu thế khó khăn hiện nay (của kinh tế VN & toàn thế giới).
    Chúc bạn tiếp tục "ko tham gia lừa đảo có hệ thống, ko bán hàng đểu, ko móc mánh, "mổ'''' miếc gì" mà vẫn tồn tại và khoan khoái ở quê nhà.
  8. Tuan_Ngoc_Pham

    Tuan_Ngoc_Pham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của @kista
    Nhờ mod chút nhé, vì mình vào cái thread ''''''''dành cho ngày về quê'''''''' gì đó ko thấy phần trả lời nên đành mạn phép viết nhăng ở đây, có gì mod cho giúp vào đó.
    Lâu mới log bằng nick vào đây, thấy mấy bác gửi cho pm, trong đó có bác hamn, nhưng mà cái svhoinhap toi rồi còn đâu!
    *********
    Mào đầu bằng câu, "rỗi và chán thì hay nói láo", nên có gì bà con tha cho!
    **., cuộc sống vô thường thật, hôm qua nhận được điện, hôm nay đi đám ma, thằng bé trẻ thật, mới 24 tuổi, tương lai ngời ngời,.., mà bị tông xe chết (**., giống hệt chuyện buồn của mình, giống nhiều thứ quá, mà thằng bé này năm 4-5 tuổi, mình thỉnh thoảng còn cõng đi chơi, đưa đi câu,...)
    Vậy là sao, là cuộc sống vô thường! Vậiy có cách gì để khắc phục không?! Xin thưa là éo có! Chỉ có cách duy nhất là thấy cái gì tốt, hay thì phải làm ngay, bằng không biết bao giờ làm được!
    Hôm vừa rồi, ngồi tán phét với cậu em trước cũng lang thang bên Stockholm. Chỉ có 1 tiếng thở nhẹ là, liệu sang năm có thể quya về đố chơi được ko nhỉ? Chả ai biết! Vì, càng lúc càng có nhiều ràng buộc! (hình như ko phải là tiền)
    **************
    Hơ, hình như năm 2006 mình ko kèn ko trống rời khỏi box này khi đang trong cuộc trial run. Ơn trời, trial run ko quá tệ, đại khái anh nông dân cũng có thể ăn tục nói phét với mấy thằng tư bổn hạng (ko xếp).
    Cuộc sống mưu sinh ở nhà thì quả là vẫn khó khăn, sống ở nơi ngòi rãnh như mình mà vẫn phải chịu sóng của quả bom A ở tận Mẽo. Tiên sư nó chứ, bọn Lehman bros. nó toi hôm trước thì hôm sau mình bị treo (chưa biết đến bao giờ) cái contract chỉ cần cầm bút ký là xong. (tiền thì chả nhiều, nhưng mà mở ra hướng mới rất hay).
    Mà cũng chẳng khó khăn, vì gần đây ơn (éo ai ko biết), các loại buôn giấy ở quê ta nở rộ, nhiều người đầu năm chả có tiền, mà cuối năm ngoảnh lại nói chuyện ăn thua bạc tỷ chả thèm nháy mắt nhíu mày! Hoan hô kinh tế thị trường định hướng XHNH!
    Mà mình cũng lạc loài cụ nói rồi, như ở nhà người ta đang "phấn khởi, hân hoan, tin tưởng,vững chắc,...", thì mình toàn nhìn thấy mấy tháng nữa:
    - giảm nguồn ngoại tệ nhập
    - treo nguồn vay
    - xuất khẩu giảm
    - nhập siêu tăng
    Mà mình thì,...
    Có điều mình chắc phải sống chết trong vũng lầy nhân thế ở quê nhà rồi. Éo chịu được cuộc sống quê người (kể cả đã từng tthử sống ở mức kha khá ở tây rồi, nhưng mà ko hợp). Vậy phải làm gì để tồn tại và khoan khoái một cách bần tiện ở nhà? Hình như biết, hình như không, mọi thứ vô thường lắm!
    (ah, báo cáo cái, từ 2006 đến nay, tớ ko làm bất cứ cái gì mà tớ éo thích, ko tham gia lừa đảo có hệ thống, ko bán hàng đểu, ko móc mánh, "mổ'''''''' miếc gì; nhưng cũng có những thứ cơ bản mà con người ở quê ta cho là "được".)
    Được Tuan_ngoc_pham sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 03/10/2008
  9. catepi

    catepi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2008
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Các anh, chị làm em thấy nản quá. Lúc trước khi sang đây mẹ em dặn là cố gắng học hành, tìm hiểu cái gì hay ở bên đấy rồi so sánh với VN, bản thân lúc ấy cũng hy vọng lắm...Học sắp xong rồi mà vẫn ko thấy cái gì hay ho cả, lang thang, lông bông qua ngày, thấy bọn tây cũng ko hơn mình là mấy, cũng bươn trải, lai lưng ra làm (đấy là em nói những người thuộc low-middle class, mà em cũng chỉ biết những người như thế thôi). Vẫn đi học đều, vẫn làm bài đầy đủ, nhưng chả học đc cái gì hết...Đi làm toàn việc chân tay, mà còn ko có mà làm trong hoàn cảnh khủng hoảng như hiện nay. Chả biết về nhà thì có việc gì mà làm ko nữa. Mà ở bên này thì cũng vật vờ. Thấy các em hăm hở du học lắm, mà ko biết nên khuyên thế nào...
  10. kbchoho

    kbchoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    với nhưfng ai đi du học, hâ?u hết chư?ng na?o ô?n định cuộc sống ơ? nước ngoa?i rô?i vê? thăm quê. Đến khi na?o đất nước thực sự hô?i sinh, đô?i thay va? đô?i mới; thi? anh em sef vê? xây lại quê hương, bô?i đắp quê hương.

Chia sẻ trang này