1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lai rai chén rượu giang hồ (Huỳnh Ngọc Chiến)

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi bactinhlang, 31/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu : mệnh đề phụ trong tác phẩm Kim Dung​
    Mỗi khi nói đến truyện võ hiệp, người ta thường nghĩ cảnh binh đao sát phạt, mọi việc đều có thể được giải quyết bằng võ công. Thế nhưng trong tác phẩm Kim Dung thì tình yêu lắm khi lại đóng vai trò chủ đạo. Nó điều hoà, dung hợp và đôi lúc cứu vãn được nhiều tình thế bế tắc. Nói theo ngôn ngữ Heidegger, một triết gia hiện sinh Ðức, ta có thể nói tình yêu trong tác phẩm Kim Dung là một loại ?omệnh đề phụ?o. Nhưng loại mệnh đề phụ đó thường làm thay đổi cả toàn văn, hoặc giúp người đọc nhìn lại các mệnh đề chính trong một làn ánh sáng khác.
    Trong các tác giả phương Ðông, hiếm thấy có ai miêu tả tình yêu nhiều sắc thái đến kì lạ như Kim Dung. Có tình yêu lãng đãng thần tiên của Dương Qua với Tiểu Long Nữ, có tình yêu quay quắt đến đớn đau của Lệnh Hồ Xung với Nhạc Linh San, có tình yêu si dại cuồng điên của Du Thản Chi với A Tử, có tình yêu tuyệt vọng của Mục Niệm Từ với Dương Khang, có tình yêu cục mịch chân chất của Quách Tĩnh với Hoàng Dung, có tình yêu say đắm thiết tha, sẵn sàng khước từ tất cả danh lợi của trần gian để đổi lấy một nụ cười của Ðoàn Dự với Vương Ngọc Yến, có tình yêu lãng mạn kiểu ?ohồn **** mơ tiên ?o của tiểu ni Nghi Lâm với anh chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung, có tình yêu ngang trái đau thương của Trương Thuý Sơn với Hân Tố Tố, có tình yêu tha thiết ngậm ngùi và thuỷ chung của Tiêu Phong với A Châu, có tình yêu oan nghiệt cuả phương trựơng Huyền Từ với nữ ma đầu Diệp Nhị Nương, có tình yêu thơ dại hồn nhiên của Hân Ly với Trương Vô Kị, có tình yêu mang đầy cừu hận của Mai Phương Cô với Thạch Thanh v.v...
    Tinh yêu đôi lứa vẫn luôn là vấn đề muôn thuở để con người ca ngợi, phẩm bình. Nó đã làm khô héo biết bao trái tim và đã làm hồi sinh biết bao tâm hồn. Nói theo Phật giáo, nếu như nước mắt chúng sinh nhiều hơn cả đại dương, thì ắt hẳn trong cái đại dương mênh mông ấy có bíết bao nhiêu là nước mắt đã đổ xuống vì tình yêu ! Hàng triệu triệu bài thơ tình đã được viết khắp năm châu bốn bể suốt vòm trời kim cổ, cũng chỉ để nói lên sự đa dạng đến kì lạ của tình yêu. Nó di dời bình diện khắp nơi khắp chốn, hiện diện trên khắp mặt biển dâu và không ai có thể xác định đâu là tố chất tạo nên tình yêu.
    Ai dám nói rằng tội lỗi lại không là yếu tố hấp dẫn để đưa đến tình yêu ? Có ai ung thối và băng hoại cho bằng Dương Khang, kẻ không thiết tha gì ngoài quyền lực và giàu sang phú quí, thậm chí chối bỏ cả cha ruột của mình, để chạy theo cái bã hư vinh ? Ấy thế mà người con gái đoan trang, hiền thục như Mục Niệm Từ lại suốt đời lại thương yêu, chung thuỷ trong tuyệt vọng với con người đó. Cho dẫu khi Dương Khang nằm phơi xác bên ngoài ngôi cổ miếu hoang tàn, được xem như là một báo ứng cho những tội lỗi của y, thì Mục Niệm Từ vẫn mang hình ảnh đau thương đó về một ngôi chùa xa xăm hoang tịch. Cửa Phật vô biên có thể sẽ giúp cho linh hồn Dương Khang siêu thoát, nhưng liệu có đem lại bình yên cho hồn thục nữ đang nát tan bởi mối tình đầu ?
    Một Kỉ Hiểu Phù dịu hiền sẵn sàng không tuân sư mệnh, và chấp nhận cái chết để khỏi phải sát hại Quang Minh tả sứ Dương Tiêu, kẻ mà theo sư phụ nàng là đã làm tan nát đời nàng. Cảnh tượng chưởng môn phái Nga Mi Diệt Tuyệt sư thái vận kình lực vào lòng bàn tay và đặt lên đầu người môn đồ đang quì gối, để buộc nàng phải chấp thuận yêu cầu của mình - qua ánh mắt trẻ thơ của Trương Vô Kị - thật là lâm li. Và cái lắc đầu của Kỉ Hiểu Phù có thể được xem như là một bước ngoặc làm dao động cả trang sử đạo lí truyền thống của võ lâm: tiếng nói thiết tha đằm thắm của tình yêu chân chính đã thắng tiếng nói đạo lí cứng nhắc của sư môn. Cái tên Bất Hối (không hối hận) mà nàng đặt cho con gái đã đội mũ triều thiên cho hai chữ Tình yêu. Và những cành hoa dại trên nấm mộ của nàng nơi rừng vắng, sẽ mãi lộng lẫy như một vòng hoa diễm lệ, điểm trang thêm cho thiên tình sử đầy nước mắt của võ lâm Trung nguyên.
    Một Ðoàn Dự khước từ vương vị, chối bỏ quyền lực vinh hoa, suốt đời cứ rong ruỗi khắp giang hồ để mê mãi chạy theo tà áo phất phơ của Vương Ngọc Yến. Yêu say đắm, yêu hơn cả yêu bản thân mình mà không cần chiếm hữu, không cần được đáp lại, chỉ cần thỉnh thoảng được thấy nàng cười hoặc liếc nhìn là đủ hạnh phúc rồi ! Ta thấy có một chút gì tương đồng trong tình yêu của giữa Ðoàn Dự với Người làm vườn của Tagore. Có thể nói đến cả tình yêu của Du Thản Chi với A Tử nữa, nhưng trong tình yêu cuồng điên si dại của Du Thản Chi có chút gì bất nhẫn, đó là sự tận tuỵ của một con vật trung thành ! Còn Vương Ngọc Yến dường như sinh ra chỉ để yêu và phụng sự cho tình yêu. Người con gái diễm kiều thông tuệ ấy thấu hiểu tất cả võ công trên đời, nhưng chỉ tha thiết với tình yêu. Và cuối cùng nàng đáp lại tình yêu của Ðoàn Dự như một cái gì tất yếu: tìm lại tinh thể tinh yếu (essence) của chính mình. Hai người sinh ra chỉ để yêu nhau, và cuối cùng họ đã tìm thấy ?omột nửa còn lại? của nhau, đúng lúc cận kề với cái chết giữa đáy giếng khơi !
    Một Hoàng Dung thông minh, giảo quyệt là thế lại đi yêu anh chàng cục mịch Quách Tĩnh được mệnh danh là ?ocon trâu nước?. Biết đâu trong cái chất phác khù khờ lại hàm chứa nhiều điều lôi cuốn một tâm hồn thông minh nhạy cảm ?
    Còn có gì đáng buồn cười hơn khi ta hình dung lại cảnh tượng gã tửu đồ lãng tử Lệnh Hồ Xung cung kính quì lạy cô bé Nhậm Doanh Doanh thấp thoáng sau tấm sáo trúc, luôn miệng gọi là ?obà bà? và kể lể tất cả nỗi niềm tâm sự, trong lúc tuyệt vọng thương đau trong mối tình đầu với cô tiểu sư muội Nhạc Linh San? Vậy mà giây phút đó lại gây một tiếng sét ái tình, một ?ocoup de foudre?o cho vị Nhậm đại tiểu thư vốn cực kì cao ngạo. Và cô bất chấp thân phận ?oThánh cô?, bất chấp tai tiếng thị phi trên giang hồ, chiến thắng cả lòng kiêu ngạo, đã liều lĩnh cõng tên lãng tử Lệnh Hồ Xung bệnh hoạn kia lên Thiếu Lâm tự cầu xin Phương Chứng đại sư dùng Dịch cân kinh chữa bệnh cho y, và sẵn lòng chấp nhận cái giá phải đổi là chung thân ngục tù trong thạch thất ! Tình yêu đầu đời quả có sức lôi cuốn đến là kì lạ và thậm chí nhiệm mầu. Ðúng như Pascal bảo ?oLe coeur a des raisons que la raison ne connait point ?o. Con tim có những lí lẽ mà lí trí không làm sao hiểu nỗi. Không ai có thể lí giải được. Mà nếu lí giải được thì có lẽ đó không còn là tình yêu nữa, ta phải gọi bằng một cái tên khác !
    Khi Hân Ly gặp gỡ lần đầu và yêu Trương Vô Kị rồi, thì suốt đời cô chỉ biết có cái hình ảnh đó mà thôi. ?oCái giây phút ban đầu ?o thiêng liêng và kì lạ đó đã để lại trong tâm hồn cô một ấn tượng sâu sắc đến diệu kì. Sau một thời gian dài ngoài Linh Xà đảo, khi quay về Trung thổ gặp lại chính Trương Vô Kị, dưới tên giả là Tăng A Ngưu, trong đống tuyết thì cô vẫn chỉ nhớ đến hình ảnh Trương Vô Kị ngày xưa ! Có một chút thơ dại hồn nhiên trong mối tình đầu của cô gái chuyên luyện độc công ?oThiên thù tuyệt hộ thủ ?o đó. Tình yêu đầu đời đã thắp sáng trong tâm hồn cô ngọn lửa tinh khiết thiêng liêng mà thời gian trôi qua, bão giông đời vẫn không làm cho tắt được.
    Trên đời này làm gì có ai quái ác và tàn nhẫn cho bằng A Tử đối với Du Thản Chi? Nhưng cô bé đó lại yêu thiết tha người anh rể Tiêu Phong, và rất sẵn lòng chấp nhận hi sinh vì cái tình yêu trái ngang vô vọng ấy. Trong trái tim lạnh lùng, tàn ác của cô bé vô cùng tinh quái kia, tinh quái đến mức cực kì độc ác gần như mất cả tính người, vẫn còn chỗ cho một tình yêu trong trắng chân thành ! Một cô bé mới mười mấy tuổi đầu lại có thể sống đến tận cùng hai thái cực : tàn nhẫn và đắm say. Trong văn học cổ kim có lẽ khó có cảnh tựơng nào thảm khốc và làm tan nát lòng người bằng cảnh A Tử móc mắt ném trả lại cho Du Thản Chi và ôm xác Tiêu Phong chạy rơi vào hố thẳm. Ông Bùi Giáng nhận xét cực hay: đó là triệt để mù loà chạy vào sa mạc của tình yêu.
    Trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung còn đi xa hơn các tác giả võ hiệp khác khi tạo nên mối tình câm lặng của cô tiểu ni xinh đẹp Nghi Lâm với gã lãng tử Lệnh Hồ Xung. Thân phụ Nghi Lâm là gã đồ tể, chỉ vì yêu một ni cô mà phải xuất gia, lấy pháp danh Bất Giới hoà thượng (hoà thượng mà không theo một giới luật nào!). Bất Giới cục mịch là thế nhưng vẫn có cái can đảm nói lên và thực hiện được tiếng nói thực của lòng mình. Có một chút thô tục lẫn hài hước, song vẫn đáng mến trong cái gọi là tình yêu của ông ta. Còn tình yêu của Nghi Lâm đối với Lệnh Hồ Xung có thể được goi là tình yêu chăng ? Nó mơ hồ man mác kiểu ?oHồn **** mơ tiên?o của Khái Hưng. Không quay quắt đớn đau, không ầm ỉ, không lộ liễu. Trái tim thiếu nữ ngây thơ của cô tiểu ni kiều diễm kia biến thành bãi chiến trường cho sự tranh chấp giữa hai tiếng gọi đời và đạo. Cô thương nhớ gã đến héo hắt, đến tiều tuỵ cả dung nhan, nhưng đáng yêu biết bao khi ngày ngày cô vẫn thành tâm cầu nguyện Bồ tát phù hộ cho cho gã Lệnh Hồ đại ca, mà cô ngày đêm tưởng nhớ đó, được suốt đời hạnh phúc với Doanh Doanh! Một tình yêu thuần nhiên thanh khiết như dòng suối trong suốt, không bợn một chút dục vọng nào. Có thể mai sau hình ảnh của gã ?oLệnh Hồ đại ca? sẽ thỉnh thoảng vương vấn trong từng trang kinh của vị tân chưởng môn phái Hằng Sơn đó, nhưng chắc chắn nó sẽ không làm khuấy động nhiều cõi thanh tu !
    Hầu hết những mối tình của các nhân vật chính của Kim Dung đều kết thúc trong đau thương hoặc dang dở, bởi định kiến, bởi ngộ nhận, bởi cái công thức chính tà cứng nhắc của con người. Liệu cái chết của Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố, một cặp Romeo và Juliette phương Ðông, có nối kết được những gì còn để dở dang trong cuộc sống ? Cái chết đau thương của A Châu trở nên vô cùng bi tráng khi nó soi sáng được biết bao nhiêu điều ngộ nhận. Có phải Kim Dung muốn đi theo con đường sáo mòn của loại khuôn khổ: Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở (thơ Hồ Dzếnh) ? Không, Kim Dung còn đi xa hơn khi cho thấy những mối tình, nếu không kết thúc trong bi thương, đoạn trường thì đều tựu thành trong cái bất toàn của nó. Luôn luôn có một điều mất mát trong những mối tình trọn vẹn. Kim Dung vẫn tỏ ra trung thành với cái qui luật cực kì sâu sắc của phương Ðông : Tạo hoá đố toàn. Tạo hoá luôn luôn ghen tị vơi cái gì toàn mỹ. Mối tình thần tiên của Dương Qua với Tiểu Long Nữ chỉ tựu thành khi Tiểu Long Nữ không còn là thiếu nữ, mà đau đớn thay, lại do bởi một tên đồi bại phái Toàn Chân ! Trương Vô Kị phải mất ngôi Giáo chủ Minh giáo mới có thể ngày ngày ngồi vẽ lông mày cho Triệu Minh ! Ðoàn Dự lấy Vương Ngọc Yến và Hư Trúc lấy công chúa Mộng Cô cũng chỉ để thành toàn cái tình yêu cay đắng và đau thương, mà người anh kết nghĩa của họ là Tiêu Phong còn để dở dang trong bi hận. Lệnh Hồ Xung chỉ có thể rong chơi giang hồ cùng Nhậm Doanh Doanh để cùng nhau tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ khi cô tiểu sư muội của mối tình đầu đã nằm yên dưới mộ!
    Tiếng nói mạnh mẽ và có năng tính cao nhất trong tác phẩm Kim Dung vẫn là tiếng nói của tình yêu. Nó biến hoá thiên hình vạn trạng, băng qua máu lửa, đắm chìm trong nước mắt, lôi cuốn con người vào tận cùng của đam mê say đắm, của hi sinh, của khổ đau, của hạnh phúc, và thậm chí của tội lỗi nữa. Trong các nhân vật chính của Kim Dung có lẽ Mộ Dung Phục là một ngoại lệ : y không hề biết đến tình yêu. Y có khát khao điều gì ngoài việc khôi phục lại một nước Ðại Yên hão huyền ? Và vì cái giấc mộng đế vương rồ dại đó, y đã khước từ tình yêu của Vương Ngọc Yến. Có ai ngờ nỗi con người đã từng được mệnh danh là con rồng trong võ lâm đó lại có thể nhẫn tâm nhanh chóng trở mặt giết cả người thân thuộc để lấy lòng Ðoàn Diên Khánh, nhằm thực hiện cho được ý đồ. Và kết cục tất yếu là y phải trở thành người điên sống trong cơn mộng đế vương hư ảo với y phục của phường tuồng và quần thần là đám trẻ con chạy theo xin kẹo bánh !
    Phải chăng Kim Dung muốn cho ta thấy dẫu tình yêu có đem lại vô vàn khổ luỵ đi nữa thì nó vẫn là tiếng nói nhân bản nhất của con người, và kẻ nào không biết đến tình yêu, kẻ nào quay lưng lại với tiếng nói đằm thắm của con tim đều tự mình đánh mất đi những gì đẹp đẽ nhất trong đời và luôn luôn đi đến một kết cục cuồng điên?

    Được Ngon_Gio_Buon sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 14/09/2004
  2. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Ghen tuông - ?o sản phẩm phụ của tình yêu? - trong tác phẩm Kim Dung ​
    Ớt nào là ớt chẳng cay
    Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng !
    (Ca dao)

    Chúng ta đã quá quen với câu ca dao trên. Và đó có lẽ là ?obửu bối? mà những người vợ cả ghen thường xuyên dùng để biện minh cho những ?olọ dấm chua? mà mình đã đổ ra. Nhưng gẫm cho cùng thì câu ca dao đó vẫn thiếu chút thiếu sót, vì không phải tất cả các loại ớt đều cay. Ớt vẫn có loại không cay, chỉ dùng để làm kiểng và trang trí, còn phụ nữ thì chắc chắn không có ai lại không ghen một khi đã yêu thực sự, dầu người đó có phải là ? chồng mình hay không. Như vậy, ngẫm ra phụ-nữ- khi-yêu còn cay hơn cả ớt! Nhưng Thượng Đế quả thật là đấng Toàn Năng Toàn Trí, và vô cùng thông minh hóm hỉnh, khi để cho những hậu duệ thực sự của A-Đam không thích những thứ ngọt ngào, mà lại thích những món đăng đắng, cay cay. Bởi vậy, đâu có người đàn ông nào lại thích ăn chè hay uống nước ngọt (có lẽ vì nó mau ớn lắm!), mà khắp thiên hạ chỉ toàn thấy loại đàn ông thích cà phê (là thứ đăng đắng!) và rượu (là thứ cay cay!). Cho nên họ yêu phụ nữ và lấy vợ chỉ để tận hưởng những thứ cay nồng!
    Sử ký Tư Mã Thiên chép rằng Lữ Hậu, là vợ của Hán Cao tổ Lưu Bang, rất ghen với Thích Cơ. Thuở còn sống, Lưu Bang sủng ái Thích Cơ, và muốn lập con Thích Cơ kế vị. Lữ Hậu, nhờ mưu của Trương Lương, mời bốn ẩn sĩ ở trong núi về làm vây cánh và rốt cuộc Lưu Bang phải lập con của Lữ Hậu lên ngôi thái tử là Hiếu Huệ Đế về sau. Khi Lưu Bang băng hà, Lữ Hậu bèn cho chặt tay chân Thích Cơ, móc mắt, đục thủng tai, cho uống thuốc thành câm và đem bỏ vào nhà tiêu, gọi đó ?ocon người lợn?. Hiếu Huệ Đế thấy mẹ làm vậy, bèn khóc mà nói : ?oĐây không phải việc làm của con người!? (Sử ký Tư Mã Thiên, Lữ Hậu bản kỷ). Đó là sự ghen tuông tàn nhẫn khoáng tuyệt cổ kim, làm cánh đàn ông, dù mới chỉ đọc sách thôi, cũng đã đủ để giật mình rợn gáy !
    Có lẽ không ai trong chúng ta lại không nhớ đến cái ghen của Hoạn Thư với Thúy Kiều. Cô tiểu thư họ Hoạn chỉ cần tung ra vài chiêu nhẹ nhàng là đủ khiến cho đôi bên Thúc Sinh và Thúy Kiều chỉ biết ?onhìn nhau mà lệ ứa, mỗi ngày một cách xa? (thơ Lưu Trọng Lư). Xưa nay, nhiều người đã lên án cái ghen của Hoạn Thư là cái ghen thâm độc (?), nhưng quên rằng trong thâm tâm, cụ Nguyễn Du vẫn xem trọng Hoạn Thư vô bờ bến, vì cô đã làm được một điều xứng đáng với tấm lòng từ bi của Bồ Tát : đó là cô thực sự tôn trọng tài hoa của Thúy Kiều. ?oRằng : tài nên trọng mà tình nên thương? (Kiều, 1900). Tôn trọng tài hoa của tình địch là điều mà phụ nữ cổ kim hiếm ai, nếu không muốn nói là không có ai, làm nỗi. Cái ghen của Hoạn Thư là sự ghen tuông thường tình, nhưng cái ghen đó đã đi chung với cái tâm Bồ Tát siêu tuyệt thượng thừa.
    Nhưng đâu phải chỉ con người mới biết ghen. Thần linh, khi đã yêu, cũng ghen tuông không kém. Thần thoại Hy Lạp đã cho ta thấy những trận ghen tuông kinh hoàng của Héra, vợ vương thần Zeus. Trong văn học nhân loại , dường như chỉ có thần tiên trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc không hề ghen tuông, có lẽ chỉ vì một lý do đơn giản là họ không hề biết thế nào là tình yêu thực sự. Mà nơi nào không có tình yêu, nghĩa là không có ghen tuông giận hờn, thì chán lắm, giống như suốt đời ngồi vào bàn nhậu chỉ để ăn chè ! Bởi vậy Lưu Thần, Nguyễn Triệu phải vội vã bỏ tiên giới để quay về lại với trần gian. Sống ở tiên giới để làm gì nếu như cứ suốt ngày thơ thẩn với những tiên nương kiều diễm nhưng chỉ biết đàn ca múa hát, giống như những con búp bê robot xinh đẹp đã được lập trình ?
    Kim Dung là một trong những tác gia hiếm hoi của phương Đông mô tả tình yêu nhiều sắc thái đến lạ kì. Cho nên cũng hiếm có tác giả nào có thể mô tả cái ghen đa dạng và nhiều màu sắc đến vậy. Tác phẩm Kim Dung cho ta những ấn tượng sâu sắc về sự ghen tuông. Ghen tuông luôn đi đôi với tình yêu trong những tiếng cười gằn lạnh lẽo, cũng như trong những giọt nước mắt thương đau. Đôi khi nó có mang tính chất ngớ ngẫn như ông lão Bạch Tự Tại , chưởng môn phái Tuyết Sơn, ghen với lão ma đầu Đinh Bất Tứ. Có lẽ khi ghen vì yêu thì người ta dễ dàng biến thành trẻ con, dù ở bất kỳ lứa tuổi và thân phận nào.
    Trong Hiệp khách hành, Mai Phương Cô vì giận Thạch Thanh đã phụ rẫy mình, nên bắt cóc con trai của vợ chồng cặp Hắc Bạch song kiếm này đem về đày đọa thành đứa trẻ ăn mày cầu bơ cầu bất, cô bắt nó sống thực khổ sở cho đỡ uất hận. Oái ăm hơn nữa, cô đặt tên cho thằng bé là Cẩu Tạp Chủng (Chó lộn giống). Bút lực Kim Dung quả rất thâm hậu khi hé mở được cái tâm lý nhỏ nhen và phức tạp của người phụ nữ ghen tuông. Đúng thôi. Ta yêu ngươi tha thiết, điều đó ngươi đã biết, vậy mà ngươi không đến với ta, ruồng rẫy tấm lòng ta, thì dù ngươi có lấy bất kỳ ?ocon mụ đàn bà? (!) nào khác trên cõi đời này, vợ chống người chỉ có thể sinh ra loại ?ochó lộn giống? mà thôi ! Đúng như người ta nói : dưới mắt một người phụ nữ đang ghen thì tất cả người đàn bà nào yêu người mình yêu, bất kể trình độ hay xuất thân, bất kể là thượng lưu trí thức hay kỳ nữ giang hồ, đều là loại người trắc nết hư hỏng, và dĩ nhiên là đáng bỏ đi. Vì ghen với mẹ mà oán hận cả con. Đó cũng là cái ghen rất thường tình của phụ nữ và cũng rất đáng cảm thông.
    Ni cô Nghi Lâm yêu Lệnh Hồ Xung tha thiết, yêu đến tiều tụy cả dung nhan, nhưng lại không ghen, bởi vì tâm hồn cô là tâm hồn thánh nữ, và có lẽ cô tiểu ni diễm kiều tuyệt tục đó không ?. dám ghen! Trong thâm tâm, cô đã yêu nhưng lại luôn luôn lo sợ mang tội với Bố Tát. Ăn trộm một trái dưa giữa đồng vắng cho Lệnh Hồ Xung mà cô đã xem là chuyện tày trời, huống gì đi ? ăn trộm một trái tim ! Thân đã gởi nơi cửa Phật, suốt đời rau dưa kinh kệ, mà tâm hồn lại đi lưu luyến một gã lãng tử giang hồ thì, với cô, đó sẽ là tội đáng bị đày xuống mười tầng A Tỳ địa ngục, vĩnh viễn không thể siêu sinh.
    Chả bù với mẹ cô. Bà ta nguyên là một ni cô xinh đẹp, vì cảm động trước tấm chân tình của Bất Giới hòa thượng mà chấp nhận hoàn tục. Như vậy, kể ra tình yêu cũng sâu sắc lắm. Vậy mà chỉ vì thấy Bất Giới hòa thượng bế con đứng ngoài cổng nói chuyện một vài câu gì đó với một cô nương qua đường, là đủ để bà ta đùng đùng ?ođổ dấm chua? và bỏ đi mất biệt. Bất Giới hòa thượng đành đem gởi Nghi Lâm vào phái Hằng Sơn, bà ta bèn giả câm để vào quét dọn và ngầm chăm sóc Nghi Lâm. Khi bắt được Bất Giới hòa thượng, bà cho treo ông lên cây để cho cả thiên hạ biết được kẻ ?obạc tình hiếu sắc nhất thiên hạ? ! Đó là cái ghen vớ vẫn và cùng cực ích kỷ của một ni cô dở hơi khi hoàn tục, và là loại dấm chua nhất trong thiên hạ.
    Khang Mẫn là vợ của Mã Đại Nguyên -Phó bang chủ Cái bang, cô luôn tự hào về nhan sắc làm điên đảo khách giang hồ của mình, lại đem lòng ngưỡng mộ bang chủ Tiêu Phong, nhưng Tiêu Phong không để ý. Và điều đó đã gây nên tấn thảm kịch cho Tiêu Phong, tấm thảm kịch mấu chốt trong Thiên Long Bát Bộ. Cô sẵn sàng hiến thân cho trưởng lão Cái bang là Bạch Thế Kính và Toàn Quán Thanh để kéo thêm vây cánh nhằm hạ bệ Tiêu Phong. Dầu lúc đó, Tiêu Phong không có người yêu, và không yêu ai ngoài ruợu, như vậy không có ai để cô ghen, nhưng với phụ nữ hiếu thắng và độc đoán như Khang Mẫn thì trong thâm tâm cô vẫn đang ngấm ngầm ghen mà cô không hề hay biết. Thuở còn bé, nhà nghèo, ngày Tết cô không có áo hoa; thấy người hàng xóm có áo hoa xinh đẹp, cô lén lấy trộm về, không phải để mặc, mà để xé nát ra. Cô không có áo hoa thì có nghĩa là không được ai có cả. Cô đã thầm yêu Tiêu Phong, nhưng cô không chiếm được trái tim Tiêu Phong thì có nghĩa là không một ai có quyền chiếm lấy trái tim đó cả. Cô đang ngấm ngầm ghen với người phụ nữ nào đó sẽ đến với Tiêu Phong, vì điều đó có nghĩa là, dưới mắt Tiêu Phong, người phụ nữ đó xứng đáng hơn cô. Cho nên, khi bị trọng thương sắp chết, cô vẫn ***g lộn ghen tuông với A Châu, dù biết rằng A châu đã chết. Biết Tiêu Phong đang nóng lòng muốn biết thủ phạm gây ra tấn thảm kịch cho gia đình ông tại Nhạn môn quan năm nào, cô vờ bảo Tiêu Phong cô sẽ tiết lộ tên người đó, với điều kiện Tiêu Phong phải ôm cô vào lòng trước khi chết. Đó là cái ghen của một phụ nữ biết mình xinh đẹp nên hiếu thắng và tàn nhẫn. Nhưng tân nguyện chỉ xin được một vòng tay ôm của người mình yêu trước khi chết ngẫm ra cũng đáng thương.
    A Châu là cô gái thông minh và hiếu hạnh. Cô dùng cái chết để giải tỏa mối oan cừu, do ngộ nhận, giữa Tiêu Phong và Đoàn Chính Thuần. Thế nhưng dầu đã qua đời, cô vẫn bị ghen bởi chính người em ruột cô là A Tử, người mà cô gởi gắm cho Tiêu Phong trước khi nhắm mắt. Cô bé tinh quái A Tử do yêu người anh rễ Tiêu Phong một cách tuyệt vọng, nên đâm ra ghen cả với người chị đã mất. Khi sống, cô bé ngang ngược và tai ác này không thể thỏa mãn ước mong, thì tại Nhạn môn quan cô đã được toại nguyện là cùng vùi thây với Tiêu Phong nơi vực thẳm. Sinh vi đồng thất thân, tử vi đồng huyệt trần (Sống thì cùng ở một nhà, chết đi nấm mộ xin là nơi chung - thơ Bạch Cư Dị). Tình yêu đã đắm say cho nên cái ghen cũng nghiệt ngã, bởi vậy cô không thể không ghen với người chị ruột A Châu. Đó là cái ghen vừa mãnh liệt lại vừa trẻ con.
    Hai cao thủ tuyệt đỉnh phái Tiêu Dao là Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy vì cùng yêu Vô Nhai Tử, kẻ tranh sư huynh người giành sư đệ, mà đánh ghen với nhau từ thuở thanh xuân cho đến lúc gần đất xa trời, chỉ vì muốn khẳng định rằng trong trái tim của vị chưởng môn kia chỉ có hình bóng của mình thôi. Trận huyết đấu cuối cùng giữa hai bà già ở cái tuổi xấp xỉ một trăm, khi mà Vô Nhai Tử đã chết, quả vừa buồn cười vừa cảm động. Lúc sắp mất người nào cùng lập mưu để được chết sau, xem như đó là cách chiến thắng tình địch trong trận đấu kéo dài suốt cả thế kỷ ! Khi cả hai phát hiện ra người trong bức tranh của Vô Nhai Tử là vị sư muội xinh đẹp của mình, họ vừa mừng vì đó không phải là tình địch của mình, nhưng lại đau xót vì đó không phải là mình. Đúng là gừng càng già càng cay, người càng già càng ghen. Đó là cơn ghen ?othế kỷ? !
    Đao Bạch Phụng là vương phi của Đoàn Chính Thuần vì ghen và hận thói lăng nhăng của chồng nên đã không ngần ngại hiến thân cho một kẻ ăn xin mình tình cờ gặp trong đêm tối tại sân chùa Thiên Long. Cung phi của một vương gia với tấm thân nghìn vàng và dung nhan xinh đẹp, chỉ vì ghen tuông lại đi hiến thân cho một tên ăn mày ghẻ lở nhơ nhớp nhất trên đời. Vì ghen tuông thành oán hận, vì oán giận đâm mù quáng. Rõ đúng đàn bà dễ sa ngã nhất là lúc họ hận chồng. Đó là chi tiết cường điệu quá mức, nhưng lại là một cách trả thù kỳ quái vì ghen tuông, mà chỉ Kim Dung mới nghĩ ra.
    Đã yêu thì phải ghen. Tất nhiên. Có lẽ bà E-Va là người phụ nữ duy nhất trên đời không biết ghen vì bà là ?ođại lý độc quyền? của A-Đam và không có đối thủ để cạnh tranh ! Yêu. Ghen. Hận. Uất. Ghét. Thương. Oán. Lệ. Thù. Tất cả những từ quen thuộc và thậm chí sáo mòn đó góp phần tạo nên sự đa dạng đến kỳ diệu của tình yêu. Do đó, cái ghen, ?osản phẩm phụ của tình yêu?, cũng biến hóa thiên hình vạn trạng. Như tâm lý phực tạp và cực kỳ mâu thuẫn của phụ nữ! Môn chiêm tinh học làm gì có nếu như không có môn Thiên văn học ? Hai chữ ?oghen tuông? làm gì tồn tại trong tự điển sống của những phụ nữ không biết đến tình yêu ? Tại hạ xin kính cẩn đặt câu hỏi cùng tất cả bạn đọc : ?oTâm sự ghen tuông của những phụ nữ trong thiên hạ đáng thương hay đáng giận? ?
    Được Ngon_Gio_Buon sửa chữa / chuyển vào 22:01 ngày 14/09/2004
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Quyển sách Lai rai chén rượu giang hồ của Huỳnh Ngọc Chiến đã có trên thị trường chưa?Tại hạ nghĩ chỉ cần chúng ta đọc sách là được rồi, có nhất thiết phải post lên dài dài mỏi cần cổ thế không, lang huynh đệ?Có ai muốn xem quyển sách đó thì cứ liên hệ với tại hạ theo số 0919164506.
  4. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Bằng hữu nên chịu khó quay lại trang đầu, nhìn lên trên, đấy, đấy, cái bài đầu tiên đấy ạ. Nhâm nhi ki kĩ lại cái mục đích của bạc tình lang đi rồi hẵng post bài.
    To Bạc tình lang : tại hạ mạn phép sửa một số chỗ trong bài post của bằng hữu - để đọc cho nó dễ - nếu có điều gì ko bằng lòng, cảm phiền PM thông báo cho tại hạ. tks.
    Được Ngon_Gio_Buon sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 14/09/2004
  5. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Bằng hữu nên chịu khó quay lại trang đầu, nhìn lên trên, đấy, đấy, cái bài đầu tiên đấy ạ. Nhâm nhi ki kĩ lại cái mục đích của bạc tình lang đi rồi hẵng post bài.
    To Bạc tình lang : tại hạ mạn phép sửa một số chỗ trong bài post của bằng hữu - để đọc cho nó dễ - nếu có điều gì ko bằng lòng, cảm phiền PM thông báo cho tại hạ. tks.
    [/QUOTE]
    Được Ngon_Gio_Buon sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 14/09/2004
    Chấp pháp cứ tự nhiên chỉnh sửa sao cho phù hợp là được.Chỉ yêu cầu là không xâm phạm đến nguyên bản nhé.
    Sao nhìn cái số lần vào đọc với số bài trả lời mà nó buồn thế?.Chẳng lẽ quý vị bằng hữu chỉ đọc thôi chứ không có ý kiến bình luận gì cả à?
  6. speedkn

    speedkn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.881
    Đã được thích:
    0
    he he, thể thấy tinh thần bà con tron cốc yêu mến Dương Quá - TLN hơi nhìu, hum nào tớ type cái: DQ-TLN: bí mật tìn iu của Nghê Khuông lên chơi Vui đáo để
  7. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Tỷ nương ơi, tiếng Việt của ta giàu như thế, đẹp như thế, sao tỷ nương lại nỡ bóp méo nó như thế?
  8. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    hê, được huynh đệ bật đèn xanh cho bình luận thì tại hạ nhào vô à:
    - Huỳnh Ngọc Chiến lão ca có thể nói là : (nhạc rap việt nam)1 trong những người đi trước, dẫn đường mở bước cho tụi mình mơ ước, thật là có phước.!!
    - lão ca rất am hiểu về lĩnh vực văn hoá của phương tây.----> có lẽ lão ca này sinh sống ở trời tây??
    , và có 1 cái nhìn và cách so sánh giữa văn hoá phương tây với văn hoá phương đông.
    -tuy nhiên cũng như lão ca khác là vũ đức sao biển là do hạn chế về tầm nhìn(chủ yếu nguyên nhân là do khoảng cách về thế hệ!@$#%) nên thật ra cách nhìn nhận của lão ca thường khác biệt với thế hệ bây giờ.ví dụ đơn giản là ta chèo lên 1 cái cây cao 2 mét nhìn xuống thấy cảnh vật thật đẹp và lạ, nếu cái cây ấy lớn lên (theo thời gian) 15 mét thì cảm giác thật đúng là:
    Chèo lên cột điện cao cao
    từ trên nhìn xuống thấy ghê bỏ xừ. :)))))
    -cái thứ 3 nữa : mấy lão ca này ko phải nhà văn----> viết chán òm ko thu hút lôi cuốn người xem gì cả....
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    1. Mr Chiến sống ở TP HCM. Cưng chưa đủ trình độ đọc một bài viết mà đoán được xuất thân của tác giả, bởi vậy NÍN đi thì hơn.
    2. Cách nhìn của người viết đương nhiên khác biệt với cưng. Vì thực ra cưng có nhìn thấy cái gì đâu?
    3. Viết phê bình văn học trước tiên là CHO BẢN THÂN, trên quan điểm cá nhân, viết vì những gì mình thích, mình cảm, sau nữa mới là chia sẻ với mọi người. Bởi vậy sẽ là một việc NGỚ NGẨN nếu cưng đòi người ta phải viết theo cách nhìn nhận của cái mà cưng gọi là "thế hệ bây giờ". Hơn nữa, đó không gọi là sự hạn chế về tầm nhìn, đó là sự vượt trội về trình độ, của những người đáng tuổi ông già cưng.
    4. Chê VĐSB viết chán, okay. Nhưng chê Lai rai chén rượu giang hồ viết chán vì tác giả không phải là nhà văn, thì chỉ có một cách lý giải: cưng dek hiểu thế nào là văn học.
    Anh không muốn bất lịch sự với cưng, nhưng mà đọc xong bài của cưng chỉ muốn phán một câu: Cách giấu dốt tốt nhất là trật tự.
  10. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Dự : kẻ phụng hiến trong tình yêu
    Tục ngữ bảo : ?oCon gái đôi tai, con trai đôi mắt?, nghĩa là trong tình yêu, phái nữ thường vì đôi tai mà trái tim bị chinh phục, còn phái nam thường do đôi mắt mà thần hồn bị đảo điên. Cho nên có người nói rằng : người đàn bà suốt đời chỉ khao khát nghe được câu "Anh yêu em " từ người đàn ông mà họ thương yêu, còn người đàn ông thì ngược lại, suốt đời họ cứ trăn trở mãi với câu hỏi "Ta yêu ai ?". Nếu ta đem câu hỏi này để chất vấn Kim Dung, ắt hẵn ông, với nụ cười hóm hỉnh, sẽ đưa ra hình ảnh đáng yêu của vị vương tử đa tình nước Đại Lý : Đoàn Dự !
    Những nhân vật chính diện trong tác phẩm Kim Dung, cũng như trong các tác phẩm võ hiệp khác, thường là đối tượng thương yêu của nhiều trái tim kiều nữ, như Lệnh Hồ Xung, Trương Vô Kỵ.... Nhưng trong tình yêu của Đoàn Dự vẫn có chỗ khác biệt : đó là sự đắm say trong tất cả mối tình với những người con gái kiều diễm trên đời, mà chàng ta yêu ngay từ lần đầu gặp gỡ. Từ Chung Linh, rồi pho thạch tượng cho đến Mộc Uyển Thanh... Chỉ đến khi gặp được Vương Ngữ Yên thì tất cả hình ảnh giai nhân trên thế gian này mới thực sự bị xoá nhoà đi như không còn nữa. Tự tòng nhất kiến khanh khanh hậu. Trần thế giai nhân tổng thị vô. (Kể từ một lần gặp được khanh khanh, thì tất cả giai nhân trên đời này coi như không còn nữa).
    Vị vương tử đa tình họ Đoàn đi đến đâu đều đắm say tình yêu đến đó, như một thỏi sắt cứ mãi mãi bị hút bởi từ lực của giai nhân. Chàng ta chỉ tôn thờ nhan sắc, chẳng thèm quan hoài chi đến võ công hay quyền lực. Được cầm cương ngựa cho giai nhân là nỗi khát khao suốt đời của chàng ta. Mà hồng nhan thì có khắp trong thiên hạ, cho nên tình yêu của chàng ta cũng bén rễ khắp chốn khắp nơi. Đối với chàng ta thì chỉ có tình yêu là tất cả, như một Xuân Diệu thời trai trẻ "Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá, chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì". Nhưng trong tình yêu của Xuân Diệu "Yêu là chết trong lòng một ít" vẫn ngầm chứa nỗi khát khao được yêu lại, mà không đạt được nên đâm ra khổ đau và chết một ít trong lòng. Còn Đoàn Dự thì hơn thế, chàng ta tìm đến với người đẹp dường như chỉ để chiêm ngưỡng tình yêu dưới quan điểm mỹ học thuần nhiên. Yêu chỉ để mà yêu, yêu chỉ để thoả mãn nỗi khát khao tôn thờ vẻ đẹp, yêu như một sự bột phát tuôn trào của những cảm xúc tự nhiên là muốn được phụng sự cho khách má hồng. Nhất là trong tình yêu chàng ta dành cho Vương Ngữ Yên. Suốt đời cứ mê mẫn lẽo đẽo theo nàng ta rong ruỗi khắp giang hồ, như một kẻ tuỳ tòng hờ, chỉ ước mong nàng hạ tứ ban cho một nụ cuời, một ánh mắt nhìn là mãn nguyện. Cái thiết tha say đắm đã được đẩy tới chỗ tận cùng "Ta đâu biết cõi vô tình vô tận, nhưng tình ta ta biết tận vô biên- Thơ Hồ Văn Thắng). Chàng công tử đa tình ấy như muốn tìm một chốn an tâm lập mệnh trong chút hương thừa của quốc sắc thiên hương ! Vương Sóc, một nhà văn Trung Quốc chuyên bài xích Kim Dung, đã phê phán rằng nhân vật Đoàn Dự chỉ là hình ảnh lặp lại của anh chàng công tử ẻo lả đa tình Gỉa Bảo Ngọc trong kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần mà thôi. Nói thế không khỏi cho chỗ oan uổng và bất công. Đoàn Dự làm gì uỷ mị đến mức sướt mướt khóc gió than mây như Giả Bảo Ngọc ? Nhưng cả hai đều rất giống nhau ở điểm : xem nhan sắc, hay đúng hơn phái nữ, là biểu trưng cho những gì đẹp đẽ nhất trên cõi đời này. Giả Bảo Ngọc cho rằng cốt cách đàn ông được cấu tạo từ đất, còn cốt cách đàn bà thì được cấu tạo từ nước. Nước thì mềm mại, nhu nhuyễn, cho nên giai nhân thì mong manh và đáng yêu vô kể !
    Khi Đoàn Dự nhìn thấy Du Thản Chi - đang là Bang chủ Cái Bang - chấp nhận quì lạy Đinh Xuân Thu và gọi lão bằng sư phụ để mong lão tha chết cho A Tỷ, một cảnh tượng làm tất cả các nhân vật võ lâm trong đương trường phải phẫn nộ vì xấu hổ cho "thân phận nam nhi", thì chàng ta lại thán phục và ngầm so sánh với mình. Chàng ta cứ ngỡ rằng tấm lòng mình dành cho Vương Ngữ Yên tưởng chừng như đã đạt đến chỗ sơn cùng thủy tận của tình yêu, đã đến mức hoan hỷ tận hiến tất cả thân tâm, nhưng ngẫm ra hãy còn thua xa Du Thản Chi, là kẻ tình nhân đã đạt đến trình độ yêu đương quỷ khốc thần sầu. Và chàng ta thầm khen Du Thản Chi mới đích thị là "bậc hiền thánh trong tình yêu" (tình trung hiền thánh) ! Trong tình yêu của Đoàn Dự và Du Thản Chi không còn một chút dấu tích so đo tính toán của lý trí, còn "cái tôi" thì đã hoàn toàn biến mất để hoà tan trong đối tượng thương yêu. Hai ông "tình thánh" kia quả rất xứng đáng là những kẻ si tình vĩ đại nhất của mọi thời đại, suốt dưới vòm trời bốn bể năm châu !
    Còn môn Lăng ba vi bộ kỳ tuyệt mà chàng ta học được, khi vô tình lạc vào thạch thất của phái Tiêu Dao sau núi Vô Lượng, cũng nhờ đắm say chiêm ngưỡng bức thạch tượng tạc một phụ nữ dung nhan tuyệt đại trông tợ thần tiên. Những kẻ muốn đùa cợt hoặc xúc phạm bức tượng ắt phải chết vì những mũi tên tẩm độc ngầm dấu trong các cơ quan rồi. Chỉ có chàng ta vì mê mẫn bức tượng, xem đó là bậc thần tiên giáng thế, nên mới chịu khó cung kính quì lạy đủ 1000 lạy ! Và chính tấm lòng đa tình lãng mạn đó vô tình cứu chàng ta khỏi hoạ sát thân. Kim Dung đã cực tả cái thần trong đôi mắt của thạch tượng làm người đọc liên tưởng đến sự quyến rũ kỳ diệu trong nụ cười Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Nhan sắc ấy và đôi mắt ấy thì trách sao anh chàng đa tình Đoàn Dự không điên đảo thần hồn, hân hoan quì lạy, gọi bằng "Thần tiên nương tử, Thần tiên tỷ tỷ ", và hứa hẹn thời gian sau sẽ quay về đoàn tụ, dù vị "thần tiên nương tử" đó chỉ là pho thạch tượng ! Cái tình yêu ấy đã được thăng hoa gần như thoát tục, và còn như muốn đi xa hơn cả cái khái niệm amor platonicus trong văn học phương Tây. Dưới ánh sáng của tình yêu như thế, thì mọi vật dù vô tri giác cũng sẽ tràn đầy sức sống và được gán cho một linh hồn. Đó cũng là tình yêu mà sau này chàng ta mãi mãi dành cho người con gái diễm kiều thông tuệ Vương Ngữ Yên - một bản sao của pho thạch tượng thần tiên đó.
    Ngoài nhan sắc, chàng ta chẳng thiết tha gì với những cái mà thiên hạ sẵn sàng đổ máu để tranh giành nhau. Đường đường là vị hoàng thân quốc thích của nước Đại Lý, chuẩn bị kế thừa ngôi vua, nhưng vì không muốn học võ công, không ham chính trị, nên chàng ta dấn thân phiêu bạt giang hồ, kết bạn với anh hùng hảo hán. Hễ thấy nơi nào có tranh chấp là chen vào can thiệp, bằng lý lẽ của anh đồ gàn, bất chấp họ có thèm nghe theo mình hay là không. Võ công thì siêu đẳng với tuyệt kỹ Lục mạch thần kiếm độc bá võ lâm, nhưng chàng ta chẳng thèm mơ màng chi cả, nên khi thì thi thố thần diệu tuyệt luân, lúc thì ngơ ngơ ngẩn ngẩn như đứa bé không biết võ công. Chỉ có một môn võ công chuyên dùng để "chạy trốn" mà chàng ta luôn sử dụng thành công, đó là những bước Lăng ba vi bộ. Chàng ta học bộ pháp kỳ tuyệt đó rất dễ dàng bởi vì nó chỉ dùng để tránh đòn mà không phải sát thương một ai..Như vậy mới hợp với tấm lòng đôn hậu của chàng ta : muốn tất cả mọi người vất bỏ hận thù, và sống chan hoà với nhau như anh em. Một anh đồ gàn rong ruỗi giữa cõi giang hồ đầy bất trắc và ân oán thị phi, để rao giảng thuyết "Tứ hải giai huynh đệ " của Khổng Tử bằng cái tâm trong sáng hồn nhiên, giống như một Don Quichotte ở phương Đông. Ấy vậy mà đôi khi những lời lẽ gàn gàn, tưởng chừng như dở hơi đó, lại cứu vãn được nhiều cục diện căng thẳng sắp đi đến chỗ bất khả vãn hồi, và võ công cũng không thể giải quyết được gì.
    Kim Dung để cho Đoàn Dự kết nghĩa anh em với Tiêu Phong, Hư Trúc và mối giao tình của họ, như một dòng nước ngầm chạy suốt bên dưới tác phẩm Thiên long bát bộ, như để nêu lên những mối tư lường thâm huyền cho tư tưởng.
    Nếu Tạo hóa đã dùng đại lực lượng, đại ý chí để sáng tạo nên những vưu vật hiếm hoi, những cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, thì con người phải biết thưởng ngoạn chiêm ngưỡng để khỏi phụ tấm lòng Hóa công, cái mà thơ Lý Hạ gọi là "Nguyên hoá tâm". Cũng vậy, khi con người đã bỏ tâm huyết cả một đời người để sáng tạo nên những công trình trác việt, như một thể cách đáp ứng lại đức Sinh của tạo hóa, thì những kiệt tác đó của con người cũng không thể bị vùi chôn trong quên lãng được. Đỗ Phủ đã từng cảm thán "Văn chương thiên cổ sự, đắc thất thốn tâm tri" (Văn chương là chuyện ngàn năm, được hay mất chỉ tấc lòng biết thôi). Nặn óc vắt tim, đẻo gọt gan ruột làm ra sách là để gởi lại cho hậu thế, mà không một ai biết đến, điều đó há chẳng đáng xót xa sao ? Nhưng đâu chỉ trong văn chương, mà trong tất cả những công trình nghệ thuật do con người sáng tạo, đều là chuyện đem tấc lòng gởi vào thiên cổ cả, nên con người của vạn đại mai sau không có quyền để cho mai một. Do đó, khi Đoàn Dự phát hiện ra bao võ công uyên áo của phái Tiêu Dao còn lưu trong thạch thất núi Vô Lượng, nhưng lại hờ hững bỏ qua không chịu học, (vì ấn tượng mạnh nhất đối với chàng ta là pho thạch tượng chứ không phải các bí cấp võ công), thì Kim Dung phải bố trí cho người anh kết nghĩa của Đoàn Dự là Hư Trúc hưởng được toàn bộ chân truyền của các tuyệt kỹ đó trên cung Linh Thứu. Đó cũng là cách để Hư Trúc, thay mặt anh chàng tam đệ si tình, mà tạ lỗi với cổ nhân !
    Nào phải chỉ có những cái hợp nhau mới tìm đến với nhau theo lẽ "Thanh khí ứng cầu ", mà những cái cực đoan cũng hay gặp gỡ nhau. Và chính hai cái thái cực đối nghịch, khi kết hợp lại, mới làm sáng tỏ thêm ý nghĩa đời. Ngạn ngữ phương Tây bảo "Les extrémités se touchent" cũng là ý đó. Một Đoàn Dự không thiết tha chi ngoài nhan sắc, một Tiêu Phong không thích gì ngoài rượu và võ công, hai người tưởng chừng như khác nhau một vực một trời đó, ở chỗ thẳm sâu lại vô cùng gần gũi nhau trong tâm hồn quãng đại. Kim Dung đã sâu sắc biết bao khi sắp xếp hai người đại diện cho hai cực đoan đó gặp nhau trên Tùng hạc lâu và kết nghĩa anh em. Để khi đối cực bên này đổ vỡ thì đối cực bên kia đi đến chỗ tựu thành, như một sự điều hoà và cứu vãn cho nhau.
    Người anh hùng Tiêu Phong lạc bước vào Mê Cung, và đã kết thúc cuộc đời trong bi hận. Mối tình ngậm ngùi đau đớn của ông với A Châu đã vỡ tan cung bậc, thì chút tâm nguyện xem như phó thác lại cho người em kết nghĩa là Doàn Dự, để chàng ta tựu thành những gì ông để dỡ, bằng khối tình si đối với Vương Ngữ Yên. Tấm lòng đó của Đoàn Dự cho dẫu không cứu vãn được, thì cũng an ủi được rất nhiều cho những tình yêu ngang trái. Đoàn Dự sinh ra chỉ để phụng hiến cho tình yêu, và đối với một kẻ đa tình như chàng ta thì có lẽ trong tình yêu, người đàn bà không bao giờ có tuổi và người đàn ông không bao giờ có mối tình đầu !

Chia sẻ trang này