1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Mơ Đăm San Trở Về : Âm nhạc và Văn hoá Tây Nguyên (Mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi Madking, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Tiếng hát từ Langbian
    Ngôi làng Bonneur B nhỏ bé ở chân núi Langbian mới được biết đến như một địa danh kỳ lạ, đã sản sinh một lúc nhiều giọng ca đã và đang được công chúng biết đến. Một ngôi làng mà cha ông họ đã từng đón tiếp người khai sinh ra Đà Lạt: A. Yersin
    Khoảng cuối tháng 10-2002 khi nghe tin Bonneur Trinh - người dân tộc Lạch trên cao nguyên Langbian đoạt giải nhất cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TPHCM, già làng Panting Bố, 65 tuổi, ở cùng quê với cô ca sĩ trẻ này hào hứng nói: ?oỞ đây còn nhiều người ca hay như Bonneur Trinh lắm?...!
    Nơi A. Yersin từng đến uống rượu cần.- Gần đúng một năm sau, cũng từ buôn làng này, hai dì cháu Kraran Út và Cil Pơi đã vượt gần 6.000 thí sinh trong cả nước để vào dự đêm chung kết Giải Sao Mai 2003 do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tại đảo Tuần Châu - Quảng Ninh.
    Những tưởng một làng mà có tới ba giọng hát như ba con sơn ca là rất hiếm. Nhưng khi trò chuyện với tôi, Krazan Pline, đội trưởng đội cồng chiêng ?oNhững người bạn Langbian? - tác giả nhạc phẩm Langbian S?Tning (Suy tư Lang bian) mang âm hưởng dân ca Lạch và đậm dấu ấn của núi rừng Tây Nguyên được Bonneur Trinh biểu diễn thành công trong đêm chung kết cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TPHCM 2002, lại nói: ?oCác giọng ca đó chưa phải là những giọng ca hay nhất ở buôn làng này?... Tôi hiểu, không phải bỗng dưng mà Krazan Pline lại nói vậy!
    Nằm dưới chân núi Langbian huyền thoại, đồng bào dân tộc Lạch sống tập trung ở các buôn B?Tnơ, buôn Đăng Gia và buôn Đưng với gần 500 hộ và 7.000 nhân khẩu ở xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Tổ tiên của họ cũng là những cư dân bản địa đầu tiên trên cao nguyên Langbian gặp gỡ và đón tiếp bác sĩ A. Yersin trong hành trình khám phá vùng cao nguyên xinh đẹp này vào ngày 21-6-1893.
    Và giây phút lịch sử đó được bác sĩ A.Yersin ghi lại: ?o... Dân cư trong vùng thưa thớt. Vài làng người Lạch sống tập trung dưới chân núi Langbian. Họ làm ruộng lúa rất tốt và rất hiếu khách. Chúng tôi được tiếp đón trong nhà chung tại buôn Đăng Gia. Các chức sắc mang đến sáu ché rượu cần. Rất may, họ không đòi hỏi tôi uống lần đầu hết tất cả...?.
    Âm nhạc lưu truyền từ trong máu.- Sống giữa núi rừng đại ngàn, cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số khác trên Tây Nguyên, từ bao đời nay người Lạch rất thích âm nhạc. Họ cất tiếng hát khi ru con, giã gạo, phát nương làm rẫy, đi rừng, múa, sinh hoạt gia đình, dòng tộc, giao lưu bè bạn... với những câu hát ngắn, lặp đi lặp lại nhiều lần để diễn tả niềm vui, nỗi buồn...
    Đặc biệt, theo nhạc sĩ Krazan Dick, Phó Trưởng Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng, người Lạch rất đam mê và nhạy cảm với âm nhạc. Rất nhiều người xem âm nhạc như là một nhu cầu tự nhiên như ăn uống, hít thở vậy. Thường khi thấy người lớn quây quần ca hát thì đám trẻ con trong làng bắt chước hát theo được ngay nên có thể nói cả làng ai cũng biết hát và rất thích hát, bất kể già trẻ, nam nữ. Cứ thế, nếu ai có may mắn có được chất giọng tốt, có ý hướng vào ?ocon đường ca hát? sẽ tự rèn luyện để có thể trở thành ?oca sĩ? của buôn làng, của xã, trường học, của huyện hoặc nếu có cơ may sẽ thành ca sĩ chuyên nghiệp của tỉnh và... xa hơn nữa.
    Như ngày xưa mỗi lần lên rẫy lúa đuổi chim, cậu bé Krazan Dick thường cất tiếng hát khỏe khoắn vang cả núi rừng khiến ?ochúa sơn lâm? cũng tỉnh giấc. Riết rồi ca hát thành niềm đam mê cộng với giọng ca trời phú khá tuyệt vời và được một số nghệ nhân trong làng ?otruyền nghề? nên khi vừa tròn tuổi 22 (1984) Krazan Dick trở thành ca sĩ chuyên nghiệp nổi tiếng ở Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng. Hiện nay anh vừa là cán bộ quản lý, vừa là ca sĩ, tự mày mò nghiên cứu và sáng tác các ca khúc mang âm hưởng dân ca Lạch và các dân tộc thiểu số khác ở Nam Tây Nguyên như các tác phẩm Huyền thoại Langbian, Từ lời ru núi mẹ...
    Không có ?oduyên may như Krazan Dick, Bonneur Trinh tuy có giọng ca bẩm sinh rất ngọt, đẹp tự nhiên lại có niềm đam mê ca hát rất mãnh liệt nhưng cũng phải chịu cảnh ?obầm dập? trong một thời gian dài rồi mới tìm được lối đi theo mơ ước như hiện nay.
    Tương tự, từ gần 20 năm qua dù cuộc sống còn rất khó khăn vùng đất này vẫn luôn có những giọng hát tuyệt vời khiến giới ca nhạc ở Lâm Đồng và các nơi khác chú ý như Cil Glé, Panting Sally, Panting Ben Ziên, Krazan Pline, Krezan Drim, Krazan Doan, Krazan Dsoon... Nhiều người khi ?otan cuộc? lại trở về với buôn làng, nương rẫy, với khung dệt thổ cẩm và núi rừng thân quen và khi rảnh rỗi bên ché rượu cần họ lại ?otruyền nghề? cho lớp con cháu. Và thực tế là đã có nhiều người thành đạt từ các ?olớp học? này như Cil Trinh (Bonneur Trinh), Cil Pơi, Krazan Út và còn khoảng 10 người khác đang được đào tạo ở các trường nghệ thuật trong nước.
    Ăn bảy con ve để có giọng hát hay.- Quả thật, dẫu tôi là người ?ongoại đạo?, chưa có dịp đi lại nhiều nơi nhưng có thể nói một vùng hẻo lánh mà lại sản sinh được nhiều ca sĩ như vậy là điều hiếm thấy. Nhạc sĩ Krazan Dick nói sở dĩ ở đây có nhiều giọng hát hay là do di truyền từ dòng họ, sự đam mê ca hát và một phần là do nhiều người phải thường xuyên la, hú í ới... để gọi nhau khi đi trong rừng nên thanh đới của họ rất khỏe.
    Còn Krazan Pline từng là giọng ca ?ođinh? của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng lại ?obật mí? một chi tiết mà theo anh là chưa ai biết. Anh kể: ?oTrước đây ông nội tôi (đã mất năm 1985) từng là giọng ca hay nhất của làng. Ông bảo muốn có giọng hát khỏe, hay thì phải ăn bảy con ve rừng vì tiếng kêu của nó rất vang và rất sâu. Nghe vậy, bố tôi đã tìm bắt bảy con ve đem nướng cho tôi ăn khi còn là một chú bé nên sau này giọng hát của tôi rất khỏe, rất vang...?.
    Mặt trời khuất lần sau đỉnh núi Langbian. Pline mời tôi ở lại cùng chung vui đêm văn nghệ cồng chiêng với du khách. Đêm cao nguyên lành lạnh nhưng lữ khách vẫn cảm thấy lâng lâng bên ánh lửa hồng giữa ngôi nhà sàn dài, rộng, bên các ?osơn nữ? đang múa hát theo điệu nhạc truyền thống và các làn điệu dân ca Lạch.
    Đêm văn nghệ cồng chiêng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng lữ khách và nó còn mang ý nghĩa hòa quyện giữa sinh tồn và bảo tồn của người Lạch bản địa. Và tôi tin từ ?obệ phóng? này, mai kia sẽ có nhiều giọng hát trong những đêm văn nghệ cồng chiêng này vượt buôn làng để như những con sơn ca vút lên lời ca mang đậm giai điệu núi rừng Langbian đến với muôn phương như Cil Trinh, Cil Pơi và Krazan Út.
    Theo NguoiLaoDong
    http://www.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2003/12/27602.ttvn
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  2. vnpatriot7

    vnpatriot7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Các bác ai có bài Langbian S''ning (Lời tâm sự của núi) không cho em với, em đi tìm bài này khắp mà không có đâu cả, bài này do Bounner Trinh hát đấy, bài này cô ấy hát và đã đạt được tiếng hát truyền hình thành phố năm 2002. Cảm ơn các bác
  3. vnpatriot7

    vnpatriot7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Các bác ai có bài Langbian S''ning (Lời tâm sự của núi) không cho em với, em đi tìm bài này khắp mà không có đâu cả, bài này do Bounner Trinh hát đấy, bài này cô ấy hát và đã đạt được tiếng hát truyền hình thành phố năm 2002. Cảm ơn các bác
  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bác patriot hỏi khó thế... Tớ chịu...
    Còn chương trình live show Siu Black hôm tháng 3, nghe nói trên thị trường đã có bán VCD. Anh chị em cô bác nào quan tâm thì đi tìm mua nhé!

    Nhạc sỹ NGUYỄN CƯỜNG: "Con người và tâm hồn Tây Nguyên... đã quyến rũ tôi"
    Người Hà Nội, dân ?oHàng Bạc xịn?, nhưng nhạc sĩ Nguyễn Cường nổi tiếng và được khán giả biết đến như là một nhạc sĩ Tây Nguyên, một người con của núi rừng Tây Nguyên. Bằng âm hưởng đại ngàn hùng vĩ, Nguyễn Cường đã cuốn hút khán giả qua những ca khúc rất ?othoáng?, rất hoang sơ nhưng đầy khao khát với nắng, gió và với cả... hương vị cà phê của mình...
    Đã bao nhiêu ca khúc ra đời từ âm hưởng Tây Nguyên, thưa anh?
    ==> Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Tôi nhớ không chính xác, nhưng bốn mươi năm qua, khoảng 60 ca khúc và tác phẩm khí nhạc đã ra đời trên âm hưởng những giai điệu dân gian của vùng đất ấy. Mỗi lần đến, mỗi lần đi, cảm xúc lại đến, lại về, và một ca khúc mới ra đời.
    Tây Nguyên đã quyến rũ anh như thế nào?
    ==> Sự gắn bó với Tây Nguyên gần như là một ?ocơ duyên? đã được định sẵn. Năm 1964, khi tốt nghiệp trung cấp violoncelle Trường Âm nhạc Hà Nội, tôi đã được phân công về Đoàn Văn công Tây Nguyên và ở lại đó 2 năm. Ngay lập tức, cái nắng, cái gió, cà phê và cả màu đất đỏ bazan của vùng đất hoang sơ này đã quyến rũ tôi. Năm 1981, tôi và nhạc sĩ Trần Tiến quay lại vùng đất này. Ấn tượng mạnh mẽ nhất của tôi lúc ấy là được nghe người dân đánh chiêng trong một đêm uống rượu cần. Nhịp chiêng ấy đã tạo cho tôi cảm xúc để viết bài hát Nhịp chiêng buôn Kơ Siar với khúc mở đầu Đêm huyền thoại, đêm dừng lại, tôi nghe từ buôn Kơ Siar... Cũng năm 1981, ca khúc Hơ Zen lên rẫy của tôi đã được công chúng đón nhận khá là nồng nhiệt.
    Và có thể coi Nguyễn Cường= nắng+gió+cà phê...?
    ==> Đúng, nhưng chưa đủ. Cuốn hút tôi, trước hết phải là con người Tây Nguyên, tâm hồn Tây Nguyên với những chàng trai, cô gái Bana, Êđê và nền âm nhạc cũng như văn hóa độc đáo của họ. Gần như bất cứ điều gì của vùng đất này cũng tạo nên những cảm xúc rất mới lạ, ví như một lần Sở VHTT Đắk Lắk mời tôi lên Tây Nguyên tổ chức trại sáng tác. Mọi người ai cũng có tác phẩm, và tôi, với ấn tượng thật đặc biệt của lần trở về quê hương thứ hai của mình nên đã ?oviết mà như không? về một Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột. Câu đầu tiên gần như thốt lên ?ogặp lại em, mùa mưa, con đường xưa đây rồi...?. Bài hát này, sau đó đã được khán giả rất thích, thậm chí một số người còn vui vẻ đặt lời tạo ra những ?odị bản? rất hay.
    Có sống mới hiểu, và có hiểu mới có những bài hát hay. Với vốn dắt lưng 60 tác phẩm, có thể nói là anh đã thực sự hiểu về mảnh đất, con người Tây Nguyên bí ẩn?
    ==> Tôi phải thú thực là tôi chưa hiểu nhiều về Tây Nguyên, nhưng tôi cảm được vẻ đẹp của thiên nhiên, sự hiền hòa và thân thiện của con người nơi này. Chính vẻ đẹp ấy đã giúp tôi sáng tác không phải bằng cái đầu tỉnh táo mà là một trái tim nóng bỏng, trái tim ấy đã hòa nhịp với những người dân Tây Nguyên đáng yêu và rất thật thà.
    Và anh sẽ còn gắn bó với mảnh đất ấy?
    ==> Tất nhiên rồi. Tôi tuy sống ở Hà Nội nhưng vẫn đi đi-về về Tây Nguyên. Vì đấy là quê hương thứ hai của tôi, là vùng đất mà tôi chịu ơn sâu nặng. Từng có người hỏi, tại sao Nguyễn Cường là người Hà Nội mà lại sáng tác nhạc Tây Nguyên? Câu trả lời rất đơn giản, chính vì tôi là người Hà Nội nên tôi mới sáng tác nhạc Tây Nguyên. Vì Hà Nội là trung tâm của cả nước, cả nước hướng về Hà Nội và Hà Nội hướng ra cả nước.
    Theo Người Lao Động

    http://www4.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2004/4/45762.ttvn
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bác patriot hỏi khó thế... Tớ chịu...
    Còn chương trình live show Siu Black hôm tháng 3, nghe nói trên thị trường đã có bán VCD. Anh chị em cô bác nào quan tâm thì đi tìm mua nhé!

    Nhạc sỹ NGUYỄN CƯỜNG: "Con người và tâm hồn Tây Nguyên... đã quyến rũ tôi"
    Người Hà Nội, dân ?oHàng Bạc xịn?, nhưng nhạc sĩ Nguyễn Cường nổi tiếng và được khán giả biết đến như là một nhạc sĩ Tây Nguyên, một người con của núi rừng Tây Nguyên. Bằng âm hưởng đại ngàn hùng vĩ, Nguyễn Cường đã cuốn hút khán giả qua những ca khúc rất ?othoáng?, rất hoang sơ nhưng đầy khao khát với nắng, gió và với cả... hương vị cà phê của mình...
    Đã bao nhiêu ca khúc ra đời từ âm hưởng Tây Nguyên, thưa anh?
    ==> Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Tôi nhớ không chính xác, nhưng bốn mươi năm qua, khoảng 60 ca khúc và tác phẩm khí nhạc đã ra đời trên âm hưởng những giai điệu dân gian của vùng đất ấy. Mỗi lần đến, mỗi lần đi, cảm xúc lại đến, lại về, và một ca khúc mới ra đời.
    Tây Nguyên đã quyến rũ anh như thế nào?
    ==> Sự gắn bó với Tây Nguyên gần như là một ?ocơ duyên? đã được định sẵn. Năm 1964, khi tốt nghiệp trung cấp violoncelle Trường Âm nhạc Hà Nội, tôi đã được phân công về Đoàn Văn công Tây Nguyên và ở lại đó 2 năm. Ngay lập tức, cái nắng, cái gió, cà phê và cả màu đất đỏ bazan của vùng đất hoang sơ này đã quyến rũ tôi. Năm 1981, tôi và nhạc sĩ Trần Tiến quay lại vùng đất này. Ấn tượng mạnh mẽ nhất của tôi lúc ấy là được nghe người dân đánh chiêng trong một đêm uống rượu cần. Nhịp chiêng ấy đã tạo cho tôi cảm xúc để viết bài hát Nhịp chiêng buôn Kơ Siar với khúc mở đầu Đêm huyền thoại, đêm dừng lại, tôi nghe từ buôn Kơ Siar... Cũng năm 1981, ca khúc Hơ Zen lên rẫy của tôi đã được công chúng đón nhận khá là nồng nhiệt.
    Và có thể coi Nguyễn Cường= nắng+gió+cà phê...?
    ==> Đúng, nhưng chưa đủ. Cuốn hút tôi, trước hết phải là con người Tây Nguyên, tâm hồn Tây Nguyên với những chàng trai, cô gái Bana, Êđê và nền âm nhạc cũng như văn hóa độc đáo của họ. Gần như bất cứ điều gì của vùng đất này cũng tạo nên những cảm xúc rất mới lạ, ví như một lần Sở VHTT Đắk Lắk mời tôi lên Tây Nguyên tổ chức trại sáng tác. Mọi người ai cũng có tác phẩm, và tôi, với ấn tượng thật đặc biệt của lần trở về quê hương thứ hai của mình nên đã ?oviết mà như không? về một Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột. Câu đầu tiên gần như thốt lên ?ogặp lại em, mùa mưa, con đường xưa đây rồi...?. Bài hát này, sau đó đã được khán giả rất thích, thậm chí một số người còn vui vẻ đặt lời tạo ra những ?odị bản? rất hay.
    Có sống mới hiểu, và có hiểu mới có những bài hát hay. Với vốn dắt lưng 60 tác phẩm, có thể nói là anh đã thực sự hiểu về mảnh đất, con người Tây Nguyên bí ẩn?
    ==> Tôi phải thú thực là tôi chưa hiểu nhiều về Tây Nguyên, nhưng tôi cảm được vẻ đẹp của thiên nhiên, sự hiền hòa và thân thiện của con người nơi này. Chính vẻ đẹp ấy đã giúp tôi sáng tác không phải bằng cái đầu tỉnh táo mà là một trái tim nóng bỏng, trái tim ấy đã hòa nhịp với những người dân Tây Nguyên đáng yêu và rất thật thà.
    Và anh sẽ còn gắn bó với mảnh đất ấy?
    ==> Tất nhiên rồi. Tôi tuy sống ở Hà Nội nhưng vẫn đi đi-về về Tây Nguyên. Vì đấy là quê hương thứ hai của tôi, là vùng đất mà tôi chịu ơn sâu nặng. Từng có người hỏi, tại sao Nguyễn Cường là người Hà Nội mà lại sáng tác nhạc Tây Nguyên? Câu trả lời rất đơn giản, chính vì tôi là người Hà Nội nên tôi mới sáng tác nhạc Tây Nguyên. Vì Hà Nội là trung tâm của cả nước, cả nước hướng về Hà Nội và Hà Nội hướng ra cả nước.
    Theo Người Lao Động

    http://www4.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2004/4/45762.ttvn
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hic hic được có 1 tuần nhá. Bà con down nhanh kẻo hết....
    Bác nào hảo tâm cho ké một chỗ đi... hoặc chỉ cho hay cách up lên nơi nào đó permanent một tí..... hic hic...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 20/05/2004
  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hic hic được có 1 tuần nhá. Bà con down nhanh kẻo hết....
    Bác nào hảo tâm cho ké một chỗ đi... hoặc chỉ cho hay cách up lên nơi nào đó permanent một tí..... hic hic...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 20/05/2004
  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Download các bác nhá:
    Langbiang S''''ning - Ban nhạc Langbiang

    Đôi chân trần - Ban nhạc Đồng đội
    Nhớ về tuổi thơ - Ban nhạc Đồng đội
    H''''Zen lên rẫy - Sáng tác: Nguyễn Cường (bản này chỉ có mỗi một nửa)
    Sông Dakrong mùa xuân về - Tô Hải / Anh Bằng
    Còn thương nhau thì về Ban Mê Thuột - Sáng tác: Nguyẽn Cường, biểu diễn: Tam ca 3A
    Chiều bên hồ cao nguyên (rm) Sáng tác: Vũ Thanh, biểu diễn: Thanh Lam
    Anh muốn sống bên em trọn đời (rm) - YMoan
    Đàn T''''rưng (rm) - Sáng tác: Phan Muôn, biểu diễn: Đào Việt Hưng
    Ơi M''''drak (rm) - YMoan
    Chương trình những ca khúc Tây Nguyên của Đài tiếng nói Việt Nam (rm)
    Album Chuyện tình trên thảo nguyên (hình như thuộc loại hiếm có khó tìm)
    Chuyện tình trên thảo nguyên - Sáng tác: Trần Tiến, biểu diễn: YZack Arul

    Tiếng vang trên đồi - Tam ca Thế hệ mới (?)
    Ly cafe Ban Mê - Sáng tác: Nguyễn Cường, biểu diễn: Tam ca 3A
    Trăng sơn cước - Sáng tác: Y Phụng(?), biểu diễn: Ngọc Anh
    Tiếng trống cao nguyên (???)
    Mưa rừng - Biểu diễn: Thu Phương
    Ngọn lửa cao nguyên - Sáng tác: Trần Tiến, biểu diễn: Tam ca 3A
    Đường chiều sơn cước - ? Biểu diễn Thu Phương
    Đi tìm lời ru Nữ thần Mặt trời - Sáng tác: YPhôn K''''sor, biểu diễn: YZack Arul
    Buồn muôn thuở - ? - Biểu diễn: HuyMC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 21/05/2004
  9. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Download các bác nhá:
    Langbiang S''''ning - Ban nhạc Langbiang

    Đôi chân trần - Ban nhạc Đồng đội
    Nhớ về tuổi thơ - Ban nhạc Đồng đội
    H''''Zen lên rẫy - Sáng tác: Nguyễn Cường (bản này chỉ có mỗi một nửa)
    Sông Dakrong mùa xuân về - Tô Hải / Anh Bằng
    Còn thương nhau thì về Ban Mê Thuột - Sáng tác: Nguyẽn Cường, biểu diễn: Tam ca 3A
    Chiều bên hồ cao nguyên (rm) Sáng tác: Vũ Thanh, biểu diễn: Thanh Lam
    Anh muốn sống bên em trọn đời (rm) - YMoan
    Đàn T''''rưng (rm) - Sáng tác: Phan Muôn, biểu diễn: Đào Việt Hưng
    Ơi M''''drak (rm) - YMoan
    Chương trình những ca khúc Tây Nguyên của Đài tiếng nói Việt Nam (rm)
    Album Chuyện tình trên thảo nguyên (hình như thuộc loại hiếm có khó tìm)
    Chuyện tình trên thảo nguyên - Sáng tác: Trần Tiến, biểu diễn: YZack Arul

    Tiếng vang trên đồi - Tam ca Thế hệ mới (?)
    Ly cafe Ban Mê - Sáng tác: Nguyễn Cường, biểu diễn: Tam ca 3A
    Trăng sơn cước - Sáng tác: Y Phụng(?), biểu diễn: Ngọc Anh
    Tiếng trống cao nguyên (???)
    Mưa rừng - Biểu diễn: Thu Phương
    Ngọn lửa cao nguyên - Sáng tác: Trần Tiến, biểu diễn: Tam ca 3A
    Đường chiều sơn cước - ? Biểu diễn Thu Phương
    Đi tìm lời ru Nữ thần Mặt trời - Sáng tác: YPhôn K''''sor, biểu diễn: YZack Arul
    Buồn muôn thuở - ? - Biểu diễn: HuyMC
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 21/05/2004
  10. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Buồn thảm nhờ... Chả có ai ỏ ê gì hết, tủi thân quá...

Chia sẻ trang này