1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí trang bị thế hệ mới của QĐ nhân dân Việt Nam - Thông tin và hình ảnh - Cập nhật liên tục

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 21/10/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longanhle

    longanhle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    574
    Em có cảm giác một số cụ thích kiểu học thuyết của VNCH cũ. Hỏa lực nặng rải xuống tận cấp đại đội, cá biệt tận cấp tiểu đội. Thế là lính ra chiến trường cầm M16 bắn hết một loạt 3 băng rồi đi về nhà, cùng lắm lằm vai trò bình định, bảo an. Vì hỏa lực rải xuống cấp đại đội nên cấp tiểu đoàn bị cắt bớt hoặc xảy ra tình trạng có đại đội trong tiểu đoàn tuyến khác nhàn rỗi thừa mứa đạn, đại đội khác bị cấp tập thì hết bố đạn pháo để bắn. Vì thế cứ khi nào V C đánh từ cấp tiểu đoàn đổ lên là đám kia lúng túng, không biết sử lý sao. Còn cứ xác định lính VN là lính khổ, vì khổ nó sinh khôn ranh, chứ linh mình mà sướng là dễ thành lính kiểng, kiêu binh bắn tọc tạch vài ba phát là cũng té không khác gì bọn Arab là mấy. Chưa kể kiểu lấy hỏa lực chiếm lĩnh trận địa lính vào để bình định thì chỉ cỡ nhà giàu nhiều tiền, thải lắm bom đạn mới chơi được chứ nhà ta vẫn phải chấp nhận bộ binh xung phong thôi.

    Một cái nữa là mô hình quân sự phải dựa trên thực tế. Khả năng can thiệp hay xâm lược quân sự của ta là gần như khó xảy ra trong ít nhất một thế kỷ nửa. Khả năng cao nhất là xung đột biên giới, bạo loạn lật đổ, tiễu phỉ, và đặc biệt là xung đột biển đảo (Dù em biết cả ta và Tàu đều tránh đưa xung đột biển đảo thành xung đột vũ trang). Vì mối nguy cơ này thì việc xây dựng lấy binh sỹ làm nền tảng của nền quốc phòng em nghĩ phù hợp hơn.
    engkhoi, meo-u, ak47kalanikov2 người khác thích bài này.
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.684
    Theo cụ thì 1chiếc IFV với 3 đứa lái, bắn pháo, chỉ huy kiêm súng máy và 9 thằng ôm súng, balô, bi đông ngồi trong đó thì nó là cấp gì? VNCH đã đến tầm đó chưa?

    Các cụ muốn chôn đầu trong bùn thì cứ việc. Chứ tướng tá VN họ không hề nghỉ như các cụ đâu.
    --- Gộp bài viết: 14/10/2016, Bài cũ từ: 14/10/2016 ---
    Đúng là hiện nay ta chưa nội địa hóa được băng vệ sinh cho hành quân. Nên chăng lại giao cho Viettel tự nghiên cứu chế tạo
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.743
    Đã được thích:
    10.143

    Mất
    = tổn thất

    Hư cấu gì. Bỏ tiền mua tin tức và báo cáo tổng hợp từ bọn Nga/Mỹ để nghiên cứu và học tập ấy chứ. Các tình huống tác chiến thường rất 'lủng củng', manh mún. Không như phim ảnh kiểu như xe tăng phát hiện được mục tiêu từ xa hơn 2000m, nổ súng ầm ầm, phía bên kia thì liều mạng xếp hàng ngang biển người xông lên cuối cùng ta thắng địch thua.

    xem cái clip này của bọn rậm râu thì thấy.

    Lần cập nhật cuối: 14/10/2016
  4. Phamchiloc

    Phamchiloc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2015
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    6
    con người bao giờ cũng quan trọng hơn vũ khí, và con người ở đây nói cái vũ khí chẳng bao giờ có và con người mới có đó là cái "đầu", đó là nghệ thuật, là kinh nghiệm và như bác đề cập là ý chí, trong những yếu tố trên thì cái đầu là quan trọng nhất, những trận Bạch Đằng, Nguyễn Huệ đánh Xiêm Thanh, ta đánh Mỹ...đều ở thế không bằng địch, vũ khí lợi hại nhất của Vietnam chính là con người Vietnam, điều này khiến Vietnam thành quốc gia được mọi người khâm phục
    Lần cập nhật cuối: 14/10/2016
  5. hinado_02

    hinado_02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2016
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1.052
    Tái chiếm trận địa có nhiều kiểu cụ ạ. Tuỳ bố trí lực lượng phòng ngự. Vấn đề quan trọng là trinh sát nắm tình hình, ít quân phòng ngự thì chơi ít, kiểu như xe bom, chỉ cần thấy nó lù lù chạy tới max km là cả đám lính bỏ vị trí rồi. Ko thì xài TOW, HJ các loại AT bắn vào điểm tập trung quân, sau đó tràn lên chiếm. Nhiều quân thủ quá thì tuỳ mức độ quan trọng của trận địa mà triển khai, không quân bom vào chỗ hiểm, chốt hoả lực mạnh, sau đó xe chở quân vừa xông vào áp chế cùng với bộ binh, tuy nhiên nếu như trận địa mà ở đô thị thì khó hơn rất nhiều, kiểu như cụ nói thì sẽ có thêm một chenchen war 1 thêm lần nữa. Cụ nên xem lại tư duy tác chiến của cụ. Tái chiếm trận địa chỉ cần bao vây khoá chặt vòng vây, cắt tiếp viện và tiếp tế, đưa các đơn vị bộ binh tinh nhuệ vào trận địa. Đánh vu hồi vừa đánh vừa rút tạo hành lang rút quân cho địch và địch sẽ tập trung quân vào để mở hành lang sống này, khi đó những chỗ khác sẽ phòng ngự yếu đi. Bộ binh tập trung ở đó sẽ bất ngờ đánh thốc chiếm lại trận địa. Nơi tập trung địch nhiều khi đánh vu hồi sẽ dc không quân, pháo binh, giải toả trắng và đóng trận địa vu hồi bằng mìn claymo, chống xe, tank các loại
  6. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    đỏ: cụ đòi chơi cả xe bom như phỉ thì đúng là lấy máu bù trang bị rồi
    xanh: cụ tìm hiểu về trang bị của VN hiện tại chưa ạ??
    đậm: cái đó gọi là đánh quy ước đấy ạ,không quân,pháo binh đánh dồn dập,xe tăng và xe chở quân đánh lên sát trận địa rồi thả bộ binh chiếm lĩnh
    vấn đề là clip kia đều cho thấy đám phiến quân đánh trong môi trường nhà cửa và có hỏa lực mạnh với súng 12.7mm,DKZ...v...v trang bị đó phải đến cấp đại đội hoặc tiểu đoàn của nhà ta rồi ạ
    Cụ nhìn sao mà nói Nguyễn Huệ không bằng địch ạ,vua Quang Trung khi đánh ra Thăng Long đã có 300 voi chiến,mỗi con mang 1 khẩu đại bác,chở được 13 lính mang hỏa cầu(tổ tiên của lựu đạn ngày nay) và bộ binh còn có hỏa hổ(1 dạng súng phun lửa) với các trang bị đó được coi là hiện đại hơn nhà Thanh chứ không phải chân đất,xách mã tấu mà đánh thắng đâu ợ
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.743
    Đã được thích:
    10.143
    Thế địa hình tác chiến của VN là vùng bình nguyên bao la không nhà, không cửa à ?

    Về hỏa lực thì DKZ, súng máy 12.7mm, cối 82mm là hỏa lực tiêu chuẩn cấp đại đội, chúng ta đã tự chủ hoàn toàn hiện đang được tăng cường dự trữ và huấn luyện cho cả lực lượng dân quân tự vệ. Bên cạnh đó QĐND là một lực lượng chính quy, tinh nhuệ không phải là phỉ để mà toàn tác chiến lẻ tẻ ở cấp đại đội, tiều đoàn.
    trung_cadanak47kalanikov thích bài này.
  8. longanhle

    longanhle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    574
    Thôi thì em cũng xin phép nhắc với các cụ thế này:
    Trong CTVN ngay kể cả khi hỏa lực của địch mạnh gấp hàng chục lần của ta nhưng thương vong của cả hai bên vẫn là tương đương. Thương vong của phía ta phần rất nhiều do việc di chuyển hơn một nghìn cây số vào chiến trường trải qua mưa bom bão đạn của địch, cộng thú rừng, bệnh tật và khả năng tiếp vận y tế kém so với địch. Các trận đánh tấn công của Mỹ trừ trường hợp ta chủ động rút chứ một khi đã quyết tâm giữ thì quân địch mặc dù lớn hơn hỏa lực, quân số vẫn bị thiệt hại nặng nề: Vạn Tường, Ấp Bắc, Ia Drang, Đồi Thịt băm... chắc các cụ chưa quên. Với thế cài răng lược thì địch càng tiến sâu vào vùng phòng thủ của ta thì thế răng lược càng bị cài chặt nguy cơ bị ta chia cắt cô lập hoặc thậm chí bao vây tiêu diệt toán hậu cần và hỏa lực đằng sau càng cao.

    Trong chiến tranh Tây Nam, Khơ me đỏ ban đầu đánh quy ước với ta, toàn bộ hỏa lực và trang bị phô ra trận địa cho ta thâ hồ bắn phá. Khi đo thương vong của ta rất nhỏ so với địch. Ấy thế mà khi chúng chuyển sang lối đánh du kích, cài bom mìn, gây tâm lý cho ta thì lúc đó lại là lúc thương vong của ta tăng lên nhiều.

    Trong chiến tranh biên giới phía Bắc, chỉ những cứ điểm phòng thủ của lực lượng địa phương và biên phòng cũng đủ sức để đánh bật và gây thiệt hại rất nặng cho địch dù hỏa lực và lực lượng của nó hơn ta rất nhiều. Điều đó cho thấy liệu thật sự lối đánh dựa quá nhiều vào hỏa lực nặng và lính thiên về việc chiếm lĩnh và bảo an có hiệu quả không ?

    Chính vì thế sau chiến tranh VN, Mỹ nó dần bỏ học thuyết Air land Battle và chuyển sang Shock and Awe mà thật ra học hỏi rất nhiều từ Deepbattle của LX và chiến dịch 1975 của ta. Nghĩa là không cho kẻ địch có cơ hội nghỉ ngơi, lực lượng tấn công phải mạnh, di chuyên liên tục và bổ sung ngay lập tức. Khi đó với trang bị hỏa lực nặng của đối phương vẫn còn phơi đầy trận tuyến sẽ mất đi giá trị vì chúng nặng nề, kém linh hoạt, và bị ta chiếm lĩnh.
    engkhoi, ak47kalanikovOnlySilverMoon thích bài này.
  9. hinado_02

    hinado_02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2016
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1.052
    Vấn đề ở đây là cách đánh, còn trang bị là phần tạo ưu thế, ngta lấy ví dụ về cách đánh và chiến thuật đánh. Còn trang bị người lính của Syria còn hơn ta 1 bậc nhưng đánh đấm như thế nào tự thấy rồi đấy. Về sau có cố vấn nga về cách tác chiến, phối hợp. Kết quả là gì cũng thấy rõ, tank về đúng vai trò là chốt lô cốt di động, bộ binh di chuyển linh hoạt, tác chiến thời gian thực. Tank ít bị thịt, phát huy hoả lực mạnh di động như Pickup độ AA gun bắn áp chế thì đạt hiệu quả cao trong xung kích mặc dù quân SAA hiện nay hụt trang bị người lính hơn rất nhiều so với lúc đầu. Đánh chính quy bây giờ như cụ nói ko còn cửa ở đô thị đâu nên quên đi. Đọc lại chiến tranh chenchen đi thì biết.
    ak47kalanikov thích bài này.
  10. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Các cụ chém về học thuyết mà hơi ít ví dụ trang bị vũ khí. Tôi xin phép chém vài phát cho nó đúng chủ đề.

    Quan điểm của cụ Cùi cũng có phần đúng. Nhưng diễn giải khá rắc rối gây hiểu lầm. Quan điểm đúng đắn là khi khoa học kỹ thuật tiến bộ thì nên từ bỏ chiến thuật biển người, lấy máu để dọa đối phương. Chiến thuật này từ thế chiến 2 đã cho thấy điểm hạn chế lớn và đỉnh cao là năm 1979.

    Nhưng chiến thuật quân sự vẫn không phủ nhận chuyện áp đảo về quân số khi tấn công hay phòng ngự. Về nguyên tắc vẫn là biển người. Tuy nhiên người ta chú trọng đến lối đánh thông minh hơn chứ không lỗi thời chỉ huy đi trước cầm súng lục vẩy vẩy hô lính dàn hàng ngang tiến lên nữa. Còn tiên tiến như thế nào thì các cụ cũng biết rồi. Và càng ngày càng phải cải tiến hơn. Đại khái lính tráng phải cơ động linh hoạt, tinh nhuệ, lợi dụng địa hình địa vật tốt...cỡ như lính Hezbola hay quân miền Đông U cà. Có thêm tăng phảo máy bay hỗ trợ hết mình nữa càng hay.

    Tuy nhiên nói rằng chỉ dùng phi pháo để làm mềm chiến trường rồi cho lính vào đếm xác là hơi bị chủ quan nặng=)). Đặc biệt với chiến trường chính bi giờ là chiến trường đô thị. Đến Mẽo mà cũng phải dí quân vào giáp lá cà lục từng nhà một chứ không đủ tiền để bắn nát cả thành phố là đủ biết oánh hỏa lực thời nay nó tốn kém như thế nào.

    Quay sang chủ đề trang bị. Với việc tinh nhuệ hóa người lính, tăng cường hỏa lực. Và với trang bị đặc trưng ngày nay thì pháo cỡ nòng lớn 152-155mm mới có giá trị là pháo chủ lực trên chiến trường. Nó bắn tốt tất cả các mục tiêu, kể cả xe tăng hiện đại (một tiêu chí quan trọng để chặn mũi nhọn tấn công đối phương). Tầm bắn lại rất xa 20-30km. Vượt tuyến phòng ngự chiến thuật. Có thể bố trí ở hậu phương chiến dịch chi viện cho toàn tuyến. Lại có thể bắn chặn các mũi xung kích gọng kìm bằng xe tăng thiết giáp bao vây quân mình....

    Vậy để hiện đại hóa pháo binh thì phải chuẩn hóa pháo cỡ nòng 152-155mm nòng dài làm lực lượng chủ lực. Cũng không quên phát triển các pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng lớn 122mm trở lên đến 300mm. Kinh nghiệm chiến trường Gruzia 2008 cho thấy chỉ cần vài dàn Grad là có thể chặn cà mũi xung kích của Nga và gây thiệt hại đáng kể. Pháo phản lực lại có hàm lượng công nghệ thấp, có thể tự phát triển sản xuất trong nước được. TQ họ rất chú trọng loại hỏa lực này.

    Một loại hỏa lực xì tin nữa là tên lửa thông minh bắn cầu vồng, kiểu như Hermes của Nga. Nó rất đa năng bắn cả xe tăng lẫn bộ binh pháo binh. Là một loại pháo binh xì tin gọn nhẹ uy lực lớn rất hợp với lối đánh dùng đơn vị nhỏ cơ động chống lại đơn vị lớn của đối phương. Tuy nhiên đến Nga cũng mới thử nghiệm chứ chưa có tiền trang bị đại trà nên nó chỉ có giá trị tham khảo.

    Cần tiến hành cải tổ Lục quân. Giảm bớt các loại hỏa lực mang vác nặng nề, gây khó khăn trong vận động. Tăng cường hỏa lực tầm xa chi viện gián tiếp trong thời gian nhanh nhất có thể (tiến tới chi viện trong thời gian thực). Biên chế chuyển thành các Lữ đoàn có các tiểu đoàn làm nòng cốt, bỏ cấp Trung đoàn đi.

    Tuy vậy, lực lượng địa phương với đặc trưng phòng ngự khu vực, nhiều quân và độ tinh nhuệ thấp. Nhà nước tiền lại ít :D nên tận dụng số hỏa lực mang vác các đơn vị chính quy thải ra. Bây giờ chúng ta thấy Bộ đội địa phương chuyển sang tác chiến hiệp đồng binh chủng là sử dụng biên chế Sư đoàn cổ điển có các hỏa lực mang vác tầm ngắn.

    Địa phương quân cũng cần được trang bị các xe bọc thép tự chế kiểu IS làm từ các xe dân sự. Xe này sẽ đi trước đỡ đạn cho lính theo nguyên tắc của quý là của hiếm. Đồ dân sự đẫy rẫy tội gì không tận dụng. Chứ xe tăng được mấy cái.

    Các loại pháo lỗi thời như pháo 105mm chuyển thành pháo tự hành. Đặc trưng đi từ tên gọi;;), pháo tự hành là pháo cơ động, bắn rồi chạy quấy rối là chính. Ưu tiên số 1 là tồn tại đã trước khi bắn địch. Pháo này sẽ phối thuộc tăng cường hỏa lực ở các hướng quan trọng đánh chặn các mũi xung kích của địch khi chúng đang di chuyển. Nó không còn được coi là pháo chủ lực nữa.

Chia sẻ trang này