1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Cao - Giấc mơ một đời người. Bài mới: Văn Cao - Một tinh cầu giá lạnh

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi boxwehn, 27/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Văn Cao là một nghệ sĩ trên nghệ sĩ. Một mình ôm mấy vùng ánh sáng.
    Tôi biết Văn Cao trước khi biết Phạm Duy, qua hội hoạ nhiều hơn. Mối tình giao bắt đầu giữa tôi và Văn Cao trong một căn nhà ở phố Hàm Long vào năm 1944 nhân một buổi xem tranh của nhau. Lúc đó Văn Cao đã ?ohoạt động?, tôi đâu biết. Trong số anh em có mặt, tôi chắc cũng chẳng ai ngờ con người nhỏ nhắn ấy lại có gan to, mật lớn.
    Chúng tôi tranh luận về hội hoạ và phê bình tác phẩm của nhau, sau cùng chúng tôi đồng ý rằng, hội hoạ phải chuyển hướng không thể dùng để truyền thần sự vật. Bẵng đi một thời gian, tới cuối năm 1945 tôi mới gặp lại Văn Cao. Mối giao tình vẫn như xưa và quan niệm về hội hoạ của Văn Cao không thay đổi theo cách mạng. Văn Cao đã lấy vợ và hay lại nhà thi sĩ Hoàng Lộc (chết trên đường số 5 trong trận đánh vào cuối năm 1947), một căn gác rộng đối diện với dãy 24 gian, phố Huế. Lộc sống cùng với người anh. Cả hai độc thân, nên căn gác đã thành ?oquán tha hồ muôn khách đến?, thường dùng làm nơi họp mặt của anh em. Rồi thời gian cứ thế trôi đi, tới ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946.
    Đầu năm 1947, nhân chuyến lên Việt Bắc cùng Phạm Duy, tôi gặp Văn Cao ở Yên Bái, trong buổi chiều nắng tàn xuân thoi thóp trên đầu núi ngọn rừng, trên nỗi điêu tàn của một thành phố bắt đầu tiêu thổ! Chúng tôi ngồi trong quán ăn giữa trời. Bữa đó, tôi chứng kiến lần thứ nhất tài uống rượu của Văn Cao. Văn Cao uống hai chai đế, da mặt cứ tái đi và thái độ vẫn ung dung hoà nhã như chưa uống giọt nào. Lúc trước, tôi đã nghe nói về tửu lượng và sức hút thuốc phiện của Văn Cao. Theo anh em, Văn Cao có thể hút sáu, bảy mươi điếu liền trong một tối và uống tối thiểu một chai ?oCổ nhát? sếch. Lúc vui, tôi hỏi. Văn xác nhận: ?oĐúng! ?" ?oMoa? uống và hút như thế đó, nhưng không nghiện thứ nào cả. Có cũng vui, không cũng chẳng sao!?. Nói xong, Văn cười, nụ cười không thành tiếng, tôi chỉ nhìn thấy hàm răng nhỏ trắng đều lấp lánh bên ánh đèn dầu lửa.
    Rồi chúng tôi xa nhau. Sự chia tay trong thời gian kháng chiến thật ngậm ngùi vì không ai dám đoan chắc bao giờ gặp lại. Tôi quay về Âm Thượng, gia nhập một đoàn văn nghệ đi lang thang khắp núi rừng cho đến ngày cơn sốt rét ấn tôi nằm liệt giường, tôi trở về quê nhà tại Liên khu 3 để chữa bệnh.
    Vào mùa đông năm 1948, mặt trận đang sôi động, quân Pháp đóng cách nơi tôi ở chừng 6 cây số theo đường chim bay, trên con đê Đặng Giang, suốt từ Vân Đình xuống làng Phù-Lưu-Tranh, bỗng một chiều Văn Cao và Nguyễn Đình Thi đến tìm tôi. Sau bữa cơm, trời bên ngoài đen như than, mưa phùn, gió bấc. Rặng tre trước nhà rung lên kẽo kẹt như tiếng nghiến răng. Gió luồn qua khe cửa thổi buốt tê da thịt. Văn và Thi tưởng chỉ sang thăm tôi rồi về làng bên ngủ nơi có cơ quan, không ngờ mải vui nên ở lại. Lên đèn được lúc lâu, lạnh quá, chúng tôi chui vào giường. Chiếc mền Mỹ mỏng teo làm chúng tôi rét không ngủ được. Văn Cao nằm giữa, ngâm bài thơ ?oChiếc xe gác qua Phường Dạ Lạc?. Giọng ngâm làm da thịt tôi tê gợn. Nó âm u hơn cửa địa ngục. Nó rờn rợn như có ai đang cầm một miếng mảnh chai cạo vào chiếc lóng tre khô. Nó ai oán thê lương hơn một bãi sa trường sau giờ tác chiến. Nó thấm vào hồn mình như từng giọt cường toan. Tôi đang bị vây hãm bởi âm thanh ma quái đó, chợt nghe ngoài ngõ có tiếng chân đi rầm rập, rầm rập: đoàn quân đang di động ban đêm.
    Khi tiếng ngâm vừa đứt, Nguyễn Đình Thi nhỏm dậy hỏi tôi, giờ này mua rượu ở đâu? Tôi nói đang chuyển quân ai cho mình đi! Thi lại nằm vật xuống. Cả đêm chúng tôi không ngủ, phần vì lạnh, phần thảo luận văn nghệ và nhắc kỷ niệm anh em.
    Sang đầu năm 1949, Văn Cao và gia đình về Khu 3 ở tại làng Hoà Xá gần chợ Đại. Chúng tôi gặp nhau luôn và chính ở nơi này Văn Cao đã sáng tác nhiều nhạc phẩm trong đó có bản ?oTiến về Hà Nội?. Văn Cao dạy hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và tôi hát bài này trước tiên. Trong thời gian ở Liên khu 3, chúng tôi có tổ chức một cuộc Triển lãm Hội hoạ. Văn Cao bày một bức sơn dầu mang tựa đề ?oCây đàn đỏ? vẽ người bộ đội ôm ?oCây đàn chủ nghĩa?.
    Triển lãm xong, Văn Cao nhờ tôi giữ giùm hoạ phẩm đó, nhưng sau quân Pháp đã lấy hết, cả tranh của tôi lẫn tranh Văn Cao, trong một cuộc hành quân càn quét vào đầu năm 1950. Từ đó, chúng tôi không một lần gặp lại nhau.
    Tính ra đã 20 năm rồi. Tôi đứng bên này vĩ tuyến nhìn qua vòm trời Bến Hải, nhìn qua Đồng Hới, qua Vinh, Thanh Hóa, Nam Định, Phủ Lý rồi đến Hà Nội, nơi Văn Cao đang có mặt với vụ án Nhân văn - Giai phẩm, với kỷ luật tập thể giết dần Văn Cao, biến Văn Cao thành công cụ. Cái không khí ?ođỉnh cáo sáng tác? mà Văn Cao thèm khát đã trở thành nỗi ước mơ thật sự, ước mơ này chắc anh sẽ đem theo về cõi chết.
    Dù sao, Văn Cao vẫn hiện diện trong tôi với hình dáng của một tinh cầu giá lạnh, với cô đơn dằng dặc ở cuối khung trời ngăn cách.
    Trích thơ Văn Cao
    Chiếc xe qua phường Dạ Lạc
    Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
    Chập chờn ảo hóa tà ma
    Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
    Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
    Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách rục
    Tình tang gõ nhịp khóc đàn sương
    Áo thế hoa lả lướt lượn đêm trường
    Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thế
    Ta đi giữa đường dương thế
    Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây
    Chiếc xe ma chở vội một đêm gầy
    Xác truỵ lạc gục bên thềm lá phủ
    Ai hát khúc Thanh Xuân hờ ơi, phấn nữ
    Thanh Xuân hờ Thanh Xuân
    Bước gần ta bước nữa thêm gần
    Khoảng giữa tuổi xuân nghe loạn trùng hút tuỷ
    Ai huỷ đời trai trên tang trống nhỉ?
    Hay ác thần gõ quác nạo mồ khuya
    Đảo điên mê say thể phách chia lìa
    Nghe reo mạnh chuỗi tiên cười lạnh lẽo
    Tiền rơi, tiền rơi?
    Chùm sao huyền diệu
    Lấp lánh hằng hà gạo rơi tiền rơi
    Ta lả nhìn cửa sổ mắt mờ rồi
    Vàng mấy lá thừa đãi thây phủ chiều.
    Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo
    Dặt dìu cung bậc âm dương
    Tàn canh nhễ nhại mưa cô tịch
    Đầm đia rả rích phương Đông
    Mang mang thở dài hờn đất trích
    Lưới thép trùng trùng khép cố đô
    Cửa Ô đau khổ
    Bốn ngả âm u
    Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu
    Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc
    Đêm đêm dãy dài canh tan tác
    Bốn vực nhạc động vẫy người
    Dãy đèn treo ánh đỏ quạnh máu đời
    Ta về gác gió cài then cửa rú
    Trên đường tối đêm khoả thân khiêu vũ
    Kèn nhịp xa điệu múa Vô Luân
    Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
    Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
    Kiếp người tang tóc
    Loạn lạc đòi nơi xương chất lên xương.
    Một nửa kêu than ma đói sa trường
    Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc.
    Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
    Đi vào ngõ khói Công Yên
    Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền
    Hương nha phiến chập chờn mộng ảo
    Bánh nghiến nhựa đường nghe xào xạo
    Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
    Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
    Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực.
    Mưa, mưa hằng thao thức
    Trên phố lội đìu hiu
    Mưa, mưa tràn trên vực
    Hang tối gục tiêu điều
    Mang linh hồn cô liêu
    Tiếng xe càng ám ảnh
    Tiếng xe dần xa lánh
    Khi gà đầu Ô kêu.
    (1945)

    Những ngày báo hiệu mùa xuân
    ?oNhững ngày báo hiệu mùa Xuân? là một đoạn trong bài thơ dài ?oNhững người trên cửa biển? của Văn Cao, in trong tập thơ của bốn người: Hoàng Cầm, Văn Cao, Trần Dần và Lê Đạt, do Nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành.
    Nước biển đổ vào quanh Hải Phòng ngày bão
    Làng mạc bồng bềnh trời đất bềnh bồng
    Ở những ngọn tre xác xơ mốc lên chất muối
    Còn lại ít rơm khô của mái nhà trôi
    Những mảnh lưới thuyền ai bay tan tác
    Xe gạo ngày đêm từ Hải Phòng về các xóm
    Chúng tôi đêm ngày vét nước nối đê
    Tưới ngọt lại ruộng đồng, dựng lại từng thôn xóm
    Tìm lại những nụ cười ở môi người sống sót
    Lửa đỏ đêm đêm trên bãi biển bập bùng
    Trong những ngày khó khăn chồng chất
    Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
    Những con rồng đất khi đỏ khi xanh
    Lẩn trong hàng ngũ
    Những con bói cá
    Đậu trên những chiếc dây buồm
    Đang đo mực nước
    Những con bạch tuộc
    Bao nhiêu tay chân dìm chết một con người.
    Đất nước đang lên da lên thịt
    Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày
    Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
    Đã thấy loài sâu nằm tròn trong cuống
    Chúng muốn những em nhỏ mới biết đi phải rụng
    Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
    Làm rỗng những con người, lùi dần niềm hy vọng
    Héo dần mầm sáng tạo, mất phẩm giá con người
    Chúng nó ở bên ta, trong ta, lén lút
    Đào rỗng từng kho tiền gạo, thuốc men
    Tôi đã thấy từng mặt từng tên xâu chuỗi
    Tôi sẽ vạch từng tên lên mặt
    Hãy dừng lại
    Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
    Những tên muốn làm cây to chớ cớm mầm non
    Con đường ta đi tự hào lực lượng
    Con đường nước nguồn thành sông thành biển
    Con đường ta đi tự hào duy nhất
    Con đường đi trái đất quanh mặt trời??
    (Trích Tâm trạng của giới Văn nghệ ở miền Bắc, Mạc Đình soạn)

    Nguồn: Tạ Tỵ. Mười khuôn mặt văn nghệ. Nam Chi xuất bản lần thứ nhất, tác giả trình bày hoạt hoạ. Ngoài những bản thường có thêm 5 bản đặc biệt trên giấy Ngân Nhũ mang chữ T.T., L.N.. ?" P.T.Đ., C.T., và V.T.H., 100 bản trên giấy Bạch Ngọc mang số từ T.T. 001 tới T.T. 100, dành cho bạn hữu. In xong tại Kim Lai ấn quán ngày 1 tháng 8 năm 1970. Giấy phép sở P.H.N.T. số 621 BTT/PHNT ngày 19 tháng 2 năm 1970. Tác giả giữ bản quyền, 1970. Cùng một tác giả: Những viên sỏi (Tập truyện), Nam Chi Tùng Thư, 1962; Yêu và thù (Tập truyện), Tủ sách Nam Chi, Cơ sở Phạm Quang Khai xuất bản, 1970.
    Bản điện tử do talawas thực hiện.

Chia sẻ trang này