1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Battle of the Bulge - Trận chiến trong Thành phố

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 31/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    8.





    Ngày hôm sau, 22 tháng Giêng, hai cuộc tấn công hai mũi dùi đánh vào St Vith đã tập trung đầy đủ xong xung lực. Từ hướng bắc Sư đoàn 7 Thiết giáp đã tiến đến Hunningen và chỉ còn cách St Vith có 3 dặm. Từ hướng nam, đoàn quân của tướng Patton tập trung về vùng Trois Vieryes. Khoảng cách giữa Tập đoàn Quân I và III được thâu ngắn từng giờ.

    Hôm đó, phi cơ Đồng minh tìm thấy các con đường gần Vianden và Dasburg đầy chiến xa, thiết giáp, các khẩu pháo do ngựa kéo của địch và tấn công chúng bằng rốc két và thuốc nổ. Tổng kết của sự tàn phá : 536 quân xa hư hại, 1177 chiếc hoàn toàn bị phá hủy.

    Patton gọi dây nói cho tướng Bradley. Ông ta đang ở trong tinh trạng nóng nảy, quyết liệt vì ông đã ngửi thấy chiến thắng cuối cùng.
    «Brad, anh phải đốc thúc toàn quân mở cuộc tấn công toàn lực ngay bây giờ. Bất kể đụng với tụi nào, bất kể chúng ta phải chịu bao nhiêu tổn thất. Bây giờ là lúc phải tấn công ».

    Tại thị trấn Wiltz diễn ra một ngày vui mừng và chia tay buồn bã. Ralph Ellis hôn từ giã bà Meisy. Nước mắt ứa ra trong đôi mắtbà, vì Ralph, sau cùng đã được bình yên. Bà hy vọng, Josi, con trai của bà cũng được bình yên như thế. Carroll đang từ biệt Anna.

    Sau đó, hai người bước lên xe Hồng thập tự, một người nói với vẻ lưỡng lự, người kia có vẻ hăm hở. Ellis khó lòng chờ được phần đánh điện tín. Hắn muốn cho cô vợ tên Nadine biết hắn còn sống. Người thứ ba là Lester Koritz đang chào tạm biệt các người ở vùng Thượng Wiltz ; gồm có chị em Goebel, hai cô cháu của họ và gia đình May. Hắn bảo với họ rằng :
    «Từ nay trở đi Luxembourg sẽ có hai tòa đại sứ Hoa-kỳ — một là tòa đại sứ thực thụ, và một là chính
    tôi ».


    Hắn ta cố nói lời cảm ơn họ về những gì họ đã tận tình giúp đỡ trong những tháng ngày nguy nan.

    Mariechen nhỏ nhắn, cười :
    «Ôi chao ôi ! Chúng tôi quen chuyện ấy rồi. Chúng tôi từng ẩn trốn bọn thanh niên Luxembourg trong bốn năm trời cơ đấy ».




    9.





    Sáng ngày 23 tháng Giêng, Lữ đoàn A Thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 Thiết giáp dừng lại gần Hunningen chờ một cuộc tấn công cuối cùng đánh vào StVith.

    Sau đó, tướng Hasbrouck đổi ý. Ông ta gọi giây nói cho tướng Bruce Clarke chỉ huy Lữ đoàn B Thiết giáp. Ông nói :
    «Bruce, anh đã bị đá khỏi StVith trước đây. Anh có muốn chiếm lại nó không ? »

    Clarke muốn lắm. Ông ta mau lẹ thành lập 3 lực lượng đặc nhiệm, ra lệnh cho họ đồng loạt từ ba hướng tấn công lúc 2 giờ 15 trưa.

    Lúc 1 giờ 45 trưa, tướng Clarke leo lên ngọn đồi nằm về hướng đông St Vith vài dặm và nhìn xuống khu thị trấn đổ nát. Đột nhiên có một tiếng nổ lớn : pháo binh dọn dường.

    Trong ít phút tới đây, cuộc tấn công của ông sẽ bắt đầu. Khi vừa tính quay trở lại, ông nhận ra một chiếc xe bị tuyết phủ gần hết. Đó là chiếc Mercedes-Benz cũ kỹ, ông đã lái từ Eubach đến.

    Ông dừng lại, trầm tư. Tất cả các binh sĩ ông đã xua vào St Vith ngày 17 tháng Chạp kinh hoàng, giờ ở nơi đâu ?

    Nhiều kẻ đã chết. Nhiều kẻ bị cầm tù bên nước Đức. Thiếu tá Don Boyer hãy còn sống, nhưng đang chữa chạy ngón tay cái sưng vù. Hôm trước đây, ông đã bị quân Đức treo lên vì dám chống lại lề lối điều hành trong trại giam. Ở chung tù bên Đức với ông ta là hàng ngàn chiến binh khác bị bắt trong trận StVith, Schene Eiffel và tại thị trấn Clerveaux.

    Đại tá Deschencaux, sau một cuộc hành trình mệt lả, sau rốt đã tới được trại giam Oflag 79, nhưng ông mắc phải bệnh phổi. Thẩm phán Hoban bị bắt gần Wiltz, đang viết một tấm thiếp. Nhiệm kỳ thẩm phán của ông ở Craiton sắp mãn. Lúc này, ông đang viết bản đề cử người thay thế.

    Đại tá Hurley Fuller đang đi xuống một con đường ở Ba Lan. Tiếng ì ầm của đại bác Nga đang tiến đến nghe rõ mồn một và Fuller đang nghĩ kế thoát thân. Trong đám lính canh có hai sĩ quan : một tên thuộc Đức quá khích, còn tên sĩ quan kia dễ thương hơn, tên là Paul Hegel. Fuller quyết định ông sẽ hù tên Đức khó chịu và dụ tên Đức dễ thương. Đây là lúc thuận tiện cho ông thoát khỏi trại giam tù binh để nhập theo đoàn quân Đồng minh Nga đang ào đến.

    Tại trại giam Oflag 13B ở Hammelburg, Trung úy Alan Jones, con trai Tư lệnh Sư đoàn 26, đứng nhìn một chiếc cam nhông đang trút bọn tù xuống. Trong bọn tù có người bạn xưa tên Bud Bolling, con trai tướng Alexander Bolling, Tư lệnh Sư đoàn 84. Hai quý tử của hai ông tướng bắt tay nhau. Jones hỏi:
    «Anh có được tin gì mới gì của bà cụ tôi ở Washington không ? ».

    Bolling gật đầu.
    «Nhà tôi sanh cháu bé rồi phải không? »

    Bolling suy nghĩ.
    «Có, bà cụ có nói về đứa bé ».

    «Vậy à, nói gì đấy ? ».

    «Tôi không biết. Chỉ nói một đứa bé thôi».


    ...............................
    gaume1, hk111333caonam_vOz thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    10.





    Xế trưa hôm đó, người ta tìm thấy gần Meyerode thi hài một cựu chiến binh của mặt trận vùng Schnee Effel. Trong cánh rừng rậm, hai dân làng tìm thấy tại chỗ không xa con đường sau nhà Maraite là bao, thi thể của một Trung sĩ Mỹ to lớn nằm giữa bảy xác lính Đức. Đó là xác Trung úy Eric Wood Jr.

    Về hướng tây nam nhiều dặm, đạo quân của tướng Clarke đang dồn về St Vith. Quân Đức, chỉ còn súng nhỏ và đại liên, đã chiến đấu dũng mãnh nhưng vào lúc 5 giờ 45 chiều, làn sóng của ba lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã ùa vào thị trấn.

    Nhiều tên bắn sẻ vẫn còn ẩn núp trong đống gạch vụn. Trước khi St Vith lại một lần nữa hoàn toàn thuộc về tay Lữ đoàn B Thiết giáp, thì trời đã sắp nửa đêm.

    Đại tá Bob Erlenbusch áy náy bước đến Bộ chỉ huy của ông. Việc chiếm St Vith là một trường hợp có tính cách lịch sử, song không biết còn ai ham thích tổ chức ăn mừng nữa không, ông nhìn sự tàn phá dưới ánh trăng. Chúng là những nấm mồ của các đồng đội đã ngã gục. Sau đó, ông bước vào căn bếp sụp đổ dùng làm bộ chỉ huy của ông. Các binh sĩ đang dùng bánh mì phô-mai và xăng-uých.

    Mặt trận Bulge đã chấm dứt, trừ các cuộc càn quét bí hiểm. Cuộc giao tranh chẳng bao lâu lan qua hướng đông, tràn vào nội địa Đức, bỏ lại phía sau hai xứ sở nhỏ bé điêu tàn vì chiến cuộc. Nhà cửa, ruộng vườn tan nát. Xác người, xác súc vật. Những tâm hồn và trí óc què quặt. Vùng Ardennes là mồ chôn tập thể cho hơn 75.000 thân xác con người.

    Các binh sĩ Sư đoàn 17 Dù đang kéo đến ngôi giáo đường Luxembourg. Một Đại đội trưởng ra lệnh :
    « Ngồi xuống tại chỗ».

    Đám lính, trong đó có binh nhất Kurt Gabel, ngồi đại lên mặt tuyết phủ lớp đá cuội. Vị linh mục tuyên úy nhắn nhủ họ hãy thận trọng vì cái chết luôn luôn kề cận. Vị đại đội trưởng đằng hắng giọng :
    « Mọi người : Đứng... dậy…».

    Rồi thì :
    «Tiểu đoàn... Nghiêm. Súng chào... Bắt ! …».

    Tiếng bắt súng chào nghe đều nhịp. Tiếng kèn trồi lên. Giòng nước mắt chảy xuống mặt Gabel khi hắn ta nghĩ đến các bạn bè đã bỏ thây tại Flamierge. Hắn liếc nhìn quanh. Mọi người đều ứa lệ.

    Sau đó, hắn nghe thấy tiếng Đại đội trưởng run run giọng hô :
    « Đem súng... xuống… »

    Chiến trường đã kết liễu.

    Kế hoạch «Canh Phòng Trên Sông Rhine » như con ác thú khổng lồ bị thương, đang bò trở về đất tổ. Đám tàn quân Đức bước lảo đảo trên mặt tuyết, chân bịt kín bằng bao vải bố, khăn quàng của đàn bà cuốn trên đầu. Họ bước đi bằng đôi chân tê cóng. Các luồng gió lạnh cắt da, bom đạn, trái phá đuổi theo bước chân họ. Họ bỏ lại đằng sau đám chiến xa, cam nhông, đại bác vô dụng bỏ lại vì thiếu xăng và ít được sửa chữa.

    Đoàn quân bi thương và bệnh hoạn lê bước đi về hướng đông : Có kẻ mang vết thương, mũi dộp lên vì khí lạnh, chấy rận bò lổm ngổm, mủ vàng từ các vết lở loét chảy ra đã đông lại. Có kẻ chảy mủ lỗ tai...

    Đám tàn quân đi qua các cánh rừng và đồng cỏ đầy những người đã và đang chết. Một tên lính Mỹ đứng chết cứng ngắc, đôi tay duỗi ra như đang xin ăn. Vài lính truyền tin Đức, với vẻ sợ sệt, đang giăng dây điện trên các ngón tay tê cóng, bây giờ chết cứng như cây cột.

    Nhưng trong đám quân rút lui đông đảo không có ai màng để mắt đến những cảnh đó. Chỉ có mỗi ý nghĩ là thoát cho mau. Đoàn quân buồn thảm này xuôi về hướng đông. Hơi thở của họ tạo thành một lớp băng đóng trên cổ áo. Bệnh kiết lỵ tấn công đoàn quân. Và đằng sau đoàn quân thảm hại, trên mặt tuyết để lại một con đường ngoằn ngoèo đầy máu mủ thâm đen.

    Quân Đức không còn khả năng tác chiến nữa. Không có ai trong đám tàn binh sống sót sau cuộc rút lui lại tin rằng quân Đức có nhiều cơ may thắng trận. Mỗi tàn quân của chiến trường Bulge, mang về quê nhà một mẩu chuyện bi thảm, mẩu chuyện về sức mạnh lấn áp của Đồng minh, và mẩu chuyện về thứ vũ khí đã dược tôi luyện trong mặt trận Ardennes : đó là hình ảnh những người chiến binh Mỹ.

    Ba tháng rưỡi sau đó, vào ngày mùng 7 tháng 5, năm I945, quân Đức đã đầu hàng…….


    ...........................................


    HẾT

    CÁM ƠN CÁC BÁC ĐÃ THEO DÕI VÀ ỦNG HỘ
    maseo, bloodheartvn, danngoc4 người khác thích bài này.
  3. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Cám ơn lão rất rất là nhiều. Hay lắm đấy
    huytop thích bài này.
  4. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    365
    Tuyệt vời. Thanks!
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn các bác rất nhiều......

Chia sẻ trang này