1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    5. Action among the High Mountains


    5. TRẬN CHIẾN GIỮA CÁC DÃY NÚI CAO.


    Trong một lô cốt gần Vinnitsa – Chỉ thị số 45 của Quốc trưởng – Trên những con thuyền tấn công sang vùng đất Á châu - Manychstroy và Martinovka - Các hướng tiếp cận tới Caucasus (Kavkaz)- Cuộc săn đuổi xuyên qua thảo nguyên Kuban – Tướng Mackensen đã chiếm được Trung tâm dầu lửa Maykop – Trên mảnh đất thuộc vùng Circassians.


    Vào tháng Bảy năm 1942, Tổng hành dinh của Quốc trưởng được di chuyển sâu vào trong nội địa nước Nga, tọa lạc tại gần thành phố nhỏ Vinnitsa thuộc vùng đất Ukraine. Các nhân viên sĩ quan thuộc Bộ Tư lệnh tối cao Wehrmacht (OKW) cùng với nhân viên thuộc Bộ Tổng tham mưu Đức thì sống tại các khu doanh trại đóng trên các cạnh thuộc thành phố Vinnitsa. Riêng nơi ở và làm việc cho Hitler cùng các tướng lĩnh, nhân viên dưới quyền thì được Todt Organization (Một tổ chức làm nhiệm vụ chuyên xây dựng các căn cứ quân sự bao thầu trọn gói) đã xây dựng từ trước một số lượng lớn các lô cốt nửa nổi nửa chìm được ngụy trang một cách hoàn hảo dưới những cây thông cao vút trong một khu rừng rộng lớn. Hitler đã đến đây từ ngày 16 tháng Bảy năm 1942.

    Thời tiết trong vùng Vinnitsa lúc này nóng như thiêu như đốt, mặc dù nằm dưới bóng mát của những cây thông già nhưng mọi người cảm thấy nhiệt độ vẫn không thuyên giảm. Khí hậu dường như không ủng hộ Hitler, người được cho có những lúc rất bẳn tính, hiếu chiến và đặc biệt luôn giữ cho mình một mối nghi ngờ sâu sắc đến các tướng lĩnh chung quanh ông ta. Các tướng, nhân viên liên lạc, các nhà chính trị trong đoàn tùy tùng của Quốc trưởng đều đưa ra một nhận xét rất thống nhất rằng ; con người Hitler trong thời gian lưu trú tại Ukraine chứa đầy căng thẳng, mâu thuẫn và xung đột. Tên mã của Tổng hành dinh Quốc trưởng tại Vinnitsa là "Werewolf - Ổ sói". Và quả thật vậy, nhiều lúc trong những cơn thịnh nộ bất tận, các tướng lĩnh thân cận cảm thấy Fuehrer như một “con sói” trong chiếc lô cốt nhỏ của mình.

    Ngày 23 tháng Bảy, Đại tướng Halder – Tổng tham mưu trưởng quân đội được Quốc trưởng triệu tập để báo cáo tình hình. Hitler đang cảm thấy khổ sở về cái nóng nực của thời tiết Ucraina, và những tin tức mới từ mặt trận bay về dường như làm cho ông ta mất bình tĩnh hơn. Chiến thắng, thành công nối tiếp chiến thắng, quân Nga đã vắt chân lên cổ rút lui – nhưng mà, có một điều rất kỳ lạ…các kế hoạch hợp vây quân Nga trên một qui mô lớn đều trượt ra ngoài tầm tay của người Đức – như ở vùng giữa sông Donets và sông Don, tiếp đến túi vây tại Staryy Oskol hoặc là tại vùng Millerovo. Hơn nữa, trong lúc này bắt đầu có những vấn đề xuất hiện tại Thành phố Rostov. Lý do vì sao ? Chuyện gì đã xảy ra ?

    “Người Nga đang lẩn tránh giao chiến một cách có hệ thống, thưa Quốc trưởng !” – Tướng Halder lập luận như vậy.

    “Thật là vô lý!!” – Hitler cắt ngang lời Halder : “ Quân Nga đang rút lui một cách toàn diện, số phận họ đã kết thúc, họ đã không thể chịu đựng được những đòn đánh hủy diệt của chúng ta trong mấy tháng vừa qua “.

    Vốn biết quá rõ tính tình của Hitler, Đại tướng Halder vẫn bình tĩnh lấy cây gậy chỉ vào tấm bản đồ nằm trên một chiếc bảng lớn rồi chỉ ra cái mâu thuẫn trên thực tế chiến trường hiện nay :” Thưa Quốc trưởng, chúng ta đã không tóm được phần lớn lực lượng của Timoshenko. Các đạo quân của chúng ta đã vây được kẻ thù tại Staryy Oskol and Millerovo, nhưng khi chúng ta vào được thì hoàn toàn không còn thứ gì hết. Timoshenko đã rút được phần lớn Phương diện quân của ông ta cũng như hầu hết các khí tài hạng nặng về phía đông của sông Don, thuộc khu vực Stalingrad hoặc là về phía nam, theo hướng Caucasus (Kavkaz). Chúng ta không hề biết ông ta đã để tại nơi đó những lực lượng dự bị như thế nào” .

    “Anh và những lực lượng dự bị của anh ! Như tôi đã từng nói với anh, Khi Timoshenko bỏ chạy, chúng ta đã không vây bắt được trong khu vực thòng lọng Staryy Oskol hoặc sau đó tại Millerovo, bởi vì Bock đã tiêu phí quá nhiều thời gian tại Voronezh. Khi các nhóm tàn quân Nga rút chạy trong hoảng loạn thì chúng ta đã thất bại trong việc chặn chúng lại tại phía bắc thuộc miền nam Rostov, đơn giản vì chúng ta triển khai quân đội của chúng ta về phía nam quá muộn, trong khi đó Tập đoàn quân XVII lại đẩy cuộc tấn công theo hướng chính diện quá sớm. Nhưng tôi sẽ không bao giờ để những điều như thế này xảy ra một lần nữa.

    Hiện nay, chúng ta đang chia cắt chúng ra từng phần nhỏ tại khu vực Rostov bởi các lực lượng triển khai nhanh của chúng ta trong khu vực này gồm có Tập đoàn quân XVII, Tập đoàn quân Panzer I cũng như Tập đoàn quân Panzer IV với mục đích kẹp chặt bọn Nga ở phía nam Rostov, sau đó mở các hướng tiếp cận đến vùng Caucasus (Kavkaz) để bao vây và tiêu diệt chúng. Đồng thời trong lúc này, Tập đoàn quân VI phải thực hiện một đòn kết liễu nhắm vào tàn quân Nga đang lẩn trốn tại vùng sông Volga, cho đến khu vực Thành phố Stalingrad. Ta phải tổ chức cả hai mặt trận nhằm vây chặt lấy bọn Nga, không để cho chúng có thời gian trì hoãn, lẩn trốn…Nhưng đòn đánh chính của chúng ta phải từ Cụm Tập đoàn quân A, với đòn tấn công hướng về Caucasus (Kavkaz)”.

    Đại tướng Halder, Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức đã cố gắng vô vọng trong các cuộc trò chuyện của ông với Quốc trưởng ngày 23 tháng Bảy năm 1942 nhằm thuyết phục Hitler thay đổi quan điểm của ông ta. Halder khẩn cầu Hitler không nên phân chia lực lượng, cũng như đình hoãn cuộc tấn công theo hướng Caucasus (Kavkaz) cho đến sau khi đã giành quyền kiểm soát được Stalingrad. Lúc đó thì bên sườn của quân Đức, cũng như ở ven sông Don, khu vực giữa sông Don và sông Volga, được bảo vệ đầy đủ.

    Hitler gạt phắt qua một bên những sự nghi ngại của viên Tổng tham mưu trưởng. Ông tỏ ra rất tự tin với chiến thắng và cho rằng sự sụp đổ của Quân đội Đỏ chỉ là vấn đề thời gian. Điều này được xác nhận bởi một số quyết định ông đưa ra trong thời gian này làm những vị tướng lĩnh quanh ông có lúc sững người vì ngạc nhiên. Ông đã ra lệnh chuyển phần lớn lực lượng thuộc Quân đoàn XI của Thống chế Manstein bao gồm 5 Sư đoàn từ vùng Crime, nơi họ đang chực sẵn chỉ cần chờ lệnh của Quốc trưởng là nhảy ngay vào Caucasus (Kavkaz). Nhưng giờ đây, họ phải di chuyển tới phương bắc với mệnh lệnh là nhổ ngay Thành phố pháo đài Lêningrad, như một cái gai nhọn đâm vào Hitler trong một thời gian dài.

    ................................
    vacbay03, DepTraiDeu, hunterxmn4 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng quyết định trên chưa phải là tất cả. Hitler cũng rút ra Sư đoàn SS Panzer Grenadier "Leibstandarte - Vệ binh của Adolf Hitler - viết tắt là LSSAH " được trang bị một cách hoàn hảo từ Mặt trận phía Đông sang Pháp để nghỉ ngơi và tổ chức, nâng cấp lên thành Sư đoàn Panzer. Một Sư đoàn dày dạn kinh nghiệm khác từ Mặt trận miền Nam, Sư đoàn Bộ binh Cơ giới "Grossdeutschland" tương tự như vậy ngay sau đó được phép rút ra khỏi tuyến lửa. Hitler đã ra lệnh công việc chiếm giữ con đập Manych được hoàn thành thì Sư đoàn phải rút ngay ra khỏi vùng chiến sự chuyển quân sang Pháp để lại những công việc còn lại thuộc phần xử lý của Bộ Tư lệnh tối cao Đức.

    Thực ra, những quyết định này đưa ra là do sự thiếu hụt nhiên liệu cho các động cơ xảy ra trầm trọng tại khu vực mặt trận phía nam. Tuy nhiên, lý do chủ yếu mà Quốc trưởng biện minh cho những quyết định khó hiểu trên là theo thông tin của ông, có thể có một cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào Tây Âu sắp xảy ra. Đó là những quyết định không thể hiểu nổi và là một sai sót chết người. Với bảy Sư đoàn, được Hitler đánh giá là hoàn toàn không cần thiết, đã rút chân ra khỏi mặt trận miền Nam nước Nga. Cần phải nói rằng, nếu họ còn đóng quân tại đây, hoàn toàn đủ sức để ngăn chặn một thảm họa Stalingrad sẽ xảy ra trong thời gian tới.

    Đại tướng Halder cảm thấy cay đắng và đau khổ khi ông ta trở về Bộ Tổng tham mưu của ông đóng tại ngoại ô thành phố xinh đẹp Vinnitsa sau cuộc tranh luận vào ngày 23 tháng Bảy năm 1942. Ông âm thầm ghi trong nhật ký của mình :”Hoàn toàn đây là những đánh giá thấp của ông ta về tiềm năng đối phương đang dần đần từng bước đưa đến một hình thức chiến lược kỳ cục và bắt đầu gây ra sự nguy hiểm !!!”.

    Nhưng Hitler lại tiếp tục sa lầy trong cách đánh giá sai lầm của ông ta về tình hình chiến sự. Cơ sở tóm tắt những ý tưởng của ông là bản “Chỉ thị số 45 của Quốc trưởng” được ban hành trong cùng ngày – 23 tháng Bảy năm 1942 ngay sau cuộc tranh luận với Halder.

    Bản “Chỉ thị số 45” đã được gửi cho các Cụm Tập đoàn quân vào ngày 25 tháng Bảy. Trong phần mở đầu đã tuyên bố một cách công khai – điều này có vẻ trái ngược với tình hình thực tế chiến trường và những sự việc đã trải qua trong ba tuần giao tranh ác liệt trước đó – chỉ có một số ít lực lượng của kẻ thù đã suy yếu thuộc các Tập đoàn quân Timoshenko đã thành công trong việc thoát ra khỏi vòng vây do người Đức giăng ra để di chuyển về phía bờ nam con sông Don.

    Khác hẳn với bản “Chỉ thị số 41” cho “Chiến dịch Blue”, trong đó có dự tính thành phốStalingrad sẽ là mục tiêu đầu tiên cần phải chiếm được, ngay sau đó cuộc tổng tấn công thuộc quân đội Đức phải hướng ngay về Caucasus (Kavkaz) để chiếm đoạt các trung tâm dầu lửa của người Nga. Bản “Chỉ thị số 45” đã đặt ra các mục tiêu khác nhau như sau :
    1.Nhiệm vụ đầu tiên được giao cho Cụm Tập đoàn quân A là phải bao vây và tiêu diệt tất cả các lực lượng quân thù đã thoát được qua sông Don tại các khu vực nam và đông nam thành phố Rostov. Để nhiệm vụ này được thực hiện một cách nhanh chóng, phải thành lập ngay một cánh quân xung kích bao gồm các đơn vị cơ giới mạnh, tập trung tại các đầu cầu đổ bộ, đã được hình thành trong các khu vực Konstantinovskaya – theo một hướng chung là tây nam Tsimlyanskaya, để tiến về phía Tikhoretsk ngang qua sông Don ; những lực lượng này bao gồm Bộ binh, khinh binh cùng các Sư đoàn Sơn cước. Việc chia cắt tuyến đường sắt quan trọng Tikhoretsk - Stalingrad do các đơn vị đặc nhiệm của chúng ta phải được tiến hành cùng một lúc.

    2.Sau khi tiêu diệt xong lực lượng quân Nga tại miền nam sông Đông thì nhiệm vụ chính của Cụm Tập đoàn quân A là tiếp tục đánh chiếm toàn bộ vùng bờ biển phía đông của biển Đen, nhằm làm tê liệt các quân cảng cùng với Hạm đội Biển Đen của quân Nga đang hoạt động tại đó.

    Một lực lượng khác được thành lập bởi sự tập trung các Sư đoàn Sơn cước làm nòng cốt và khinh binh còn lại của Đức sẽ hành quân xuyên qua thảo nguyên Kuban để chiếm giữ các vùng đất cao nguyên thuộc Maykop and Armavir. . . .

    3.Đồng thời, một lực lượng quân Đức được tạo thành từ các lực lượng cơ giới mạnh mẽ, sẽ cố gắng đánh chiếm các khu vực xung quanh thành phố Groznyy, và nếu có thể được, một số đơn vị cơ giới khác tiếp tục hành quân chia cắt tuyến đường giao thông quân sự Ossetian - Gruzia. Rồi sau đó, lực lượng này tiến dọc theo vùng biển Caspian để nắm quyền kiểm soát khu vực trung tâm dầu mỏ Baku…Quân đoàn Sơn cước Italian sẽ được chuyển cho Cụm Tập đoàn quân một ngày sau đó.

    Toàn bộ chiến dịch của Cụm Tập đoàn quân A sẽ được biết tới dưới cái tên mã là "Edelweiss – Hoa nhung tuyết".

    4.Cụm Tập đoàn quân B – theo như chỉ thị trước đây – có nhiệm vụ thiết lập một tuyến phòng thủ mạnh dọc theo sông Don, mở đợt tấn công theo hướng Stalingrad, đập tan các tuyến phòng ngự của đối phương đang được xây dựng tại đó, đánh chiếm thành phố mang tên nó và phong tỏa eo đất giữa sông Don và sông Volga. Ngay lập tức sau khi đánh chiếm được Stalingrad, các lực lượng cơ giới mạnh sẽ tiến xa hơn, dọc theo sông Volga với nhiệm vụ đánh chiếm vùng Astrakhan và cắt đứt tuyến đường vận tải thủy chính yếu của người Nga tại đó. Toàn bộ chiến dịch của Cụm Tập đoàn quân B sẽ được biết tới dưới cái tên mã là "Gray Heron".

    Tiếp sau đó là một số chỉ thị dành cho lực lượng Không quân và Hải quân Đức.

    .....................................

    vacbay03, hunterxmn, DepTraiDeu3 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thống chế List, là một người gốc Oberkirch thuộc vùng Bavaria, giống như một người đàn ông cổ điển Bavarian trong Bộ Tổng tham mưu, là một người những phẩm chất đặc biệt trong quá trình chuẩn bị, thực hiện các chiến dịch bình định Poland và France, giờ đây được giao trách ngiệm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân A. Nhìn bề ngoài mang dáng dấp thông minh, thuộc tip đàn ông “Cool Man” nhưng lại là một nhà Chiến lược gia hoàn hảo – ông không phải là một con người có tính hấp tấp, bốc đồng trong những căn phòng kín mà là một viên tướng luôn luôn tin tưởng vào những kế hoạch cùng sự điều hành có cơ sở vững chắc và ông ghét nhất là tất cả những canh bạc quân sự.

    Khi liên lạc viên đặc biệt chuyển đến tận tay ông bản “Chỉ thị số 45” của Quốc trưởng. Khi xem xong, List lắc đầu. Sau khi kết thúc chiến tranh, trong thời gian bị Đồng minh giam giữ, ông thường tâm sự với một số bạn tù cùng bị giam giữ với ông là ông chỉ luôn luôn thuyết phục Bộ Tư lệnh tối cao Đức phải có những thông tin đặc biệt và đáng tin cậy về tình hình đối phương trong khi chuẩn bị thực hiện các kế hoạch và chiến dịch mới. Người mà ông ta tin rằng có thể hiểu và nhận thức tình hình rõ nhất chính là vị Tham mưu trưởng của ông , Tướng von Greiffenberg.

    Phải luôn luôn tạo ra những cứ điểm phòng thủ mạnh mẽ và có chiều sâu - đó là một trong những bài học chính của nhà quân sự Clausewitz giảng dạy. Nhưng ở đây, bài học đấy đã không được chú ý, đếm xỉa gì tới. Có thể trích dẫn ra một ví dụ trên thực tế chiến trường miền nam nước Nga tại thời điểm này : di chuyển đằng sau Tập đoàn quân VI theo hướng tiến về Stalingrad và khu vực đồng bằng sông Volga lại là một lực lượng được tăng cường từ nước Đồng minh thân cận thuộc phe Trục : Quân đoàn Sơn cước Alpini của Italian với trong thành phần của nó gồm toàn những Sư đoàn tác chiến rất thiện nghệ tại các vùng núi cao. Trong khi đó, Cụm Tập đoàn quân A của List, ở một hướng khác, bây giờ lần đầu tiên phải đối mặt với những trận giao tranh tại các dãy núi cao thuộc Mặt trận miền Đông – cuộc chinh phục vùng Caucasus (Kavkaz) – thì có những lúc trong thành phần chỉ vẻn vẹn có ba Sư đoàn Sơn cước, Hai Sư đoàn đến từ nước Đức và Sư đoàn còn lại đến từ Rumanian.

    Sư đoàn Khinh binh thuộc Tập đoàn quân của Ruoff là một Cụm chiến đấu của quân đội có qui mô nhỏ (lực lượng được tăng cường cho Tập đoàn quân XVII) thì không hề được huấn luyện trong các trận chiến thuộc vùng núi hiểm trở, đã vậy họ còn không có cả những loại quần áo và trang thiết bị cần thiết nhất. Ngược lại bốn Sư đoàn Sơn cước của Đức – trong thành phần gồm toàn những người được chọn lọc kỹ lưỡng, đào tạo đặc biệt trong điều kiện hoạt động tại các vùng núi cao hiểm trở của cuộc chiến tranh thì được tách ra, sử dụng từng bộ phận nhỏ ở khắp mọi nơi. Phải vài tuần sau, khi đã quá muộn, Tổng hành dinh Quốc trưởng mới nghĩ tới thực tế khó khăn này này khi Tiểu đoàn đặc biệt Khinh binh Sơn cước do Tướng Konrad chỉ huy đã bị chôn chân trong những dãy núi cao hiểm trở của vùng Caucasus (Kavkaz), đúng vào lúc những mục tiêu họ cần chinh phục xuất hiện trong tầm nhìn của họ.

    Cho phép các chỉ huy dưới quyền của mình được sắp đặt lực lượng của họ theo ý muốn, Thống chế List đã biến bản “Chỉ thị số 45” thành một kế hoạch hành động khá tốt. Cụm xung kích đặc nhiệm của Ruoff, một thành phần mới tăng cường cho Tập đoàn quân XVII đã mở một đòn tấn công vỗ mặt về hướng nam bắt đầu từ thành phố Rostov hướng đến thành phố Krasnodar. Một lực lượng cơ giới mạnh thuộc Tập đoàn quân I Panzer của Kleist – bên cánh trái của họ được bao bọc bởi Tập đoàn quân IV Panzer được giao nhiệm vụ bung ra từ các đầu cầu đổ bộ trên sông Don hướng thẳng về Trung tâm dầu mỏ Maykop tạo thành một ngạnh ở phía ngoài cùng bao bọc lấy gọng kìm ở phía bên trong. Bằng cách này, sự hợp tác chặt chẽ giữa các Sư đoàn Bộ binh của Ruoff cùng với các lực lượng Cơ giới mạnh thuộc Tập đoàn quân Kleist đã làm cho các lực lượng Nga đang đóng quân tại phía nam Rostov được cho là đã bị bao vây và tiêu diệt.

    Tập đoàn quân Panzet IV đang hành quân ở cánh phía đông đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc tấn công vào địa điểm đảm bảo một vị trí bọc sườn cho chiến dịch. Mục tiêu đầu tiên của nó là thành phố Voroshilovsk (Nay đổi tên là Stavropol). Điều này đã là kế hoạch cho cuộc tấn công hướng xuống phương nam cho một chiến dịch mà đã kéo theo những diễn biến hết sức ấn tượng và minh chứng kiên quyết cho toàn bộ kết quả của cuộc chiến miền Đông.

    Trong khi nhóm xung kích đặc nhiệm của Ruoff vẫn còn đang giao tranh trong thành phố Rostov thì các lực lượng đầu tiên của Tập đoàn quân I và IV Panzer đã tiến xa hơn về phía khu vực hạ lưu sông Don. Ngày 20 tháng Bảy, Tiểu đoàn Motor Cơ động thuộc Sư đoàn 23 Panzer đã thành công trong việc vượt qua sông Don tại khu vực Nikolayevskaya cùng với việc thiết lập thành công một đầu cầu đổ bộ tại bờ nam con sông. Ba ngày sau, một nhóm chiến đấu khác thuộc Sư đoàn Panzer số 3 đã tiến công tiếp tục về hướng nam, họ đã tiếp cận tới khu vực sông Sal thuộc Orlovka. Để rồi từ vùng này, Quân đoàn XL Panzer đã sử dụng một quả đấm cơ giới mạnh mẽ gồm hai Sư đoàn Panzer 3 và 23 phóng thẳng tới khu vực sông Manych.

    Đại bản doanh Sô-viết rõ ràng quả quyết không cho phép lực lượng của họ bị bao vây lần nữa. Bộ Tổng tham mưu Sô-viết và các chỉ huy chiến trường gắn bó chặt chẽ với nhau về một chiến lược mới- cơ bản là chiến lược xưa đã đánh bại quân đội Napoleon ở Thế kỷ XIX là lôi kéo quân địch vào vùng đất bao la của một đất nước rộng lớn để tiêu hao sức mạnh quân sự của chúng cho tới khi họ có thể bổ sung các lực lượng dự trữ chiến lược cộng với điều kiện khắc nghiệt của nước Nga để mở cuộc tấn công bất ngờ tại một mặt trận rộng lớn tại đúng thời điểm thuận lợi cho phép.

    Khi tiến vào khu vực phía nam sông Đức, quân đội Đức đã gặp phải một điều kiện chiến đấu hoàn toàn mới. Phía trước họ là khu vực thảo nguyên dài tới 300 dặm, xa hơn nữa là một trong những dãy núi hùng vĩ nhất trên thế giới trải dài từ biến Đen đến biển Caspian nằm chắn ngang ngay trên con đường tiến quân của quân đội Đức.
    --- Gộp bài viết: 14/11/2016, Bài cũ từ: 14/11/2016 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 29: TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ TẠI MẶT TRẬN PHÍA NAM (THÁNG -7 & 8/1942). BẢN ĐỒ NHỎ LÀ CHỈ THỊ 45
    vacbay03, hunterxmn, DepTraiDeu4 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Khu vực phía bắc thảo nguyên thuộc vùng Caucasus (Kavkaz) đã cung cấp cho đối phương những cơ hội chiến đấu tuyệt vời trong việc chống trả các đợt tấn công của người Đức một cách cơ động và linh hoạt. Vô số con sông, suối trong vùng, cả to cả nhỏ, chạy từ đầu nguồn khu vực Caucasus (Kavkaz) hướng về biển Caspian cũng như biển Đen, tạo ra những chướng ngại vật rất khó khăn cho người Đức và là những điểm phòng thủ rất tốt cho Hồng quân mà họ chỉ cần một lực lượng bảo vệ ở mức độ vừa phải.

    Tại vùng sa mạc, trên tuyến đường xuyên qua thảo nguyên luôn được khống chế cho những kẻ tấn công bằng các trạm cung cấp nước. Lúc này, cuộc chiến tranh đã bắt đầu di chuyển vào một thế giới xa lạ và không hề quen thuộc. Trên chặng đường 400 dặm tới Manych, ranh giới cuối cùng của châu Âu và châu Á : vượt qua vùng này có nghĩa bắt đầu rời khỏi lục địa châu Âu.

    Sư đoàn Bộ binh Cơ động 16 “Westphalian” thuộc Quân đoàn Panzer III và Sư đoàn Panzer 3 “Berlin-Brandenburg” thuộc Quân đoàn Panzer XL là những đơn vị Đức quốc xã đầu tiên đặt chân lên Lục địa Á-châu. Sư đoàn 3 Panzer do Tướng Breith chỉ huy là Sư đoàn chủ lực của Quân đoàn XL Panzer đuổi theo các lực lượng Nga đang tiến hành rút quân từ sông Don qua con sông Sal thuộc phía xa vùng Proletarskaya
    trên hướng Karycheplak, một chi nhánh thuộc con sông Manych. Các lực lượng Panzer đã tiến được đến bờ con sông Manych rộng lớn. Thực ra, con sông này là một chuỗi các hồ chứa nước được hỗ trợ bởi các đập nước ; những hồ này thường thường chỉ lớn khoảng một dặm vuông. Các hồ chứa này kết hợp cùng các con đập liên hoàn tạo thành một hệ thống thủy điện được biết dưới cái tên là Manych-Stroy.

    Ở bên bờ xa hơn là những công sự đã được đào sẵn của những người lính Sô-viết làm nhiệm vụ chặn hậu. Sông Manych là một phòng tuyến lý tưởng cho những người lính Nga, một chướng ngại vật vững chắc cho những mưu toan tiếp cận vùng Caucasus (Kavkaz) của người Đức.
    - “Làm sao chúng ta có thể vượt qua được con sông này nhỉ ?”.

    Tướng Breith với một vẻ mặt băn khoăn, lo lắng quay sang hỏi viên Trưởng phòng tác chiến – Thiếu tá Pomtow – cũng như viên Chỉ huy Trung đoàn 3 Bộ binh – Trung tá Zimmermann của mình.
    - “Nơi dòng sông chảy hẹp nhất chính là nơi quân Nga tổ chức phòng thủ mạnh nhất ! Thưa Ngài “.

    Thiếu tá Pomtow trả lời đồng thời chỉ vào tập tài liệu do các máy bay trinh sát trên không chuyển về.
    - “Theo lời khai của các tù binh Nga, bờ bên kia của con sông được tổ chức phòng thủ rất mạnh bởi lực lượng đặc nhiệm NKVD” – Trung tá Zimmermann bổ sung.

    - “Những bức ảnh không thám cũng cho thấy các công sự vững chắc của bọn Nga tại đó !” . Tướng Breith gật đầu.
    - “Tại sao chúng ta không đánh lừa bọn Nga bằng cách chọn một vị trí ngông cuồng nhất – gần con đập lớn – nơi lòng sông rộng tới gần hai dặm. Bọn Ivan sẽ không bao giờ nghĩ là chúng ta có thể mở cuộc tấn công vào nơi đấy !”. Thiếu tá Pomtow đề nghị.

    Thật là một ý tưởng điên rồ, nhưng nó lại được thông qua ngay lập tức. May mắn thay, các lính Đức thuộc Tiểu đoàn Công Binh Panzer 39 đã kéo theo 21 con thuyền đổ bộ cùng đi. Chúng được đưa đến để xem xét. Dưới cái nóng như thiêu đốt của vùng thảo nguyên, dường như chúng đã bị sấy khô. Khi họ thử hạ xuống nước để kiểm tra thì cùng một lúc, hai con thuyền đổ bộ đã chìm như những tảng đá dưới dòng nước. Mười chín còn thuyền còn lại cũng bị thủng một số chỗ, được Tiểu đoàn công binh cho khắc phục, sửa chữa cấp tốc. Và bây giờ các con thuyền đổ bộ đã được chuẩn bị sẵn sàng để mang trên nó là những người lính Đức khỏe mạnh, cường tráng.

    Trung úy Moewis cùng với một tá lính Đức rất dũng cảm, không biết sợ là gì thuộc Trung đoàn nổi tiếng "Brandenburgers" đã tiến hành công việc trinh sát , thăm dò được hai điểm vượt sông rất thích hợp, chính xác hơn là nằm ở chỗ lòng sông rộng nhất. Cả hai điểm vượt đều nằm ở thượng nguồn từ thị trấn nhỏ thuộc vùng Manych-Stroy, hướng nằm trực tiếp ở phía cuối của con đập. Hiện nay, hoạt động của con đập chính này dường như bị chặn lại, chỉ để khai thách ở một vài nơi. Cái thị trấn nhỏ bé này phải được chiếm đoạt một cách bất ngờ, để ngăn chặn nguy cơ người Nga gài mìn cho nổ tung, phá hủy toàn bộ con đập.

    Để chuẩn bị cho trận chiến sắp tới, một nhóm lính Đức được hình thành từ lực lượng của Trung đoàn Vệ binh Panzer 3. Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Vệ binh Panzer 3 tấn công ở bên trái và Tiểu đoàn 1 ở bên phải. Một đại đội đột kích mạnh hình thành từ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Vệ binh Panzer 3 đặt dưới sự chỉ huy của Trung úy Tank, một người đã kinh qua thử thách trên vị trí chỉ huy Đại đội 6. Mệnh lệnh được đưa ra : “Bí mật di chuyển trong bóng tối từ các đầu cầu đổ bộ, di chuyển hướng đến bờ xa của hồ chứa nước. Sau đó bắt đầu vượt sông bằng tất cả mọi thành phần của lực lượng xung kích đặc nhiệm, chọc thủng tuyến phòng thủ chủ lực của đối phương, đánh chiếm các vị trí trong khu Manych-Story bằng những đợt tấn công ồ ạt”.

    ...................................

  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Để đảm bảo sự hỗ trợ của lực lượng pháo binh có hiệu quả cao nhất từ bên bờ đông bắc, một tiền sát pháo binh được cử đi theo cùng các lính xung kích đặc nhiệm. Cuộc tấn công táo bạo của Quân đoàn XL Panzer vượt qua con sông Manych đã thành công rực rỡ. Tại tiêu điểm của cuộc tấn công, Sư đoàn Panzer 3 đã đánh một đòn nghi binh từ hướng tây bắc với một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Panzer 6, trong khi đó trên thực tế, cuộc vượt sông bắt đầu được thực hiện với lực lượng của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Vệ binh Panzer 3. Cuộc vượt sông đã được chuẩn bị bằng một màn hỏa lực rất mạnh mẽ và tập trung của lực lượng pháo binh Sư đoàn khoảng thời điểm giữa 0.00 giờ đến 1.00 sáng.

    Các người lính trong nhóm xung kích đặc nhiệm của Trung úy Tank nằm ép sát mình bên bờ sông. Sau đó, họ bắt đầu đưa những con tàu đổ bộ xuống mép nước. Tiếng đạn pháo rền rĩ trên đầu phát nổ trên bờ sông phía xa. Không gian chung quanh đặc quánh bởi những lớp bụi và khói đang bốc lên dày đặc.

    “Tiến lên !” - Trung úy Tank ra lệnh. Các nhóm xung kích đặc nhiệm lao tới các con thuyền đổ bộ và đẩy nó ra xa bờ. Họ đã phải đóng kiện một cách quýnh quáng với các hộp rỗng đựng đồ ăn để ngăn cho con thuyền khỏi bị trôi giữa dòng nước xiết. Những tiếng ồn ào của động cơ con thuyền đã được những tiếng nổ của đạn pháo binh che lấp. Nhưng đó không phải là hỏa lực pháo binh của người Nga.

    Cuộc vượt sông đầu tiên thành công mỹ mãn và không hề có bất cứ một thương vong nào. Các sống của 19 con thuyền đổ bộ bắt đầu cà vào lớp sỏi ở bờ bên kia con sông.

    Trung úy Tank là người đầu tiên nhảy lên bờ. Anh chính là người lính Wehrmacht đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Á châu xa xôi.

    “Pháo hiệu màu trắng !”. Trung úy Tank gọi người chỉ huy biệt đội xung kích. Quả pháo sáng màu trắng bắn lên bầu trời. Một cách đột ngột, pháo binh Đức đã mở rộng tầm bắn. Những người lính
    xung kích đặc nhiệm Đức vội vã đưa các con thuyền đổ bộ trở lại để đón các người lính Đức khác.

    Những người lính của Trung úy Tank chạy băng qua bờ sông bằng phẳng. Các người lính Hồng quân trong chiến hào đầu tiên sững người vì bất ngờ và họ lập tức chạy trốn. Trước khi hồi chuông báo động tại chiến hào tiếp theo có thể vang lên, các lính gác Sô-viết trong các vọng gác tiền tiêu bị tàn sát như ngả rạ vì hỏa lực của các khẩu súng máy Đức.

    Nhưng rồi sau đó, quân Nga đang đóng tại khu vực bên phải và bên trái của khu vực đổ bộ đã bắt đầu hồi tỉnh lại. Khi những con thuyền chở các người lính đổ bộ Đức tiếp theo tới gần, họ đã phải di chuyển dưới làn hỏa lực mãnh liệt của các khẩu súng máy Nga. Hai con tàu bị chìm nghỉm. Mười bảy con tàu còn lại đã hết sức khó khăn để vượt qua mang trên nó 120 người lính và nguồn đạn dược tiếp tế cũng như hầu hết những người chỉ huy Tiểu đoàn 2.

    Nhưng đó là chuyến chuyên chở cuối cùng. Thiếu tá Boehm, chỉ huy Tiểu đoàn đã thành công trong việc mở rộng khu vực đổ bộ tại bờ nam con sông Manych. Sau đó ông đã trúng đạn và bị thương nặng. Trung úy Tank bây giờ là người chỉ huy cao nhất của Tiểu đoàn 2 còn lại đã lên nắm quyền chỉ huy tại khu vực đổ bộ. Người Nga khống chế khu vực đổ bộ bằng những màn hỏa lực quét lia thật ác liệt. Pháo binh Sô-viết đủ các cỡ nòng giã như giã giò vào khu vực. Hơn thế nữa, trong mọi trường hợp, trước lúc rạng đông, tất cả các hoạt động đổ bộ theo kế hoạch ban đầu sẽ bắt buộc phải tạm dừng lại.

    Trung úy Tank và những người lính Đức nằm ép mình trên mặt đất bằng phẳng của bờ sông, họ nấp trong những con hào Sô-viết mà họ đã vừa chiếm được và vội vã đào các hố cá nhân dưới hỏa lực của các khẩu súng cối cùng súng máy Nga. Tiếp đó lính Nga còn mở hai cuộc phản công, có lúc chỉ cách nơi vị trí trú ẩn của Trung úy Tank có mấy thước.

    Điều tồi tệ và nguy hiểm nhất của họ trong lúc này là hết đạn. Khẩu súng máy bên cánh phải chỉ còn vẻn vẹn hai băng đạn. Ở các nơi khác tình trạng khan hiếm đạn dược cũng tồi tệ không kém.Các khẩu cối đã sử dụng hết sạch lượng đạn mà họ có thể mang theo.

    “Tại sao không thấy Luftwaffe xuất hiện nhỉ “ – Những người lính của Trung úy Tank tự hỏi mình và ngước nhìn lên bầu trời u ám đầy sương mù một cách lo lắng. Vào khoảng 6.00 sáng, viên Tư lệnh Geschwader (Không đoàn) dường như nghe thấy những lời khẩn cầu của họ. Những chiếc máy bay ném bom Đức gầm rú trên đầu họ khi mà ánh mặt trời buổi sáng trước đó đã chọc thủng xua tan lớp sương mù dày đặc bao phủ trên đường băng. Máy bay Đức liên tục oanh kích, thả bom, bắn phá các ụ pháo binh và các vị trí đặt súng máy của người Nga. Dưới sự yểm trợ của các trận mưa bom cùng hỏa lực tàn phá của các máy bay Đức, một đợt bộ binh Đức cùng đạn dược tiếp viện đã được chở qua sông một cách an toàn.

    Trung úy Tank đã làm rất tốt công việc trong thời gian chờ đợi. Anh ta bò đến một viên chỉ huy trung đội khác, hướng dẫn họ từng chi tiết. Sau đó một đợt phản công mới được tiếp tục, hết trung đội này đến trung đội khác, hướng thẳng vào khu vực Manych-Stroy.

    Những người lính Hồng quân hoàn toàn bị bất ngờ. Họ không hề chờ đợi một cuộc tấn công nào của người Đức vào sau lưng và bên cạnh thị trấn. Toàn bộ sự tập trung và chú ý của họ đều hướng về phía trước, theo hướng con đập nước. Những người lính đặc nhiệm của Trung úy Tank đã tấn công từ phía sau các vị trí bảo vệ của người Nga.

    Trong thời gian những người chỉ huy Sô-viết tổ chức lại hệ thống phòng thủ của mình, họ rút quân quay lưng lại về phía con đập nước để chống lại những đòn tập hậu của người Đức, thì những chiếc xe tăng đầu tiên cùng những chiếc xe thiết giáp, xe tải hạng nặng chở đầy Bộ binh thuộc Tiểu đoàn Wellmann đã xuất hiện trên con đường hẹp ở trên đỉnh đập.

    ......................................

  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Manych-Stroy đã bị chiếm. Tiểu đoàn Wellmann vượt qua con đập với tổn thất không đáng kể. Con đập Manych đã bị chinh phục: Trở ngại lớn cuối cùng trên con đường tiến về phương Nam, hướng tới khu vực Caucasus (Kavkaz) và các giếng dầu, đã chính thức bị vượt qua.

    Sáng ngày 2 tháng Tám, Sư đoàn Panzer 3 đã phóng ra một cuộc tấn công xuyên về phía xa như điểm dân cư Ikituktun (hiện nay đã được đổi tên là Puslikinskoy ) với một Cụm chiến đấu tên là von Liebenstein, trong khi Cụm quân Pape vừa thành lập xong một đầu cầu đổ bộ tại Pregatnoye. Như vậy, cùng với Quân đoàn XL Panzer của Tướng Geyr von Schweppenburg hiện ở phía bên phải, Quân đoàn III Panzer của Tướng von Mackensen đang bắt đầu tác chiến trên những mảnh đất của lục địa Á châu xa xôi.

    Việc dũng cảm vượt qua con đập Manych qua đó mở toang cánh cửa vào vùng Caucasus (Kavkaz) đã được bổ sung thêm bởi một hoạt động tác chiến không kém phần táo bạo và gan dạ và sau đó gắn liền đến thành công của một chiến dịch do Sư đoàn 23 Panzer đến từ vùng Baden-Württemberg. Họ đã xóa sổ được một cuộc phục kích được thực hiện bởi một lực lượng rất mạnh của quân Sô-viết khéo léo ém quân và đe dọa nghiêm trọng đến sườn của quân Đức, mà lúc đó người Đức không hề nghi ngờ có một mối nguy hiểm chết người đến với họ.

    Khi qua vùng Sal gần Martynovka, Nguyên soái Timoshenko đã đặt toàn bộ một Quân đoàn Mô-tô Cơ động trong một cuộc phục kích quân Đức. Họ được ngụy trang rất hoàn hảo và trong thành phần của họ có rất nhiều xe tăng.

    Thiếu tướng Mack cùng với Tiểu đoàn Mô-tô Cơ động 23 được tăng cường cùng di chuyển ngay phía sau Sư đoàn 3 Panzer hướng thẳng phía Martynovka, đã nhận được một báo cáo từ nhóm trinh sát trên không của Luftwaffe báo về khu vực thị trấn Martynovka “chỉ được bảo vệ một cách lỏng lẻo”…Ông ta bèn quyết định tấn công.

    Đòn tấn công của Mack thật tình cờ rơi đúng vào thời điểm Quân đoàn Cơ động của người Nga đang di chuyển vào vị trí chiến đấu thuộc thị trấn. Lập tức, Thiếu tướng Mack nhận ngay ra mối đe dọa chết người đối với sườn của quân Đức. Ông ta bè ghìm chặt người Nga bằng một cuộc giao chiến trực diện, tìm cách bao vây họ bằng một kế hoạch cực kỳ táo bạo với lực lượng mới được tăng cường của Trung đoàn 201 Panzer thuộc Cụm quân Xung kích Đặc nhiệm Burmeister. Trong những giờ đầu tiên của ngày 28 tháng Bảy năm 1942, họ đã tập kích phía sau hậu phương của quân Nga bằng một đòn đánh úp hoàn toàn bất ngờ.

    Trong cuộc đấu xe tăng của hai phía, phần lớn trong phạm vi rất hạn hẹp chỉ khoảng 20 đến 30 thước Anh, các xe tăng hạng nặng của Nga như T-34 đã bị loại ra khỏi vòng chiến đấu và một số khẩu súng chống tăng của họ đã bị phá hủy. Chỉ riêng có một Đại đội 9 thuộc Trung đoàn 201 Panzer – là đơn vị đầu tiên của người Đức xâm nhập vào Martynovka – cũng đã phá hủy được tới 12 chiếc T-34 và 6 chiếc T-70 cùng một số khẩu sung chống tăng và đại bác của quân Nga. Thậm chí, Đại úy Fritz Fechner cùng binh lính của mình đã phá hủy được vài chiếc T-34 bằng một loại bom riêng do họ chế tạo ra gọi là “sticky bombs – Bom dính”.

    Trận chiến xe tăng tại vùng Martynovka là chiến dịch đầu tiên sau một thời gian dài với sự lãnh đạo chiến thuật, chiến lược của người Đức được khẳng định là tốt hơn và sự hoạt động khéo léo của lực lượng xe tăng Đức đã thành công trong việc ghìm chặt phần lớn đội hình Xe-tăng của người Nga và sau đó tiêu diệt họ. Tổng cộng có tới 77 xe tăng quân Nga bị phá hủy và vô số súng đạn dược đã bị người Đức chiếm đoạt….



    ………………………………..



    Trong khi những xe tăng và những người lính Vệ binh Wehrmacht thuộc Sư đoàn 3 Panzer rượt đuổi những đơn vị Sô-viết đang rút lui dọc theo con sông Manych xuyên qua Thảo nguyên Kalmyk, vượt qua những bầy gia súc lớn, qua những hình thù kỳ dị của các con lạc đà một bướu và hai bướu…thì Quốc trưởng đang ngồi trong căn phòng ngột ngạt của mình tại Trụ sở Tổng hành dinh gần Vinnitsa thuộc Ukraina. Hitler đang chăm chú nhìn cái tấm bản đồ tình thế treo trên tường. Tướng Jodl đang báo cáo.

    Tình hình Mặt trận phía nam đang được bàn bạc và thảo luận, tuy nhiên không phải những thành công tại vùng Manych được báo cáo trong Bản thông cáo của Bộ Tư lệnh Tối cao Đức mà là một tình thế khó chịu khi Tập đoàn quân VI của Đức gặp phải trong khúc quanh của con sông Don vĩ đại.

    Tướng Paulus, Tư lệnh Tập đoàn quân VI đã phải thừa nhận rằng, có thể đánh chiếm được khu vực sông Don với hai lực lượng tấn công thuộc khu vực phía nam và phía bắc của mình nhưng tại đầu cầu vùng Kalach, vốn là nơi xuất phát các đợt tấn công vào dải đất hẹp nằm giữa sông Don và sông Volga hiện đang được bảo vệ bởi người Nga, trên thực tế có thể biến thành một bàn đạp rất có lợi cho một cuộc phản công đầy uy lực của quân Sô-viết.

    Trung tướng Nga Gordov, Tư lệnh Phương diện quân Stalingrad đã bố trí tới 4 Tập đoàn quân Sô-viết (21,62,63,64) cùng với hai Tập đoàn quân Xe-tăng đang trong quá trình hoàn thiện (Tập đoàn quân Xe-tăng số 1 và số 4) bố trí ngay trước mặt Tập đoàn quân VI của Đức.

    Tập đoàn quân Xe-tăng số 4 của người Nga đã bắt đầu một chiến dịch nhằm bao vây Quân đoàn XIV Panzer của Paulus. Trong lúc này, Tướng von Seydlitz-Kurzbach, Tư lệnh Tập đoàn quân LI cũng gặp một rắc rối nghiêm trọng tại cánh phía nam. Toàn bộ các hoạt động thuộc Tập đoàn quân VI của Đức đã bắt đầu bị tê liệt do thiếu đạn dược và nhiên liệu cần thiết.

    Quyết định của Hitler cùng một lúc mở hai chiến dịch tấn công về Caucasus (Kavkaz) và Stalingrad đã có nghĩa là nguồn tiếp tế phải phân chia ra làm đôi. Kể từ khi khoảng cách vươn xa hơn ở hướng phía nam - Caucasus (Kavkaz) – Tướng Đức phụ trách hậu cần thuộc Ban tham mưu Tập đoàn quân, Tướng Wagner đã luôn luôn phải ưu tiên trước cho vùng Caucasus (Kavkaz) trong việc cung cấp nhiên liệu. Nhiều cột cung cấp nhiên liệu đường dài, các cơ sở hậu cần của người Đức ban đầu được dành cho Tập đoàn quân VI bây giờ phải chuyển xuống phía nam.

    Tới ngày 31 tháng 7 Hitler cuối cùng bắt buộc phải nhận ra rằng chủ nghĩa lạc quan của mình là không có cơ sở. Ông không thể nhắm mắt trước thực tế rằng sức mạnh của Tập đoàn quân VI đã bị làm suy yếu bởi sự thiếu thốn hậu cần trầm trọng, mang đến một thực tế là binh lực của người Đức không còn đủ khả năng để chiếm Thành phố Stalingrad đang được một lực lượng rất mạnh của người Nga bảo vệ đến cùng.

    ....................................
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào ngày hôm đó, Hitler ra lệnh có thêm một sự thay đổi lớn trong kế hoạch. Tập đoàn quân Panzer IV – mặc dù đã bị tước đi trong thành phần của nó Quân đoàn Panzer XL – sẽ được tách ra từ Mặt trận vùng Caucasus (Kavkaz), và đặt dưới thành phần thuộc Cụm Tập đoàn quân B, sẽ di chuyển về phía nam của con sông Don quặt lên hướng đông bắc, theo kế hoạch đánh thẳng vào sườn của quân Nga tại cùng Kalach, trước cửa ngõ thành phố Stalingrad.

    Phải nói đó là một kế hoạch tốt nhưng nó tới quá muộn. Tập đoàn quân IV Panzer được phái đi không thay đổi được gì mà chỉ thêm sự phung phí lực lượng. Các đơn vị mà Hitler lấy ra từ Cụm Tập đoàn quân A chỉ làm suy yếu đi năng lực tấn công của họ ở vùng Caucasus (Kavkaz); như là nguồn tăng viện cho Cụm Tập đoàn quân B, các đơn vị này là quá ít ỏi và tới quá muộn để bảo đảm cho sự chiếm thắng sớm trên hướng Stalingrad. Hai Cụm Tập đoàn quân (A và B) mạnh ngang nhau đang di chuyển rẽ theo hướng góc vuông với nhau, tới các mục tiêu cách xa nhau. Vấn đề gay gắt nhất đó chính là hậu cần, trở nên hoàn toàn không thể giải quyết được bởi vì toàn bộ chiến dịch tiếp tục thiếu đi một trọng tâm rõ ràng.

    Bộ tư lệnh tối cao Đức đã tự dẫn dắt mình vào tình cảnh vô vọng và để cho mình trở nên phụ thuộc vào các quyết định của địch thủ. Trong vùng Stalingrad quân Sô-viết đã làm chủ thời gian và địa điểm của trận chiến quyết định sắp tới rồi….


    …………………………


    Chỉ thị ngày 31 tháng Bảy của Fuehrer yêu cầu quân Đức trên mặt trận vùng Caucasus (Kavkaz) bây giờ bắt đầu bước vào Giai đoạn II của Chiến dịch (Edelweiss – Hoa nhung tuyết) nhằm tiếp tục đánh chiếm toàn bộ vùng bờ biển phía biển Đen. Cụm Tập đoàn quân A bây giờ triển khai một lực lượng cơ giới cực mạnh, bây giờ nhóm lại đặt dưới sự chỉ huy của Tập đoàn quân Panzer I nhằm thẳng hướng Armavir và Maykop mà tiến quân.

    Các đơn vị còn lại của Cụm Tập đoàn quân A, hình thành một nhóm chiến đấu cỡ Tập đoàn quân mang tên là Ruoff đặt dưới sự chỉ huy chung của Tướng Kirchner trực thuộc Quân đoàn LVII Panzer sẽ hướng về Thành phố Novorossiysk và Tuapse, rồi tiếp tục tiến dọc theo bờ biển đến Thành phố Batumi. Một lực lượng kết hợp giữa các Sư đoàn Sơn cước của Đức và Đồng minh Rumanian đặt dưới sự chỉ huy của Tướng Konrad, Tư lệnh Quân đoàn XLIX Sơn cước tiến dọc theo cánh trái vượt qua các vùng núi cao , hiểm trở để đánh vào phía sườn của quân phòng vệ Sô-viết tại Tuapse và Sukhumi.

    Bước khởi đầu chiến dịch của người Đức thật như mơ, tất cả mọi thứ đều theo kế hoạch đã vạch sẵn, với độ chính xác hoàn hảo. Vào ngày mà Chỉ thị mới của Quốc trưởng được ban hành, Các Quân đoàn III và LVII Panzer đã thực hiện một bước hành quân thần tốc hướng về Caucasus (Kavkaz). Tướng von Mackensen (Tư lệnh Quân đoàn III Panzer) cùng với Sư đoàn Panzer 13 mới được tăng cường đặt dưới sự chỉ huy của ông đã chiếm được Salsk trong buổi tối cùng ngày. Tiếp theo họ vượt qua các con hào chống tăng của lực lượng phòng vệ Sô-viết, Sư đoàn trong ngày 6 tháng Tám đã chiếm được điểm dân cư Kurgannaya tại vùng sông Laba, và Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 16 đã giành quyền kiểm soát được thị trấn Labinsk.

    Trong buổi tối ngày 9 tháng Tám, Sư đoàn 13 Panzer dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Herr đã mở cuộc tổng công kích vào Thành phố dầu lửa Maykop, một Trung tâm hành chính nằm trên một vùng dầu lửa rộng lớn của Liên xô. Năm mươi máy bay Nga đã vị thu giữ trong tình trạng nguyên vẹn. Tuy nhiên, một lượng xăng dầu lưu trữ lớn dành cho xe tăng đã bị thiêu hủy hoàn toàn, nhà máy lọc dầu cũng bị tê liệt vì người Nga đã gỡ bỏ, di chuyển và đặt mìn tiêu hủy hết những thiết bị vận hành quan trọng.

    Tiến trình tấn công do Quân đoàn XLIX Sơn cước và Quân đoàn V cùng thực hiện bắt đầu tung các lực lượng của họ vượt qua khu vực phía đông của con song Don trong vùng Rostov, các Sư đoàn đã làm chủ được Thành phố Krasnodar để chuẩn bị vượt con sông Kuban.

    Hướng tấn công do Quân đoàn LVII Panzer cũng thành công không kém. Sau khi họ tung lực lượng hành quân xuống phía nam, xuyên qua vùng thảo nguyên Kuban với các lực lượng cơ giới mạnh nằm trong Cụm xung kích Gille thuộc Sư đoàn Vệ binh SS Panzer "Viking" cùng với các Cụm quân "Nordland" và "Germania" theo sau, đã triển khai dọc theo bờ phía bắc thuộc con sông Kuban. Các lực lượng Cơ giới xung kích thuộc Cụm quân Gille đã thành công trong việc vượt con sông; Một nhóm khác dưới sự chỉ huy của von Scholtz cũng đã thành công trong việc vượt con sông tại khu vực Kropotkin và nhanh chóng thiết lập được một đầu cầu đổ bộ, qua đó họ đã đặt chân lên con đường quốc lộ bên bờ nam của con sông Kuban tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm quân Ruoff.

    Sư đoàn "Viking" sau đó tiếp tục di chuyển theo hướng tây nam thẳng hướng tới Tuapse, hiện giờ họ đang dẫn đầu hướng tấn công thuộc Quân đoàn LVII Panzer phụ trách. Dưới sự chỉ huy của viên tướng SS Felix Steiner, những người lính SS từ vùng Scandinavian, Baltic và các tình nguyện viên người Đức đã được kết hợp lại với nhau trong Sư đoàn nổi tiếng "Viking" để thâm nhập vào các vùng nằm ở phía tây và tây nam thuộc khu vực dầu mỏ Maykop.

    ..................................
    Lần cập nhật cuối: 19/11/2016
    vacbay03, DepTraiDeu, ngthi963 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong suốt những ngày đầu của tháng 8 năm 1942 các đội hình cơ giới mạnh của Cụm Tập đoàn quân A đã truy quét dọc toàn bộ mặt trận của họ xuyên qua thảo nguyên Kuban và Kalmyk để giao chiến với mọi cuộc chống đỡ mềm dẻo và rút lui một cách chậm rãi của các sư đoàn Nga trước khi họ tới vùng Caucasus (Kavkaz) và để ngăn chặn không cho quân Nga tháo chạy vào vùng rừng núi để thiết lập ở đó tuyến phòng thủ mới.

    Người đánh điện truyền tin Otto Tenning hồi ấy đang lái xe chỉ huy của một Tiểu đoàn mũi nhọn thuộc Sư đoàn 3 Panzer, đã chuyển tải cho tác giả những hồi ức của ông trong thời điểm ấy như sau : " Địa điểm tiếp theo chúng tôi đến là Salsk. Chúng tôi được ra lệnh rằng chúng tôi không được phép bắn vào máy bay địch trong khi di chuyển xa hơn qua vùng thảo nguyên Kalmyk. Bằng cách này quân Nga sẽ bị cản trở khỏi nhận thấy vị trí của các đơn vị nhanh nhất của chúng ta khi mà qua đám mây bụi cuộn lên thì khó mà nói được quân ta hay quân địch từ trên không. Tôi đã được kể tỉ mỉ trên xe bọc thép chỉ huy khi tới Đại đội 1 và thực hiện cuộc trinh sát cùng với trung sĩ Goldberg.

    Chúng tôi đang thận trọng tiến tới ngôi làng nhỏ thì người trinh sát dẫn đầu đột nhiên thấy cái gì đó khả nghi và gửi đi thông điệp : " Xe tăng địch xếp hàng dọc theo rìa làng" . Một lát sau chúng tôi ngạc nhiên phát hiện ra những vật tưởng là xe tăng đó thực ra là những con lạc đà. Thế là vang lên bao tiếng cười. Từ đó trở đi lạc đà một bướu hay hai bướu không còn là cái gì bất thường nữa. Thực tế là các đội hậu cần đã tận dụng được nhiều lợi ích từ các con vật đáng tin cậy này”.


    Cuộc hành quân của người Đức vẫn tiếp tục với các lực lượng thuộc Sư đoàn 3 Panzer đã làm chủ Thành phố Voroshilovsk trong ngày 3 tháng Tám. Tất cả các lực lượng bảo vệ của người Nga đều bị bất ngờ trước cuộc đánh úp bất ngờ của quân Đức vào thành phố. Chỉ sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi, người Đức đã giành quyền kiểm soát lúc 16.00 chiều. Quân Nga tổ chức một cuộc phản công bằng xe tăng và kỵ binh nhưng đã bị đẩy lùi ngay lập tức.

    Hướng tấn công tiếp tục phát triển. Các lính Đức thuộc Trung đoàn đặc biệt "Brandenburg" luôn luôn có mặt cùng với các đơn vị tuyến đầu, và họ luôn luôn sẵn sàng thi hành những nhiệm vụ đặc biệt. Các lực lượng Sơn cước thuộc Đồng minh Rumanian cũng gia nhập trong thành phần thuộc Sư đoàn 3 Panzer. Những người dân bản xứ thân thiện trong vùng đổ ra đường chào đón những lính Đức như những người giải phóng cho họ.

    Một điều đơn giản không thể phủ nhận trên thực tế là gần như toàn bộ các bộ lạc và nhân dân các làng trong vùng quân Đức xâm chiếm là họ rất dễ dàng bằng lòng, tình nguyện tham gia chiến đấu chống lại Hồng quân như mong muốn của Bộ Tư lệnh tối cao Đức. Những người yêu chuộng tự do đã thực sự tin tưởng rằng giờ của nền độc lập dân tộc đã đến với họ...... Và cơn thịnh nộ của Stalin giáng xuống họ về sau này thật là khủng khiếp : Tất cả những bộ tộc về sau đều bị trục xuất ra khỏi quê hương xinh đẹp của họ và bị đầy đến vùng Siberia lạnh giá…



    …………………………




    Sự di chuyển càng nhanh chiếm được thêm trận địa hướng tới Kapkaz càng trở nên rõ ràng rằng quân Nga vẫn đang rút lui mà không bị tổn thất gì lớn về người và của. Quân Đức chiếm được thêm nhiều trận địa nữa nhưng họ đã không thể tàn sát, tiêu diệt được quân Nga. Vài chiếc xe chở hàng đổ và vài con ngựa chết là tất cả chiến lợi phẩm nằm trên đường di chuyển hành quân của lính Đức.

    Để che chở cho cạnh sườn phía đông ngày càng dài thêm cho cuộc tấn công theo hướng Caucasus (Kavkaz), Quân đoàn LII của Tướng Ott với thành phần gồm 2 Sư đoàn Bộ binh 111 và 370 đã đẩy tiếp về hướng đông trên một diện rộng và triển khai theo hướng vùng biển Caspian. Elista, thị trấn duy nhất trong khu vực thảo nguyên Kalmyk đã bị thiêu hủy trong ngày 12 tháng Tám.

    Trong lúc này, các Sư đoàn Panzer 3 và 23 tiếp tục di chuyển xuống phía nam. Đất cát vùng thảo nguyên Kalmyk khô nẻ, nứt toác dưới ánh mặt trời như thiêu như đốt. Nhiệt kế lúc này chỉ 55 độ. Chặng đường hành quân dài dằng dặc, phía trên bầu trời xanh trong vắt. Những người lính Đức nhìn thấy một cụm mây trắng xóa. Nhưng mà cụm mây đó không hề di chuyển. Ngày hôm sau và hôm sau nữa, nó vững đứng yên tại chỗ. Hóa ra đó không phải là đám mây. Đó là ngọn núi Elbrus , có độ cao 18.480 feet (5.632m), được coi là ngọn núi cao nhất châu Âu nơi có dòng sông băng lấp lánh cùng với lớp tuyết vĩnh cửu, nằm trong dãy núi vĩ đại nhất thuộc trung tâm khu vực Caucasus (Kavkaz).

    “Ngày hôm nay, chúng ta đi được bao nhiêu dặm nhỉ ?”. Đại tá Reinhardt, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 421 quay sang hỏi người sĩ quan tùy tùng. Trung úy Boll nhìn vào tấm bản đồ mà trên đó ghi các hướng tiến quân của Sư đoàn Bộ binh 125 và tiếp sau nó là Sư đoàn Bộ binh 198 – thuộc thành phần lực lượng Quân đoàn V để đánh dấu. Sau đó ông ta thông báo khoảng cách “Bốn mươi dặm – Thưa Đại tá !”.

    Bốn mươi dặm ! Đó là một khoảng cách mà những người lính Bộ binh Đức hành quân trong ngày hôm đó. Họ phải vượt qua cái nóng như thiêu đốt của mặt trời, xuyên qua thảo nguyên Kuban trơ trụi không hề có một bóng cây cũng như bóng người. Trong cuộc hành quân thì đội hình hàng dọc của Sư đoàn bị bao bọc bởi những đám mây bụi màu nâu xám dày đặc. Chỉ có đầu của các kỵ binh là nhấp nhô trên đám bụi. Càng di chuyển xa hơn xuống phía nam thì họ càng mất dần sự kết nối, liên lạc giữa các trung đoàn. Các vệt bụi ở phía xa xa cho thấy nơi nào đó về phía phải hoặc xa về phía trái cũng đã có đội hình hành quân khác đang di chuyển xuống phía nam.

    Dựa vào bóng mát của chiếc xe ca chỉ huy, Đại tá Reinhardt chăm chú nghiên cứu tấm bản đồ . “ Những khoảng cách như thế này quả là đáng sợ “. Viên sĩ quan tùy tùng quan sát và nói.

    Reinhardt gật đầu. Các ngón tay của ông di chuyển trên tấm bản đồ hướng tới vùng thảo nguyên Kalmyk : ”Rồi xem, các xe tăng của Kleist cũng chẳng khấm khá hơn chúng ta đâu !!”.....


    ...............................

  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Đúng như vậy, họ không hề khấm khá hơn thật. Quân đoàn XL Panzer – kể từ ngày 2 tháng Tám được đặt dưới quyền của Tập đoàn quân Panzer I – đã chiếm được Pyatigorsk với công lao của Sư đoàn 3 Panzer và ngày 10 tháng Tám thì Mineralnyye Vody cũng bị chiếm giữ bởi Sư đoàn 23 Panzer, sau đó họ đẫ tiếp tục hành quân và bắt đầu tiến đến chân của dãy núi Kavkaz. Trở ngại lớn nhất cuối cùng là dòng sông Terek. Liệu họ có thể vượt qua con sông đáng sợ này được không, và rồi sau đó bắt đầu chặng đường hành quân qua các đèo cao, hiểm trở trên những dãy núi cao vút để vươn ra khống chế con đường quân sự cổ xưa Ossetian – Gruzia ?

    Trong khi ấy , các Quân đoàn III và LVII Panzer đang ở hướng chủ công của mặt trận, cùng một lúc hành quân qua cái nóng chết người và những đám mây bụi, từ sông Don hướng đến Trung tâm dầu lửa tại Maykop. Họ đang tung hết sức để vượt qua những lực lượng quân Nga đang rút lui. Đại tá Reinhardt xỉa ngón tay vào tấm bản đồ ở điểm có ghi chữ Krasnodar và nói :”Đây là mục tiêu của chúng ta !”.

    Sau đó ông ta chỉ tiếp vào chữ Maykop : “Đây là nơi Kleist sẽ chiếm được. Rồi chúng ta sẽ thấy sau khi chúng ta giành được kết quả như thế, chúng ta sẽ hợp lực lại tạo ra một cái túi vây chặt bọn Nga với thành phần nòng cốt là Quân đoàn XVII và Tập đoàn quân Panzer I của Kleist..”.

    Viên sĩ quan tùy tùng gật đầu :”Đó là một kế hoạch tốt, Thưa Đại tá ! Nhưng tôi có cảm giác rằng bọn Ivan sẽ không chịu chờ đợi để chúng ta bao vây họ dễ dàng đâu !”

    Đại tá Reinhardt trả lại tấm bản đồ cho Boll và nói :”Rồi mọi người sẽ thấy”, ông ta lẩm bẩm : “Không còn giọt nước nào à ?”..

    “Không còn lấy một giọt, Thưa Đại tá. Lưỡi của tôi đã dính chặt vào miệng như cái mẩu giấy dính (bẫy ) ruồi trong suốt một giờ qua ..”

    Rồi họ tiếp tục trở lại chiếc xe ca chỉ huy :” Đi thôi, ngày hôm nay chúng ta sẽ phải di chuyển thêm sáu dặm nữa đấy !”.

    Đó là những chi tiết xảy ra trong cuộc hành quân của Trung đoàn Bộ binh 421 thuộc Sư đoàn Bộ binh 125. Tình trạng đó cũng giống như tình cảnh của các lính Bộ binh Đức, khinh binh nhẹ, lực lượng Sơn cước thuộc Cụm xung kích Tập đoàn quân của Ruoff trong những ngày đầu tháng Tám năm 1942.

    Trong một khoảng thời gian nhất định thì cuộc chiến tranh ở Mặt trận phía nam mang tính chất của cuộc chiến trên Sa mạc. Cuộc truy đuổi quân Sô-viết qua vùng thảo nguyên Kuban chuyển thành cuộc chạy đua từ điểm lấy nước này đến điểm lấy nước khác. Chỉ có rất ít điểm dừng cho thức ăn. Phải thừa nhận là nước uống cung cấp khẩn cấp cho binh lính được đựng trong các thùng chứa lớn nhưng các thùng này tất nhiên là không thể đủ cho lũ ngựa được. Do vậy các điểm cấp nước mới phải liên tục được chiếm thêm khi mỗi ngày trôi qua.

    Bên cánh phải Cụm Tập đoàn quân A, quân Nga rút lui một cách linh hoạt trước áp lực của bởi Tập đoàn quân XVII, giống hệt như cách rút lui mà họ đã thành công tại khúc giữa sông Don. Quân Sô-viết sẽ nắm giữ một cách hệ thống với hậu quân vững mạnh ở vài ngôi làng và vô số lòng sông: đầu tiên họ sẽ phòng ngự ngoan cường và ngay sau đó họ sẽ bỏ rơi rất nhanh khiến quân Đức như đánh vào khoảng không, thậm chí họ còn không bắt được cả tù binh.

    Bằng cách này họ đã thi hành theo một chỉ dẫn mới của Nguyên soái Timoshenko: Sự di chuyển của quân Sô-viết đã được trì hoãn nhưng tại thời điểm quyết định nhất, các đơn vị Hồng quân được phép rút lui để tránh bị bao vây bằng mọi giá. Đó là một chiến lược linh hoạt mới của quân Nga. Bộ tổng tham mưu Tối cao Sô-viết đã bỏ qua phương pháp cũ của Stalin là tranh giành từng thước đất, một phương pháp đã có thời gian liên tục dẫn tới những lực lượng lớn Hồng quân bị hợp vây và bị thiệt hại to lớn.

    Các chỉ huy cấp thấp Sô-viết đã rất nhanh học được các phương kế trì hoãn chiến đấu và chống cự linh hoạt này, một kỹ thuật đã được rút ra tại các cuốn sách huấn luyện quân sự ở chính nước Đức từ 1936. Bằng cách lợi dụng khéo léo vô số dòng chảy của các con sông chạy cắt qua phòng tuyến của quân Đức, quân Nga một lần nữa làm trì hoãn bước tiến của quân Đức và rút lui toàn bộ lực lượng bộ binh của họ.

    Trong những tình huống như thế này, các Sư đoàn Đức thuộc Cụm xung kích đặc nhiệm cỡ Tập đoàn quân của Ruoff và Tập đoàn quân I Panzer đã không thành công trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị 45 : “Các lực lượng quân thù đã trốn thoát qua sông Don sẽ phải bị bao vây và tiêu diệt tại các khu vực phía nam và đông nam Rostov”. Lại một lần nữa, kế hoạch của Quốc trưởng không đạt hiệu quả mong muốn.

    Quân Đức liên tục di chuyển – họ hành quân, tấn công, truy quét bén gót theo kẻ thù. Các đợt tấn công vẫn tiếp diễn, mỗi lúc một xa hơn về phía nam. Các binh sĩ Đức di chuyển từ con sông này đến con sông khác : sông Kagalnik đã bị bỏ lại, sông Yeya đã bị vượt qua..Trước khi đặt chân tới bờ con sông Kuban, Quân đoàn V đến từ vùng Württemberg đã phải vượt qua tám con sông khác. Toàn bộ Quân đoàn được sử dụng theo hướng chủ công nhằm chiếm bằng được quân cảng Novorossiysk. Họ hoạt động ở chính giữa, Tập đoàn quân III của Đồng minh Rumanian hoạt động yểm trợ bên cánh phải, theo sau là Quân đoàn LVII Panzer. Còn Quân đoàn Sơn cước XLIX tiến hành các hoạt động yểm trợ bên cánh trái.

    ................................
  10. huymaya

    huymaya Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Quá hay

Chia sẻ trang này