1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nơi giải toả bức xúc.......

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi tungteng, 07/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Có những bức xúc không cách nào giải tỏa :(
  2. dangminhphuc

    dangminhphuc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    hôm nay là ngày hết sức bực mình. Công việc làm xong xuôi mà sao cứ thấy bực bội làm sao ấy. cứ nhìn thấy lão sếp tổng là chỉ muốn đâm xe máy vào xe của lão cho lão bắt đền. già rồi mà còn bảo thủ, trẻ xông pha đánh trận chiến thắng trở về mà lại còn mắng là chưa biết cách. may mà lão cũng là ngưởi thái bình không cho cả người và xe xuống hồ Sơn La!!!!!!!!!!!!hết bực
  3. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Bỏ việc về quê với mẹ, lấy một cô thôn nữ xinh đẹp, sinh con đẻ cái đuề huề, chồng đi cày vợ cấy lúa thế là xong, chả bị ai mắng mà bức xúc :D :D
  4. cuongMILANO

    cuongMILANO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    May còn là người TB, nên còn trụ đc chứ nhỉ ha ha ha
  5. yukihide_mori

    yukihide_mori Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Có những hành động người ta làm chỉ để thỏa mãn mình trong một phút chốc mà không nghĩ rằng đã làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, và không tôn trọng chính mình.
    Có đáng không khi đổi lấy hậu quả nặng nề như vậy?
  6. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Dek có chứng từ gì nên mất toi mấy ngàn k, hic.
    Bao nhiu người vào room mà không thấy ai có nhời gì nhỉ, thớt nhà mình dạo này bùn wa.
  7. tungteng

    tungteng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    682
    Đã được thích:
    0
    Đau đầu vì cái quy trình lởm....!
  8. tungteng

    tungteng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    682
    Đã được thích:
    0
    Thủ tục để làm người… thành phố

    Con ạ, bố sẽ nhớ mãi buổi chiều ngày hôm qua, cái buổi chiều tầm tã mưa, con nằm sốt ở trong nhà, bố cách con chỉ vài mét đường, cách một cái barie mà không thể lao đến ngay được với con. Con ủ dột đứng bên cửa sổ vẫy bố, tay cầm điện thoại. Bố con chập chờn tiếng có tiếng không. Và phải hơn một giờ đồng hồ, nhích từng centimet, vượt qua đoạn đường ngược chiều chỉ có vài mét, bố mới về được đến nhà, để lau nước mắt cho con. ​
    Buổi chiều u ám ấy, bố đã chạnh nghĩ đến những người thành phố chúng ta, có bố, có con, và những bạn bè khác của chúng ta đã phải cố gắng phi thường để bám trụ lại với thành phố này. Thủ tục để làm người thành phố, thật chẳng dễ dàng gì. Phải không con?
    Ngày con lên ba, bố mẹ đã xếp hàng cả đêm để nộp được đơn xin học cho con vào trường mầm non. Bố mẹ chẳng bon chen trường điểm hay trường xịn, chỉ cần một ngôi trường gần nhà để việc đưa đón con không quá vất vả. Con sẽ chỉ cần vài phút để từ nhà đến trường, sẽ không phải ngày ngày phơi mặt trên những con phố ken cứng người, không phải che chắn chằng buộc đến nghẹt thở để chống lại khói bụi và nắng nóng.
    Nhưng may hay không may (?) là ngôi trường gần nhà chúng ta, ngôi trường mà theo quy định, chúng ta có quyền được đăng kí nhập học, lại là ngôi trường có tiếng của thành phố. Vậy là bỗng dưng, chuyện nhập học mẫu giáo của con trở thành cuộc chiến cam go và căng thẳng. Cả nhà ta ăn không ngon, ngủ không yên, chừng nào con chưa chính thức được nhận vào trường. 12h đêm, bố ngồi trước cổng trường, nhìn những người hàng xóm của chúng ta cũng đang ủ rũ và mệt mỏi chờ đợi.
    Con hẳn sẽ hỏi: 12h đêm, có ai làm việc đâu mà bố phải xếp hàng chờ đợi? Đúng, 12h đêm là giờ nghỉ ngơi, là lúc chúng ta phải ngủ. Nhưng con ơi, nếu không xếp hàng từ 12h đêm, thì đến lúc 7h sáng, khi trường mở cửa nhận hồ sơ, lúc ấy bố sẽ chỉ biết cầm hồ sơ của con đứng ở vòng ngoài cùng của đám đông hàng trăm con người kiên trì và cương quyết giành được lấy một chỗ nhập học cho con cháu mình mà thôi. Xếp hàng làm thủ tục xin học cho con từ nửa đêm như vậy, mà số thứ tự nhập học của con cũng đã vào hàng áp chót. Nhưng như vậy cũng là may mắn lắm rồi, con ạ. Thủ tục làm người thành phố, từ chuyện xin học cũng chưa bao giờ là dễ dàng đâu con.
    [​IMG]

    Con đi học, mệt mỏi và hoang mang. Về nhà ngủ toàn khóc mơ. Bà hàng xóm nhà bên thì thầm: tại con ăn chậm, chưa ăn hết bát đã bị cô thu đổ đi. Con càng ăn chậm cô càng bực mình. Con khóc cô càng cáu. Vậy là cả ngày đi học, cả tuần đến lớp, con chỉ duy nhất một nỗi sợ hãi. Sợ cô trách phạt. Sợ góc lớp đầy muỗi mà con ngồi trong lúc các bạn chơi đùa, chỉ vì con chót tè dầm không kịp gọi cô. Nỗi sợ hãi kéo triền miên từ ngày này sang ngày khác. Nó làm cho con mệt mỏi và kiệt sức.
    Cũng theo lời mách bảo của bà hàng xóm tốt tính, bố mẹ buộc phải có "động thái" với cô. Cô giữ ý, không nhận đồ gì cồng kềnh phức tạp. Chỉ cần cái phong bì gọn nhẹ là được. Thủ tục ấy, hầu như cha mẹ nào cũng phải tiến hành. Chỉ có nhà ta chậm trễ, kém nhậy bén, nên con mới ra nông nỗi ấy.
    Con đi học, chẳng may va chạm với một bạn. Chuyện trẻ con xung đột nhau là chuyện thường tình. Thế nhưng không may, bạn ấy lại là con của một người quan trọng. Cô phải xin lỗi người ta đã đành vì tội lơ là không kịp thời ngăn chặn các cháu. Cô còn bắt bố mẹ cũng phải gọi điện xin lỗi người ấy. Trong khi con bị quý tử nhà ấy - to gấp đôi con - gây gổ trước và cậu quý tử còn cào rách bên mí mắt con, làm chảy cả máu mũi con.
    Bố mẹ nào không xót con. Nhưng bố hiểu chuyện con trẻ chỉ nên coi là chuyện không may. Tại sao phải gọi điện nói giọng ăn năn xin hứa sẽ dạy dỗ con tử tế. Có lúc nào bố không quan tâm dạy dỗ con làm người tử tế đâu. Bố không chấp nhận nổi, nên nhất định không gọi. Mẹ khóc lóc một hồi, rồi lén lúc bố ra ngoài, gọi điện ngọt nhạt với nhà kia. Chỉ vì để con được tiếp tục học ở ngôi trường ấy mà không phải chịu phiền phức nữa.
    Bố biết điều ấy. Bố cay đắng trong lòng, nhưng thủ tục để làm người thành phố - sự nhẫn nhịn chẳng bao giờ là thừa cả, con ạ. Bố xấu hổ với con, xấu hổ với chính mình. Nhưng sẽ được gì nếu bố làm um lên? Tâm lý ngại va chạm, ngại xung đột đã kìm hãm bố lại. Và bố thoả hiệp trong nỗi chán chường ê chề. Vì xét cho cùng chuyện nhỏ nhặt này có đáng gì đâu với những thỏa hiệp đớn hèn khác, mà hàng ngày, trong chính công việc của mình, bố phải chấp nhận.
    Rèn luyện từ những năm mẫu giáo, nên khi lên học tiểu học, con đủ thông minh để trở thành một đứa trẻ "biết điều". Cô bảo con cố tình phát biểu sai khi có đoàn kiểm tra, thì con phát biểu sai để các bạn khác có ý kiến. Cô bảo con nhường cho bạn khác phần thưởng thì con nhường. Con chỉ thực sự là con, khi được ở nhà mình, trong căn phòng bố mẹ dành riêng cho con. Con tự kể cho mình những câu chuyện, mà khi lắng nghe, bố biết đó là cách con phản ứng lại những gì "bất công" con gặp hàng ngày. Con giả giọng cô giáo mắng mỏ một bạn học sinh không chịu nghe lời. Sau đó con trong vai bạn học sinh đó, đã dũng cảm tranh luận lại với cô. Rồi con cười sung sướng lắm. Để rồi hôm sau, khi đến lớp, con khoác cho mình chiếc vỏ nhẫn nại và ngoan ngoãn. Sẽ vẫn điệp khúc cô bảo gì con nghe thế.
    Trong khi mẹ con hài lòng và tự hào về sự "biết điều" của con, thì bố thực sự thấy đau lòng. Con chỉ có từng tuổi ấy, mà đã không thể sống thật là mình thì sau này con sẽ trở thành người thế nào đây? Chả lẽ để trở thành công dân của thành phố, chúng ta phải dối trá ư? Nhưng bố có thể làm được gì đây khi hàng ngày con vẫn đến lớp, vẫn cần mẫn viết ra những bài văn cô bắt học thuộc lòng. Con vẫn chứng kiến những bạn con nhà quyền thế luôn được hưởng chế độ ưu ái riêng. Và thậm chí còn lo lắng khi đến ngày lễ nào đó mà mẹ chưa kịp chuẩn bị quà cho cô. Sự thông minh và nhạy cảm của con lẽ ra nên dành cho việc khác, ví như việc con tận hưởng một buổi sáng trong lành, với tiếng chim ríu rít đầu hồi, thì con lại dành quá nhiều cho việc quan sát và lo lắng về những thủ tục của người lớn có liên quan đến mình.
    Khi hè đến, mẹ đôn đáo hỏi các cô giáo của con về những khoá học hè thì con chỉ biết nhẫn nại chờ đợi. Con đã từng có lần khước từ lớp học của cô, và hậu quả thì con biết rồi. Nên con đã học cách chấp nhận. Chấp nhận cũng là một thủ tục để làm người thành phố, và con hiểu được "chân lý" ấy.
    Bố chưa bao giờ hối hận rằng đã chọn thành phố để gia đình ta sinh sống. Vì thành phố có những điều kiện tốt nhất để chăm sóc con. Ngày mẹ sinh con, nếu không phải là ở bệnh viện hàng đầu của thành phố này, chắc có lẽ giờ đây bố không có cả mẹ lẫn con. Thành phố tập trung những người ưu tú nhất, những cơ hội làm việc tốt nhất, những điều kiện sống tốt nhất, nhưng cũng khiến cho chúng ta mệt mỏi nhất.
    Nếu ở quê, tuổi con bây giờ có thể tự đạp xe đến trường, tự đến chơi nhà các bạn bè cùng xóm, thì ở thành phố, bố mẹ không dám rời con một bước. Bố không bao giờ chủ trương nuôi con theo kiểu "***g kính", nhưng ở thành phố này có những hiểm họa mà bố không đủ tự tin để con tự bước đi. Lớp con, một bạn gái đã vĩnh viễn mất đi đôi chân vì một chiếc xe điên đâm phải bạn ấy trong lúc đạp xe về nhà, sau giờ tan học. Khu phố nhà ta, một bạn 15 tuổi vừa bị bắt vì tham gia vào băng nhóm xã hội đen, chuyên lừa đảo trên mạng. Những chuyện tương tự như thế, kinh khủng hơn thế vẫn đang diễn ra hàng ngày hàng giờ. Nó khiến cho sự âu lo của bố tăng lên gấp bội, theo mỗi ngày con lớn.
    Bố luôn dè dặt khi để con tiếp xúc với truyền hình và internet. Vì bố thấy có quá nhiều thứ nhảm nhí đang diễn ra trong cuộc sống này. Những giá trị sống đích thực bị mờ nhạt trước những thứ dối trá, bạo lực và hãnh tiến. Bố cố gắng dạy con cách làm người, nhưng nhiều khi những bài học ấy chỉ là mớ lý thuyết sáo rỗng và nhạt nhẽo mà đôi lúc chính bố lại là người phản lại chính bài học của mình.
    Buổi chiều tầm tã mưa ngày hôm qua - bố đã chạnh nghĩ - sẽ ra sao nếu bố không về được bên con. Mẹ đi công tác xa. Con sốt trên 39 độ. Những người hàng xóm quanh ta lạnh lùng và luôn bận rộn. Ai sẽ giúp con đây, nếu có tình huống tồi tệ xảy ra?
    Thủ tục để làm người thành phố - bố muốn con rồi đây hãy tự học và làm chủ lấy cuộc đời mình. Hãy biết đương đầu với thử thách. Hãy để cho những ước mơ của con được lên tiếng, những khát vọng của con được thử sức. Con ạ[​IMG]


    Trích CAND online....


    Kinh nghiệm cho những ông bố...!

  9. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Ôi zời, ông bố có con 3 tháng đã lo sớm thế nhỉ? Về quê cho con đi học cho lành. Trẻ ở quê, học ở quê, vẫn đỗ ĐH như ai. Quan trọng là tư chất và pp dạy con. Bố trẻ nghĩ ngợi nhiều nhỉ? :D
  10. Rains2009

    Rains2009 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Bài viết:
    711
    Đã được thích:
    8
    Chuẩn! Phu hồ vẫn đỗ thủ khoa như thường.[r2)]

Chia sẻ trang này