1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHOẢNG LẶNG- QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi Tasmalakan, 25/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minhquang_phamtran

    minhquang_phamtran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0


    Những người bán DANH giá rẻ

    ?oPhấn đấu? mãi mới có chút ?odanh?, nay đem bán để kiếm tí ?olợi?!
    Khi nghèo, người ta có thể mang tất cả ?ochổi cùn rế rách? trong nhà ra mà bán. Cái gì bán được là bán để mà sống. Nay, chẳng còn ai nghèo như thế, trừ mấy anh nghiện. Thế mà có những người chẳng nghèo, chẳng nghiện vẫn mang những thứ tài sản vô giá của mình ra bán. Đấy là những người bán danh.
    Từ cổ chí kim, từ đông sang tây lúc nào chẳng có người có danh mang bán danh mình. Ôi, để có một cái danh bằng tài đức của mình thì đâu phải dễ. Nhưng cũng không có ít người chỉ mang cái danh hão.

    Thời nào cũng có kẻ mua danh. Càng ngày người mua danh càng lắm. Ngày xưa, người ta bỏ trâu, bỏ ruộng ra để mua danh. Ngày nay cũng nhiều kẻ bỏ tiền mua danh. Nhưng tiếc thay nhiều người có danh rồi lại bán mất cái danh của mình.

    Bán danh có lắm loại, nhiều kiểu. Nhưng tựu trung bán danh là để mua cái lợi lộc cho cá nhân mình.

    Cách đây dăm năm, báo chí xôn xao về một vài người mệnh danh là nhà thơ lang thang ở những nơi công cộng như bến xe, bãi biển, trên tay cầm cái giấy phép xuất bản để xin tiền thiên hạ in thơ. Có lẽ trên thế giới này cũng chẳng có nơi nào quý trọng các nhà thơ như ở Việt Nam. Đáng lẽ thay việc tranh thủ tình yêu thi ca của quần chúng mà nói về cái hay cái đẹp và ước mơ làm người thì mấy ông thi sĩ tự xưng danh này lại lợi dụng đó mà làm những điều thật xấu hổ cho giới thi sĩ.

    Người dưng thấy một ông mệnh danh thi sĩ, tay chìa bản thảo, miệng đọc thơ như rồ như dại, rồi xin tiền in thơ chẳng lẽ lại không rút túi lấy dăm đồng để cho. Đã là đứng nơi công cộng xin tiền thì dù cho là ?othi sĩ? hay người ăn mày vì cơ vận cũng là một mà thôi. Xấu hổ thay, và cũng may thay số người này chỉ là cá biệt.

    Nhưng có một số đông hơn số này là những người cũng có thơ phú in ấn trên báo này báo nọ xin tiền theo cách khác. Họ không đứng đường, đứng chợ mà tiến thẳng vào các cơ quan đặt vấn đề xin tiền.

    Họ không nói: ?oCho tôi xin ít tiền in thơ? mà thường thay bằng câu ?oCác người hãy chứng tỏ mình có văn hóa và hiểu biết nghệ thuật bằng việc đón nhận tập sách này?. Nghe thật lịch sự, thật văn hóa nhưng chẳng qua cũng là cái sự... xin tiền.

    Lại có những nhà thơ ?okinh doanh? thơ mình nữa chứ. Họ in thơ và chở từng đống lớn đến một vài cơ quan quen biết ép họ mua thơ của mình. Thế là người ta phải mua. Chẳng lẽ ông nhà thơ kia vứt cả đống thơ vào cơ quan mình không mua thì biết làm thế nào.

    Mua xong không biết làm gì bèn đợi đến cuối năm tổng kết cơ quan bỏ vào túi quà tặng cán bộ nhân viên. Chỉ như thế mới quyết toán được. Chứ một xí nghiệp sản xuất hay một công ty kinh doanh làm sao ký vào chứng từ mua thơ để tăng cường sản xuất.

    Những nhà thơ như vậy cũng chỉ là số ít. Nhưng không ít những người bị xin theo hai kiểu nói trên lần sau đó cứ nghe thấy giới thiệu có nhà thơ đến thì thất kinh vì sợ hãi. Cái danh nhà thơ như thế mà họ bán với giá rất ?obèo?. Họ là những con sâu bỏ rầu nồi canh.

    Thế nhà văn có bán danh không? Có chứ! Họ cũng bán danh nhiều cách lắm. Họ chẳng bán danh để lấy mấy đồng đâu. Có khi họ chỉ bán danh lấy một bữa rượu. Khi họ có một chút tên tuổi là bán tên tuổi họ như bán lúa non. Hình như không ít những người có tên tuổi một chút rồi thì không sống được như một người bình thường. Họ đến chỗ này chỗ nọ với danh nhà văn và để cho những nơi ấy phải tiếp đãi họ như họ là những tài sản của quốc gia vậy.

    Còn có cả những nhà văn có chút tiếng tăm thấy mình được quyền bắt các nhà văn ít danh tiếng hơn hoặc chưa có danh tiếng cung phụng mình. Cứ rầm rập kéo đến một nhà văn khá giả nào đấy nhưng chưa có tên tuổi như mình rồi rượu chè, tán hươu tán vượn, yêu cầu này yêu sách nọ làm cho chủ nhà là nhà văn kia đến phát ốm.

    Một số nhà văn bán danh, thế còn nhà báo có bán danh không? Có đấy! Mà còn nhiều hơn. Cái danh của họ là do công việc mang lại: danh nhà báo. Nhà báo đã góp sức không nhỏ vào sự công bằng, văn minh xã hội. Nhưng cũng có những nhà báo đã bán danh mình quá rẻ.

    Những nhà báo trong vụ Năm Cam là một ví dụ điển hình. Đã là danh thì không bán được. Thế mà họ đã bán mà còn bán với giá ?ođại hạ giá? nữa chứ. Nhà báo già bán danh theo kiểu già. Nhà báo trẻ bán danh theo kiểu trẻ.

    Vẫn phải nhắc thêm một lần nữa là họ chỉ là số ít, rất ít trong biết bao nhà báo chân chính. Nhưng không phải vì ít mà không nói ra. Bởi số ít này thực tế cho thấy càng ngày càng tăng lên. Phải nói để mãi mãi chỉ là số ít. Chứ hết 100% thì chẳng bao giờ có.

    Có những nhà báo bán danh được giá cao và cũng có những nhà báo bán danh chỉ với giá rất rẻ. Nhưng đã là danh thì bán với giá nào cũng thật thảm hại. Chúng ta cũng có những nhà báo giữ danh của mình mà không có gì mua được.

    Có một ông giám đốc bệnh viện mắc nhiều sai lầm trong quản lý và tổ chức. Một nhà báo nhận được đơn thư tố giác bèn gọi điện cho ông giám đốc kia và thông báo về thư tố giác đó, đồng thời muốn gặp ông để làm việc. Ông giám đốc này tỉnh bơ nói: ?oChẳng cần thiết phải làm việc đâu, mai tôi với ông đi làm bữa bia, thế là được chứ gì?. Các bạn có nghe thấy cái gì trong câu nói ấy không? Sự coi thường một nhà báo đến như thế thì thật nhục.

    Không phải ông giám đốc bệnh viện này tự dưng nghĩ như thế. Trước đó, ông ta đã làm việc với một số nhà báo rồi vì bệnh viện của ông ta là một bệnh viện tai tiếng nhất nhì Việt Nam. Chắc chắn đã có nhà báo nào đó hạ bút chỉ vì ?omột bữa bia? nên ông ta nghĩ ?obọn? nhà báo cũng chỉ thế thôi (?!). Tất nhiên bữa bia không chỉ đơn giản là bữa bia. Nhưng nghe vậy thì đau quá. Cái danh như thế mà bán như thế à?

    Lại vẫn phải nói rằng số bán danh như vài kiểu nêu ở trên không phải là số nhiều. Nhưng nó lại đang diễn ra công khai và có vẻ lấn lướt cả số đông đang hết mình giữ danh cho thơm cho sạch. Chính thế mà phải nói ra.

    Những ai đang giữ danh xin đừng tự ái thay những người đang bán danh. Chúng ta có một cái tính rất lạ là hễ ai phê bình cái chưa được, cái dở của mình thì lu loa lên rằng họ đánh tôi, và họ đánh tôi nghĩa là họ đánh vào... Buồn thay, buồn thay! Nhưng thế nào thì chúng ta vẫn phải lên tiếng nếu chúng ta muốn cả xã hội chúng ta mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

  2. minhquang_phamtran

    minhquang_phamtran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Người Việt trẻ: Bạn xếp hạng mấy?


    Băng nhanh qua hai năm đầu tiên của thế kỷ 21, người Việt trẻ đã bước lên một nấc thang mới trong việc xây dựng hình ảnh thực sự cho chính mình. Những lát cắt dưới đây mới chỉ đưa ra một phác thảo chân dung người Việt trẻ trong nhịp hoạt động nhanh, không ngừng biến đổi của cuộc sống hiện đại. Biết mình, hiểu mình, và chúng ta cùng thiết kế lại chính mình.
    ?oNội soi? một người Việt trầm lặng

    Mang theo phẩm chất ?okhiêm tốn?, người Việt trẻ khi ra nước ngoài thoạt tiên thường...chìm khuất, ít được chú ý. Bản tính trầm lặng, thiên về suy nghĩ, xét đoán hơn là hoạt động bề nổi, sự nhiệt tình sôi nổi chỉ bộc lộ một khi đã có sự thiện cảm thực sự đối với đối tượng v.v...

    Những tính cách này khiến người Việt trẻ dễ trở nên ?olép vế? nếu đứng cạnh thanh niên Singapore, Philippines, Indonesia vốn dĩ rất bạo dạn, nhiệt tình, luôn tìm cách thể hiện bản thân. Trong các hoạt động tập thể dành cho thanh niên châu Á, hiếm khi các bạn trẻ Việt Nam nổi lên với vai trò lãnh đạo.

    Giới trẻ Việt có nhận thức chính trị sắc bén, có trí sáng tạo, có sự khiêm nhường dễ thu phục lòng người. Thế nhưng, thiếu hụt lòng tự tin, khát vọng bộc lộ năng lực, dễ mất tinh thần và nhất là còn thiếu đầu óc tổ chức đã khiến cho vị thế của người Việt trẻ kém phần toả sáng so với các bạn khác.

    Một vị tổ chức chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á nhận xét: Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đầy đủ tố chất trở thành người dẫn đầu. Nhưng bước đầu tiên và đơn giản nhất là chứng tỏ mình có khả năng ấy để được tin tưởng, các bạn đã bỏ qua! Thế nhưng càng sinh hoạt và làm việc chung, hình ảnh chúng ta càng tốt hơn lên trong mắt bạn bè quốc tế.

    Bạn là Việt Nam thu nhỏ - Bạn là công dân thế giới

    Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Myanmar là những nước đã giữ gìn bản sắc văn hoá thành công. Ghi nhận này bắt đầu từ những người trẻ. Trong các cuộc trao đổi thảo luận, biểu diễn các loại hình văn hoá truyền thống, khi cần, mỗi người Việt trẻ đều có thể trở thành diễn viên, một người trình bày thuyết phục về nền văn hoá dân tộc. Bạn bè Singapore, Brunei hay Philippines rất nể phục khía cạnh này.

    Trong giới trẻ ASEAN, người Việt giữ hàng đầu về lòng nhiệt thành với nền văn hoá dân tộc. Điều này thể hiện rất rõ ở các nghệ sĩ trẻ khi mang tác phẩm sang xứ người. Ly Hoàng Ly-nữ hoạ sĩ nhận được rất nhiều lời mời triển lãm ở châu Á, Bắc Mỹ và Nhật Bản trong năm qua cho biết: Quốc tế đánh giá cao tính dân tộc, bản lĩnh của nghệ sĩ trẻ Việt Nam khi sáng tạo dựa trên vốn liếng và di sản văn hoá truyền thống. Nhưng điều này không hoàn toàn là một lợi điểm.

    Một nhà phê bình nghệ thuật Nhật Bản nhận xét: Nếu các bạn dùng ?ochất liệu? dân tộc đề cập tới nhiều vấn đề của riêng dân tộc bạn, như thế chưa đủ. Nhìn ra các vấn đề chung của nhân loại để tạo nên những tác phẩm có sức lay động lớn, mang tinh thần thế giới là khuynh hướng chung của sáng tạo nghệ thuật hiện đại.

    Yêu cầu trên càng đúng trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là trong khoa học kỹ thuật. Một tinh thần cởi mở, tự đặt mình vào vị thế công dân thế giới giờ đây trở thành tâm lý phổ biến trong giới trẻ châu Á hiện đại. Nhưng tâm lý ấy ở bạn trẻ Việt Nam, đặc biệt giới, vẫn quá hiếm hoi.

    Tiếp nhận và biến hoá

    Trí tuệ người Việt trẻ cho đến nay vẫn là một trong những niềm tự hào lớn nhất, luôn được khẳng định trong các cuộc đua tài quốc tế. Trong một cuộc hội thảo về giáo dục trong chương trình SEAYP 2002, ngay sau khi mỗi nước AESAN và Nhật Bản đưa ra các mô hình phát triển giáo dục cộng đồng ở đất nước mình, một thành viên VN làm thư kí hội thảo đã tóm tắt và hệ thống kinh nghiệm theo cấp độ cực kì chính xác và thuyết phục. Điều đó chứng tỏ khả năng nắm bắt và xử lí thông tin ở người Việt trẻ thực sự đáng khâm phục.

    Nhìn chung khả năng tiếp thu thông tin nhanh nhạy của chúng ta vượt trội so với nhiều bạn bè cùng lứa trong khu vực. Nhưng từ những thông tin tiếp nhận, một sự phán đoán thông minh cũng là điều quan trọng không kém. Ưu thế này thuộc về các bạn Philippines và Singapore. Trong các trò chơi xử lý tình huống, chúng ta thường tự hạn chế trong các giải pháp ?ochắc ăn?. Nhưng, không hiếm lần, giải pháp lại nằm trong các phương án tưởng như... bất khả thi.

    Sự cải thiện nào cho thể lực?

    ?oCác bạn trẻ VN thể lực yếu quá!?- Nhận xét này được rất nhiều bạn bè châu Á thốt lên...đầy thương cảm. Nếu so sánh về chiều cao, hình thức bề ngoài, phong cách đi đứng, chúng ta có thể yên tâm đứng cùng nhóm Brunei, Thái Lan, Lào. Thế nhưng nhìn đến sức khoẻ, sức bền trong các hoạt động đòi hỏi thể lực, chúng ta đã tụt lại quá xa.

    Các anh chàng VN trông cao to nhưng thường không kham nổi một ngày hoạt động thể thao ngoài trời. Các cô gái ?obi đát? hơn. Trong những chuyến đi nối trên, tỷ lệ người ốm, kiệt sức nhanh luôn thuộc về các bạn nữ VN.

    Nếu so sánh với giới trẻ Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái và cả Lào, Campuchia, ?osức trẻ? VN quả là đáng báo động. Trong cái nhìn của giới trẻ Nhật, Sing hiện nay, thể dục thể thao đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Với chúng ta, chăm sóc thể lực vẫn chỉ là thứ ?oCó thì tốt. Không có chẳng sao!?

    **************
    Còn bạn?

  3. minhquang_phamtran

    minhquang_phamtran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Người Việt trẻ: Bạn xếp hạng mấy?


    Băng nhanh qua hai năm đầu tiên của thế kỷ 21, người Việt trẻ đã bước lên một nấc thang mới trong việc xây dựng hình ảnh thực sự cho chính mình. Những lát cắt dưới đây mới chỉ đưa ra một phác thảo chân dung người Việt trẻ trong nhịp hoạt động nhanh, không ngừng biến đổi của cuộc sống hiện đại. Biết mình, hiểu mình, và chúng ta cùng thiết kế lại chính mình.
    ?oNội soi? một người Việt trầm lặng

    Mang theo phẩm chất ?okhiêm tốn?, người Việt trẻ khi ra nước ngoài thoạt tiên thường...chìm khuất, ít được chú ý. Bản tính trầm lặng, thiên về suy nghĩ, xét đoán hơn là hoạt động bề nổi, sự nhiệt tình sôi nổi chỉ bộc lộ một khi đã có sự thiện cảm thực sự đối với đối tượng v.v...

    Những tính cách này khiến người Việt trẻ dễ trở nên ?olép vế? nếu đứng cạnh thanh niên Singapore, Philippines, Indonesia vốn dĩ rất bạo dạn, nhiệt tình, luôn tìm cách thể hiện bản thân. Trong các hoạt động tập thể dành cho thanh niên châu Á, hiếm khi các bạn trẻ Việt Nam nổi lên với vai trò lãnh đạo.

    Giới trẻ Việt có nhận thức chính trị sắc bén, có trí sáng tạo, có sự khiêm nhường dễ thu phục lòng người. Thế nhưng, thiếu hụt lòng tự tin, khát vọng bộc lộ năng lực, dễ mất tinh thần và nhất là còn thiếu đầu óc tổ chức đã khiến cho vị thế của người Việt trẻ kém phần toả sáng so với các bạn khác.

    Một vị tổ chức chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á nhận xét: Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đầy đủ tố chất trở thành người dẫn đầu. Nhưng bước đầu tiên và đơn giản nhất là chứng tỏ mình có khả năng ấy để được tin tưởng, các bạn đã bỏ qua! Thế nhưng càng sinh hoạt và làm việc chung, hình ảnh chúng ta càng tốt hơn lên trong mắt bạn bè quốc tế.

    Bạn là Việt Nam thu nhỏ - Bạn là công dân thế giới

    Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Myanmar là những nước đã giữ gìn bản sắc văn hoá thành công. Ghi nhận này bắt đầu từ những người trẻ. Trong các cuộc trao đổi thảo luận, biểu diễn các loại hình văn hoá truyền thống, khi cần, mỗi người Việt trẻ đều có thể trở thành diễn viên, một người trình bày thuyết phục về nền văn hoá dân tộc. Bạn bè Singapore, Brunei hay Philippines rất nể phục khía cạnh này.

    Trong giới trẻ ASEAN, người Việt giữ hàng đầu về lòng nhiệt thành với nền văn hoá dân tộc. Điều này thể hiện rất rõ ở các nghệ sĩ trẻ khi mang tác phẩm sang xứ người. Ly Hoàng Ly-nữ hoạ sĩ nhận được rất nhiều lời mời triển lãm ở châu Á, Bắc Mỹ và Nhật Bản trong năm qua cho biết: Quốc tế đánh giá cao tính dân tộc, bản lĩnh của nghệ sĩ trẻ Việt Nam khi sáng tạo dựa trên vốn liếng và di sản văn hoá truyền thống. Nhưng điều này không hoàn toàn là một lợi điểm.

    Một nhà phê bình nghệ thuật Nhật Bản nhận xét: Nếu các bạn dùng ?ochất liệu? dân tộc đề cập tới nhiều vấn đề của riêng dân tộc bạn, như thế chưa đủ. Nhìn ra các vấn đề chung của nhân loại để tạo nên những tác phẩm có sức lay động lớn, mang tinh thần thế giới là khuynh hướng chung của sáng tạo nghệ thuật hiện đại.

    Yêu cầu trên càng đúng trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là trong khoa học kỹ thuật. Một tinh thần cởi mở, tự đặt mình vào vị thế công dân thế giới giờ đây trở thành tâm lý phổ biến trong giới trẻ châu Á hiện đại. Nhưng tâm lý ấy ở bạn trẻ Việt Nam, đặc biệt giới, vẫn quá hiếm hoi.

    Tiếp nhận và biến hoá

    Trí tuệ người Việt trẻ cho đến nay vẫn là một trong những niềm tự hào lớn nhất, luôn được khẳng định trong các cuộc đua tài quốc tế. Trong một cuộc hội thảo về giáo dục trong chương trình SEAYP 2002, ngay sau khi mỗi nước AESAN và Nhật Bản đưa ra các mô hình phát triển giáo dục cộng đồng ở đất nước mình, một thành viên VN làm thư kí hội thảo đã tóm tắt và hệ thống kinh nghiệm theo cấp độ cực kì chính xác và thuyết phục. Điều đó chứng tỏ khả năng nắm bắt và xử lí thông tin ở người Việt trẻ thực sự đáng khâm phục.

    Nhìn chung khả năng tiếp thu thông tin nhanh nhạy của chúng ta vượt trội so với nhiều bạn bè cùng lứa trong khu vực. Nhưng từ những thông tin tiếp nhận, một sự phán đoán thông minh cũng là điều quan trọng không kém. Ưu thế này thuộc về các bạn Philippines và Singapore. Trong các trò chơi xử lý tình huống, chúng ta thường tự hạn chế trong các giải pháp ?ochắc ăn?. Nhưng, không hiếm lần, giải pháp lại nằm trong các phương án tưởng như... bất khả thi.

    Sự cải thiện nào cho thể lực?

    ?oCác bạn trẻ VN thể lực yếu quá!?- Nhận xét này được rất nhiều bạn bè châu Á thốt lên...đầy thương cảm. Nếu so sánh về chiều cao, hình thức bề ngoài, phong cách đi đứng, chúng ta có thể yên tâm đứng cùng nhóm Brunei, Thái Lan, Lào. Thế nhưng nhìn đến sức khoẻ, sức bền trong các hoạt động đòi hỏi thể lực, chúng ta đã tụt lại quá xa.

    Các anh chàng VN trông cao to nhưng thường không kham nổi một ngày hoạt động thể thao ngoài trời. Các cô gái ?obi đát? hơn. Trong những chuyến đi nối trên, tỷ lệ người ốm, kiệt sức nhanh luôn thuộc về các bạn nữ VN.

    Nếu so sánh với giới trẻ Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái và cả Lào, Campuchia, ?osức trẻ? VN quả là đáng báo động. Trong cái nhìn của giới trẻ Nhật, Sing hiện nay, thể dục thể thao đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Với chúng ta, chăm sóc thể lực vẫn chỉ là thứ ?oCó thì tốt. Không có chẳng sao!?

    **************
    Còn bạn?

  4. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Một bộ phim HQ kể rằng : " có 1 cô bé rất thích những cây đèn cầy . Mỗi lần gặp chuyện gì buồn cô mua cây đèn thật to , ngồi trong phòng riêng và đốt . Cây nến nhỏ dần và nỗi buồn cũng theo đó mà bay đi mất . Cứ thế cô biến những chuyện to thành chuyện nhỏ , nhỏ thành ko có để rồi vui vẻ lạc quan hơn với cuộc sống của mình .
    Còn bạn , bạn đã làm gì để cuộc sống của mình ý nghĩa hơn bởi những niềm vui ? Có điều bạn nên nhớ rằng : cây nến của cô bé dù có cháy hết mình vẫn còn để lại những giọt sáp . Ko có nỗi buồn nào biến mất vô tình như nó vẫn vô tình . Hãy để nỗi buồn ấy làm ta trưởng thành ...........
  5. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Một bộ phim HQ kể rằng : " có 1 cô bé rất thích những cây đèn cầy . Mỗi lần gặp chuyện gì buồn cô mua cây đèn thật to , ngồi trong phòng riêng và đốt . Cây nến nhỏ dần và nỗi buồn cũng theo đó mà bay đi mất . Cứ thế cô biến những chuyện to thành chuyện nhỏ , nhỏ thành ko có để rồi vui vẻ lạc quan hơn với cuộc sống của mình .
    Còn bạn , bạn đã làm gì để cuộc sống của mình ý nghĩa hơn bởi những niềm vui ? Có điều bạn nên nhớ rằng : cây nến của cô bé dù có cháy hết mình vẫn còn để lại những giọt sáp . Ko có nỗi buồn nào biến mất vô tình như nó vẫn vô tình . Hãy để nỗi buồn ấy làm ta trưởng thành ...........
  6. minhquang_phamtran

    minhquang_phamtran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Những đứa trẻ bị đánh cắp tuổi thơ


    Tuổi thơ đầy mặc cảm đã làm tổn thương những tâm hồn thơ bé?
    Ngôi nhà hai tầng, hai mặt phố giữa trung tâm thành phố Lạng Sơn cửa đóng then cài. Trong nhà chỉ có 4 đứa trẻ nương tựa lẫn nhau. Bà nội, bố mẹ và các cô, chú, bác đều đi tù hay chết vì ma tuý.
    Đó là ngôi nhà của vợ chồng ông Ma Văn Đằng. Những năm về trước, do tảo tần làm ăn nên kinh tế gia đình ông rất khá giả. Không chỉ lo cho năm người con, 4 trai 1 gái, mỗi đứa một nghề, mà ông bà Đằng còn xây được ngôi nhà hai tầng hai mặt phố.

    Sự giàu có do chắt chiu của cha mẹ sau bao năm lao động bỗng trở thành hư vô trước cơn lốc ma tuý, mà người bị cám dỗ đầu tiên, buồn thay lại là vợ ông Đằng, bà Hoàng Thị Sinh. Kéo theo đó là cả 5 người con đều dính vào ma tuý.

    Có lẽ quá đau buồn vì không ngăn cản được vợ, các con trai, gái, dâu, rể trước việc làm phạm pháp, ông Đằng lâm bệnh chết. Sau cái chết của chồng, bà Sinh và các con như cỗ máy không phanh ngày càng lao nhanh xuống dốc. Kẻ tự kết án đời mình là người con trai thứ Ma Văn Thượng chết sau một thời gian nghiện và nhiễm HIV.

    Tiếp đến là vợ chồng con trưởng Ma Văn Hải phải ra vành móng ngựa vì ma tuý. Hai đứa con của Hải ngơ ngác khi phải sống với bà cùng những phập phồng lo sợ. Được một thời gian thì bà Sinh bị bắt khi đang vận chuyển thuốc gây nghiện.

    Tội mẹ chưa xử thì Ma Văn Lý, đứa con út trong gia đình cũng bị bắt vì ma tuý.

    Hết người cung cấp ma túy để hít, chích nên trong một lần đói thuốc, Ma Văn Luân đã đi cướp và bị bắt. Chỉ còn Ma Thị Thúy.

    Hai đứa trẻ con trai Hải dạt vào nhà cô sống cảnh bữa có bữa không và đành thất học. Rồi cô Thuý cũng bị bắt vì ma túy, không phải 2 mà là 4 đứa trẻ (trong đó có 2 con của Thúy) bỗng chốc bơ vơ không nơi nương tựa.

    Giữa lúc đó, Luân được ra trại và lại mua ma tuý bán cho con nghiện tiêm chích tại nhà. Được vài tháng thì Luân bị bắt. Lần này thì bọn trẻ hoảng sợ thực sự vì không còn ai để bấu víu. Không hiểu những ngày này, chúng đi đâu, về đâu?

    Còn chuyện một bà già bảy mươi tuổi phải nuôi 7 đứa cháu nội, ngoại ở thôn Bảo Lộc 2, Thanh Châu, thị xã Phủ Lý (Hà Nam) chỉ vì con cái buôn bán ma tuý thì không ai ở đất Hà Nam không biết. Cũng vì hoa mắt trước đồng tiền bất chính mà tất cả con trai, con gái, con dâu, con rể của bà Thoa... gần mười người đã bỏ ngoài tai lời khuyên can của mẹ để lao vào con đường phạm pháp.

    Họ liên tục phạm tội, người này vừa ra tù, người kia lại vào trại để đến bây giờ tất cả cùng hội tụ trong tù. Những đứa trẻ bị đẩy tới đẩy lui, tá túc hết nhà này đến nhà khác, song cũng chỉ được một thời gian, cuối cùng phải về sống với bà vì chẳng còn cô chú nào. Không hiểu bà Thoa sẽ xoay xở ra sao, nhất là những lúc trái gió trở trời khi mà sức già mỗi ngày một yếu?

    Có cái gì cay cay nơi sống mũi khi nhìn thấy những đứa trẻ sinh ra trong gia đình mà người thân toàn là kẻ tù tội, sớm phải lăn lóc kiếm sống mà nào đã yên thân. Những đứa trẻ này sẽ ra sao, lớn lên sẽ là người thế nào khi mà của hồi môn cha mẹ cho chúng chỉ toàn những tủi hổ, mặc cảm.

    Không ai dám khẳng định những đứa trẻ này có đi theo vết trượt của cha mẹ hay không, nhưng tuổi thơ đầy mặc cảm, tâm hồn trong trắng của chúng đã bị tổn thương.

  7. minhquang_phamtran

    minhquang_phamtran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Những đứa trẻ bị đánh cắp tuổi thơ


    Tuổi thơ đầy mặc cảm đã làm tổn thương những tâm hồn thơ bé?
    Ngôi nhà hai tầng, hai mặt phố giữa trung tâm thành phố Lạng Sơn cửa đóng then cài. Trong nhà chỉ có 4 đứa trẻ nương tựa lẫn nhau. Bà nội, bố mẹ và các cô, chú, bác đều đi tù hay chết vì ma tuý.
    Đó là ngôi nhà của vợ chồng ông Ma Văn Đằng. Những năm về trước, do tảo tần làm ăn nên kinh tế gia đình ông rất khá giả. Không chỉ lo cho năm người con, 4 trai 1 gái, mỗi đứa một nghề, mà ông bà Đằng còn xây được ngôi nhà hai tầng hai mặt phố.

    Sự giàu có do chắt chiu của cha mẹ sau bao năm lao động bỗng trở thành hư vô trước cơn lốc ma tuý, mà người bị cám dỗ đầu tiên, buồn thay lại là vợ ông Đằng, bà Hoàng Thị Sinh. Kéo theo đó là cả 5 người con đều dính vào ma tuý.

    Có lẽ quá đau buồn vì không ngăn cản được vợ, các con trai, gái, dâu, rể trước việc làm phạm pháp, ông Đằng lâm bệnh chết. Sau cái chết của chồng, bà Sinh và các con như cỗ máy không phanh ngày càng lao nhanh xuống dốc. Kẻ tự kết án đời mình là người con trai thứ Ma Văn Thượng chết sau một thời gian nghiện và nhiễm HIV.

    Tiếp đến là vợ chồng con trưởng Ma Văn Hải phải ra vành móng ngựa vì ma tuý. Hai đứa con của Hải ngơ ngác khi phải sống với bà cùng những phập phồng lo sợ. Được một thời gian thì bà Sinh bị bắt khi đang vận chuyển thuốc gây nghiện.

    Tội mẹ chưa xử thì Ma Văn Lý, đứa con út trong gia đình cũng bị bắt vì ma tuý.

    Hết người cung cấp ma túy để hít, chích nên trong một lần đói thuốc, Ma Văn Luân đã đi cướp và bị bắt. Chỉ còn Ma Thị Thúy.

    Hai đứa trẻ con trai Hải dạt vào nhà cô sống cảnh bữa có bữa không và đành thất học. Rồi cô Thuý cũng bị bắt vì ma túy, không phải 2 mà là 4 đứa trẻ (trong đó có 2 con của Thúy) bỗng chốc bơ vơ không nơi nương tựa.

    Giữa lúc đó, Luân được ra trại và lại mua ma tuý bán cho con nghiện tiêm chích tại nhà. Được vài tháng thì Luân bị bắt. Lần này thì bọn trẻ hoảng sợ thực sự vì không còn ai để bấu víu. Không hiểu những ngày này, chúng đi đâu, về đâu?

    Còn chuyện một bà già bảy mươi tuổi phải nuôi 7 đứa cháu nội, ngoại ở thôn Bảo Lộc 2, Thanh Châu, thị xã Phủ Lý (Hà Nam) chỉ vì con cái buôn bán ma tuý thì không ai ở đất Hà Nam không biết. Cũng vì hoa mắt trước đồng tiền bất chính mà tất cả con trai, con gái, con dâu, con rể của bà Thoa... gần mười người đã bỏ ngoài tai lời khuyên can của mẹ để lao vào con đường phạm pháp.

    Họ liên tục phạm tội, người này vừa ra tù, người kia lại vào trại để đến bây giờ tất cả cùng hội tụ trong tù. Những đứa trẻ bị đẩy tới đẩy lui, tá túc hết nhà này đến nhà khác, song cũng chỉ được một thời gian, cuối cùng phải về sống với bà vì chẳng còn cô chú nào. Không hiểu bà Thoa sẽ xoay xở ra sao, nhất là những lúc trái gió trở trời khi mà sức già mỗi ngày một yếu?

    Có cái gì cay cay nơi sống mũi khi nhìn thấy những đứa trẻ sinh ra trong gia đình mà người thân toàn là kẻ tù tội, sớm phải lăn lóc kiếm sống mà nào đã yên thân. Những đứa trẻ này sẽ ra sao, lớn lên sẽ là người thế nào khi mà của hồi môn cha mẹ cho chúng chỉ toàn những tủi hổ, mặc cảm.

    Không ai dám khẳng định những đứa trẻ này có đi theo vết trượt của cha mẹ hay không, nhưng tuổi thơ đầy mặc cảm, tâm hồn trong trắng của chúng đã bị tổn thương.

  8. minhquang_phamtran

    minhquang_phamtran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Tội ác của cha mẹ và nỗi đơn độc của những đứa con


    Bé Em và Bé Út với những món đồ chơi mang về từ trại hè.
    Cuối năm học, những cô cậu học sinh cuối cấp náo nức với mùa thi, những bậc cha mẹ hồ hởi với giấy khen, phần thưởng của con cái... Tôi thì lại nhớ đến những đứa trẻ đang phải xa cha mẹ, những đứa con của các bị cáo mà tôi đã gặp, đã viết về các em... Các em sống thế nào, học hành ra sao khi mà cha mẹ đang bị buộc phải ở những nơi rất xa?...
    Giấy khen khoe với ai?
    Vừa đến cửa nhà của ba chị em Chích Chòe, Bé Em, Bé Út đã thấy Bé Em cười toe: ?oVừa rồi con thi tiểu học được 20,5 điểm?, bà ngoại tiếp lời: ?oĐiểm của nó cao nhất lớp đó?.
    Bé Em, Bé Út đang nô nức xếp quần áo vào giỏ xách để chuẩn bị đi Nha Trang, chuyến du lịch bốn ngày trong trại hè dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chích Chòe ngồi bên cạnh ú ớ ganh tị vì phải ở nhà.
    Câu chuyện về ba chị em đã từng làm rơi nước mắt nhiều người và cũng trở thành nỗi day dứt không nguôi của những người làm báo. Làm hại cuộc đời ba đứa trẻ, cha dượng của ba cô bé lãnh án tử hình, người mẹ bị phạt tù 15 năm (án chung thẩm), ba chị em Chích Chòe chỉ còn biết nương tựa vào bà ngoại đã già yếu lại tàn tật.
    Trên gương mặt rất xinh xắn của Bé Em, nụ cười bao giờ cũng chỉ thoáng qua, rồi cô bé lại buồn, một nét buồn rất người lớn, sâu thẳm và chấp nhận.
    Hai cô bé Phương Thảo, Phương Trâm ở trong một cái lều bên chợ Cầu Muối thì cười ngay khi thấy tôi, vốn đã quen lắm với các em, ghé đến thăm.
    Vẫn mang tờ giấy khen chứng nhận danh hiệu học sinh giỏi ra cho tôi xem như mọi lần, nhưng trong đôi mắt mở to của hai em, tôi vẫn đọc thấy một nỗi e ngại, sợ hãi.
    Chúng sợ là phải. Chị Nga, mẹ của hai em, bị kết án 10 năm tù vì tội ?ogiết người? chỉ vì trong một phút nóng giận, chị đã cầm một thanh sắt đập vào đầu một người lái xe ôm.
    Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh chị Nga ủ rũ trên căn gác chật hẹp, nước mắt lã chã và hai tay cứ ôm riết lấy con, hết đứa này lại đứa khác. Tài sản duy nhất của chị là cuốn nhật ký và những tờ giấy khen của các con.
    Giờ đây, tối tối trên căn gác ấy chỉ còn lại hai cô bé chong đèn học bài, chong đèn đọc từng trang nhật ký mẹ để lại, chong đèn mà chờ bóng mẹ về. Tờ giấy khen năm nay các em không được khoe với mẹ nữa.
    Khác với đôi mắt buồn rượi của Bé Em, Bé Út, của Thảo và Trâm, đôi mắt của bé Hà lại rất trong, rất vui. Khi tôi đến căn phòng trọ nhỏ, bé Hà đang ngồi bệt dưới sàn tập viết và líu lo kể rằng bé đạt học sinh giỏi, anh Hai, chị Ba đã hứa thưởng cho bé một chuyến đi thăm ba mẹ.
    Cha mẹ bé Hà kinh doanh khách sạn và cùng bị bắt về tội ?ochứa mại dâm?. Cách đây hơn một năm, gặp cha bé đi khiếu nại vì cho rằng mình bị oan, tôi cũng đã đến thăm mấy anh chị em trong căn phòng trọ ở quận 9. Khi ấy bé Hà chưa đầy 5 tuổi, chưa một ngày được đến trường.
    Dạn dĩ sà vào lòng khách lạ, bé đã thỏ thẻ kể với tôi ước mơ ?olớn một chút sẽ đi bán vé số để kiếm tiền giúp ba?. Hiển và Hoàng, hai anh chị của bé Hà khi ấy đang học lớp 11, 12 đã phải nghỉ ngang.


    Thảo và Trâm vẫn cố ôn bài trong cuốn tập duy nhất còn sót lại...
    Giữa lằn ranh thiện - ác
    Tôi nhớ mãi những hình ảnh, những câu chuyện, những nhân vật mình đã gặp, nhưng những buồn đau, thiếu vắng của ba chị em Chích Chòe, của Thảo và Trâm, của mấy anh em bé Hà tôi không thể nào cảm nhận hết được. Ấy vậy mà các em vẫn duy trì được việc học và học giỏi.
    Lời khai của mấy chị em Chích Chòe đã là một trong những chứng cứ buộc tội quan trọng trong vụ án, nhưng trò chuyện với các em vẫn thấy cháy lên trong những đôi mắt buồn là nỗi mong nhớ mẹ.
    Trong những bài tập làm văn của Bé Em, hình ảnh người mẹ, hình ảnh gia đình vẫn xuất hiện như một chuẩn mực. Tôi tin rằng đó không chỉ là thói quen làm ?ovăn mẫu? mà chính là những gì em ấp ủ cho một ngày mai của gia đình mình.
    Thảo và Trâm cũng thế, các em tin vào đôi bàn tay dịu dàng và những câu chuyện mẹ đã kể, đã dạy chứ không biết đến bản cáo trạng viết về tội giết người.
    Gặp lại Bé Em, Bé Út sau trại hè, các em rất vui, tíu tít khoe những món quà đã trao đổi với các bạn. Bé Út ngây thơ kể: ?oCác cô hỏi ba má đâu, con nói ba má đi hết rồi. Mấy cô thương con nghèo mà cho đó?.
    Bé Em kể rành rọt: ?oSang năm vào lớp 6 con học trường công lập, nhà trường miễn một nửa học phí, còn lại ngoại phải đóng. Bé Út còn được học ở lớp tình thương một năm nữa, chưa phải đóng tiền?.
    Bà ngoại ngồi bên cạnh ngẩn ngơ nhìn cháu. Ngày ngày bà quanh quẩn trong nhà, chẳng biết kiếm tiền ở đâu, đôi chân già yếu chẳng còn đẩy xe trái cây đi dọc phố được nữa.
    Trên căn gác của chị Nga, Thảo và Trâm cặm cụi giữa mấy rổ hành củ, cứ lột được 1kg các em được trả 1.000đ. Hỏi đến việc học, Thảo rớm nước mắt: ?oCon không biết. Chồng tập vở, sách vừa học xong, ba đã mang bán ve chai để mua gạo rồi. Tiền học năm rồi cũng còn nợ...?.
    Cha em thở dài, từ ngày thụ án 18 tháng tù về, lại thấy vợ ra đi, anh cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Bà nội của hai em thì lắc đầu chỉ ra đường: khu chợ Cầu Muối, nguồn kiếm sống của bà, đã bị giải tỏa.
    Cuối năm học, tôi đã tìm đến các em với một món quà nhỏ gọi là phần thưởng, ngỡ là các em sẽ được vui. Nhưng tôi lại phải mang về những ánh mắt nặng trĩu lo buồn của bà nội, bà ngoại, ánh mắt thơ ngây và trông đợi của các em. Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu tuy rõ ràng nhưng cũng thật mong manh.
    Tôi biết được điều đó ở tòa án, nhưng các em chưa thể biết ngay từ những chuyện đã xảy ra với gia đình mình. Cái gì đang đợi ở phía trước với những đứa trẻ đang phải đơn độc sống giữa lằn ranh khốc liệt này?...

  9. minhquang_phamtran

    minhquang_phamtran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Tội ác của cha mẹ và nỗi đơn độc của những đứa con


    Bé Em và Bé Út với những món đồ chơi mang về từ trại hè.
    Cuối năm học, những cô cậu học sinh cuối cấp náo nức với mùa thi, những bậc cha mẹ hồ hởi với giấy khen, phần thưởng của con cái... Tôi thì lại nhớ đến những đứa trẻ đang phải xa cha mẹ, những đứa con của các bị cáo mà tôi đã gặp, đã viết về các em... Các em sống thế nào, học hành ra sao khi mà cha mẹ đang bị buộc phải ở những nơi rất xa?...
    Giấy khen khoe với ai?
    Vừa đến cửa nhà của ba chị em Chích Chòe, Bé Em, Bé Út đã thấy Bé Em cười toe: ?oVừa rồi con thi tiểu học được 20,5 điểm?, bà ngoại tiếp lời: ?oĐiểm của nó cao nhất lớp đó?.
    Bé Em, Bé Út đang nô nức xếp quần áo vào giỏ xách để chuẩn bị đi Nha Trang, chuyến du lịch bốn ngày trong trại hè dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chích Chòe ngồi bên cạnh ú ớ ganh tị vì phải ở nhà.
    Câu chuyện về ba chị em đã từng làm rơi nước mắt nhiều người và cũng trở thành nỗi day dứt không nguôi của những người làm báo. Làm hại cuộc đời ba đứa trẻ, cha dượng của ba cô bé lãnh án tử hình, người mẹ bị phạt tù 15 năm (án chung thẩm), ba chị em Chích Chòe chỉ còn biết nương tựa vào bà ngoại đã già yếu lại tàn tật.
    Trên gương mặt rất xinh xắn của Bé Em, nụ cười bao giờ cũng chỉ thoáng qua, rồi cô bé lại buồn, một nét buồn rất người lớn, sâu thẳm và chấp nhận.
    Hai cô bé Phương Thảo, Phương Trâm ở trong một cái lều bên chợ Cầu Muối thì cười ngay khi thấy tôi, vốn đã quen lắm với các em, ghé đến thăm.
    Vẫn mang tờ giấy khen chứng nhận danh hiệu học sinh giỏi ra cho tôi xem như mọi lần, nhưng trong đôi mắt mở to của hai em, tôi vẫn đọc thấy một nỗi e ngại, sợ hãi.
    Chúng sợ là phải. Chị Nga, mẹ của hai em, bị kết án 10 năm tù vì tội ?ogiết người? chỉ vì trong một phút nóng giận, chị đã cầm một thanh sắt đập vào đầu một người lái xe ôm.
    Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh chị Nga ủ rũ trên căn gác chật hẹp, nước mắt lã chã và hai tay cứ ôm riết lấy con, hết đứa này lại đứa khác. Tài sản duy nhất của chị là cuốn nhật ký và những tờ giấy khen của các con.
    Giờ đây, tối tối trên căn gác ấy chỉ còn lại hai cô bé chong đèn học bài, chong đèn đọc từng trang nhật ký mẹ để lại, chong đèn mà chờ bóng mẹ về. Tờ giấy khen năm nay các em không được khoe với mẹ nữa.
    Khác với đôi mắt buồn rượi của Bé Em, Bé Út, của Thảo và Trâm, đôi mắt của bé Hà lại rất trong, rất vui. Khi tôi đến căn phòng trọ nhỏ, bé Hà đang ngồi bệt dưới sàn tập viết và líu lo kể rằng bé đạt học sinh giỏi, anh Hai, chị Ba đã hứa thưởng cho bé một chuyến đi thăm ba mẹ.
    Cha mẹ bé Hà kinh doanh khách sạn và cùng bị bắt về tội ?ochứa mại dâm?. Cách đây hơn một năm, gặp cha bé đi khiếu nại vì cho rằng mình bị oan, tôi cũng đã đến thăm mấy anh chị em trong căn phòng trọ ở quận 9. Khi ấy bé Hà chưa đầy 5 tuổi, chưa một ngày được đến trường.
    Dạn dĩ sà vào lòng khách lạ, bé đã thỏ thẻ kể với tôi ước mơ ?olớn một chút sẽ đi bán vé số để kiếm tiền giúp ba?. Hiển và Hoàng, hai anh chị của bé Hà khi ấy đang học lớp 11, 12 đã phải nghỉ ngang.


    Thảo và Trâm vẫn cố ôn bài trong cuốn tập duy nhất còn sót lại...
    Giữa lằn ranh thiện - ác
    Tôi nhớ mãi những hình ảnh, những câu chuyện, những nhân vật mình đã gặp, nhưng những buồn đau, thiếu vắng của ba chị em Chích Chòe, của Thảo và Trâm, của mấy anh em bé Hà tôi không thể nào cảm nhận hết được. Ấy vậy mà các em vẫn duy trì được việc học và học giỏi.
    Lời khai của mấy chị em Chích Chòe đã là một trong những chứng cứ buộc tội quan trọng trong vụ án, nhưng trò chuyện với các em vẫn thấy cháy lên trong những đôi mắt buồn là nỗi mong nhớ mẹ.
    Trong những bài tập làm văn của Bé Em, hình ảnh người mẹ, hình ảnh gia đình vẫn xuất hiện như một chuẩn mực. Tôi tin rằng đó không chỉ là thói quen làm ?ovăn mẫu? mà chính là những gì em ấp ủ cho một ngày mai của gia đình mình.
    Thảo và Trâm cũng thế, các em tin vào đôi bàn tay dịu dàng và những câu chuyện mẹ đã kể, đã dạy chứ không biết đến bản cáo trạng viết về tội giết người.
    Gặp lại Bé Em, Bé Út sau trại hè, các em rất vui, tíu tít khoe những món quà đã trao đổi với các bạn. Bé Út ngây thơ kể: ?oCác cô hỏi ba má đâu, con nói ba má đi hết rồi. Mấy cô thương con nghèo mà cho đó?.
    Bé Em kể rành rọt: ?oSang năm vào lớp 6 con học trường công lập, nhà trường miễn một nửa học phí, còn lại ngoại phải đóng. Bé Út còn được học ở lớp tình thương một năm nữa, chưa phải đóng tiền?.
    Bà ngoại ngồi bên cạnh ngẩn ngơ nhìn cháu. Ngày ngày bà quanh quẩn trong nhà, chẳng biết kiếm tiền ở đâu, đôi chân già yếu chẳng còn đẩy xe trái cây đi dọc phố được nữa.
    Trên căn gác của chị Nga, Thảo và Trâm cặm cụi giữa mấy rổ hành củ, cứ lột được 1kg các em được trả 1.000đ. Hỏi đến việc học, Thảo rớm nước mắt: ?oCon không biết. Chồng tập vở, sách vừa học xong, ba đã mang bán ve chai để mua gạo rồi. Tiền học năm rồi cũng còn nợ...?.
    Cha em thở dài, từ ngày thụ án 18 tháng tù về, lại thấy vợ ra đi, anh cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Bà nội của hai em thì lắc đầu chỉ ra đường: khu chợ Cầu Muối, nguồn kiếm sống của bà, đã bị giải tỏa.
    Cuối năm học, tôi đã tìm đến các em với một món quà nhỏ gọi là phần thưởng, ngỡ là các em sẽ được vui. Nhưng tôi lại phải mang về những ánh mắt nặng trĩu lo buồn của bà nội, bà ngoại, ánh mắt thơ ngây và trông đợi của các em. Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu tuy rõ ràng nhưng cũng thật mong manh.
    Tôi biết được điều đó ở tòa án, nhưng các em chưa thể biết ngay từ những chuyện đã xảy ra với gia đình mình. Cái gì đang đợi ở phía trước với những đứa trẻ đang phải đơn độc sống giữa lằn ranh khốc liệt này?...

  10. minhquang_phamtran

    minhquang_phamtran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    KHOẢNH KHẮC CUỘC SỐNG

    Đôi khi có một số người lướt qua cuộc đời bạn và ngay tức khắc bạn nhận ra rằng sự có mặt của họ ý nghĩa như thế nào. Họ đã dạy bạn những bài học, đã giúp bạn nhận ra giá trị của chính mình hoặc trở thành con người mà bạn từng mơ ước. Có lẽ bạn sẽ không biết được những con người này từ đâu đến ( bạn cùng phòng, người hàng xóm, vị giáo sư, người bạn mất liên lạc từ lâu hay thậm chí là một người hoàn toàn xa lạ ). Nhưng khi bạn thờ ơ với họ, hãy nhớ rằng trong từng khoảnh khắc họ sẽ ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc đời bạn.
    Ban đầu sự việc xảy ra trông có vẻ kinh khủng, đau khổ và bất công, nhưng khi lấy tấm gương của cuộc đời ra để đối chiếu, bạn sẽ hiểu được là nếu không có những giây phút ấy để bạn vượt qua mọi khó khăn thì bạn khó có thể thấy được tài năng, sức mạnh, ý chí và tấm lòng của bạn. Mọi việc đều diễn ra có chủ đích mà không có gì gọi là tình cờ hay may rủi cả. Bệnh tật, tổn thương trong tình yêu, giây phút tuyệt vời nhất của cuộc sống bị đánh cắp hoặc mọi thứ ngu ngốc khác đã xảy đến với bạn, hãy nhớ rằng đó là bài học quý giá. Nếu không có nó cuộc đời này chỉ là một lối đi thẳng tắp, một con đường mà không hề có đích đến cũng như bạn sống từng ngày mà không hề ước mơ. Thật sự con đường đó rất an toàn và dễ chịu, nhưng sẽ rất nhàm chán và vô nghĩa.
    Những người bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến đến cuộc đời bạn. Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn, hãy tha thứ cho họ bởi vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nhĩa của sự chân thật và hơn nữa, bạn biết rộng mở tấm lòng với ai đó. Nhưng nếu có ai thương yêu bạn chân thành, hãy yêu thương họ một cách vô điều kiện, không chỉ đơn thuần là họ đã yêu bạn mà họ đang dạy bạn cách để yêu .
    Hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc những cái mà sau này bạn không còn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người mà bạn chưa từng nói chuyện, và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên, tự tin vào bản thân. Hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình :"Bạn là một cá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tin bạn thì ai sẽ làm điều ấy ?".
    Hãy sở hữu cuộc sống của bạn và đừng bao giờ hối tiếc về lối sống ấy. Nếu bạn thương yêu ai đó thì hãy nói cho họ biết, dù rằng sẽ bị từ chối nhưng nó có thể làm cho một trái tim tan nát có thể đập trở lại.

Chia sẻ trang này